intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao khả năng nghe nói Tiếng Anh cho học sinh qua cuộc thi tài năng Tiếng Anh

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xóa bỏ tình trạng giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nghe giảng, khép kín trong phạm vi không gian một lớp học, một môn học. Đưa ra một giải pháp mới với các hình thức tổ chức dạy học, những bước tiến hành tổ chức một hoạt động học tập thông qua cuộc thi tài năng Tiêng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao khả năng nghe nói Tiếng Anh cho học sinh qua cuộc thi tài năng Tiếng Anh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình Tên chúng tôi là: Số Ngày tháng Chức Trình độ Họ và tên Nơi công tác TT năm sinh danh chuyên môn THPT Yên 1 Phạm Thị Thu Hà 27/03/1983 Giáo viên Đại học Khánh A THPT Yên 2 Mai Thị Thủy 23/07/1989 Giáo Viên Thạc sĩ Khánh A Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGHE NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH QUA CUỘC THI TÀI NĂNG TIẾNG ANH” I. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bản thân các tác giả II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết - Giáo dục - giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh phổ thông - Vấn đề được giải quyết: + Xóa bỏ tình trạng giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nghe giảng, khép kín trong phạm vi không gian một lớp học, một môn học. + Đưa ra một giải pháp mới với các hình thức tổ chức dạy học, những bước tiến hành tổ chức một hoạt động học tập thông qua cuộc thi tài năng Tiêng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. 1
  2. III. Mô tả bản chất của sáng kiến: A. Về nội dung: 1. Giải pháp cũ đã tiến hành trong việc dạy Tiếng Anh ở trường phổ thông a. Thực trạng Giáo viên thường giảng dạy theo phương pháp truyền thống, Nghe - Giảng. Lấy hoạt động dạy làm trung tâm, dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người truyền thụ kiến thức; còn học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng dạy của giáo viên. Hơn thế nữa, hầu như các giáo viên chỉ tập trung vào giảng dạy kỹ năng đọc, viết mà ít quan tâm chú trọng tới kỹ năng nghe, nói - kỹ năng thiết thực cho cuộc sống, cho tương lai của các em học sinh. b. Hạn chế của giải pháp cũ và những yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới Dạy và học theo phương pháp trên, học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân bởi lẽ các em chỉ nghe và làm theo những gì mà giáo viên hướng dẫn. Giáo viên chỉ đặc biệt quan tâm đến việc truyền đạt cho hết nội dung quy định trong thời hạn và sách giáo khoa , cố gắng làm cho mọi học trò hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này đẻ ra cách học bị động , thiên về ghi nhớ , ít chịu nghĩ suy , thành ra đã giữ lại chất lượng , hiệu quả dạy và học , không đáp ứng đề nghị phát triển năng động của từng lớp đương đại. Để khắc phục tình trạng này , chúng tôi thiết nghĩ phải phát huy tính hăng hái chủ động của học trò , thực hành “dạy học phân hóa” * quan hoài đến nhu cầu , khả năng của mỗi cá nhân chủ nghĩa học trò trong tập thể lớp. Biện pháp dạy học hăng hái , dạy học lấy học trò làm trọng tâm sinh ra từ bối cảnh đó. Hơn nữa, việc học ngoại ngữ mà chỉ nghe truyền thụ một chiều thì học sinh có thể nắm được đầy đủ kiến thức nhưng không sâu, không có sự đa dạng, không có sự mở rộng và liên hệ thực tế, do vậy dẫn đến tình trạng học sinh học xong quên luôn. Theo phương pháp cũ thì học sinh học ngoại ngữ chỉ có thể đáp ứng được những bài kiểm tra lý thuyết trên giấy, nhưng khi ra thực tiễn thì lại không đáp ứng được. Học ngoại ngữ nhưng lại không có môi trường giao tiếp thường xuyên, ít có cơ hội thực hành kỹ năng nghe nói tương tác nên các em rất nhút nhát, không tự tin khi được yêu cầu trình bày về một vấn đề nào đó bằng Tiếng Anh vì tâm lý sợ sai, sợ các bạn cười... Đấy chính là một trong những lý do 2
  3. vì sao mà sinh viên tốt nghiệp trường đại học với bằng giỏi nhưng lại không thể xin được một công việc tốt bởi lẽ trình độ giao tiếp Tiếng Anh không đạt yêu cầu. 2. Giải pháp mới cải tiến Định hướng cách tân biện pháp dạy và học đã được chính xác trong quyết nghị Trung ương 4 khóa VII ( 1 – 1993 ) , quyết nghị Trung ương 2 khóa VIII ( 12 – 1996 ) , được thể chế hóa trong Luật Giáo dục ( 12 – 1998 ) , được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo , đặc biệt là chỉ thị số 15 ( 4 – 1999 ). Luật Giáo dục , điều 24.2 , đã ghi: ” biện pháp giáo dục phổ quát phải phát huy tính hăng hái , tự giác , chủ động , sáng tạo của học sinh; ăn nhập với đặc điểm của tầng lớp học , môn học; bồi bổ biện pháp tự học , đoàn luyện Năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn; tác động đến tính cách , đem lại niềm vui , hứng thú Học hỏi cho học sinh”. Như vậy, có thể nói cốt lõi của cách tân dạy và học là hướng tới hoạt động Học hỏi chủ động , chống lại thói quen Học hỏi thụ động. Trong thực tế các kiến thức, kỹ năng vốn có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời nên việc sử dụng cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong dạy học môn Tiếng Anh sẽ góp phần khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài. Trong quá trình đứng lớp trực tiếp giảng dạy, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH vào dạy học môn Tiếng Anh là rất cần thiết bởi những hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho người học cũng như người dạy. Kết hợp với phương pháp dạy học tích hợp liên môn, như tích hợp giữa môn Tiếng Anh, Địa lý, Lịch Sử, Toán, Công nghệ…để phát triển năng lực tự học, tự trải nghiệm, khám phá tri thức của học sinh để các em vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế. Hơn nữa, qua cuộc thi này, học sinh có thêm tự tin để sử dụng tiếng anh khi nói về các lĩnh vực, kiến thức khác nhau nhờ nội dung môn học được trình bày bằng tiếng Anh. Để có hiệu quả cao thì giáo viên cần phải nghiên cứu thật kỹ các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao trong các môn học phổ thông và các vấn đề thời sự ngoài xã hội. Khi tiến hành hoạt động ngoại khóa cần thực hiện qua các giai đoạn sau: Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa Bước 2: Xây dựng chương trình của buổi ngoại khóa 3
  4. Bước 3: Tập dượt, đánh giá và hoàn thiện Bước 4: Tiến hành tổ chức chính thức tại trường Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm chung Trong quá trình tổ chức thì Tôi thấy dạy học theo phương pháp trên có những ưu điểm: Đối với giáo viên: Các buổi ngoại khóa có tổ chức cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong nhà trường đã thu được kết quả cao. Giáo viên có ý thức nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, chuẩn bị công phu khi được giao nhiệm vụ. Tạo điệu kiện tốt xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên có một cái nhìn tổng thể hơn khi đánh giá học sinh. Giáo viên không chỉ đánh giá học sinh qua các bài tập trên giấy mà còn đánh giá học sinh qua các hoạt động tập thể, qua mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, với gia đình. Ngoài ra, sau khi tiến hành giải pháp trên thì Trường đã tổ chức chuyên đề và đã nhận được sự đánh giá cao từ các ban ngành và các đồng nghiệp trường bạn. Đối với học sinh: Các em học sinh rất hứng thú trong học tập, tham gia các buổi tập luyện rất sôi nổi và nhiệt tình. Học sinh có cơ hội để giao lưu học tập, có cơ hội để rèn luyện và thể hiện khẳ năng của bản thân. Các em thấy giờ học Tiếng Anh trở nên cuốn hút hơn, ý nghĩa hơn và từ đó đặt ra mục tiêu học tập môn Tiếng Anh tốt hơn. Thông qua những giờ ngoại khóa, kỹ năng nghe nói của các em học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, các em tự tin hơn rất nhiều. Như vậy, hiệu quả của tổ chức cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong nhà trường vô cùng thiết thực và hữu ích:  Cổ vũ, động viên và khích lệ niềm đam mê của học sinh đối với việc học tiếng Anh nhằm hưởng ứng Đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo.  Mang lại sân chơi học thuật cho học sinh luyện tập và học hỏi cả về kiến thức và kỹ năng thiết yếu và cần thiết cho hội nhập quốc tế.  Cung cấp đánh giá khả năng tiếng Anh của học sinh, nâng cao kỹ năng tiếng Anh và rèn luyện sự tự tin khi sử dụng ngoại ngữ.  Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh; từng bước hình thành năng lực tự học, tự khám phá ở học sinh. Giúp các em học sinh tự tin trong giao tiếp, rèn luyện kỹ năng sống, vận dụng kiến thức liên môn đê giải quyết các vấn đề thực tiến. 2.1. Một số hình thức tổ chức dạy học 2.1.1. Tạo nhiều cơ hội nghe nói Tiếng Anh trong các giờ học trên lớp 4
  5. Căn cứ vào từng đơn vị bài học, từng chủ đề trong sách giáo khoa, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung phù hợp cho học sinh thuyết trình, đóng kịch hoặc hoặc tổ chức thi giữa các nhóm để các em được rèn luyện nghe nói Tiếng Anh nhiều hơn và có môi trường sử dụng Tiếng Anh thường xuyên hơn. Ví dụ: Unit 8: Celebrations - Tiếng Anh cơ bản lớp 11 Giáo viên có thể thiết kế cuộc thi giữa các nhóm với 3 phần: + Khởi động: trả lời câu hỏi nhanh về các ngày lễ + Tăng tốc: nhìn tranh đoán chủ đề về các ngày lễ + Hùng biện/thuyết trình về ngày lễ mà em thích nhất Học sinh lớp 10N thuyết trình về ngày Tết 2.1.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường. Song song với việc tổ chức các cuộc thi tài năng tiêng anh theo tháng thì chúng tôi cũng tổ chức cho học sinh làm dự án hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn liền với cuộc thi tài năng Tiếng Anh tại trường có thể tổ chức dưới các hình thức sau: Tổ chức vòng thi giấu mặt  Mỗi tuần cho học sinh nhận một chủ đề (Phụ lục 3) qua trang mạng của Trường hoặc dán tại bảng tin của trường 5
  6.  Học sinh về nhà chuẩn bị bài nói và tự quay video, sau đó gửi bài lên trang mạng đã nhận chủ đề hoặc nộp trực tiếp cho giáo viên.  Giáo viên sẽ tập hợp các video lại chấm và chọn ra những em xuất sắc nhất để thành lập các đội chơi để tham gia chính thức các Live Show tổ chức vào tiết chào cờ sáng thứ 2 tuần thứ 3 của mỗi tháng.  Mỗi tháng chọn ra 1 đội xuất sắc nhất, cuối học kì 1 tổ chức Live Show chung kết học kì 1 (3 đội nhất và một đội nhì có số điểm cao nhất); tương tự như vậy, cuối học kì 2 tổ chức Live Show chung kết học kì 2; cuối cùng tổ chức Live Show Chung Kết Năm (Đội nhất học kì 1, nhất học kì 2 và 2 đội nhì có số điểm cao nhất của học kì 1 và học kì 2). Nhìn chung các em học sinh rất háo hức hăng hái và thi với tinh thần trách nhiệm với mong muốn được trở thành thí sinh chơi chính thức. Phạm Duy Khiêm- 10N 6
  7. Phạm Thị Nguyệt Hà 11K Hình ảnh học sinh trong vòng thi GIẤU MẶT Ban giám khảo tham gia chấm vòng thi giấu mặt Ban giám khảo chấm vòng thi giấu mặt chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Chấm các bài thi hùng biện của học sinh khối 10 Nhóm 2: + Chấm các bài thi hùng biện của học sinh khối 11 + Xây dựng đội văn nghệ và tập văn nghệ cho học sinh (5 tiết mục) để chuẩn bị cho buổi chung kết tháng Nhóm Giáo viên phụ trách Chức vụ Nội dung công việc Hạn nộp KQ 1. Tống Thị Dung GK Chấm bài HB khối 10; Trước 17h00 ngày gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật Thủy 2. Lê Thị Thanh GK Chấm bài HB khối 10; Trước 17h00 ngày gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật 1 Thủy 3. Nguyễn Thị Hảo GK Chấm bài HB khối 10; Trước 17h00 ngày gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật Thủy 4. Lê Thị Việt Hà GK Chấm bài HB khối 10; Trước 17h00 ngày 7
  8. gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật Thủy 5. Mai Thị Thủy NT Chấm bài HB khối 10; Trước 21h00 ngày Tổng hợp KQ gửi cho Chủ Nhật đ/c Kim Dung 1. Phạm Kim Dung NT Chấm bài HB khối 11; Trước 17h00 ngày Tổng hợp KQ chung của Chủ Nhật 2 khối 10 và 11 2. Phạm Thị Thu Hà GK Chấm bài HB khối 11; Trước 17h00 ngày gửi KQ cho đ/c Kim Chủ Nhật 2 Dung 3. Tống Thị Thanh GK Chấm bài HB khối 11; Tổng hợp, Bình gửi KQ cho đ/c Kim đăng,dán KQ Dung trong ngày thứ 2 của tuần tiếp theo Ngoài ra mỗi giám khảo chuẩn bị 10 câu hỏi ngắn, dễ nhất ở các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh, Giáo Dục Công Dân, hoặc các câu hỏi gắn liền với thực tiễn đời sống hàng ngày. (Câu hỏi để bất cứ học sinh nào cũng có thể hiểu và có thể trả lời) Ví dụ: Who is the first president of Viet Nam?/ When driving motorbikes, you should wear____. A. hat B. cap C. helmet D. non la 3. Giai Đoạn 3: Tổ Chức Cuộc Thi Chính Thức Tại Trường Sau 2 tuần luyện tập và chuẩn bị, các thí sinh chơi chính thức bước vào cuộc thi được tổ chức tại sân vườn muỗm của trường hoặc nhà thi đấu của trường (nếu trời mưa). Để đảm bảo cuộc thi diễn ra theo đúng kế hoạch và thành công, công tác chuẩn bị bao gồm trang trí hội trường, bố trí sân khấu,sắp xếp vị trị khách mời, ban giám khảo, các đội chơi và khán giả cùng với máy chiếu và hệ thống âm thanh đã được tiến hành từ chiều hôm trước. Thành phần tham dự bao gồm: 8
  9. + Đại biểu khách mời: BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và các thầy cô giáo dạy bộ môn Tiếng Anh. + Ban giám khảo + 3 thí sinh dự thi + Dẫn chương trình: hai giáo viên tiếng Anh, mục đích đảm bảo tính bảo mật của các gói câu hỏi và xử lí linh động các tình huống trên sân khấu + Khán giả: Tất cả các học sinh đam mê môn tiếng anh từ các khối lớp trong trường. Trong cuộc thi, các thí sinh chơi phải trải qua 3 phần thi: Phần thi thứ nhất: WARM-UP (KHỞI ĐỘNG) Phần thi KHỞI ĐỘNG như đã trình bày ở trên Mục đích: kiểm tra kiến thức, sự am hiểu của các em học sinh về hiểu biết xã hội, vận dụng các môn học vào thực tế. Đồng thời qua đó giúp cho các em luyện tập phản ứng nhanh với các tình huống, câu hỏi khó. Nội dung của phần thi: Gồm 10 câu hỏi ở mỗi gói câu hỏi thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Thí sinh sẽ chọn lĩnh vực và trả lời nhanh 10 câu hỏi này trong vòng 60 giây. Câu hỏi nào khó quá có thể bỏ qua và có thể quay lại để trả lời nếu còn thời gian. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Điểm tối đa là 100 điểm. Đội chơi trả lời phần thi khởi động 9
  10. Phần thi thứ 2: SPEED-UP (TĂNG TỐC) Mục đích: Kiểm tra vốn từ tiếng Anh và khả năng quan sát, phản ứng nhanh khi xử lí thông tin Nội dung của phần thi: Có 5 câu hỏi. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh nhìn vào gợi ý và các bức tranh minh họa để tìm ra từ/cụm từ liên quan đến gợi ý và các hình ảnh này. Thí sinh nào có đáp án thì bấm chuông để giảnh câu trả lời. Mỗi câu trả lời đúng là 20 điểm và điểm tối đa là 100 điểm. Thí sinh trả lời câu hỏi trong phần thi tăng tốc - Kết thúc phần thi thứ 2 là phần thi Dành Cho Khán Giả: Có 5 câu hỏi bằng tiếng Anh và khán giả lắng nghe và trả lời bằng tiếng Anh. Không chấp nhận bất cứ đáp án nào bằng tiếng Việt. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà từ ban tổ chức. Được tuyên truyền về chủ đề của buổi ngoại khóa nên hầu hết các em học sinh trong trường mặc dù không được lọt vào danh sách thí sinh dự thi chính thức nhưng tất cả em cũng đã đến tham gia đông đủ, nhất là trong phần thi Dành Cho Khán Giả, rất nhiều em đã giành được quà từ chương trình. 10
  11. Một số hình ảnh khán giả trả lời câu hỏi Phần thi thứ 3: RHETORIC (HÙNG BIỆN) Muc tiêu: Kiểm tra và đánh giá khả năng vận dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong cách trình bày quan điểm về các chủ đề trong học đường, xã hội, các tình huống thực tiễn. Qua đó, học sinh có thể tự tin giao tiếp, bày tỏ quan điểm của bản thân trong giao tiếp, đặc biệt là với người nước ngoài. Nội dung của phần thi: Có 3 chủ đề hùng biện. Mỗi thí sinh sẽ bốc thăm chủ đề và có 3 phút để suy nghĩ. (trong thời gian này sẽ có một tiết mục văn nghệ để thí sinh có thể chuẩn bị cho bài nói của mình). Sau đó, lần lượt các thí sinh sẽ có 5 phút để trình bày bài nói của mình. Sau đó, mỗi thí sinh sẽ nhận được 2 câu hỏi từ hội đồng Ban Giám Khảo và trả lời. Điểm tối đa cho phần thi là 100 điểm. Ví dụ, ở cuộc thi “TÀI NĂNG TIẾNG ANH” LIVESHOW 1 thì thứ tự như sau + Thí sinh Bùi Mạnh Trường : trình bày về Vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay (The role of women in the modern life) + Thí sinh Vũ Thị Kim Thư: trình bày về “Một số người cho rằng máy tính nên được sử dụng để thay thế vai trò của giáo viên trong trường học. Ý kiến của bạn về vấn đề trên?” ("Some people believe that teachers should be replaced by computers in the classroom." What is your idea about this statement?) 11
  12. + Thí sinh Trần Ngọc Mai: trình bày về Nhiều người cho rằng học trực tuyến tốt hơn nhiều so với học trên lớp hàng ngày. Ý kiến của bạn về phát biểu trên? ("Many people think that studying online is much better than going to school everyday." What 's your viewpoint about this issue?) Hình ảnh thí sinh hùng biện Ban giảm khảo và thư kí: Thầy Lê Quốc Trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường đang đặt câu hỏi cho thí sinh Kết thúc các phần thi, Ban tổ chức thông báo kết quả từ ban giám khảo, tặng hoa và quà cho các thí sinh Kết quả LIVESHOW 1 Thí sinh Trần Ngọc Mai: Đạt giải Nhất Thí sinh Vũ Thị Kim Thư: Đạt giải Nhì 12
  13. Thí sinh Bùi Mạnh Trường : Đạt giải Ba Thầy Lê Văn Thuyết - Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng nhà trường trao giải cho 3 thí sinh Sau đó, Ban tổ chức thông báo về chủ đề cho chương trình tiếp theo: Các bạn học sinh tiếp tục đăng kí và gửi bài cho các vòng thi sau cho ban tổ chức. Ba bạn với điểm số cao nhất sẽ tiếp tục trở thành thí sinh dự thi để chinh phục các gói câu hỏi. Kết quả cụ thể có thể thống kê như sau: Việc sử dụng cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong các bài học trên lớp, trong các buổi hoạt động ngoại khóa tại trường đã mang lại hiệu quả to lớn: - Học sinh vô cùng háo hứng, thích thú và tích cực tham gia, sử dụng Tiếng Anh trong các hoạt động ngoại khóa. 13
  14. 14
  15. - Học sinh có cơ hội phát triển toàn diện, phát huy năng lực sở trường của bản thân. 15
  16. - Học sinh tự tin khi giao tiếp đặc biệt khi gặp các du khách nước ngoài 16
  17. - Việc sử dụng Tiếng Anh trong cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh góp phần nâng cao kĩ năng nghe - nói của các em học sinh, qua đó tạo dựng động cơ học tập tích cực đúng đắn cho các em. - Ngoài ra cả người dạy và người học ý thức được dạy ngôn ngữ cần chú trọng hơn nữa đến khả năng nghe nói - Hơn thế nữa, năm học 2015 - 2016 tiến hành áp dụng ở một số lớp khối D, A1, đặc biệt năm học 2016-2017 áp dụng phương pháp dạy học trên ở tất cả các khối lớp thì chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh của trường THPT Yên Khánh A được nâng lên rất nhiều so với những năm trước, tạo được tiếng nói riêng của Trường trong phong trào dạy và học Tiếng Anh trong Tỉnh.  Chất lượng thi đại trà, đặc biệt thi THPT Quốc gia: Chất lượng đại trà trong các kì thi THPT Quốc Gia luôn vượt so với bình quân chung của Tỉnh: Năm học Điểm BQ YKA Điểm BQ Tỉnh 2015 -2016 4.05 3.25 2016 – 2017 5.21 4.36 Thi Đại Học khối D- môn Tiếng Anh trước và sau khi áp dụng rộng khắp phương pháp giảng dạy mới - năm học 2016-2017. Điểm TB trở lên Từ 8 đến 10 Trước 60% 20% Sau 85% 40% Điểm BQ khối D: 19.02 (Tỉnh 13,45), góp phần đưa Tỉnh ta lọt vào tốp các Tỉnh có điểm thi khối D cao nhất trong cả nước.  Chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi: 17
  18. Nhờ áp dụng phương pháp giảng dạy gắn liền với di sản nên kết quả thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh của Trường đã tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng giải, góp phần giữ vững vị trí là một trong những trường tốp đầu trong phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả cuộc thi giải Tiếng Anh qua mạng Internet: (Cấp Tỉnh và Cấp Quốc gia) Giải/ Huy chương Năm học Nhất Nhì Ba KK HCV HCB HCĐ KK 2013-2014 1 2 2 2014-2015 1 1 3 3 1 1 1 2015-2016 1 1 3 8 2016-2017 1 3 6 1 Kết quả thi HSG Tỉnh trong 4 năm gần đây: (Vòng 1: chọn đội tuyển HSG thi Quốc Gia; Vòng 2: HSG Tỉnh 12) Năm học Vòng 1 Vòng 2 Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 2013-2014 1 1 1 2014-2015 1 2 2015-2016 1 1 1 2 2016-2017 1 2 18
  19. Năm học 2015 - 2016 là năm học đầu tiên Trường THPT Yên Khánh A, là trường THPT không chuyên duy nhất có học sinh lọt vào đội dự tuyển dự thi môn Tiếng Anh cấp quốc gia. Kết quả một số cuộc thi khác: ** Thi OTE – Olympic tài năng Tiếng Anh Năm 2015-2016: 1 giải Ba ** Thi Toefl ITP dành cho học sinh THPT: Năm học 2015 – 2016: 1 em đạt 560 điểm (C1) – Cao nhất Tỉnh, vượt qua các học sinh trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy  Thành tích tác giả: Việc sử dụng cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong giảng dạy nên chúng tôi luôn tìm tòi nghiên cứu về di sản, nghiên cứu thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học phát huy khả năng nghe nói để kích thích các em học sinh học Tiếng Anh một cách hiệu quả, để phát huy hết năng lực, tính tích cực chủ động, sáng tạo ở các em. Với sự cố gắng nỗ lực trên thì tôi đã được những thành tích sau:  Nhiều năm đảm nhận bồi dưỡng các đội tuyển HSG, dạy các lớp ôn thi đại học khối D, A1 và đạt được thành tích cao (Bảng số liệu ở trên)  Trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Năm học 2014-2015: Khuyến Khích Tỉnh Năm học 2015-2016: Giải Nhất Tỉnh, Giải Ba cấp Quốc gia Năm 2016-2017: Giải Nhất Tỉnh, Giải Khuyến Khích cấp Quốc gia IV. Những thông tin cần được bảo mật: Không V. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 1. Điều kiện và khả năng áp dụng Tổ chức cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT khi xã hội, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh càng cao, các tổ chức xã hội, của các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm tới việc học ngoại ngữ của con em mình. Đây chính là cơ hội tốt để chúng ta thực hiện xã hội hóa giáo dục góp phần vào việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hướng tới đạt mục tiêu của đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT. 19
  20. Tuy nhiên để đề tài trên được thực hiện một cách hiệu quả thì đòi hỏi có sự đầu tư công phu của người dạy, sự tích cực của người học và sự quan tâm, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ban, ngành trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra tổ chức cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong dạy học cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để hình thành thói quen học tập của cả thầy và trò. 2. Hiệu quả đem lại + Hiệu quả về mặt kinh tế: Với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin – mạng Internet, việc tổ chức cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong dạy học ngoại ngữ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt đối với người học – các em học sinh, các em không phải mất hàng triệu, thậm chí chục triệu đồng để đi tới các trung tâm Anh ngữ với mục đích được giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài, từ đó cải thiện năng lực giao tiếp Tiếng Anh của mình. + Hiệu quả về mặt xã hội: Sử dụng cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong dạy học Tiếng Anh mang không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội. Việc sử dụng Tiếng Anh để nói về các vần đề thời sự đang diễn ra hàng ngày cũng như giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè năm châu, giúp cho kỹ năng nghe nói của các em có sự chuyển biến rõ rệt. Qua hoạt động dạy học ấy, người học có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của bản thân, hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo… VI. Đánh giá lợi ích thu được: - Lợi ích xã hội: Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông nói riêng và phong trào học ngoại ngữ của Tỉnh nhà nói chung. Nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh của thế hệ học sinh - nguồn nhân lực đầy tiềm năng của tương lai, góp phần vào sự phát triển của Tỉnh nhà - một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. - Lợi ích giáo dục: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2