Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT
lượt xem 3
download
Sáng kiến "Nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết về ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khoẻ nếu ta không có nhận thức và ứng xử đúng; giúp các em nhận thức đúng về ý nghĩa của vấn đề phân loại rác tại nguồn và xử lí rác, thì sẽ có những hành động cụ thể, đúng đắn để giải quyết bài toán về rác thải trong trường học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI TẠI TRƢỜNG THPT Lĩnh vực: Kỹ năng sống Năm học: 2023- 2024
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI TẠI TRƢỜNG THPT Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả: Nguyễn Thị Hằng - GV Trƣờng THPT Lê Viết Thuật Số điện thoại: 094.8237.486 Năm học: 2023- 2024
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài.1 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 2 2.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 3. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 4. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 1. Cơ sở lý luận ……………………………… ........................................................ 4 1.1. Một số khái niệm liên quan. ............................................................................................4 1.2. Vấn đề phân loại, xử lí rác thải...................................... .......................... ..........6 2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………….... ..................................... 6 2.1. Thực trạng về nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải nói chung .............................................................. 6 2.2. Thực trạng về nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT ................. ................................ 7 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT .......................... 7 3. Một số biện pháp góp phần nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT .................. 12 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền về việc phân loại, xử lí rác thải, bảo vệ môi trường ...................................................................................................................... 12 3.2. Tạo lập hòm thư góp ý và kí cam kết thực hiện ............................................ 16 3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ... ............................................................. .18 3.3.1. Thành lập câu lạc bộ Hạc giấy ..................................................................... .18 3.3.2. Thành lập đội tình nguyện............................................................................ .19 3.3.3. Tổ chức hoạt động thi đua nêu gương chuyên đề... ..................................... .20 3.3.4. Tổ chức sự kiện triển lãm tranh ảnh ............................................................. 21 3.3.5. Tổ chức cuộc thi “ Chúng tôi với trường học xanh - sạch - đẹp” ................ 22 3.4. Tích hợp giáo dục việc phân loại xử lí rác thải, bảo vệ môi trường trong một số hoạt động và môn học ............................................................................................. 24
- 3.5. Tăng cường công tác quản lí, đưa vào quy chế thi đua, khen thưởng... ......... .28 4. Kết quả đạt được ................................................................................................. 29 4.1. Kết quả đánh giá .............................................................................................. 29 4.2. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.... ..... 30 4.3. Hiệu quả đóng góp và ý nghĩa của đề tài.................................................... .... .35 5. Khả năng áp dụng, nhân rộng và hướng phát triển ............................................ 35 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 36 1. Phạm vi và mức độ ứng dụng của đề tài ............................................................. 36 2. Kết luận, kiến nghị và đề xuất ............................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ....... ............................................................................... Phụ lục 1. Một số hình ảnh, bài viết tuyên truyền.......................................... ...... PL1 Phụ lục 2. Một số sản phẩm cuộc thi và kế hoạch bài dạy tích hợp .................... PL2 Phụ lục 3. Một số mẫu phiếu, bảng biểu, sơ đồ ................................................... PL3
- DANH MỤC VIẾT TẮT 1. GV: Giáo viên 2. HS: Học sinh 3. HS THPT: Học sinh trung học phổ thông 4. THPT: Trung học phổ thông
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Môi trường đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Sự nóng lên của trái đất. Đại dương oằn lên kêu cứu… Và rác thải đang trở thành vấn nạn của toàn xã hội. “Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng 1/2017 tại Thụy Sĩ đã đưa ra nhận định, nếu không có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, các đại dương bị ô nhiễm nặng nề, trái đất sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn cả cá” (Rác thải - thách thức môi trường nghiêm trọng trên toàn cầu - Hồng Vy biên dịch). Trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường, “giải quyết vấn nạn rác thải” “làm thế giới sạch hơn” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các yếu tố khách quan như sự tác động của gia đình, yêu cầu của xã hội; yếu tố chủ quan của học sinh như năng lực tự nhận thức, tự quản bản thân, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo… đều có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức, ứng xử đúng của học sinh trong phân loại, xử lí rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Trong đó, yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp tới nhận thức và ứng xử đúng của học sinh trung học phổ thông (THPT) đối với môi trường. Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng nhận thức, ứng xử của học sinh THPT với môi trường thực hiện tại các trường THPT ở thành phố Vinh và các huyện lân cận, có thể thấy, nếu học sinh được giáo dục tốt về mặt ý thức, đạo đức, nhân cách, nếu họ nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường, xã hội, họ sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Để học sinh THPT có nhận thức, ứng xử và hành động đúng với môi trường, tự nguyện, tự giác, tích cực, chủ động trong phân loại, xử lí rác phải trong trường học, phải xây dựng được hệ thống giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn. Các biện pháp cần được tiến hành đồng bộ trong các môi trường và thực hiện một cách linh hoạt thì mới đem lại hiệu quả. Nhận thức đúng thì sẽ ứng xử đúng. Nhưng từ nhận thức đến thái độ, hành vi ứng xử có văn hoá là một quá trình lâu dài. Với mong muốn, mỗi công dân nói chung và học sinh nói riêng đều nhận ra về vấn đề cấp thiết, nóng bỏng của xã hội hiện nay, đó là cần giảm thiểu lượng rác và sự ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường, có những hành động cụ thể, đúng đắn trong phân loại, xử lí rác thải, góp phần bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu, sự nóng lên của toàn cầu. Chúng tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân đã thực hiện trong thời gian qua với đề tài “Nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trường THPT”. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Giúp cho học sinh có hiểu biết về ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khoẻ nếu ta không có nhận thức và ứng xử đúng. - Nếu các em học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa của vấn đề phân loại rác tại nguồn và xử lí rác, thì sẽ có những hành động cụ thể, đúng đắn để giải quyết bài toán về rác thải trong trường học. 1
- - Đề tài không chỉ mang lại những lợi ích nhất định về kinh tế mà quan trọng hơn là cả là lợi ích về môi trường, văn hoá, xã hội, hình thành lối sống, cách ứng xử văn minh cho học sinh với môi trường qua hành động phân loại, xử lí rác. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để học sinh có nhận thức và ứng xử đúng với môi trường thông qua hành vi phân loại, xử lí rác thải 2.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: +Nguồn rác: rác thải từ trường học + Học sinh trường THPT - Khách thể: + Thực nghiệm tại trường THPT tại trường trường THPT Lê Viết Thuật. + Áp dụng thực hiện ở một số trường như: THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Phạm Hồng Thái, THPT Phan Thúc Trực, THPT Diễn Châu 4, THPT Yên Thành 2, THPT Nghi Lộc 4… -Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2022 - 2023 và tiến hành thực nghiệm sư phạm rộng rãi tại các trường từ năm học 2022 đến nay. Quá trình hoàn thiện xử lý số liệu và hoàn thành đề tài vào năm học 2023- 2024. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy là phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp thực tiễn như phương pháp điều tra, phỏng vấn, hỏi chuyên gia, trưng cầu ý kiến; phương pháp quan sát, phương pháp xử lý toán thống kê và phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2.4.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Xem xét, lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất trong tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Trong đề tài, chúng em có sử dụng nguồn tài liệu sách, báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên qua đến đề tài để có thể so sánh các nghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài. 2.4.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến + Mục đích: Tìm hiểu vấn đề tự nhận thức, cách ứng xử của học sinh THPT với môi trường qua hành vi phân loại, xử lí rác thải + Nguyên tắc: Khách thể tham gia điều tra lựa chọn các phương án trả lời một cách khách quan, độc lập, không trao đổi kết quả với nhau. + Nội dung: có phụ lục kèm theo. + Cách tiến hành: phát phiếu điều tra cho 320 học sinh các trường THPT ở thành phố Vinh. Học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra. 2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn - Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu về phân loại, xử lí rác thải của học sinh các trường THPT ở thành phố Vinh. - Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, người được phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề người phỏng vấn đưa ra. - Nội dung (kèm theo phụ lục) - Cách tiến hành: phỏng vấn 1 số học sinh, 1 cán bộ quản lý, 2 giáo viên chủ 2
- nhiệm, 1 cán bộ đoàn. Người phỏng vấn ghi chép hệ thống các nội dung trao đổi. 2.4. 4. Phƣơng pháp quan sát - Mục đích: Kiểm nghiệm hoạt động của các phương pháp được đề xuất nhằm nâng ý thức trách nhiệm và kĩ năng phân loại, xử lí rác thải cho học sinh THPT - Nguyên tắc: Xác định rõ đối tượng quan sát, mục đích, nhiệm vụ quan sát, ghi lại kết quả (biên bản) quan sát bằng máy ảnh, bằng tốc kí… - Nội dung: nội dung thực nghiệm ở phần II. - Cách tiến hành: Tiến hành quan sát nhiều đối tượng trong một lần và quan sát nhiều lần về một đối tượng học sinh dưới hình thức quan sát từ bên ngoài (quan sát thâm nhập, quan sát công khai, quan sát không thâm nhập) 2.4.5. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá 2.4.6. Phƣơng pháp thống kê, phân loại 3. Tính mới của đề tài - Là đề tài đầu tiên của nhóm tác giả và cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. - Đề tài đã xây dựng được các nội dung và biện pháp để nâng cao nhận thức và ứng xử đúng cho học sinh trong việc phân loại và xử lí rác thải, từ đó góp phần bảo vệ môi trường. 4. Đóng góp của đề tài Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức và có ứng xử đúng để bảo vệ môi trường. - Ý nghĩa thực tiễn: Có những nghiên cứu, ứng dụng mô hình thực hiện đề tài, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu, từ đó có thể: + Giúp học sinh nhận thức, ứng xử với môi trường, có trách nhiệm bảo vệ môi trường qua hành vi phân loại, xử lí rác thải ở trường học. + Xây dựng những công dân có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò, trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội đối với việc giáo dục, khả năng tự giáo dục của chính học sinh trong hoạt động phân loại, xử lí rác thải, bảo vệ môi trường. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm liên quan * Nhận thức Nhận thức là quá trình phản ánh, tái tạo lại hiện thực trong tư duy của con người trên cơ sở của thực tiễn, xã hội. Con người là chủ thể tích cực, sáng tạo của nhận thức. Nhận thức dẫn đến hành động đúng và ngược lại. Trong đó thực tiễn vừa là mục đích của nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí của nhận thức. * Hành động Hành động có thể được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào mà chúng ta thực hiện để đạt được mục tiêu hoặc tác động lên môi trường xung quanh. Hành động không chỉ đơn thuần là những việc làm mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về việc thực hiện và thể hiện ý chí, quyết tâm và khả năng thay đổi. * Nâng cao Nâng cao là một khái niệm quan trọng trong cuộc sống và học tập, diễn tả sự cao hơn về mức độ so với mức cơ bản, đòi hỏi khả năng giải quyết cao hơn, làm tăng thêm. Nó đề cập đến việc cải thiện và phát triển bản thân, cả về kiến thức, kỹ năng và tư duy. Nâng cao không chỉ đơn thuần là việc học thêm kiến thức mới, mà còn là quá trình tự hoàn thiện và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. * Môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng Cuốn sách Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của tác giả Lê Văn Khoa (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam). Tác giả Lê Văn Khoa với cuốn sách Môi trường và ô nhiễm, NXB giáo dục, 1995. Ô nhiễm môi trường, sự cảnh báo (Nxb Phụ nữ). Con người và môi trường (Hoàng Hưng và Nguyễn Thị Kim Loan, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các cuốn sách trên đề cập đến các vấn đề chung về bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, hoặc giới thiệu các văn bản liên quan đến chính sách môi trường và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP). Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Bảo vệ môi trường trở thành chương trình chiến lược quốc gia. Cho nên nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của gia đình, nhà trường, xã hội. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạ ch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi t rường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, s ử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Theo khoản 1 Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ: Bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ đồng thời là trách nhiệm của mọi cơ quan, mọi tổ chức, của cả cộng đồng dân cư lẫn hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm 4
- không của riêng một ai. Tất cả mọi người đều phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp. *Phân loại Phân loại là chia thành nhiều loại khác nhau. Phân loại là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng để phân chia, sắp xếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục đích phân loại. * Rác thải Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ, thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Theo Nguyễn Xuân Nguyên, “chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn…”. Rác thải là hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ từ Cát, đá, gạch vụn, xà bần, đất vụn, quần áo, vải vóc, bông băng, băng gạc,thuốc, vỏ kim tiêm, gang tay đã qua sử dụng. Chúng bao gồm các dạng: dạng rắn, lỏng, khí. * Thu gom, phân loại, xử lí rác thải (chất thải) Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau. Xử lí chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách li, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. * Học sinh THPT Học sinh THPT là những học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Ở độ tuổi này, học sinh có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí, thể chất, có khả năng tư duy logic, tư duy trừu tượng, sáng tạo, các năng lực như nhận thức, giao tiếp, năng lực thích ứng xã hội…phát triển cao. Tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể; hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp; Học sinh THPT có khả năng tư duy logic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Lứa tuổi học sinh THPT cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan. Đó là hệ thống các quan điểm về xã hội, về tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc về ứng xử…; Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông rất phong phú và muôn màu. Ở lứa tuổi này, nhu cầu tình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn ở giai đoạn trước. Tình yêu nam nữ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này. 5
- 1.2. Vấn đề phân loại, xử lí rác thải Nhiều nước trên thế giới hiện nay coi phân loại rác là vấn đề văn hoá. Giáo dục ý thức phân loại rác thải được thực hiện từ lúc nhỏ. Ở Việt Nam, những năm gần đây, vấn đề phân loại, xử lí rác thải nhằm bảo vệ môi trường được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền đề cao. Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định của chính phủ, có quy định về vấn đề phân loại rác thải tại nguồn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chất thải rắn sinh hoạt được quy định thu gom theo 3 loại: Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân huỷ (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); nhóm chất thải có khả năng sử dụng, tái chế (nhóm giấy, kim loại, cao su, ni lông, thuỷ tinh), nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). Một số công trình, dự án khoa học, bài báo của các nhà nghiên cứu, giáo dục, sinh viên, học sinh đề cập nhiều đến thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt ở đô thị, ở nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để thực hiện thành công vấn đề thu gom và phân loại rác như: Hiện trạng và giải pháp quản lí, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên (Nguyễn Ngọc Nông, 2011). Dự án thu gom và phân loại và xử lí chất rắn tại nguồn (Tác giả Đinh Xuân Thắng, viện môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường ở thành phố Cao Lãnh (Nguyễn Văn Đúng, Hội nghị KHXH Nam Bộ, 2008) Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu về mặt lí luận, dựa trên thực trạng nhận thức, cách ứng xử với môi trường qua hành vi phân loại, xử lí rác thải của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện lân cận, chúng em đề xuất các biện pháp cụ thể và áp dụng một cách linh hoạt, qua đó giúp các em học sinh có nhận thức, ứng xử đúng và hành động văn minh trong hoạt động phân loại rác thải tại nguồn, xử lí rác thải. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về nhận thức và hành động bảo vệ môi trƣờng cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải nói chung. . Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định rõ việc phân loại rác tại nguồn cụ thể tại khoản 1 điều 75 và đến ngày 1/1/2025 có hiệu lực để có lộ trình chuẩn bị. Rác thải cụ thể chia ra gồm 3 loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Ngày 10/1/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, theo đó các địa phương có trách nhiệm vận dụng phù hợp đối với các quy định về vận chuyển, thu gom rác thải rắn sinh hoạt. Theo thống kê của Bộ TNMT, mỗi ngày, cả nước phát sinh hơn 60.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó rác hữu cơ chiếm từ 54 - 65% ; 35 - 45% còn lại là rác vô cơ rất khó phân hủy, trong đó chỉ có 8 - 18% lượng rác thải được thu gom và tái chế; có hàng triệu tấn rác thải không được phân loại và xử lý đúng cách. Khu đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Trong đó, 13% rác thải được đốt, 16% được chế biến, khoảng 71% được chôn lấp. Điều này tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái và cuộc sống của chính chúng ta. 6
- Thời gian để một chiếc túi nilon phân hủy khoảng 45 năm; vi nhựa từ các ly trà sữa mất khoảng 73 năm , ống hút nhựa từ 100 - 500 năm; chai nhựa 500 - 1000 năm và thủy tinh tốn đến 1 triệu năm để tiêu biến hoàn toàn. Do quá trình phân hủy lâu và việc không xử lý rác thải đúng cách tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Hàng triệu tấn chất thải xả trực tiếp ra biển gây ô nhiễm trầm trọng, làm chết hàng triệu sinh vật biển; hơn thế nữa, các vi nhựa xâm nhập vào các sinh vật biển và theo chuỗi thức ăn sẽ quay ngược lại để đi vào cơ thể con người gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Việc đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon… sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, hydrocacbon, benzen, dioxin… là những chất rất độc hại đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người như gây khó thở, viêm đường hô hấp, ung thư... Bên cạnh rác thải nhựa, thì khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi đang là một mối đe dọa đến môi trường. Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên. Chúng còn là nơi phát sinh nguồn bệnh vì các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang... Khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi là mối nguy hiểm tiềm tàng gây lây lan dịch bệnh, đồng thời là một mối nguy cho môi trường biển và các sinh vật biển. Thực trạng là như cậy nhưng chuyện phân loại rác dù đã được đề cập từ lâu nhưng gần như không được thực hiện. Các loại rác được quét dọn thu gom chung và nhiều lúc vứt bừa bãi ra đường. Có nhiều nơi có đặt thùng rác công cộng nhưng một số người thiếu ý thức hoặc lười biếng cứ tiện tay là ném khi chạy xe ngang qua. Tất nhiên là có nhiều túi rác không chỉ không vào đúng thùng rác đã ghi rõ loại mà còn rơi vãi tung tóe ra đường rất nhếch nhác, phản cảm. Công việc phân loại chủ yếu do các nhân viên vệ sinh môi trường thực hiện. Tuy nhiên, với khối lượng công việc lớn, lại vất vả nên hầu hết rác thải sẽ được chuyển thẳng đến các nhà máy xử lý. Nếu người dân phân loại rác ngay từ đầu thì việc xử lý rác sẽ dễ dàng hơn. Phân loại rác tại nguồn là chủ trương đúng, song cần thời gian và tăng ý thức thì mới hình thành được thói quen không chỉ cho người trẻ. Gần đây,việc tuyên truyền, phát tờ rơi, dựng các thùng rác có ghi rõ các loại rác tái chế, nguy hại… thì người dân bắt đầu có ý thức trong việc phân loại rác thải. 2.2. Thực trạng nhận thức và hành động bảo vệ môi trƣờng cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trƣờng THPT 2.2.1.Thành phần, khối lƣợng rác chủ yếu tại các trƣờng THPT ở thành phố Vinh - Rác có thể tái chế, sử dụng: + Giấy các loại (giấy báo, sách cũ, tờ rơi quảng cáo, thùng giấy carton, bì bưu thiếp đã qua sử dụng…); + Đồ nhựa: ghế, thau, chậu nhựa hỏng; lon, chai nước ngọt, nước khoáng…; + Kim loại; + Túi ni lông. - Rác hữu cơ dễ phân huỷ: lá cây, hoa, cỏ, thức ăn thừa,…. - Rác đốt được: Cành cây tỉa; giấy ăn; vỏ kẹo… - Rác không đốt được: gạch, đá, đồ sành sứ vỡ, cốc, li thuỷ tinh vỡ … 7
- Qua khảo sát thực tế lượng rác có khả năng tái chế và rác hữu cơ chiếm tỉ lệ cao (3/4). Đây là nguồn tài nguyên, nếu tận dụng thì không chỉ mang lại lợi ích nhất định về kinh tế mà còn ý nghĩa tích cực đối với môi trường. Một số hình ảnh rác thải ở trường THPT 2.2.2. Khảo sát về phân loại rác thải ở trƣờng THPT * Khách thể nghiên cứu: Để tìm hiểu thực trạng về việc phân loại rác thải, chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 360 người, gồm 26 cán bộ giáo viên và 278 học sinh ở các trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Diễn Châu 4, THPT Phan Thúc Trực, THPT Huỳnh Thúc Kháng… Khách thể nghiên cứu Số lượng Đơn vị CB – GV 26 -Trường THPT Lê Viết Thuật Học sinh 272 -Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Trường THPT Phan Thúc Trực - Trường THPT Diễn Châu 4 - Trường THPT Nghi Lộc 4 -… * Phiếu khảo sát: Để hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân và từ đó đề ra giải pháp phù hợp về vấn đề phân loại rác thải tại nguồn, chúng tôi tiến hành khảo sát với hệ thống câu hỏi trong phiếu thu thập thông tin, điều tra bảng hỏi như sau(PL3): 8
- Câu 1: Em đã hiểu về vấn đề phân loại rác thải tại nguồn ở mức độ như thế nào? Hiểu rất rõ Hiểu rõ Chưa hiểu rõ Không hiểu Câu 2: Mức độ quan tâm của em đến vấn đề phân loại rác thải ở trường học như thế nào? Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm Không quan tâm Câu 3: Theo em, việc phân loại rác thải ở trường học có thực sự cần thiết không? Cần thiết Rất cần thiết Không cần thiết Câu 4. Các loại rác như giấy vụn, túi ni lông… ở trường bạn thường được xử lí như thế nào? Đốt Phân loại để tái sử dụng Vứt đi Câu 5: Theo em, phân loại rác đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường học đường như thế nào? Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả Câu 6: Em đã bao nhiêu lần thực hiện việc phân loại rác thải ở trường học? Chưa lần nào 1 lần 2 lần Nhiều lần Câu 7: Em đánh giá việc thực hiện phân loại rác của học sinh trường em như thế nào? Rất tốt Tốt Chưa tốt Câu 8: Học sinh ở trường em không thực hiện phân loại rác tại nguồn vì lí do gì? Nội quy của nhà trường không có quy định. Không có dụng cụ đựng rác sau khi phân loại. Chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn. Lí do khác:… Câu 9: Vấn đề phân loại, xử lí rác thải đã được giáo viên bộ môn tích hợp trong các môn học ở trường em chưa? Đã có tích hợp Chưa tích hợp Ý kiến khác (ghi rõ)……………………………………………… Câu 10: Nên áp dụng cách nào sau đây để thực hiện tốt vấn đề phân loại rác thải ở trường của em? Tham gia các hoạt động tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường, phân loại, xử lí rác thải. Tham gia các hoạt động tình nguyện thu gom và phân loại rác thải. 9
- Làm cam kết thực hiện nội quy, quy định của nhà trường về vấn đề vệ sinh, phân loại, xử lí rác thải. Ý kiến khác (ghi rõ)………………………………………………… * Kết quả: Bảng 1 về mức độ hiểu biết của học sinh về phân loại rác Tiêu chí Hiểu về vấn đề phân loại rác tại nguồn Thời điểm Trước khi áp Hiểu rõ Chưa hiểu rõ Không hiểu dụng giải pháp Số lượng 198 150 12 Tỉ lệ % 55 42 3 Qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy: 55% học sinh hiểu rõ về vấn đề phân loại rác tại nguồn, 42% học sinh chưa hiểu rõ, vẫn còn 3% học sinh không hiểu vấn đề này. Rõ ràng, phân loại rác để có thể hạn chế phần nào ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng của xã hội, thế mà rất nhiều học sinh THPT còn thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức. Vì vậy, thật khó để họ có hành động và cách ứng xử đúng với môi trường. Bảng 2 về mức độ quan tâm tới vấn đề phân loại rác tại nguồn Tiêu chí Mức độ quan tâm tới vấn đề phân loại rác tại nguồn Thời điểm Trước khi áp Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm Không dụng giải pháp quan tâm Số lượng 0 23 36 301 Tỉ lệ % 0 6,4 10 83,6 Số liệu điều tra chứng tỏ số học sinh quan tâm đến vấn đề phân loại rác tại nguồn rất ít, chỉ có 6,4% học sinh quan tâm. Trong khi đó, có tới 83,6% học sinh không quan tâm và 10% học sinh không quan tâm. Đó là một trong những nguyên nhân của thái độ ứng xử chưa văn hoá trong xử lí rác thải của học sinh THPT. Bảng 3 về mức độ nhận thức của em đối với việc phân loại rác Tiêu chí Mức độ nhận thức tới vấn đề phân loại rác tại nguồn Thời điểm Trước khi áp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết dụng giải pháp Số lượng 80 280 0 Tỉ lệ % 22% 78% 0 10
- Hầu hết học sinh nhận thức phân loại rác thải là cần thiết (78%) hoặc rất cần thiết (22%) và phân loại rác sẽ đem lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường học đường. Đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất nhà trường xây dựng kế hoạch xử lí rác thải trong trường học. 2.2.5. Số lần thực hiện phân loại rác thải của học sinh THPT Bảng 4 về số lần thực hiện phân loại rác thải Số lần thực hiện phân 0 lần 1 lần 2 lần Nhiều lần loại rác thải Số lượng 0 0 322 38 Tỉ lệ % 0 0 89,4 10,6 Số liệu thống kê cho thấy, hầu hết học sinh có thực hiện phân loại rác thải. Song số lần các bạn thực hiện phân loại rất ít. Trong khi đó, có 89,4% vài lần phân loại rác, thường là khi thực hiện nhiệm vụ trực tuần. Chỉ có 10,6% có khá nhiều lần phân loại rác trước khi xử lí. Rõ ràng, điều đó chứng tỏ, việc xử lí rác thải trong trường học sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhận thức và hành động bảo vệ môi trƣờng cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trƣờng THPT 2.3.1. Nhân tố chủ quan Học sinh nhận thức đúng thì mới có cách ứng xử , hành động đúng. Một khi chưa quan tâm và cũng chưa hiểu rõ những ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường, không có kĩ năng phân loại rác thải, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường học đường, học sinh sẽ không có ứng xử đúng với môi trường, rất ít khi phân loại rác thải tại. Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về rác thải, kĩ năng phân loại và xử lí rác thải của học sinh THPT: sự giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng… Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 khảo sát đối tượng học sinh và thu được kết quả như sau: Lí do không thực hiện phân loại rác thải Số lƣợng % a. Không có nội quy quy định 239 66,3 b. Không có dụng cụ đựng rác sau phân loại 265 73,6 c. Chưa có thói quen 196 54,4 d. Vì chưa hiểu mục đích, tác dụng của phân loại rác 202 56,1 tại nguồn e. Ý kiến khác:………………………………… Có nhiều lí do học sinh không thực hiện vấn đề phân loại rác thải. Trong đó phần lớn học sinh cho rằng nhà trường không có nội quy quy định, hướng dẫn thực hiện vấn đề này, dụng cụ đựng rác sau phân loại không có và quan trọng nữa là chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn. Cho nên, vấn đề đặt ra, phải có giải pháp nâng cao ý thức, vừa cần phải có hướng dẫn cụ thể để học sinh nhận thức và ứng xử có văn hoá khi xử lí rác thải. Tóm lại, hầu hếtcác em khẳng định rằng việc phân loại, xử lí rác thải của học sinh trường mình tham gia thực hiện vấn đề phân loại rác chưa tốt; nhận thức và ứng xử chưa đúng đối với môi trường. Học sinh các trường THPT ở thành phố 11
- Vinh hàng ngày thải ra đủ loại rác: vỏ sữa chua, vỏ kẹo, vỏ bao bì ni lông, vỏ nhựa chai nước, lon nước ngọt, giấy vụn, lá cây, … với số lượng khá nhiều. Song hầu như được học sinh vứt vào thùng. Vì vậy, nhìn bên ngoài, trường học khá sạch sẽ, nhưng thực chất, nó đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Một khối lượng túi ni lông tương đối lớn và chai lọ nhựa đều không được phân loại, thậm chí học sinh cho cả vào lò đốt hàng ngày sẽ tạo ra khí thải có chứa chất những chất cực độc, đặc biệt là dioxin. Những khí độc này sẽ phát tán vào môi trường không khí có thể gây ngộ độc, khó thở, thậm chí còn gây bệnh ung thư… Vì những lý do nêu trên nên việc phân loại rác thải đúng cách sẽ giúp chúng ta bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. 2.3.2. Nhân tố khách quan * Về phía nhà trƣờng: - Chương trình các môn học và nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hầu như chưa có các chuyên đề riêng về phân loại, xử lí rác thải. - Nội quy của nhà trường có quy định về vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học, các khu vực trong trường. Phân công cụ thể khu vực vệ sinh cho các lớp. Song trong nội quy không quy định rõ học sinh sau khi thu gom phải phân loại rác từ nguồn cũng như xử lí đốt sau khi đã thực hiện phân loại. - Hàng năm, nhà trường phối hợp với các cơ quan ban ngành của huyện và tỉnh để tuyên truyền giáo dục về “An toàn giao thông”, “Dân số kế hoạch hoá gia đình”. Song vấn đề tuyên truyền giáo dục “Bảo vệ môi trường”, đặc biệt là vấn đề rác thải, kĩ năng phân loại và xử lí rác hầu như chưa được tổ chức. - Nhà trường có mua sắm các thùng đựng rác và đặt ở vị trí thuận tiện cho học sinh bỏ rác, có khuyến khích học sinh phân loại rác tại nguồn rồi mới xử lí nhưng vì chưa xây dựng được hệ thống nội quy, quy chế chặt chẽ để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động này của các lớp nên hầu hết học sinh các lớp chưa thực hiện thường xuyên và triệt để. - Nhà trường cũng chưa chú trọng tới vấn đề giáo dục nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT. * Về phía gia đình: Rất nhiều gia đình chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn. Ở các thôn xóm, một số gia đình thậm còn xả rác rác ngay bên lề đường, mương thoát nước... Thói quen xấu đó ảnh hưởng tới không ít học sinh. * Về phía xã hội: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải, cách phân loại rác thải tại nguồn của chính quyền địa phương chưa được chú trọng. 3. Một số biện pháp góp phần nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trƣờng cho học sinh thông qua việc phân loại, xử lí rác thải tại trƣờng THPT. 3.1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về việc phân loại, xử lí rác thải, bảo vệ môi trƣờng. Phân loại rác tại nguồn là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm. Để công tác phân loại rác đi vào thực chất, bên cạnh các thiết chế pháp luật, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội và hành động cụ thể ở cấp độ, từng cá nhân đóng vai trò 12
- quan trọng; trong đó công tác tuyên truyền trong trường học cần được tiến hành thường xuyên. * Mục tiêu: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động của học sinh về rác thải, ảnh hưởng của rác thải, cách phân loại, xử lí rác thải góp phần bảo vệ môi trường. * Cách thức tiến hành: Thứ nhất, xác định thời gian thực hiện tuyên truyền - Định kì hàng tuần, hàng tháng - Tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp - Trong các buổi phát thanh: giờ ra chơi sau tiết 1, tiết 2 - Trong các hoạt động của tiết học có lồng ghép nội dung này như: Hoạt động giáo dục địa phương, Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. -… Thứ 2, xác định thành phần tham gia tuyên truyền: Các thành viên/ cộng tác viên: Kết hợp với Đoàn thanh niên để lựa chọn những HS đến từ các chi đoàn/ trong CLB truyền thông có giọng đọc tốt, ấm áp, truyền cảm “ăn loa”… Thứ 3, xác định nội dung chủ đề tuyên truyền: rất phong phú đa dạng, thường là gồm các vấn đề như: - Vì sao phải xử lý rác thải tại nguồn? - Cách nhận biết và phân loại rác; - Những lưu ý bảo đảm an toàn khi thu gom và phân loại rác; - Cách thu gom rác thải điện tử (pin điện tử, linh kiện điện tử…); - Hướng dẫn các em học sinh thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường trong nhà trường “Thùng thu gom vỏ lon chai nhựa gây quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập”, - Hướng dẫn quy trình phân loại và xử lí rác thải, nội quy của Ban vệ sinh môi trường - Đánh giá công tác vệ sinh, phân loại rác của các lớp được kiểm tra - Đánh giá tổng kết hoạt động tình nguyện hàng tuần - Cập nhật tin tức thời sự về hoạt động phân loại, xử lí rác thải. - Khái niệm rác thải, phân loại rác thải tại nguồn - Các cách phân loại - Thành phần và cách phân loại rác trong trường học - Lợi ích của phân loại rác thải từ nguồn -… Thứ tư, xác định nguồn tư liệu khai thác cho bài tuyên truyền: lấy từ mạng xã hội, trang wed, các bài viết của học sinh từ thực tế cụ thể tại địa phương hoặc nơi các em sinh sống, học tập và được trải nghiệm tham quan học tập. Thứ năm, tiến hành công tác tuyên truyền với nhiều hình hình thức phong phú, đa dạng: Sau khi thực hiện các bước trên xong thì tiến hành triển khai thực hiện công tác tuyên truyền. Có nhiều hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền thông qua các 13
- chương trình phát thanh, pano, áp phích, kể chuyện, nêu gương theo chuyên đề, các bài hát liên quan môi trường. Cụ thể: Cách thức 1: Tuyên truyền thông qua các chƣơng trình phát thanh - Thành phần: Nhóm học sinh trong ban phát thanh - Hình thức: Đọc bài thông qua loa phát thanh - Thời gian: + Giờ ra chơi sau tiết 1 thứ 4 trong tuần, trong tháng có chủ đề liên quan + Trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp các chủ đề liên quan. - Nội dung: Ví dụ 1: Bài tuyên truyền với nội dung: Nhận biết và phân loại rác hữu cơ, vô cơ và không tái chế; Cách thức và phương tiện phân loại rác (PL1) Ví dụ 2. Trích lược một vài nội dung cơ bản Bài phát thanh tuyên truyền về cách thức quản lí việc thu gom rác thải và cách xử lí rác thải trong các nhà trường hiện nay. - Cách thức quản lí việc thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường + Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho vấn đề thu gom và xử lí rác. Cụ thể là mua sắm thùng đựng rác. + Mỗi dãy nhà, mỗi tầng nhà đều được bố trí 1 đến 2 thùng đựng rác để tiện cho học sinh bỏ rác. Các thùng được dán nhãn để học sinh thực hiện phân loại rác. + Bên cạnh đó, việc giám sát hoạt động phân loại rác thải của học sinh trước khi xử lí chưa được chú ý nhiều - Cách thức xử lí rác thải trong trường học của học sinh THPT Phương pháp đốt hiện nay vẫn đang được nhiều trường THPT thực hiện. Số liệu khảo sát cho thấy, trong số nhiều loại rác được thải ra từ trường học, có các loại giấy vụn, túi ni lông… hoàn toàn có thể tái chế. Vậy mà, học sinh cơ bản là đưa về lò đốt (99% học sinh được khảo sát) và đốt. Điều đó chứng tỏ, môi trường học đường và những người sống gần lò đốt đang bị đe doạ bởi khí độc được sinh ra từ quá trình đốt cháy túi ni lông theo phương pháp thông thường. 14
- Hình ảnh thu gom rác thải về vị trí tập kết Cách thức 2: Tuyên truyền thông qua pa nô, áp phích - Lựa chọn những câu biểu ngữ phù hợp như: “Nói không với rác thải nhựa”, “Tái chế học đường”; “ Giảm thiểu túi nilon, bảo vệ môi trường”. “ Đốt rác thải tái chế lấy quà tặng”… Hãy nói không với rác.. - Xác định thời gian, địa điểm treo Cách thức 3: Tuyên truyền thông qua kể chuyện, nêu gƣơng theo chuyên đề - Thành phần: + Nhóm học sinh, Ban giám hiệu, Đoàn trường, Ban vệ sinh, giáo viên chủ nhiệm và học sinh toàn trường. + Phối hợp với cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện tuyên truyền tới các em học sinh những vấn đề liên quan đến rác thải và bảo vệ môi trường. -Tư liệu khai thác cho bài tuyên truyền lấy từ mạng xã hội, trang wed, cụ thể tại địa phương. - Đọc hoặc chiếu bài này trong tiết chào cờ kết hợp hoạt động trải nghiệm để học sinh có ý thức, nâng cao nhận thức và thực hiện tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn