intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2" nhằm đề xuất một số biện pháp nhằm đề xuất giải pháp Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học sinh hiện nay giúp các em học sinh năm được thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ của bản thân, từ đó giáo dục cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sao cho trong sáng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 11 QUA HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 Môn: Ngữ văn Tháng 4/2022
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 11 QUA HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 Môn: Ngữ văn Người thực hiện: Phạm Thị Quỳnh Nghĩa Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Quỳ Hợp 2 Năm học: 2021-2022 Tháng 4/2022
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết thường Viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo viên SGV Sách giáo khoa SGK Trung học phổ thông THPT Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ĐNGVTHPT Bồi dưỡng chuyên môn BDCM Cán bộ quản lý CBQL Chuyên môn CM Giáo dục GD
  4. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2 III. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 2 V. Bố cục của đề tài........................................................................................................ 2 B. NỘI DUNG ............................................................................................................... 3 I. Cở sở lí luận ............................................................................................................... 3 1. Ngôn ngữ ................................................................................................................. 3 2. Năng lực, năng lực ngôn ngữ và năng lực ngôn ngữ trong môn Ngữ văn ............. 3 3. Trò chơi và vai trò của trò chơi trong dạy học Ngữ văn ......................................... 5 II. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 6 III. Giải pháp Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn qua hình thức tổ chức trò chơi. .......................................................................................... 9 1. Giải pháp 1: Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt. ............... 9 2. Giải pháp 2: Chuẩn bị và tổ chức tốt các trò chơi đã lựa chọn ............................. 10 3. Giải pháp 3: Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học ngữ văn nhằm phát triển ngôn ngữ cho học sinh ....................................................................................................... 11 IV. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 23 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng .................................................................................. 23 2. Thời gian thực nghiệm .......................................................................................... 23 3. Giáo án thực nghiệm ............................................................................................. 23 4. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................... 36 V. Hiệu quả mang lại của sáng kiến ......................................................................... 37 C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 40 1. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 40 2. Một số kiến nghị và đề xuất ..................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 43
  5. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Đổi mới phương pháp dạy học văn là đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá. Từ đó học sinh nắm được chương trình môn học, hiểu được giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chương góp phần bồi dưỡng tư tưởng nhân cách cho học sinh, năng lực tiếp cận văn chương, kỹ năng giao tiếp và tạo lập văn bản cho học sinh. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới chương trình giáo dục hiện hành từ giáo dục tiếp cận nội dung chuyển sang định hướng phát triển năng lực người học,có nêu “10 năng lực cốt lõi” của người học sinhtrong đó có năng lực phát triển ngôn ngữ. 2. Từ xa xưa, giá trị của ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày cũng đã được khẳng định: "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Ngôn ngữ là công cụ mà con người dùng để giao tiếp trong cuộc sống - là một trong những phương tiện hữu hiệu để đáp ứng được mục đích giao tiếp. Có ngôn ngữ thì mới có quan hệ xã hội và quan hệ xã hội chính là nơi để phát triển ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng tình cảm, trạng thái tâm lí và nguyện vọng của mình. Trong giao tiếp,ngôn ngữ giữ vai trò then chốt: một câu an ủi, động viên đúng lúc sẽ xoa dịu nỗi buồn của người khác; một lời khen ngợi, động viên kịp thời có thể là động lực để mỗi cá nhân cố gắng. Hơn thế, sử dụng ngôn từ khoa học, chính xác, linh hoạt sẽ chứng tỏ bản thân là người mạnh mẽ quyết đoán và tăng thêm niềm tin ở người xung quanh. 3. Để đạt hiệu quả trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân cần phải nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực ngôn ngữ bao gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ; năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. Để đạt được điều này đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ vựng nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được những quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Từ đó giúp HS hình thành năng lực đọc hiểu, năng lực nói, viết, năng lực đối thoại và tổ chức đối thoại. Về tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình…,thích “Học mà chơi - Chơi mà học” nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Ngữ văn chắc chắn sẽ tạo được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Xuất phát từ thực tế giảng dạy, căn cứ theo mục tiêu và quan điểm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn(2018), bản thân tôi trong dạy học đã có ý thức tìm tòi, học hỏi, lựa chọn và nghiên cứu đề tài Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ 1
  6. văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2 làm sáng kiến của mình trong năm học 2021 – 2022. Đề tài được tổ chuyên môn đánh giá cao và hội đồng khoa học Cấp trường ghi nhận và đề xuất xét sáng kiến dạy học cấp Ngành năm học 2021-2022. Đề tài là công trình của tôi chưa được cá nhân, tập thể và công trình khoa học giáo dục nào công bố trên các tài liệu, sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu 1. Đối với giáo viên Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ trong học sinh hiện nay ở các nhà trường. Đề xuất một số biện pháp nhằm đề xuất giải pháp “Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học sinh hiện nay” giúp các em học sinh năm được thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ của bản thân, từ đó giáo dục cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sao cho trong sáng. Nâng cao trình độ chuyên môn; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong giờ học Ngữ văn từ đó bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT. 2. Với học sinh Được bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân, rèn luyện tư duy ngôn ngữ khi nói và viết. III. Đối tượng nghiên cứu Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học sinh hiện nay IV. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến, tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau: a) Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu, suy luận... b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê. V. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài tập trung vào các phần chính: - Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến. - Đề xuất các biện pháp Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2 - Thực nghiệm sư phạm 2
  7. B. NỘI DUNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN 1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người cổ xưa có nhu cầu trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm... Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp, đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người; là phương tiện giao tiếp của xã hội và là công cụ tư duy của con người. Trong thời đại hiện nay, ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Trong cuốn “Ngôn ngữ học đại cương” Tác giả Bùi Ánh Tuyết đã nêu: “Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó” 2. Năng lực, năng lực ngôn ngữ và năng lực ngôn ngữ trong môn Ngữ văn a. Năng lực Hiện nay, định nghĩa về năng lực đã được các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội học, GD học, triết học, kinh tế học đưa ra. Theo quan điểm của các nhà tâm lí học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với các yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên, năng lực con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có phần lớn do lao động, học tập, rèn luyện mà thành. Năm 2001 tại Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của con người tại Hội đồng Châu Âu (OECD) trong bản tổng hợp, phân tích nhiều định nghĩa của các thành viên về năng lực, F.E. Weinert kết luận: Xuyên suốt quá trình dạy học năng lực được thể hiện như một hệ thống, khả năng, sự thành thạo, hoặc những kỷ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể. Cũng tại diễn đàn này, Denyse Tremblay cho rằng, năng lực là khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống. Trong cuốn chương trình giáo dục trung học (nguyên bản tiếng Pháp đã được dịch sang tiếng Việt), Bộ Giáo dục Quebec Canada định nghĩa năng lực là: “khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tương ứng với ngưỡng quy định khi bước vào thực tế lao động”. 3
  8. Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm cho tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận. Năng lực là: “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động”. Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên ) “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo Chương trình giáo dục phổ thông, năng lực được quan niệm là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể; phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng cụ thể như sau: Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. b. Năng lực ngôn ngữ Năng lực ngôn ngữ chính là các kiến thức về hệ thống ngôn ngữ và khả năng sử dụng tốt có hiệu quả (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả, từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản..), nó chính là cơ sở để chúng ta thực hiện giao tiếp. “Thế giới ngôn ngữ của con người được hình thành từ hai nửa, một nửa là năng lực ngôn ngữ(competence) thuộc phạm trù tâm lí và một nửa kia là sự vận dụng ngôn ngữ, tức là năng lực giao tiếp (pefomance) thuộc phạm trù xã hội”. N.Chomsky, người sáng lập ra lý thuyết Ngôn ngữ học tạo sinh, gọi năng lực ngôn ngữ là ngữ năng và năng lực giao tiếp là ngữ thi và ông quan niệm ngữ thi biểu thị cách dùng ngôn ngữ -hệ thống. Cũng theo N.Chomsky, ngôn ngữ là một hiện tượng tâm lý đặc thù, mang tính phổ quát. Tất cả các ngôn ngữ đều có cấu trúc nội tại giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở những chi tiết về cấu trúc bên ngoài. Ngôn ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ có tính bẩm sinh như các năng lực khác của con người. Nó là năng lực bí ẩn mà con người nhờ đó có được cấu trúc nội tại của ngôn ngữ và di truyền (truyền thụ) từ thế hệ này sang thế hệ khác. 4
  9. Năng lực ngôn ngữ rất quan trọng trong cách tiếp cận giao tiếp, hướng tới mục đích đạt được trình độ hiểu và sử dụng chính xác các diễn đạt ngôn ngữ. Trong giao tiếp, ngoài hành động “biểu đạt các ý định bằng hình thái ngôn ngữ thích hợp dựa trên kiến thức và kĩ năng về ngôn ngữ phù hợp với các ngữ cảnh giao tiếp” (tạo lập lời nói) còn phải bao gồm hành động nghe và đọc (tiếp nhận lời nói). Năng lực ngôn ngữ cũng được hiểu là khả năng sử dụng hệ thống kiến thức ngôn ngữ, hay “bộ mã ngôn ngữ” trong hoạt động thực tế. c. Năng lực ngôn ngữ trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường. Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người,…) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo,…). Để tạo lập được các văn bản trên, học sinh phải biết tạo lập ý, sắp xếp ý thành dàn bài, và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Trong Chương trình GDPT tổng thể 2018, cũng đưa ra yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ ở cấp trung học phổ thông là: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩcủa các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu). Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân. 3. Trò chơi và vai trò của trò chơi trong dạy học Ngữ văn a. Trò chơi Trò chơi là một loại hình giải trí, thư giãn, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Đây là hoạt động vui chơi giải trí của con người với mục đích “học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi sẽ lôi cuốn, hấp dẫn các em tham gia các hoạt động chủ yếu nhằm mục vui chơi giải trí và thư giãn sau 5
  10. những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Thông qua hoạt động trò chơi các học sinh sẽ được rèn luyện trí lực, thể chất và tạo cơ hội cho các em giao lưu hợp tác cùng nhau tham gia các hoạt động. b. Vai trò của trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn Trong môn Ngữ văn, trò chơi sẽ giúp các em thay đổi hình thức hoạt động, để tạo bầu không khí thoải mái, giảm bớt căng thẳng cho các em học sinh, từ đó tạo cho các em tính tự giác, tính tích cực và phát triển các năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Tham gia các hoạt động trò chơi trong các giờ học, không chỉ giúp các em học sinh hứng thú, giảm căng thẳng trong giờ học mà còn giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, tạo tâm thế để các em khắc sâu kiến thức một cách tốt hơn. Trò chơi trong học tập còn tạo điều kiện để học sinh tạo được sự đam mê, tính tự giác, sự kiên trì và tinh thần kỷ luật, tính hợp tác trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. c. Các trò chơi thường sử dụng trong môn Ngữ văn Trong dạy nói chung, dạy học môn Ngữ văn nói riêng, có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi: trò chơi ô chữ, lật mảnh ghép, điền bảng, hộp quà may mắn, …GV tùy vào nội dung bài học lựa chọn cách tổ chức trò chơi và thiết kế cho phù hợp. GV có thể tự sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với nội dung giờ học, các trò chơi này được đặt tên theo nguyên tắc phù hợp, kích thích được trí tò mò của học sinh. Chẳng hạn các tên trò chơi như: Hiểu ý đồng đội, tiếp sức, hái táo, hộp quà may mắn, đổi hình bắt chữ, chuyến xe vui vẻ… II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để có căn cứ cho việc đánh giá và đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn thông qua hình thức tổ chức trò chơi. Người viết đã tiến hành dự giờ một số tiết dạy trong môn Ngữ văn của đồng nghiệp trong nhà trường. Tôi đã dự giờ của cô giáo Đinh Thị Kiều – giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở bài : Chí Phèo của Nam Cao (Chương trình Ngữ văn 11). Trong tiết dạy, GV đã tổ chức khá tốt, nội dung khai thác đầy đủ nội dung và nghệ thuật của bài học từ đó giáo viên quan sát cách thức sử dụng ngôn ngữ của học sinh để có cách đề xuất các biện pháp để rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh. (Phụ lục 1 – phiếu dự giờ) Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã nắm bắt được cách sử dụng ngôn ngữ và coi đó là tiền đề đề xuất những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong học sinh hiện nay. Qua quan sát tôi nhận thấy, việc sử dụng ngôn ngữ của HS hiện nay cơ bản đã đảm bảo đúng theo chuẩn Tiếng việt về phát âm, dùng từ, đặt câu…nhưng vẫn còn một vài học sinh sử dụng chưa đúng theo chuẩn Tiếng việt. 6
  11. Để có cơ sở nghiên cứu khách quan và sát thực tiễn, tôi đã khảo sát 40 học sinh khi các em tổ chức tham gia các chơi trò chơi.... NỘI DUNG PHIẾU HỎI Nội dung khảo sát Có Không Muốn được tham gia các hoạt động tập thể Muốn tham gia trả lời câu hỏi khi tham gia các trò chơi Tham gia trò chơi là để rèn luyện khả năng giao tiếp và rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp. Khó khăn khi gia các trò chơi Không gặp khó khăn khi gia các trò chơi Muốn được tham gia trò chơi trong giờ học văn Kết quả: có 40 em thích tham gia các hoạt động tập thể, chiếm 100%; có 28 em muốn tham gia trả lời câu hỏi khi tham gia các trò chơi, chiếm 70%; và có 100% các em đều xác định mục đích tham gia hoạt động trò chơi là để rèn luyện khả năng giao tiếp trước đám đông và rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp; có 17 em, chiếm 42.5 % cho rằng nếu được tham gia hoạt động trò chơi em sẽ gặp khó khăn và có 23 em, chiếm 57.5% sẽ không gặp khó khăn khi tham gia các trò chơi. Có 100% các em đều trả lời muốn được tham gia trò chơi trong giờ học văn. Qua kết quả phiếu hỏi tôi nhận thấy: một số em đã có kỹ năng đọc diễn cảm rất tốt, biết đều chỉnh ngữ điệu khi trả lời các câu hỏi trong quá trình chơi trò chơi, có một vài em đã sử dụng lời nói cơ thể kết hợp với lời thuyết trình rất tốt trong quá trình giao tiếp. (Phụ lục 2- Phiếu hỏi) b) Những mặt hạn chế Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được như nêu ở trên vẫn còn một số hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ trong học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2 hiện nay. Qua trao đổi với GVCN và GVBM, theo dõi hoạt động tập thể và dự giờ tôi nhận thấy: Khi giao tiếp HS sử dụng ngôn ngữ theo trào lưu, dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Chẳng hạn như, việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”; gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít, k", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi”, thay vì nói “đồng ý” dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những 7
  12. cụm từ vô nghĩa như: “buồn như con chuồn chuồn”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián”… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngốc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),…Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” (xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Khi viết HS không viết theo chuẩn tiếng việt về chính tả, dùng từ, đặt câu: viết sai chính tả, viết tắt, rút gọn câu tùy tiện, không đúng văn cảnh. Không những vậy, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “bjo mk di dau”, “dzạy là zui ròi đó”, “m wen no tu bjo”,…", …hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat"… Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, dùng các từ ngữ thô tục khi trò chuyện với nhau. c) Nguyên nhân * Từ phía giáo viên Trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên nói ngọng, có một số ít GV nói tiếng địa phương khi giảng dạy. Chương trình môn học trong nhà trường chú trọng nhiều đến truyền đạt và đánh giá kiến thức ở các bộ môn, nên chưa có nhiều thời gian trong việc rèn kỹ năng cho HS thông qua các hoạt động thực tiễn hay trải nghiệm điều này cũng ảnh hưởng tới việc hình thành năng lực ngôn ngữ trong HS. * Từ phía gia đình Sự buông lỏng quản lý con cái của gia đình trong nếp “ăn nói, ứng xử” nên các em thoả sức ăn nói theo cách của mình. Có sự ảnh hưởng ngôn ngữ ở địa phương, nhiều gia đình sử dụng ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp, lâu dần trở thành thói quen. * Từ phía học sinh HS nhận thức chưa tốt trong việc sử dụng ngôn ngữ: không nhận biết được các chuẩn về tiếng Việt khi nói, khi viết, điều này dẫn đến việc viết sai và nói không đúng văn cảnh, không đúng phong cách ngôn ngữ… Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực, ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục; làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có; làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt; làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. 8
  13. Do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Từ đó, có những hành vi lệch chuẩn sau một thời gian tiếp cận nó. III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC MÔN NGƯ VĂN QUA HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI. 1. Giải pháp 1: Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt. Trong dạy nói chung, dạy học môn Ngữ văn nói riêng, có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi: trò chơi ô chữ, lật mảnh ghép, điền bảng, hộp quà may mắn, …GV tùy vào nội dung bài học lựa chọn cách tổ chức trò chơi và thiết kế cho phù hợp. GV có thể tự sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với nội dung giờ học, các trò chơi này được đặt tên theo nguyên tắc phù hợp, kích thích được trí tò mò của học sinh như: Hiểu ý đồng đội, tiếp sức, hái táo, hộp quà may mắn, đổi hình bắt chữ, chuyến xe vui vẻ…Khi thực hiện tổ chức trò chơi trong dạy học, GV cần bám sát vào yêu cầu cần đạt và nội dung phạm vi kiến thức trong bài học để lựa chọn trò chơi phù hợp. Các trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn vô cùng phong phú và đa dạng, ngoài việc lựa chọn trò chơi phù hợp với phạm vi kiến thức, GV cần phải có kỹ năng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách sáng tạo, không máy móc và không thường xuyên lặp lại, thì vận dụng mới có hiệu quả trong dạy học và giáo dục. Chương trình môn Ngữ văn lớp 11 được xây dựng với các phần: Phần văn học trung đại là hai bài học mang tính khái quát Ôn tập văn học trung đại và Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Phần Văn học trung đại tìm hiểu một số tác phẩm, trích đoạn có giá trị của một số tác giả lớn ở với các thể loại tiêu biểu như: Kí sự có đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác); Thơ thất ngôn luật Đườn có Tự tình II - Hồ Xuân Hương, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Thương vợ - Trần Tế Xương…; Văn xuôi lãng mạn có Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân. Thơ lãng mạn: Hầu trời – Tản Đà, Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử…Văn xuôi hiện thực: Chí Phèo – Nam Cao, trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan.Văn học cách mạng: Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu, Chiều tối – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu…Ngoài ra còn có các bài học về Tiếng việt, làm văn và Văn học ngước ngoài. Với sự phong phú và đa dạng của các thể loại, các tác giả và tác phẩm văn học như vậy thì việc lựa chọn các trò chơi phù hợp cũng vô cùng đa dạng. GV phải căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn và thiết kế các trò chơi, sao cho phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, tăng hứng thú cho học sinh và đặc biệt là các trò chơi đó phải hướng tới hình thành ngôn ngữ trong các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Chẳng hạn khi dạy phần văn học sử có hai bài. Bài 1: Ôn tập văn học trung đại. Với mục tiêu cần đạt của bài học là Nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong Chương trình Ngữ văn lớp 9
  14. 11. Hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả,tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. Bài 2:Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Mục tiêu cần đạt của bài học là: Thấy được diện mạo một nền văn học mới: sự hiện đại, tốc độ phát triển và sự phân hoá sâu sắc. Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới. Các bài ở phần văn học sử đều là các bài học mang tính khái quát. Vì vậy, tác giả sáng kiến lựa chọn trò chơi giải ô chữ hoặc thiết kế các trò chơi theo qui trình bốn phần của “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học, từ đó hình thành Năng lực tư duy vận dụng tạo lập kiến thức mới để từ đó tạo lập văn bản. Với các tác phẩm thơ và văn xuôi nên lựa chọn các trò phù hợp với từng nội dung như chơi đóng vai nhân vật chính, sân khấu hóa đoạn trích, lật mảnh ghép tìm ý thơ, đuổi hình bắt chữ tìm từ khóa liên quan… 2. Giải pháp 2: Chuẩn bị và tổ chức tốt các trò chơi đã lựa chọn Trò chơi vừa là một phương pháp giáo dục, vừa là một hoạt động vui chơi giải trí. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, việc lồng ghép các trò chơi trong dạy học nói chung và trong môn ngữ văn nói riêng có ý nghĩa vô cùng tích cực, nó không chỉ tăng hững thú cho học sinh mà còn phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho các em, đồng thời tạo tâm thế khởi đầu tốt nhất để các em nắm bắt kiến thức, hình thành kỹ năng, năng lực và phẩm chất từ đó phát triển nhân cách. Trong dạy học lồng ghép trò chơi, GV chỉ nên xem trò chơi là một hình thức tổ chức để tăng hứng thú cho học sinh trong một phạm vi kiến thức nhỏ của bài học, để triển khai ở từng bước trong bài học như: giới thiệu chung, các ngữ liệu phần đọc hiểu văn bản, hoạt động luyện tập hay củng cố bài học. GV chỉ nên tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một tiết học khái quá hay ôn tập. Do đặc thù của bộ môn, ở mỗi phân môn Đọc văn,Tiếng việt, Làm văn, GV lựa chọn và thiết kế trò chơi theo các định hướng như: Ô chữ, Hùng biện, Tiếp sức, Điền bảng, Lắp ghép, Ai là triệu phú, Rung chuông vàng… Quy trình chuẩn bị và tổ chức ở mỗi trò chơi sẽ khác nhau, nhưng cần phải trải qua các bước sau: Bước 1: Giáo viên lựa chọn và thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài học hay phạm vi kiến thức trong bài học. - Tìm hiểu nội dung để nắm rõ mục tiêu cần đạt - Nghiên cứu thực tế lớp học: xem có học sinh khuyết tật không, nhu cầu, sở thích, hoàn cảnh …Tìm hiểu xem học sinh lớp yếu ở mạch kiến thức nào, để lựa chọn trò chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một cách chắc chắn. Bước 2: Giáo viên rõ nêu thể lệ trò chơi (luật chơi) 10
  15. Bước 3: Học sinh tiến hành chơi trò chơi (với tư cách một cá nhân hoặc một nhóm), dưới sự kiểm soát của giáo viên hoặc GV đứng ra hướng dẫn HS tổ chức chơi. Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét ưu điểm, hạn chế và các kiến thức cần chốt lại trong bài học thông qua trò chơi, cho điểm hoặc phát thưởng tùy theo sự đóng góp của mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm. Lưu ý: Khi tổ trò chơi diễn ra, GV phải quan sát và ghi chép kỹ lưỡng việc sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ giao tiếp…để có căn cứ nhận xét kỹ lưỡng việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh. 3. Giải pháp 3: Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học ngữ văn nhằm phát triển ngôn ngữ cho học sinh a) Trong phân môn Đọc văn Tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải. * Trò chơi ô chữ Dựa vào mục tiêu và nội dung bài học, GV lựa chọn và thiết kế nội dung ô chữ phù hợp. Yêu cầu của trò chơi: GV cần thiết kế các câu hỏi lần lượt theo hàng ngang, và có một câu hỏi từ khóa (hàng dọc), học sinh lựa chọn câu hỏi và trả lời, khi học sinh trả lời đúng tiếp tục có quyền lựa chọn câu tiếp theo, nếu học sinh trả lời sai thì chuyển quyền trả lời cho bạn khác hoặc tiến hành hỏi câu hỏi khác. Nếu không trả lời được theo thời gian qui định thì phải nhường lượt cho học sinh khác tiếp tục trò chơi. Học sinh nào tìm được kiến thức ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc. Khi dạy truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, GV đã tổ chức trò chơi giải ô chữ trong hoạt động khởi động và trong nội dung tìm hiểu về Bá Kiến. Hoạt động khởi động: Trò chơi giải ô chữ được tiến hành với các câu hỏi sau: Câu 1: gồm 15 chữ cái. Nam Cao là nhà văn thuộc trào lưu văn học nào? Đáp án: HIỆN THỰC PHÊ PHÁN Câu 2: gồm 7 chữ cái.Tác phẩm của nhà văn Nam Cao được đánh giá là một kiệt tác trong VH Việt Nam hiện đại? Đáp án: CHÍ PHÈO 11
  16. Câu 3: gồm 6 chữ cái.Ai là người đẩy Chí Phèo vào tù Đáp án: BÁ KIẾN Câu 4: gồm 5 chữ cái. Ai là người có ý nghĩa thức tỉnh khao khát được uay trở về xã hội loài người ở Chí Đáp án: THỊ NỞ Câu 5: gồm 11 chữ cái. Trong tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo được ăn thứ gì mà lần đầu người khác đem cho mà không cần cướp giật? Đáp án: BÁT CHÁO HÀNH Câu 6: gồm 6 chữ cái. “Cảnh éo le, mâu thuẫn dấn đến đau thương” là định nghĩa cho khái niệm gì? Đáp án: BI KỊCH Câu 7: gồm 14 chữ cái. Sự thay đổi của Chí Phèo từ người nông dân đến con quỷ dữ được gọi là gì? Đáp án: QUÁ TRÌNH THA HÓA Câu 8: gồm 16 chữ cái. Sự thay đổi của Chí Phèo từ con quỷ dữ của làng Vũ Đại đến khao khát làm hòa với mọi người khao khát quay trở lại cuộc sống xã hội làm người được gọi là gì? Đáp án: QUÁ TRÌNH THỨC TỈNH Ô chữ tìm hiểu về nhân vật Bá Kiến Tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật, cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Hàng thứ 1: Từ ngữ chỉ sự độc ác và hung bạo. → TÀN BẠO Hàng thứ 2: Từ ngữ chỉ sự khéo léo để lừa đảo. → XẢO QUYỆT Hàng thứ 3: Kiểu nhà nước nào là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người? → PHONG KIẾN Hàng thứ 4: Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau: Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong … giết người không dao. → NHAM HIỂM Hàng ngang 5: Từ ngữ chỉ sự gian manh, lừa lọc. → ĐỂU CÁNG Hàng ngang 6: Từ ngữ chỉ cách hành động theo chiều hướng chuyển thiệt hại của người khác thành lợi ích của mình. → THỦ ĐOẠN → Từ ngữ ở ô chữ hàng dọc là: BÁ KIẾN Từ việc tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật, giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra những ý kiến then chốt về bản chất con người Bá Kiến. 12
  17. Năng lực ngôn ngữ được hình thành: Khi tổ chức trò chơi giỏi Ô chữ, năng lực ngôn ngữ đầu tiên được hình thành cho học sinh là năng lực nhận biết từ ngữ, tư duy ngôn ngữ. Thông qua các ngữ liệu hỏi, học sinh xâu chuỗi vấn đề và tìm ra từ ngữ phù hợp điền vào ô chữ. * Trò chơi điền bảng (phiếu học tập) Trò chơi này thường sử dụng trong tìm hiểu bài mới, các bài ôn tập, củng cố bài học. Thay cho việc lập bảng, giáo viên thiết kế những phiếu học tập cho học sinh điền vào phiếu theo yêu cầu. Mục tiêu cuối cùng là học sinh thống kê được kiến thức. Để tham gia tổ chức trò chơi này, GV Chuẩn bị một bảng (phiếu học tập) trong đó chỉ có đề mục và các tiêu chí cần thực hiện. Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được học sinh nghiên cứu và hoàn thiện. Khi dạy truyện ngắn Chí Phèo, ở nội dung quá trình tha hóa của Chí Phèo: Giáo viên đưa ra các câu hỏi: khi ở tù Chí đã có những biến đổi như thế nào? Tiếng chửi của Chí nói lên điều gì? GV yêu HS đọc văn bản kết hợp với phần chuẩn bị phiếu học tập ở nhà trả lời theo một số câu hỏi gợi ý để tìm hiểu khái quát về quá trình tha hóa của Chí Phèo như sau: + Giai đoạn 1: Từ người nông dân lương thiện bị tha hóa thằng lưu manh. + Giai đoạn 2: Từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ. GV sử dụng Phiếu học tập sau: Phương diện Nhân hình Nhân tính Giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Hệ quả của sự tha hóa Khi dạy Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, GV thiết kế các phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 YÊU CẦU: 1. Tìm hiểu trước ở nhà về nhà thơ Hàn Mặc Tử, xuất xứ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và “nhân vật nữ bí ẩn” có liên quan đến tác giả và bài thơ này. Sau đó điền vào khung những thông tin quan trọng mà em tìm được. 2. Vẽ mũi tên thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố trong hình. 13
  18. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Làm việc theo nhóm, đọc khổ thơ 1: - Tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả con người thôn Vĩ. - Liệt kê các biện pháp tu từ trong khổ 1. 2. Theo em, ai là người đặt ra câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Vì sao em nghĩ như vậy? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Cảm nhận của em về thiên nhiên và con người nơi thôn Vĩ ............................................................................................................................. 14
  19. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Năng lực ngôn ngữ được hình thành: Khi tổ chức trò chơi “Điền bảng” giáo viên giúp học sinh hình thành năng lực liên tưởng, tưởng tượng ngôn ngữ và năng lực tái hiện bằng ngôn ngữ. Học sinh sẽ sử dụng liên tưởng, tưởng tượng để biểu đạt ngôn ngữ và mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Với hai năng lực này, giáo viên định hướng cho học sinh phát hiện các tín hiệu thẩm mĩ. Sau đó yêu cầu học sinh xác lập mối liên hệ giữa các tín hiệu thẩm mĩ đó và tái hiện nó bằng ngôn ngữ rồi thực hiện điền vào bảng. * Trò chơi đuổi hình bắt chữ Ở trò chơi này, GV tổ chức hoạt động cá nhân. Đặc điểm của trò chơi là: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nhìn hình bắt chữ” đoán ra chữ. Giáo viên đưa ra những hình ảnh có tính chất gợi mở, học sinh dễ dàng thực hiện yêu cầu của GV với sự hào hứng, nhiệt tình Chuẩn bị: GV chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến bài học. Bức tranh có thể trình bày trên powerpoin Các câu hỏi ở mỗi miếng ghép có thể sử dụng nhiều loại câu khác chơi. Luật chơi: Cả lớp cùng chơi chọn số ngẫu nhiên. Người chơi nhìn vào hình ảnh trong 10 giây và liên tưởng đến một từ, cụm từ, Sau đó đoán đúng đáp án, cụm từ đó, nếu sai người chơi phải nhường phần trả lời cho người chơi khác. Dành quyền trả lời bằng hình thức giơ tay. Có thể vận dụng ở các phần khác nhau trong bài giảng. Tạo hứng thú cho học sinh. Giúp các em thêm yêu thích môn học. Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết. Khi dạy bài Từ ấy của Tố Hữu, trong phần hoạt động mở đầu bài học, tôi đã tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” LUẬT CHƠI -Người chơi nhìn vào các hình ảnh giáo viên đưa ra và liên tưởng đến một từ, cụm từ, sau đó đoán đúng đáp án, cụm từ đó, nếu sai người chơi phải nhường phần trả lời cho người chơi khác. Dành quyền trả lời bằng hình thức giơ tay. - Thời gian suy nghĩ trả lời: 10 giây. Câu hỏi 1: Đây là ai? (gợi ý: một tác giả văn học thuộc xu hướng Văn học cách mạng) 15
  20. Đáp án: NGUYỄN KIM THÀNH Câu hỏi 2: Đây là gì? Đáp án: ĐẢNG CỘNG SẢN Câu hỏi 3: Đây là gì? Đáp án: MÁU LỬA Câu 4: Đây là gì? Đáp án: LÍ TƯỞNG 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2