intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả khi dạy chương polime và vật lệu polime (chương 4 - SGK 12- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến là phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Từ đó làm cho học sinh có ý thức sử dụng, tuyên truyền hạn chế dùng rác thải nhựa, đề xuất các biện pháp thiết thực trong bảo vệ môi trường. Nghiên cứu phương pháp tổ chức, hỗ trợ người học tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, phát triển năng lực: Sáng tạo, thuyết trình, tin học, hóa học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả khi dạy chương polime và vật lệu polime (chương 4 - SGK 12- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ----------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên Đề tài: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY CHƯƠNG POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME (CHƯƠNG 4 - SGK 12 - NHÀ XUẤT BẢO GIÁO DỤC VIỆT NAM)" MÔN: HÓA HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 1
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ----------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên Đề tài: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY CHƯƠNG POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME (CHƯƠNG 4 - SGK 12 - NHÀ XUẤT BẢO GIÁO DỤC VIỆT NAM)" MÔN: HÓA HỌC Người thực hiện: 1. Trần Ngọc Giao - THPT Thái Hòa Số điện thoại: 0987.490.177 2. Chu Thống Nhất - THPT Cờ Đỏ 0989.249.777 Năm thực hiện: 2021 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới, được toàn cầu đặc biệt quan tâm. Trong các hội nghị quốc tế về môi trường, vấn đề này đã thu hút không ít sự chú ý, theo dõi của những người tham gia. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mà nó còn quyết định sự tồn tại của con người trong thế giới hiện nay, cũng như những thế hệ tương lai sau này. Chúng ta không thể chỉ chú trọng vào việc khai thác sản xuất sinh lợi, nâng cao kinh tế mà còn cần chú trọng vào công tác bảo vệ giữ gìn cảnh quan thiên nhiên môi trường sống để vươn tới sự phát triển bền vững. Do đó, cần phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự gia tăng các cơ sở sản xuất và quy mô lớn, các khu dân cư tập trung ngày càng đông đúc; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, các sản phẩm vật chất, nguyên vật liệu ngày càng lớn; tạo điều kiện nâng cao mức sống của con người. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn. Cũng chính vì sự tân tiến tiện lợi ấy đã gây ra cho môi trường nhiều mối nguy hại. Đặc biệt vấn đề rác thải nhựa như: Rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải y tế, rác thải nguy hại, v.v... Rác thải đang là vấn đề báo động khẩn cấp đối với toàn nhân loại, bởi những hậu quả nặng nề đã, đang và được dự đoán sẽ trở thành những hiểm hoạ đe doạ trực tiếp đến môi trường sống, các loài sinh vật và sức khoẻ của con người. Điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Nếu có thì đó cũng chỉ là thu gom, chôn lấp, thiêu đốt rác thải... làm ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị... Là người giáo viên, chúng tôi nhận thức được tác hại rất nghiêm trọng của rác thải nhựa và túi nilong đối với môi trường và sức khỏe con người, vì thế việc đưa “giáo dục môi trường” vào học đường là việc làm vô cùng cần thiết. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Nếu học sinh có đầy đủ nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, từ đó các em sẽ tự đề ra được các giải pháp góp phần tuyên truyền, bảo vệ môi trường rất hiệu quả. Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đặt ra yêu cầu là phải gắn liền “kiến thức” với “thực tiễn”. Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhiều môn khoa học khác; đồng thời giúp học sinh từ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới đến các quy luật biến đổi chất gắn liền với các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất, đời sống hay các tác động tới môi trường. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển năng lực vận dụng 3
  4. kiến thức Hóa học vào thực tiễn là thực sự cần thiết, không chỉ tạo tiền đề vững chắc cho học sinh tự tin hơn khi bước vào cuộc sống, mà còn trở thành công dân có nhận thức, ý thức đúng đắn góp phần xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp hơn. Chương “Polime và vật liệu polime” – Hóa học lớp 12 là một hệ thống kiến thức có mối quan hệ logic, tính ứng dụng thực tiễn cao, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Đồng thời nội dung này có thể áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực, giáo dục được ý thức, tạo hứng thú cho học sinh, góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi phương pháp để đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Vì chính các em học sinh là những người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường và còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, nhà trường và nơi các em sinh sống. Do vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nâng cao hiệu quả khi dạy chương polime và vật lệu polime (chương 4 - SGK 12- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)" 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng đề tài, nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn của người học góp phần giáo dục ý thức học sinh, thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Các mục đích cụ thể như sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Từ đó làm cho học sinh có ý thức sử dụng, tuyên truyền hạn chế dùng rác thải nhựa, đề xuất các biện pháp thiết thực trong bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu phương pháp tổ chức, hỗ trợ người học tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, phát triển năng lực: Sáng tạo, thuyết trình, tin học, hóa học... - Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chủ đề dạy học trong quá trình dạy học ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, giải quyết các vấn đề sau: - Xây dựng chủ đề dạy học bằng phương pháp dự án. - Tiến hành thực nghiệm, thử nghiệm tại đơn vị công tác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Áp dụng đối với học sinh khối 12. - Nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường "Nói không với rác thải nhựa" cho học sinh THPT thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực khác. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nhóm. 4
  5. - Hoạt động trải nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu làm các sản phẩm từ rác thải nhựa. - Phương pháp thuyết trình. 6. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài - Thay đổi cách dạy hoàn toàn khác so với phương pháp truyền thống. - Giao nhiệm vụ cho tất cả các học sinh, từ đó học sinh tự tìm hiểu kiến thức và tổng hợp lại theo nội dung được giao, sau đó lên báo cáo trước lớp và được các bạn nhận xét góp ý và cuối cùng là giáo viên nhận xét, góp ý và cho điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên. - Học sinh tự tay làm các sản phẩm từ rác thải nhựa. - Mỗi em học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra một câu nói và mình thấy hay, tâm đắc về rác thải nhựa. - Học sinh có 01 tiết học ngoài trời để đi thu gom rác thác ở những nơi công cộng và sau đó phân loại. - Tiểu phẩm nói về tác hại của rác thải nhựa. - Số tiết dạy của chương này của trường THPT Thái Hòa là 08 tiết (tính cả tiết tự chọn) nhưng khi dạy theo cách này thì chỉ cần 06 tiết. 5
  6. PHẦN II. NỘI DUNG Tiết 1 Tổ 1 trình bày nội dung (giáo viên đã giao nhiệm vụ 1 tuần trước) 1. Nhóm 1(06 thành viên): Em Nguyễn Hoàng Quân - nhóm trưởng Nhiệm vụ: Viết phương trình tạo các polime PVC, PS, PE, PVA, caosubuna, caosubuna - S, caosubuna - N, thủy tinh hữu cơ, PP, tơ olon, tơ nilon - 6, tơ nilon - 7, tơ nilon - 6,6, tơ capron, tơ lapsan, keo dán urefomanđehit Sau khi nhận nhiệm vụ của nhóm, em Quân giao cho mỗi thành viên viết phương trình tạo 03 polime từ các monome tương ứng, sau đó cả nhóm họp lại để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thành nhiệm vụ Sản phẩm của nhóm 1 6
  7. Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp 7
  8. 2. Nhóm 2 (02 thành viên): Em Hà Lê Trọng Nghĩa - Nhóm trưởng Nhiệm vụ: Nêu khái niệm, phân loại và cấu trúc polime. Sản phẩm của nhóm 2 Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp 8
  9. 3. Nhóm 3 (02 thành viên): Em Phạm Đức Nguyên - Nhóm trưởng Nhiệm vụ: Nêu khái niệm và phân loại tơ. Sản phẩm của nhóm 3 Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp 9
  10. 3. Nhóm 4 (02 thành viên): Lương Sỹ Công - Nhóm trưởng Nhiệm vụ: Nêu khái niệm và phân loại cao su Sản phẩm của nhóm 4 Câu hỏi: Câu 1. Hãy nêu định nghĩa của phản ứng trùng hợp, trùng ngưng? Câu 2. Cho biết trong những polime trên polime nào tạo ra từ phản ứng trùng hợp, trùng ngưng? Câu 3. Điều điện để một chất có phản ứng trùng hợp, trùng ngưng? Câu 4. (bài tập về nhà) Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết viết phương trình và ghi rõ điều kiện nếu có để điều chế PVC, PS, PE, PVA, caosubuna, caosubuna - S. ....................................... Tiêt 2 Tổ 2 trình bày nội dung (giáo viên đã giao nhiệm vụ 2 tuần trước) Nhiệm vụ: Bài thuyết trình về tác hại của rác thải nhựa Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Khánh Ly 10
  11. Một số hình ảnh của bài thuyết trình 11
  12. 12
  13. Cách xử lý rác thải nhựa hiện nay 1. Đốt Sinh ra các khí độc 2. Chôn lấp 13
  14. Sẽ dẫn đến 14
  15. Phần nhiều rác thải nhựa không được xử lí, xả ra môi trường sẽ có rất nhiều tác động xấu đến môi trường 15
  16. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến 16
  17. 17
  18. 18
  19. Tiêt 3 Nhiệm vụ 1: Tổ 3 trình bày nội dung Nhiệm vụ: Viết kịch bản tiểu phẩm và biểu diện tiểu phẩm Nội dung tiểu phẩm 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2