intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng" nhằm đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn; các em HS trở thành những người công dân có ích, đáp ứng được mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG. LĨNH VỰC : VĂN HỌC tháng 4 năm 2022
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KIM LIÊN ====== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG. LĨNH VỰC : VĂN HỌC Tác giả : Lữ Thị Phương Lan Trường : THPT Kim Liên Tổ : Văn - Anh Năm học : 2021 - 2022 Điện thoại : 0911 527 275 Nghệ An, tháng 4 năm 2022 2
  3. MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ……………………………………………………….. 3 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………. 3 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….. 4 5. Điểm mới của sáng kiến…………………………………………………. 4 PHẦN 2: NỘI DUNG……………………………………………………… 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………… 4 1.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………. 4 2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan………………………………………… 5 2.1.1.2. Xác định những phẩm chất, năng lực cần hình thành cho học sinh 5 2.1.1.3. Dạy học phát triển phẩm chất, nămg lực trong đọc hiểu văn bản 8 môn Ngữ văn ở trường phổ thông………………………………………… 2.1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………… 8 2.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ 9 ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG …………. 2.2.1. Nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học thông qua các hoạt 9 động dạy học trong bài học ………………………………………………… 2.2.1.1. Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu…………………………………….. 9 2.2.1.2. Các hoạt động dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người 11 học trong giờ đọc hiểu văn bản Tây Tiến…………………………………… 2.2.2. Nâng cao năng lực, phẩm chất người học thông qua các hoạt động 15 trải nghiệm sáng tạo………………………………………………………… 2.2.2.1. Tính cấp thiết của việc học trải nghiệm, sáng tạo môn ngữ văn…… 15 2.2.2.2. Lợi ích của việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong 15 môn Ngữ văn ………………………………………………………………. 2.2.2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo khi dạy tác phẩm Tây Tiến 16 2.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………………….. 23 3
  4. 2.3.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………….. 23 2.3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm………………………… 23 2.3.3. Đối tượng, địa bàn……………………………………………………. 24 2.3.4. Phương pháp và quy trình thực nghiệm……………………………… 24 2.3.5.Khả năng áp dụng của sáng kiến……………………………………… 43 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………….……………. 45 1. Kết luận………………………………………………………………… 45 2. Đề xuất…………………………………………………………………… 45 4
  5. PHẦN 1: MỞ ÐẦU I. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Theo đường lối chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hướng phát triển giao tiếp. Nắm bắt được tinh thần đổi mới, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để ngành giáo dục thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của đơn vị cho thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng truyền thụ kiến thức, hoàn thành đầy đủ nội dung giáo án đã định sẵn. Việc rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất, năng lực có được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, điều đó dẫn tới việc học sinh thụ động, lúng túng khi giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho HS.Việc khai thác hiệu quả giờ học Ngữ văn là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn mục tiêu quan trọng của giáo dục:“học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Trong chương trình Ngữ văn 12, ở phân môn Văn học,học sinh đươc học nhiều văn bản với dung lượng khá lớn,lượng kiến thức tương đối nhiều do đó đồi hỏi thầy cô phải sử dụng phương pháp,kỷ thuật tích cực vào dạy học để đạt mục tiêu bài học cũng như góp phần hình thành năng lực,phẩm chất người học,đặc biệt khi dạy các tác phẩm thơ hiện đại. Xuất phát từ những yêu cầu và thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.hướng tới phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh 2. Mục đích nghiên cứu: - Đối với giáo viên. Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của việc nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trong nhà trường. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn; các em HS trở thành những người công dân có ích, đáp ứng được mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. 5
  6. Nâng cao trình độ chuyên môn; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy năng lực của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học từ đó bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Đối với học sinh: Được bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân. Tăng sự hứng thú trong học tập. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua theo dõi chất lượng giáo dục, đối chiếu so sánh với hệ thống các trường THPT trên địa bàn về thực tế, phẩm chất, năng lực học sinh hiện nay còn nhiều hạn chế. Vì thế, thực hiện đề tài này bản thân tôi muốn tìm ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh được tốt hơn đồng thời rút kinh nghiệm cho công tác quản lý việc Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng Sáng kiến tập trung nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng tại trường THPT 4.2. Phạm vi - Về lý luận, tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề năng lực, phẩm chất và nâng cao năng lực phẩm chất trong môn Ngữ văn ở trường THPT - Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, tôi mới chỉ tiến hành ở trường THPT Kim Liên. huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. 5. Những điểm mới của sáng kiến Sáng kiến đóng góp với các đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung một số giải pháp nâng cao phẩm chất,năng lực người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT. PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Cơ sở lí luận 2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan a) Năng lực Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên )“Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực 6
  7. là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo Chương trình giáo dục phổ thông, năng lực được quan niệm là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể; phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiên thức, kỹ năng với thái độ tình cảm, giá trị, động cư cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. b) Phẩm chất Không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát phẩm chất trong HS. Theo từ điển Tiếng Việt: “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật”. Hoặc: “Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục”. Chương trình giáo dục phổ thông, “Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người”. 2.1.1.2 Xác định những phẩm chất, năng lực cần hình thành cho học sinh * Các năng lực cần hình thành cho học sinh Chương trình CT GDPT mới hướng đến hình thành 10 năng lực cho học sinh.. Đây là những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định. Đó là: - Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng Tiếng Việt; Sử dụng ngoại ngữ. 7
  8. - Năng lực tính toán: Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông cơ bản; Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận, tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Hiểu biết kiến thức khoa học; Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. - Năng lực tìm hiểu xã hội: Nắm được những tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội; Hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội; Nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người; Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống. - Năng lực Công nghệ: Thiết kế; Sử dụng; Giao tiếp; Đánh giá. - Năng lực Tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông; Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức; Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. - Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả); Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ. - Năng lực thể chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường; Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và tham gia hoạt động thể dục thể thao; Đánh giá hoạt động vận động. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh 8
  9. *Các năng lực,phẩm chất mà môn Ngữ văn hướng đến: + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo. + Năng lực hợp tác *Các năng lực,phẩm chất đặc thù của môn ngữ văn + Năng lực tự quản bản thân + Năng lực giao tiếp Tiếng Việt,nghe,nói,đọc,viết. + Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ. + Yêu nước. + Nhân ái: Yêu quý mọi người; tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. + Chăm chỉ: Ham học,chăm làm. +Trung thực. + Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với gia đình; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội, có trách nhiệm với môi trường sống. 9
  10. 2.1.1.3. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Dạy học phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống tiễn. Tăng cường việc học tập tương tác giữa giáo viên và học sinh. Tây tiến là tác phẩm thơ hiện đại không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội,nhớ mảnh đất Tây Bắc mà còn thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị .với đồng đội với mảnh đát kháng chiến.Tác phẩm khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng,tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp .Là một tác phẩm hay nhưng không dễ tiếp cận nếu học sinh không chủ động khi tiếp nhận văn bản. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy – học các tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình tại đơn vị chưa thật 10
  11. phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau: -Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều, giáo viên vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng, vì vậy hạn chế việc học sinh hình thành và phát triển được phẩm chất, năng lực. - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Chưa được thiệc hiện một cách thực chất và chưa thật hiệu quả. - GV vẫn là người làm việc, chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh ,học sinh chưa hình thành thói quen thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy mà các em ít có cơ hội bày tỏ thái độ, quan điểm, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học. Mặc dù phương pháp dạy học đã được đổi mới song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên nhân là: + Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế ­ một phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh của họ hạn chế, vì vậy họ ngại áp dụng vì mất thời gian. + Về phía học sinh: Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học. Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học để sau mỗi bài dạy – học học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn phải phát triển được năng lực bản thân , có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đổi mới giáo dục. 2.2 NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG. 2.2.1 Nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học thông qua các hoạt động dạy học trong bài học 2.2.1.1. Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ Ngữ văn cấp THPT, cần đổi mới mạnh mẽ việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu. Với giáo viên, phương pháp thuyết trình nên giảm thiểu tới mức tối đa, thay vào đó là tổ chức hoạt động cho học sinh bằng việc nêu vấn đề, đề xuất các tình huống, dự án. 11
  12. Trong giờ dạy, giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn, qua đó giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức mới. Theo tinh thần đó, thiết kế bài học được biên soạn theo các bước sau: Bước 1:Chuẩn bị bài dạy Trong kế hoạch bài dạy giáo viên cần xác định rõ các yêu cầu về Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực, phẩm chất hướng đến. Bằng việc xác định mục tiêu này trong quá trình dạy học giáo viên sẽ có thể lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp, cách thức tổ chức lớp học theo đúng mục tiêu đã định. Do yêu cầu mở rộng hiểu biết để thấm thía các nội dung chủ đề đặt ra trong từng văn bản ở các truyện ngắn hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân của mỗi học sinh đã khiến việc chuẩn bị kiến thức hỗ trợ chủ đề truyện ngắn hiện đại mang một ý nghĩa tích hợp rộng hơn.Yêu cầu đó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ các nhiệm vụ giao cho HS, GV giao cho các nhóm HS cùng sưu tầm các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề trên các nguồn thông tin đại chúng ( phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...) làm chất liệu cho dạy đọc hiểu thơ hiện đại. Với tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng, GV có thể chuẩn bị những clip lên quan đến nội dung bài dạy như: bài hát Tây tiến, các hình ảnh về đoàn binh tây tiến... Ngoài ra. GV phải chuẩn bị tất cả các thiết bị chuẩn bị cho giờ dạy một cách chu đáo, kỹ lưỡng. Bước 2: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt ra các vấn đề, các câu hỏi, giao nhiệm vụ cho HS (cho nhóm HS), từ đó sẽ hình thành các phẩm chất năng lực mà người học hướng tới. Chẳng hạn khi giao nhiệm vụ cho HS để đọc hiểu tác phẩm Tây tiến , GV nêu vấn đề: Em có cảm nhận ban đầu như thế nào khi xem video giới thiệu về đoàn binh tây tiến và địa bàn hoạt động của binh đoàn tây tiến. Từ đó em thấy mình có trách nhiệm gì để đóng góp, xây dựng,bảo vệ quê hương đất nước. Khi trả lời câu hỏi này các em đã hình thành năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ…Từ đó hình thành phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm… Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ GV đã giao cho (Thực hiện ở nhà) Bước 4: Báo cáo kết quả học tập: Trên các nhiệm vụ được giao HS sẽ báo cáo kết quả trước lớp, các bạn khác cho ý kiến. Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trên cơ sở nội dung báo cáo của các nhóm, GV nhận xét bổ sung và chốt ý. 2.2.1.2. Các hoạt động dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học trong giờ đọc hiểu văn bản “Tây tiến” của Quang Dũng. 12
  13. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động .- Mục tiêu: Kết nối HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu těm hiểu kiến thức mới của bài học.Hình thành phẩm chất, năng lực : Năng lực thu thập thông tin,năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm,năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận,phẩm chất chăm chỉ,trách nhiêm. - Nội dung: Kể tên các tác phẩm thơ cùng viết về đề tài người lính đã học. - Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh. - Tổ chức thực hiện: + Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Câu hỏi: Kể tên những tác phẩm thơ viết về hình tượng người lính trong kháng chiến mà em biết? Nêu cảm nhận của em về hình tượng người lính trong một bài thơ mà em thấy ấn tượng nhất. Ví dụ: Đồng chí (Chính Hữu), Núi đôi (Văn Cao), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Nhớ (Hồng Nguyên), Đèo Cả (Hữu Loan), Lượm (Tố Hữu)... + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, có thể trao đổi trong bàn khoảng 3 phút.. + Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS phát biểu. + Bước 4: Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại kiến thức, vào bài mới. GV định hướng nội dung chính của tiết học: Trong những bài thơ viết về người lính – anh bộ đội cụ Hồ thì Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc. Bài thơ cho ta thấy một Tây Bắc hùng vĩ, mỹ lệ, và nổi bật trên cái nền thiên nhiên ấy là bức tượng đài những người lính Tây Tiến lừng danh một thuở. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động này giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/nhiệm vụ. * Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. - Nội dung: Trả lời câu hỏi về: + Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Quang Dũng. + Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ và vài nét về binh đoàn Tây tiến. - Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. - Tổ chức thực hiện: * Nội dung 2: Đọc hiểu chi tiết văn bản 13
  14. .-Mục tiêu: Giúp học sinh - Cảm nhận được vẻ đẹp của hai hình tượng chính trong bài thơ: + Khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa mĩ lệ, nên thơ; + Người lính Tây Tiến vừa hào hùng, vừa hào hoa. - Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật. - Nội dung: Hoạt động nhóm -Sản phẩm: Phiếu học tập, kết quả thảo luận của các nhóm. -Tổ chức thực hiện và sản phẩm cần đạt của hoạt động Cụ thể: Ở nội dung 1:Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Giaó viên nêu câu hỏi, học sinh tìm hiểu trả lời - Trình bày hiểu biết của em về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng? -Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ và vị trí của bài thơ Tây tiến? - Em hiểu gì về đơn vị Tây tiến? Ở Nội dung 2: Đọc hiểu chi tiết văn bản Tiết 1 của bài học giáo viên có thể chia ra các nhóm - Nhóm 1:Bức tranh thiên nhiên miền tây hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu bài thơ? - Nhóm 2: Hình ảnh đoàn quân tây tiến hiện ra như thé nào ở đoạn mở đầu bài thơ? - Nhóm 3:Nhân xét những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ đầu? - Nhóm 4:Bốn câu thơ đầu đoạn thơ thứ 2 mở ra không gian và con người khác đoạn 1.Hãy phân tích làm rõ điều đó? - Nhóm 5:Bức tranh Châu Mộc chiều sương được miêu tả như thế nào?Bức tranh thiên nhiên ở đây có những nét gì khác với thiên nhiên cảnh đèo dốc ở đoạn 1?Hình ảnh con người hiện lên như thế nào trên dòng sông ấy? Tiết 2 của bài học giáo viên cho học sinh đọc đoạn 3 và 4 của bài thơ và giao nhiệm vụ như sau (Học sinh tự phân nhiệm vụ cho nhau trong quá trình thảo luận) Nhóm 1,3:Hình ảnh đối lập “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” cho người đọc thấy phẩm chất gì của người lính? Hai câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” cần được hiểu như thế nào?Có thời người ta phê phán ý thơ này,cho là buồn rớt hoặc cường điệu,thiếu tự nhiên.Em có đồng ý với nhận xét đó không? 14
  15. Nhóm 2,4:Hình ảnh nấm mồ lính nằm rải rác nơi biên cương gợi cho em suy nghĩ gì? Hai câu thơ : “Aó bào thay chiếu anh về đất.Sông Mã gầm lên khúc dộc hành” đẻ lại ấn tượng gì trong lòng người đọc? Hình ảnh sông Mã ở đây có gì khác với hình ảnh sông Mã ở câu đầu bài thơ? Nhóm 5:Nhận xét âm điệu của 4 câu thơ cuối? nội dung ?Cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối ? Thảo luận, trả lời được các câu hỏi trên học sinh sẽ hình thành các năng lực như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập – thực hành - Mục tiêu: Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động hình thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. - Nội dung và hình thức các bài tập/nhiệm vụ + Hoạt động thực hành gồm các bài tập/nhiệm vụ yêu cầu học sinh củng có các tri thức vừa học và rèn luyện các kỹ năng liên quan. + Các bài tập/nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự; Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. + Các bài tập/nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành tập trung hướng đến việc hình thành các kỹ năng cho học sinh. Đây là hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ như: trình bày, viết văn - Phẩm chất, năng lực cần hình thành: + Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung,trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó -Tiến trình thực hiện: +Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập trên phiếu học tập 15
  16. PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Họ tên học sinh:……………………………………………Lớp………… “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến? 3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng? +Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: +Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: nộp phiếu học tập +Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. - Giáo viên chốt nội dung học tập. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng - Mục tiêu của hoạt động Hoạt động này giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống của học sinh. Hoạt động này sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những các giải quyết vấn đề khác nhau,góp phần hình thành phẩm chất, năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sáng tạo,tự lập,tự tin và có tinh thần vượt khó. - Nội dung: Viết đoạn văn. 16
  17. - Sản phẩm: + Nhiệm vụ 1: Học sinh phát biểu bằng lời nói, trình bày trong 2-3 phút + Nhiệm vụ 2: Câu trả lời của học sinh bằng đoạn văn theo phương thức nghị luận. - Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: 1. Nêu cảm nhận về 1 câu thơ hoặc hình ảnh thơ mà em thấy ấn tượng nhất trong bài thơ Tây tiến? 2. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. + Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân. + Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm. + Bước 4: Giáo viên nhận xét và kết luận Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh cấp THPT trên đây là một hướng đi mới đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, 2.2.2. Nâng cao năng lực,phẩm chất người học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.2.2.1. Tính cấp thiết của việc học trải nghiệm, sáng tạo môn ngữ văn. Ngữ văn là bộ môn xã hội cơ bản,có vai trò quan trọng trong nền giáo dục. Học trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn giúp bộ môn này như có một diện mạo mới,cách tiếp cận mới.Học tập trải nghiệm sáng tạo giúp môn ngữ văn trở nên sinh động,hấp dẫn hơn với người học.Nhờ đó mà nó không còn là môn học lý thuyết hay những bài học viễn vông mà trở nên có ích lợi với học sinh,tâm lý coi nhẹ bộ môn này trong một bộ phận học sinh cũng dần dần được tháo bỏ.Đối với giáo viên, học trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn là cơ hội để thầy cô thay đổi phương pháp dạy cũ.Giáo viên cũng phải tự mình nghiên cứu,sáng tạo,tìm cách tương tác với học trò.Việc này tăng tính chủ động của cả người dạy và người học đối với bộ môn này 2.2.2.2. Lợi ích của việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn ngữ văn. - Với việc học trải nghiệm ,sáng tạo môn ngữ văn ,giáo viên thường hướng dẫn học sinh chủ động tìm hiểu tác phẩm dưới nhiều hình thức.Ngoài ra giáo viên có thể giao nhiệm vụ phù hợp trước,trong và sau khi học một bài học.Từ đó,học sinh sẽ hứng thú hơn,chủ động hơn trong việc tìm hiểu tác phẩm để hoàn thành nhiệm vụ.Từ đó giúp người học chủ động tiếp nhận kiến thức. - Với các hình thức đa dạng từ thi hát, vẽ tranh, thiết kế ô chữ, sơ đồ tư duy,tranh biện...học trải nghiệm, sáng tạo môn ngữ văn sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh. 17
  18. - Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn,học sinh sẽ không tiếp nhận kiến thức một chiều mà được tự do thể hiện quan điểm,đánh giá của mình về tác phẩm.Do đó học cách này cho các em rèn luyện tư duy hiệu quả. - Thay vì việc ngồi nghe,đọc,chép,giờ đây học sinh có thể chủ động trải nghiệm tác phẩm văn học một cách sống động,đa dạng hình thức và thú vị hơn.Ví dụ học sinh có thể hóa thân thành nhân vật trong tác phẩm,có thể chuyển văn xuôi hoặc thơ sang hình thức lời thoại trong kịch,bài hát,bản ráp...Hình thức học văn sáng tạo này giúp các em tiếp cận tác phẩm theo góc nhìn mới mẻ hơn,các em vừa cảm được cái hay,cái đẹp của văn học vừa rèn sự tự tin và kỹ năng giao tiếp. 2.2.2.3 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ,sáng tạo khi dạy tác phẩm “Tây tiến”của Quang Dũng. Với mục đích tạo sân chơi mang tính giáo dục thực tiễn cao,phát triển năng lực thực tiễn,phẩm chất,nhân cách,phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng,tôi đã hướng dẫn học sinh chọn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hình thức tổ chức tại lớp học cho tiết học tự chọn với hai hình thức học :Tổ chức học thông qua tương tác theo nhóm tại lớp 12c2 và tổ chức học thông qua thuyết trình tại lớp 12c4 * Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tương tác nhóm tại lớp 12c2 - Đây là hình thức tổ chức học tập dựa trên sự hợp tác,trao đổi giữa học sinh với học sinh trong nhóm và giữa các nhóm học sinh với giáo viên nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập.Khi các nhiệm vụ được thiết kế tốt sẽ giúp các em phát triển năng lực sáng tạo,tư duy phản biện, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực tự học ,tự nghiên cứu. - Loại hình nhóm tôi cho các em lựa chọn là 4 nhóm theo sở thích, tên nhóm do các em lựa chọn ,gồm các nhóm sau : nhóm họa sĩ, nhóm ca sĩ ,nhóm công nghệ thông tin, nhóm thiết kế sơ đồ. - Quy trình hoạt động tương tác theo nhóm được tiến hành như sau: + Giáo viên chọn chủ đề và cho các nhóm lựa chọn chủ đề Nhóm công nghệ thông tin thông tin : thiết kế các câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài thơ Tây tiến theo hình thức ô chữ trên máy tính,mỗi ô chữ tạo thành một slide. Nhóm họa sỹ:đọc kỹ bài thơ Tây tiến rồi tái hiện lại cảnh thiên nhiên miền tây và chân dung người lính bằng tranh vẽ. Nhóm ca sĩ: Đọc kỹ bài thơ và tái hiện bằng bài hát hoặc một bản ráp Nhóm thiết kế sơ đồ :tái hiện kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy và trình bày. + Các nhóm thảo luận, hoàn thành câu hỏi theo yêu cầu. 18
  19. Nhóm kỹ sư thông tin : thiết kế các câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài thơ Tây tiến theo hình thức ô chữ trên máy tính. Nhóm họa sỹ:Tái hiện lại cảnh thiên nhiên miền tây và chân dung người lính bằng tranh vẽ. 19
  20. Nhóm ca sĩ: tái hiện bài thơ bằng một bản ráp . Nhóm thiết kế sơ đồ :tái hiện kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2