Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" nhằm rèn luyện và nâng cao KNS cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, với các chủ đề: uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa, công tác thiện nguyện và vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: 1. LÊ THỊ VÂN 2. TRỊNH THỊ DIỆU THÚY 3. TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG ĐIỆN THOẠI: 0918012585 - 0948 374 418 - 0918 013 090 NĂM HỌC 2021 – 2022
- NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo DH Dạy học GV Giáo viên HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HS Học sinh KNS Kỹ năng sống THPT Trung học phổ thông 1
- MỤC LỤC TT Nội dung Trang PHẦN I MỞ ĐẦU 4 I Lý do chọn đề tài 4 II Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 4 III Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 5 IV Phương pháp nghiên cứu 5 V Những đóng góp của đề tài 5 PHẦN II NỘI DUNG 5 Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 6 1.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6 1.1.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6 1.1.2 Các bước để xây dựng một hoạt động giáo dục ngoài giờ 6 lên lớp 1.2 Tổng quan về kỹ năng sống 9 1.2.1 Phân loại kỹ năng sống 9 1.2.2 Tại sao nên quan tâm đến kỹ năng sống của học sinh 10 trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay? 1.3 Thực trạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp và phát triển 10 kỹ năng sống ở các trường phổ thông tại Nam Đàn Tiểu kết chương 1 12 Chương 2 Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các 13 hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.1 Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT 13 Nam Đàn 1 2.2 Hoạt động: Học sinh với truyền thống uống nước nhớ 17 nguồn, đền ơn đáp nghĩa 2.3 Hoạt động: Học sinh với công tác thiện nguyện 25 2.4 Hoạt động: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào 35 2
- đời sống Tiểu kết chương 2 41 Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 42 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 42 3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 42 3.3 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 42 3.4 Tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 42 sư phạm Tiểu kết chương 3 44 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 Tài liệu tham khảo 46 3
- PHẦN I : MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong quá trình tiến hành đổi mới chương trình phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm việc đến phương pháp và mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển kỹ năng sống: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Đó chính là những KNS cần thiết của mỗi cá nhân trong giai đoạn hiện nay. Và với mục đích đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kịp thời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, BGD&ĐT đã tập huấn và triển khai giáo dục KNS thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông. Phát triển những KNS sẽ giúp các em học được cách sống chung với người khác trong hòa bình, làm tăng độ tuổi biết sử dụng rượu và thuốc lá, làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn, giảm những hành vi bạo lực, nâng cao sự tự tin, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nâng cao kết quả học tập, làm giàu tính nhân ái, làm giàu tinh thần uống nước nhớ nguồn… Việc phát triển KNS hiện nay đã được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, nhà trường, phụ huynh, và bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp thành thạo, vẫn còn tình trạng sử dụng rượu, thuốc lá, các chất kích thích; các em gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản; các em không có đủ khả năng để ứng phó với những thách thức trong xã hội…. Để giải quyết những vấn đề trên đã có nhiều cách thức, biện pháp để giáo dục, phát triển KNS cho học sinh như lồng ghép trong giờ học, các tiết sinh hoạt lớp, các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức hoạt động các câu lạc bộ năng khiếu,... Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP” với mong muốn góp phần nhỏ vào nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, KNS của học sinh nói riêng. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích Để rèn luyện và nâng cao KNS cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, với các chủ đề: uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa, công tác thiện nguyện và vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài như: tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống. 4
- - Nghiên cứu vận dụng các hình thức và phương pháp phù hợp để thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sinh động, phù hợp và ý nghĩa. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất. III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Sự phát triển và hoàn thiện KNS khi tham gia các HĐGDNGLL của học sinh các lớp 10, 11, 12. 2. Đối tượng nghiên cứu Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL. 3. Giả thuyết khoa học Khả năng làm việc nhóm, năng lực nhận thức và tư duy, khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn, lòng biết ơn, sự thấu hiểu và tình yêu thương của học sinh sẽ được nâng cao khi tham gia các HĐGDNGLL đã được tổ chức. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn V. Những đóng góp của đề tài 1. Thiết kế các HĐGDNGLL theo các chủ đề nhằm nâng cao KNS cho học sinh. 2. Học sinh tham gia tích cực các HĐGDNGLL: vừa vui chơi, vừa học tập, vừa lao động và dần hoàn thiện nhân cách và có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. 5
- PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là con đường quan trọng hình thành và phát triển nhân cách cho các em. 1.1.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL đặt ra là: + Về nhận thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. + Về kỹ năng: Giúp học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ những lớp trước, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động chính trị-xã hội, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh … + Về thái độ: Bồi dưỡng cho các em nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác, của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ và đánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống. 1.1.2. Các bước để xây dựng một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Theo các tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình của BGD&ĐT, chúng ta thấy rằng, có thể được thiết kế HĐGDNGLL theo 6 bước cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động Mỗi chủ đề cần được tiến hành bởi nhiều hoạt động khác nhau tùy thuộc vào đối tượng học sinh. Tên của hoạt động cần đảm bảo một số yêu cầu: - Tên phải nêu rõ chủ đề, nội dung của hoạt động. - Tên phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. - Tên phải tạo ấn tượng, gây sự hấp dẫn đối với học sinh. 6
- Tuy nhiên, theo chúng tôi tên của hoạt động cũng có thể được chính học sinh điều chỉnh cho phù hợp hơn với mối quan tâm, tính cách và sự dí dỏm của các em và của chính hoạt động cụ thể mà các em xây dựng. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Mục tiêu thể hiện sự định hướng của hoạt động. - Mục tiêu của mỗi hoạt động đều hướng tới mục tiêu chung của chủ đề theo từng tháng. - Tùy thuộc vào nội dung, hình thức cụ thể của hoạt động và đối tượng học sinh mà đặt ra những mục tiêu riêng cho hoạt động. - Mục tiêu hoạt động cần được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có tính xác định và có thể lượng hóa được để dễ thực hiện, dễ kiểm tra đánh giá. - Các vấn đề về kiến thức, kỹ năng, thái độ hay tình cảm được mục tiêu hướng tới ít hay nhiều tùy thuộc vào hoạt động cụ thể. Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động - Các căn cứ để xác định nội dung và hình thức của hoạt động: chủ đề của hoạt động, mục tiêu của hoạt động, điều kiện của hoạt động (về cơ sở vật chất của trường, lớp, năng lực và lứa tuổi học sinh, các lực lượng hỗ trợ…), thời điểm diễn ra hoạt động. - Xác định nội dung phù hợp cho các hoạt động. - Liệt kê đầy đủ, cụ thể và có tính hệ thống những nội dung của hoạt động. - Lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng, phù hợp sao cho có thể tạo nên sự hấp dẫn. Trong bước này, theo chúng tôi, việc xác định nội dung và dự kiến hình thức hoạt động có thể được giáo viên chuẩn bị nhưng để hoàn thiện nó thì nên có sự tham gia ý kiến của học sinh. Việc này không những tạo thêm điều kiện cho các em phát huy tính chủ động và sáng tạo mà hơn nữa, sự tin cậy của thầy cô sẽ cho các em thêm tự tin, tạo thêm động lực và hứng thú khi tham gia hoạt động. Bước 4: Chuẩn bị hoạt động: HS và GVcùng tham gia thực hiện việc chuẩn bị + Giáo viên - Giữ vai trò cố vấn nên khi dự kiến kế hoạch tổ chức hoạt động giáo viên cần chủ động, cụ thể và sáng tạo. - Dự kiến được nội dung công việc, tiến trình hoạt động, điều kiện, phương tiện cũng như các lực lượng hỗ trợ cho hoạt động. - Thông báo nội dung, yêu cầu, thời gian hoạt động và những dự kiến của mình cho HS. 7
- - Phân công nhiệm vụ cho cá nhân học sinh, nhóm. - Lên kế hoạch chi tiết cho việc chuẩn bị hoạt động. - Góp ý kiến hoặc đưa ra gợi ý cho HS trong quá trình thực hiện nếu cần. - Giúp học sinh giải quyết thắc mắc và gỡ bí trong những vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, thí nghiệm hóa học… - Động viên và thúc đẩy HS hoàn thành trách nhiệm được giao đúng kế hoạch. - Nắm được nội dung, hình thức hoạt động của các nhóm khác trong hoạt động chung, cùng có sự kết hợp điều chỉnh để toàn bố chương trình hoạt động có tính thống nhất và gắn kế. - Hỗ trợ học sinh trong việc tìm và liên hệ với các lực lượng hỗ trợ. - Rà lại nội dung, tiến trình hoạt động, thời gian hoạt động, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời và hoàn chỉnh bản “kế hoạch tổ chức hoạt động”. + Học sinh - Nắm mục đích, yêu cầu và nội dung của hoạt động từ GV. - Tham gia xác định hình thức hoạt động của nhóm. - Xây dựng nội dung cụ thể các hoạt động chi tiết. - Phân công công việc và nhận sự phân công cùng kế hoạch chuẩn bị của từng cá nhân , từng nhóm cũng như toàn bộ hoạt động. - Góp ý cho tên của hoạt động. - Tập dượt trình bày… Bước 5: Tiến hành hoạt động - Trong bước này, giáo viên tiếp tục giữ vai trò cố vấn, hỗ trợ học sinh thực hiện “kế hoạch hoạt động” đã được thống nhất và hoàn chỉnh ở bước chuẩn bị. - Hỗ trợ cán bộ lớp chỉ đạo thực hiện hoạt động theo đúng kịch bản. - Động viên, tin cậy để học sinh chủ động, tự giác tích cực, sáng tạo phát huy vai trò cá nhân trong hoạt động chung. - Động viên, cổ vũ nhằm duy trì không khí hoạt động sôi nổi, hứng thú nhẹ nhàng mà hấp dẫn. - Quan sát, theo sát hoạt động của học sinh, hỗ trợ các em giải quyết tình hưống nảy sinh hoặc điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) nhằm đạt mục đích hoạt động tốt nhất. - Học sinh hoàn toàn giữ vai trò chủ động trong bước này. Hoạt động cần được thực hiện theo đúng kịch bản đã chuẩn bị trong “kế hoạch hoạt động”. Mỗi 8
- học sinh sẽ thực hiện vai trò cá nhân của mình một cách chủ động tích cực và sáng tạo theo nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị trong hoạt động chung. - Trong bước này chúng tôi nhận thấy rằng, sự hoàn thành nhiện vụ của mỗi cá nhân học sinh là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của hoạt động. Bước 6: Kết thúc hoạt động Đây chính là phần cuối cùng của hoạt động. Trong bước này học sinh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ động hoàn toàn. Có nhiều cách kết thúc, giáo viên cần tư vấn cho học sinh lựa chọn cách kết thúc cho phù hợp với hình thức hoạt động đồng thời như một sự tiếp nối tự nhiên không khí vui vẻ sôi động của hoạt động. Cần tránh sự nhàm chán tẻ nhạt, chú ý việc để lại ấn tượng tốt đẹp về buổi hoạt động cho học sinh. Điều này chắc chắn sẽ góp phần nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh trong những hoạt động sau. Theo chúng tôi, những ý kiến tổng kết hoạt động của thầy cô giáo là rất cần thiết, giúp các em thấy được ưu, nhược điểm của hoạt động từ đó có thêm kinh nghiệm cho các hoạt động sau. Và quan trọng là những ý kiến đó của thầy cô sẽ có tác động cổ vũ, động viên rất nhiền đến hoạt động của các em. 1.2. Tổng quan về KNS Tác giả Nguyễn Quang Uẩn là một trong những người đầu tiên đưa khái niệm KNS của UNICEF triển khai ở Việt Nam. Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”. Tác giả Trần Lệ Thu coi KNS “là những năng lực (góc độ kĩ thuật của hành động) mà nó phản ánh những giá trị sống trong những hoạt động và giao tiếp hàng ngày”. KNS theo quan niệm của WHO và UNICEF rất rộng. Có hai điểm đáng chú ý trong hai quan niệm này của KNS là: Khả năng giúp thực hiện những hành vi thích nghi và tích cực; Kỹ năng sống luôn có thể diễn tả theo từng bước cách thực hiện như thế nào. 1.2.1. Phân loại kỹ năng sống Theo UNICEF, các KNS được xếp vào ba nhóm: - Kỹ năng nhận thức: kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm. - Kỹ năng cá nhân: Ý thức và điều chỉnh bản thân. - Kỹ năng liên cá nhân: kỹ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng nhảy cảm và ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, các KNS có sự đan xen, tương hỗ lẫn nhau. 9
- 1.2.2. Tại sao nên quan tâm đến KNS của học sinh trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay? Ở Việt Nam, giáo dục KNS đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục KNS như tên gọi của nó với ý nghĩa là học làm người và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông hai nhóm kỹ năng sống sau đây: Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí: - Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm. - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. - Kỹ năng làm việc theo nhóm. - Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh… Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống: - Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng. - Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân. - Biết phân biệt hành vi đúng – sai, phòng tránh tai nạn. - Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông. - Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy nổ… - Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước. - Là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục. - Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh. KNS của học sinh chỉ có thể hình thành thông qua hoạt động học tập cũng như hoạt động giáo dục khác và trong ngoài nhà trường. 1.3. Thực trạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và phát triển KNS ở các trường phổ thông tại Nam Đàn Trong thời gian gần đây, tại các trường phổ thông trên địa bàn huyện Nam Đàn, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Các nhà trường đã có kế hoạch cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ theo từng chủ điểm trong năm học. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. 10
- Chúng tôi đã làm một phiếu khảo sát các HS tại trường THPT Nam Đàn 1 Kết quả khảo sát kỹ năng sống của học sinh trước khi tham gia các HĐGDNGLL NỘI DUNG Rất nhiều Nhiều Ít Không Câu 1: Bạn có tự tin khi trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước 5% 12% 28% 55% đám đông không? Câu 2: Bạn có kiểm soát được tình cảm, kiềm chế thói hư tật xấu 21% 22% 42% 15% của cá nhân không? Câu 3: Trong các hoạt động nhóm, bạn có tích cực tham gia 15% 18% 31% 36% không? Câu 4: Bạn có thường xuyên giữ gìn vệ sinh phòng học, sân trường 12% 36% 30% 12% không? Câu 5: Bạn có sẵn sáng giúp đỡ người khác khi thấy họ gặp khó 9% 18% 52% 21% khăn không? Câu 6: Bạn đã có những kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như 6% 13% 61% 20% động đất, sóng thần, bão lũ? Câu 7: Bạn đã có những hiểu biết về giới tính, kĩ năng chống lại sự 14% 11% 48% 37% cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục? Câu 8: Bạn đã bao giờ dựa vào kiến thức từ SGK để làm ra các 4% 15% 26% 55% sản phẩm hữu ích dùng trong cuộc sống chưa? Kết quả cho thấy, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Nhiều HS còn có hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; gây gổ xích mích với bạn bè bởi những lý do rất nhỏ; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa 11
- có ý thức bảo vệ môi trường giữ gìn vệ sinh công cộng; ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội… Tiểu kết chương 1 HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. HĐGDNGLL cần gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho việc phát triển nhân cách toàn diện HS trong giai đoạn hiện nay. 12
- CHƯƠNG 2: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 2.1. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nam Đàn 1 + Năm học 2019-2020 Thời Người thực Chủ đề Khối Ghi chú gian hiện - Tìm hiểu về văn hóa truyền thống trường THPT Nam Đàn 1 10 Tháng - Giáo dục ý thức chấp hành luật lệ BCH Đoàn Hoạt động 11 8,9/2019 An toàn giao thông GVCN theo khối 12 -Học tập nội quy trường lớp, Điều lệ trường phổ thong - Tuyên truyền kỷ niệm ngày truyền 10 Tháng BCH Đoàn Hoạt động thống Hội Liên Hiệp Thanh Niên 11 10/2019 GVCN theo lớp Việt Nam 15/10 12 - Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đền 10 Tháng ơn đáp nghĩa. BCH Đoàn Hoạt động 11 11/2019 - Tổ chức các hoạt động văn hóa văn GVCN theo khối nghệ thể dục thể thao nhân kỉ niệm 12 20/11 - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tuyên truyền phòng chống ma túy, 10 Tháng BCH Đoàn Hoạt động HIV/AIDS 11 12/2019 GVCN theo lớp - Tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc phòng 12 toàn dân và ngày thành lập QĐND Việt Nam 10 Tháng - Thanh niên với truyền thống học BCH Đoàn Hoạt động 11 01 /2020 sinh sinh viên GVCN theo lớp 12 Tháng - “Tết ấm cho học sinh nghèo”; 10 BCH Đoàn Hoạt động 02/2020 - Tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành 11 GVCN theo lớp 13
- lập Đảng. 12 - Truyền thống Đoàn thanh niên cộng 10 Tháng sản HCM BCH Đoàn Hoạt động 11 03/2020 - Tổ chức các hoạt động của Đoàn GVCN theo khối nhân kỉ niệm 8/3 và 26/3 12 - Thanh niên với Khát vọng và ước 10 Tháng mơ BCH Đoàn Hoạt động 11 04/2020 -Tổ chức diễn đàn: “Thanh niên với GVCN theo lớp vấn đề lập nghiệp”. 12 - Lễ trưởng thành “Khi tôi 18” 12 Tháng Hoạt động 10 BCH Đoàn 5/2020 Các hoạt động tình nguyện tổ chức theo khối tại địa phương 11 + Năm học 2020-2021 Thời Người thực Chủ đề Khối Ghi chú gian hiện - Tìm hiểu về văn hóa truyền thống trường THPT Nam Đàn 1 - Giáo dục ý thức chấp hành luật lệ An toàn giao thông 10 Hoạt Tháng BCH Đoàn động theo 8,9/2020 -Học tập nội quy trường lớp, Điều lệ 11 GVCN khối trường phổ thông 12 - Tổ chức diễn đàn “Trách nhiệm của Thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước”; - Thanh niên với tình bạn - Tuyên truyền kỷ niệm ngày truyền 10 BCH Đoàn Hoạt Tháng thống Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt 11 động theo 10/2020 Nam 20/10. GVCN 12 lớp - Tổ chức diễn đàn ‘Thanh niên –vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. - Thanh niên với truyền thống tôn sư 10 Hoạt Tháng BCH Đoàn trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đền 11 động theo 11/2020 GVCN ơn đáp nghĩa. 12 khối 14
- - Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao nhân kỉ niệm 20/11 - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tuyên truyền phòng chống ma túy, 10 Hoạt Tháng BCH Đoàn HIV/AIDS 11 động theo 12/2020 GVCN - Tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc phòng 12 lớp toàn dân và ngày thành lập QĐND Việt Nam 10 Hoạt Tháng - Thanh niên với truyền thống học sinh BCH Đoàn 11 động theo 01 /2021 sinh viên GVCN 12 lớp - “Tết ấm cho học sinh nghèo”; 10 Hoạt Tháng BCH Đoàn 11 động theo 02/2021 -Tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành lập GVCN Đảng. 12 lớp - Truyền thống Đoàn thanh niên cộng 10 sản HCM BCH Đoàn Hoạt Tháng 11 động theo 03/2021 - Tổ chức các hoạt động của Đoàn GVCN 12 khối nhân kỉ niệm 8/3 và 26/3 - Thanh niên vận dụng kiến thức khoa 10 học vào đời sống. BCH Đoàn Hoạt Tháng 11 động theo 04/2021 -Tổ chức diễn đàn: “Thanh niên với GVCN 12 lớp vấn đề lập nghiệp”. - Lễ trưởng thành “Khi tôi 18” 12 Hoạt Tháng 10 BCH Đoàn động theo 5/2021 Các hoạt động tình nguyện tổ chức tại địa phương 11 khối + Năm học 2021-2022 Thời Người thực Chủ đề Khối Ghi chú gian hiện - Tìm hiểu về văn hóa truyền thống 110 Hoạt Tháng BCH Đoàn trường THPT Nam Đàn 1; 111 động theo 8,9/2021 GVCN - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu truyền 112 khối 15
- thống nhân kỉ niệm 60 năm thành lập trường; - Giáo dục ý thức chấp hành luật lệ An toàn giao thông.; - Học tập nội quy trường lớp, Điều lệ trường phổ thông; HN: + Nghề nghiệp bạn yêu thích + Nhu cầu lao động - Thanh niên với tình bạn: - Tuyên truyền kỷ niệm ngày truyền 10 BCH Đoàn Hoạt Tháng thống Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt 11 động theo 10/2021 Nam 15/10. GVCN 12 lớp - Tổ chức diễn đàn ‘Thanh niên –vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. - Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đền 10 ơn đáp nghĩa. BCH Đoàn Hoạt Tháng 11 động theo 11/2021 -Tổ chức các hoạt động văn hóa văn GVCN 12 khối nghệ thể dục thể thao nhân kỉ niệm 20/11 - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS 10 Hoạt Tháng BCH Đoàn - Tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc phòng 11 động theo 12/2021 GVCN toàn dân và ngày thành lập QĐND 12 lớp Việt Nam. HN: Tìm hiểu về nghề nghiệp ( QĐNDVN; CAND) 10 Hoạt Tháng - Thanh niên với truyền thống học sinh BCH Đoàn 11 động theo 01 /2022 sinh viên GVCN 12 lớp BCH Đoàn Hoạt Tháng - “Tết ấm cho học sinh nghèo”; 10 động theo 02/2022 - Tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành 11 GVCN lớp 16
- lập Đảng. 12 - Truyền thống Đoàn thanh niên cộng sản HCM 10 Hoạt Tháng BCH Đoàn 11 động theo 03/2022 - Tìm hiểu nghệ nghiệp trong tương GVCN lai; Tổ chức các hoạt động của Đoàn 12 khối nhân kỉ niệm 8/3 và 26/3 - Thanh niên vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống. -Tổ chức diễn đàn: “Thanh niên với 10 vấn đề lập nghiệp”. BCH Đoàn Hoạt Tháng 11 động theo 04/2022 HN: + Thông tin về một số doanh GVCN 12 lớp nghiệp + Những điều kiện để thanh niên tự lập nghiệp - Lễ trưởng thành “Khi tôi 18” 12 Hoạt Tháng 10 BCH Đoàn động theo 5/2022 - Các hoạt động tình nguyện tổ chức tại địa phương 11 khối 2.2. Hoạt động: Học sinh với truyền thống uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa Chủ đề: Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ. A. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu biết và có trách nhiệm với cộng đồng. - Hiểu được truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến và lòng biết ơn những gia đình có công với cách mạng. - Thực hiện học tập và lao động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Hình thành và trau dồi các kỹ năng: giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng nhảy cảm và ủng hộ, biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng, kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân, kỹ năng phân biệt hành vi đúng – sai, phòng tránh tai nạn. B. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a) Nội dung: - Các em chăm sóc, làm vệ sinh tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Thị trấn Nam Đàn. 17
- b) Hình thức: - Học sinh tham gia làm việc trực tiếp . C. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a) Phương tiện: + Một số tư liệu về các anh hùng liệt sĩ là người con dân của Thị trấn Nam Đàn đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc + Các vật dụng lao động: Chổi trện, chổi đót, xẻng, cuốc, bì, khăn cotton mới, hương, bật lửa b) Tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động. - Cán bộ lớp phân công công việc cụ thể ( lên nội dung kế hoạch, phân công nhiệm vụ…). D. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG + 14h00. Lớp tập trung tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Thị trấn Nam đàn - Kính cẩn thắp hương tưởng nệm. - Lớp trưởng đọc tư liệu về một số anh hùng liệt sĩ là người con dân của Thị trấn Nam Đàn đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. + 14h30. Các tổ tiến hành lao động dọn vệ sinh Tổ 1: Dùng chổi đót quét nền của tượng đài, dùng khăn sạch mới để lau chùi bia tưởng niệm, lư hương. Tổ 2: Nhổ cỏ, đào cây, nhặt lá, hốt rác tại khu vực phía sau và bên phải của đài tưởng niệm Tổ 3: Nhổ cỏ, đào cây, nhặt lá, hốt rác tại khu vực phía trước và bên của đài tưởng niệm. Tổ 4: Quét, hốt rác tại khu vực phía sân bên ngoài cổng của đài tưởng niệm và hành lang về cổng trường Nam Đàn 1, phụ trách đốt rác chung. E. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG + 16h30. Tổng kết hoạt động và liên hoan nhẹ - Sau khi hoàn thành công việc, học sinh vệ sinh cá nhân và tập trung lại ở sân trước Đài tưởng niệm để cùng tham gia liên hoan nhẹ và ca hát giao lưu. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung về buổi ngoại khóa, chỉ ra các ưu điểm và những điều cần khắc phục. F. CÁC HÌNH ẢNH ĐƯỢC LƯU GIỮ 18
- Học sinh C3K56 Nam Đàn 1 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn