Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 12- Cơ bản)
lượt xem 2
download
Việc nghiên cứu về văn hoá đọc của học sinh THPT thông qua dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 ( Ngữ Văn 12- Cơ bản ), nhằm đưa ra những giải pháp, chương trình thiết thực giúp học sinh đẩy mạnh phong trào đọc sách báo, biết lựa chọn sách và thông tin phù hợp để đọc, biết vận dụng kiến thức từ sách để nâng cao kiến thức bộ môn, vận dụng kiến thức hữu ích từ sách vào đời sống, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp thêm những vẻ đẹp cho tâm hồn…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 12- Cơ bản)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN = = NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1945 1975 (NGỮ VĂN 12 CƠ BẢN) Lĩnh vực: NGỮ VĂN Năm thực hiện: 2021 1
- NÂNG CAO VĂN HOÁ ĐỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 19451975 (NGỮ VĂN 12 CƠ BẢN) PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước thực trạng học sinh THPT hiện nay ít đọc sách báo và chưa biết cách lựa chọn thông tin phù hợp để đọc; vì vậy việc nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề trở nên rất cần thiết. Trên thực tế nhiều trường THPT và các tổ chức, cá nhân trong xã hội đã có nhiều chương trình tặng sách cho học sinh; tuy nhiên văn hoá đọc của học sinh vẫn còn rất yếu, học sinh cơ bản chỉ đọc sách giáo khoa, sách tham khảo để phục vụ cho việc thi cử. Việc dạy học theo chủ đề là hợp với xu thế đổi mới của chương trình giáo dục, đối với bộ môn Ngữ Văn càng nên tiên phong; gắn việc dạy học theo chủ đề với phát triển các năng lực nghe, nói, đọc, viết; gắn việc dạy học Văn với cuộc sống thường nhật để giáo dục học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, nghiên cứu khoa học… từ học sinh. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần đổi mới, đa dạng hoá hình thức dạy học, vận dụng công nghệ thông tin… vào bài dạy, cho học sinh trải nghiệm nhiều hơn. Xuất phát từ những những lí do trên, tôi đã chọn đề tài " Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 (Ngữ Văn 12 Cơ bản)" II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Môi trường giáo dục THPT ở nước ta đã có một số hoạt động nhằm đưa sách báo đến nhiều hơn tới học sinh, tuy nhiên việc nghiên cứu kĩ lưỡng và đưa ra những giải pháp, chương trình thiết thực gắn với dạy học theo chủ đề để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh vẫn còn bỏ ngõ… III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu về văn hoá đọc của học sinh THPT thông qua dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ Văn 12 Cơ bản ), nhằm đưa ra những giải pháp, chương trình thiết thực giúp học sinh đẩy mạnh phong trào đọc sách báo, biết lựa chọn sách và thông tin phù hợp để đọc, biết vận dụng kiến thức từ sách để nâng cao kiến thức bộ môn, vận dụng kiến thức hữu ích từ sách vào đời sống, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp thêm những vẻ đẹp cho tâm hồn… IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT tại đơn vị tôi công tác trong thời gian năm học 20192020 và năm học 20202021 2
- Phạm vi nghiên cứu: trong đề tài này, tôi chỉ hướng đến việc nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ Văn 12 Cơ bản ) V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phân tích tài liệu + Thao khảo một số tài liệu: Xem và lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. + Tham khảo thông tin, nguồn tài liệu sách, báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để có thể so sánh các nghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài. + Tham khảo nội dung từ các quyển sách báo, các bài viết của học sinh trên môi trường mạng xã hội 2. Phương pháp điều tra, quan sát Mục đích: Đánh giá thực trạng và kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp được đề xuất nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo… trong hoạt động dạy học, từ đó nâng cao văn hoá đọc cho học sinh Nội dung: Quan sát trực tiếp cách thực hiện hoạt động học tập, mức độ, cách thức đọc sách, báo của học sinh. Cách tiến hành: Tiến hành quan sát việc thực hiện hoạt động học tập, văn hoá đọc trong và ngoài lớp học của học sinh. 3. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, người được phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề người phỏng vấn đưa ra. Cách tiến hành: Phỏng vấn học sinh về mục đích, mức độ, cách thức… đọc sách, báo; phỏng vấn giáo viên trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn 12, các bài liên quan đến chủ đề. Người phỏng vấn ghi lại hệ thống các nội dung trao đổi. 4. Phương pháp xử lí thông tin Dựa vào số liệu điều tra, rút ra các kết luận khoa học cho đề tài. 5. Phương pháp thực nghiệm Khảo sát năng lực, kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các phương pháp được đề xuất của đề tài VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Chỉ ra thực trạng đọc sách báo, ứng xử của học sinh về các thông tin, bài 3
- viết trên mạng xã hội và đề xuất những giải pháp thiết thực, gắn với dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ văn 12 Cơ bản) để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh; học sinh biết lựa chọn thông minh các kiến thức, thông tin từ sách, báo trên mạng xã hội Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945 1975 (Ngữ văn 12 Cơ bản) theo nhiều hình thức trải nghiệm, từ đó học sinh phát huy năng lực tự học, nghiên cứu, sáng tạo; đẩy lùi tình trạng học sinh nhàm chán trong việc học bộ môn Ngữ Văn Góp phần định hướng, giáo dục nhân cách học sinh, hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ. 4
- PHẦN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận * Văn hoá đọc là một trong những nhân tố, góp phần cấu thành đời sống văn hóa của con người trong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Hữu Viêm trong “Văn hoá đọc và Thư viện” thì: Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Văn hóa đọc có vai trò to lớn trong việc cập nhật các tri thức của nhân loại, định hướng, giúp cho con người hình thành và phát triển nhân cách: giúp người đọc nhận ra giá trị của các quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống, biết yêu thương, chia sẻ những khó khăn với người khác, biết lên án những thói hư tật xấu, những hành vi trái đạo đức. Từ đó hình thành cho người đọc cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh. Văn hóa đọc có vai trò giáo dục, tự giáo dục cho người đọc nâng cao trình độ, rèn luyện ngôn ngữ, tư duy… * Dạy học theo chủ đề Theo công văn số 5555/BGDĐTGDTrH của Bộ GDĐT ra ngày ̣ ̣ ̣ 08/10/2014: "Thay cho viêc day hoc đang đ ược thực hiên theo t ̣ ưng bai/tiêt trong ̀ ̀ ́ SGK như hiên nay, ̣ việc căn cư vao ch ́ ̀ ương trinh va SGK hiên hanh, l ̀ ̀ ̣ ̀ ựa chon nôi ̣ ̣ ̉ dung đê xây d ựng cac chu đ ́ ̉ ề (chuyên đê) day hoc phu h ̀ ̣ ̣ ̀ ợp vơi viêc s ́ ̣ ử dung ̣ phương phap day hoc tich c ́ ̣ ̣ ́ ực trong điêu kiên th ̀ ̣ ực tê cua nha tr ́ ̉ ̀ ương ̀ . Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng". Như vậy, xây dựng chủ đề dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên ở các trường phổ thông. Tuỳ vào điều kiện thực tế, có thể xây dựng các chủ đề đơn môn, liên môn hoặc chủ đề tích hợp, liên môn. *Trải nghiệm: Là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và quá trình tâm lí bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). 5
- Qua đó, chủ thể học hỏi, tìm tỏi, sáng tạo, tiếp thu, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành các kĩ năng trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Cấu trúc của chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 TT Bài Tiết PPCT Số lượng tiết 1 Tây Tiến 12,13,14 3 2 Việt Bắc phần I: Tác giả Tố Hữu 15 1 3 Việt Bắc phần II: Tác phẩm 16,17,18,1 4 9 4 Đất nước (Nguyễn Đình Thi) 20 1 5 Đất nước (trích "Mặt đường khát vọng" của 21,22,23 3 Nguyễn Khoa Điềm) 6 Sóng (Xuân Quỳnh) 24,25,26 3 7 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 27 1 8 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học 28 1 2.2. Thực trạng dạy học theo chủ đề hiện nay Hiện nay các trường THPT, mỗi nhóm chuyên môn thực hiện ít nhất hai chủ đề dạy học trong một năm học, cách thiết kế giáo án và tiến trình dạy học của các môn nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng cũng có nhiều đổi mới. Tiến trình tổ chức một tiết dạy học chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945 1975 (Ngữ Văn 12 Cơ bản) theo các bước sau: Bước 1: Khởi động Bước 2: Hình thành kiến thức mới Bước 3: Luyện tập Bước 4: Vận dụng Bước 5: Tìm tòi, sáng tạo Tuy nhiên, cách thức thực hiện vẫn không có gì đổi mới, nội dung bài học vẫn được giáo viên chuyển tải theo cách cũ, nên hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề không cao, chưa phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo và say mê của học sinh với bộ môn. 2.3. Thực trạng đọc sách, báo của học sinh THPT hiện nay Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hoá đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Paris ngày 25/10 16/11/1995, UNESCO ( Tổ chức 6
- văn hoá giáo dục, khoa học Liên hợp quốc ) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm " Ngày sách và bản quyền thế giới" (World Book and Copyright Day). Ở nước ta, nhận thấy tầm quan trọng của văn hoá đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 284/QĐTTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Hiện nay ở các trường THPT, nhà trường đã đầu tư mua khối lượng lớn sách, báo, tạp chí có chất lượng nội dung cao để đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Tại trường tôi đang công tác, tính đến ngày 01/3/2021 thư viện trường có tổng kho sách 4876 quyển, được chia theo các danh mục: Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách pháp luật, đạo đức, biển đảo, tác phẩm văn học... Báo bao gồm: báo nhân dân, Báo lao động, báo Nghệ An, hoa học trò; tạp chí văn học tuổi trẻ, toán tuổi trẻ, vật lý tuổi trẻ. Trường còn có phòng đọc sách khang trang, có máy tính kết nối internet để phục vụ cho việc truy cập thông tin, học tập của học sinh. Mặc dù vậy, nhưng số lượng học sinh THPT tiếp cận với sách báo còn ít, cơ bản đọc sách để phục vụ học tập, truy cập vào các trang báo điện tử với mục đích giải trí, việc lựa chọn nội dung, kiểm soát thông tin khi đọc cũng chưa được chú trọng. Qua khảo sát 200 học sinh tại đơn vị tôi công tác, cho kết quả: Về việc đọc sách, báo của học sinh THPT được thể hiện qua biểu đồ: Biểu đồ về việc đọc sách, báo của học sinh THPT 5% 10% Không đọc Đọc khi cần biết thông tin Thường xuyên đọc 85% Đó là một thực trạng đáng buồn, khi tỉ lệ học sinh không đọc sách, báo tới 10%, đọc khi cần biết thông tin 85%, số học sinh thường xuyên đọc sách, báo chỉ chiếm 5%. ( Phiếu khảo sát 01: xem phụ lục) 7
- Các loại sách học sinh THPT tại đơn vị tôi công tác cũng chỉ tập trung ở các loại sách: các tác phẩm văn học, phê bình văn học, sách giáo khoa, các loại sách giáo dục đạo đức… Mục đích đọc sách, báo của các em học sinh chủ yếu phục vụ học tập, thi cử và một tỉ lệ nhỏ đọc sách, báo để giải trí (Phiếu khảo sát 02 và phiếu khảo sát 03: xem phần phụ lục) Qua khảo sát cho thấy tình trạng sử dụng thông tin trên mạng xã hội của học sinh THPT tại đơn vị tôi công tác như sau: Biểu đồ v ề thực trạng sử dụng thông tin trên mạng xã hội của học sinh THPT 40% Không kiểm tra thông tin Có chọn lọc và kiểm tra thông 60% tin Thay vì đọc sách, báo giấy thì hiện nay xu thế học sinh tiếp cận với các thông tin trên mạng xã hội rất nhiều, tuy nhiên các em không có thói quen lựa chọn, kiểm tra thông tin khi đọc và trước khi bình luận, chia sẻ ( tỉ lệ 60%), điều đó dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng tiếc.( Phiếu khảo sát 04: xem phần phụ lục ) Tất cả các vấn đề trên đây là cơ sở để tôi quyết định lựa chọn đề tài "Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 (Ngữ Văn 12 Cơ bản)" để nghiên cứu. II. MÔ TẢ CÁC HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO VĂN HOÁ ĐỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 19451975 ( NGỮ VĂN 12 CƠ BẢN ) 1. Yêu cầu đối với việc dạy học theo chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ Văn 12 Cơ bản ) bằng hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao văn hoá đọc cho học sinh Để phát huy tính tích cực, chủ động, say mê, sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ Văn 12 Cơ bản ) bằng hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao văn hoá đọc cho học sinh, cần đảm bảo các yêu cầu: Đối với giáo viên: 8
- + Cần xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tạo hứng thú, say mê cho học sinh + Lựa chọn các hình thức trải nghiệm phù hợp với nội dung chủ đề, đối tượng học sinh và cơ sở vật chất nhà trường…; cần có sự kết hợp giữa các hình thức trải nghiệm ngoài lớp học và tiết học ở lớp; đa dạng, đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. + Kết hợp với thư viện trường, Đoàn thanh niên các xã, Đoàn trường để tổ chức các hội thi, câu lạc bộ… nhằm lan toả, nâng cao văn hoá đọc cho học sinh. + Có kỹ năng số để phát huy hiệu quả các ứng dụng zalo, facebook, messenger, youtube… + Ngoài kiến thức sâu sắc, rộng về kiến thức liên quan đến chủ đề dạy học Thơ hiện đại Việt Nam 19451975, giáo viên cũng cần cập nhật kịp thời các thông tin thời sự, đọc nhiều sách, báo để phục vụ dạy học và nêu gương cho học sinh. Đối với học sinh: + Có ý thức trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm để phục vụ cho việc học tập chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 và nâng cao văn hoá đọc. + Phát huy kĩ năng thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng biên kịch, đạo diễn, quay phim, đóng vai, viết và đọc lời bình… + Phát triển các năng lực: năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ... 2. Các hình thức trải nghiệm để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ Văn 12 Cơ bản ) 2.1. Tổ chức hoạt động "Tuần này đọc gì?" Đây là hoạt động nhằm khuyến khích, động viên học sinh đọc sách, báo hàng tuần, học sinh có thể lụa chọn nội dung đọc hoặc đọc sách, báo theo chủ đề giáo viên hướng dẫn; sau đó viết cảm nhận về nội dung đã đọc, chia sẻ lên nhóm facebook Câu lạc bộ yêu văn hoá đọc (nhóm kín do giáo viên lập) hoặc chia sẻ trước lớp. Để phục vụ cho việc học kiến thức của chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 và dạy học gắn với văn học địa phương, giáo viên hướng dẫn học tìm đọc thơ ca Việt Nam giai đoạn 19451975, thơ ca Yên Thành. + Tìm đọc sách Thơ Việt Nam thế kỷ XX: Thơ trữ tình ( Nhà xuất bản Giáo Dục, xuất bản tháng 7/2005 ) + Tìm đọc và nêu cảm nhận về những bài thơ viết về đề tài người lính giai đoạn 19451975 và sau 1975 nay 9
- + Tìm đọc và nêu cảm nhận về những bài thơ viết về đề tài tình yêu giai đoạn 19451975 và sau 1975 nay + Tìm đọc về văn học địa phương qua hai quyển sách: Thơ ca dân gian Yên Thành ( Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, xuất bản tháng 6/2015), Thơ ca Yên Thành (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, xuất bản tháng 6/2015) Một số hình ảnh tổ chức hoạt động " Tuần này đọc gì?" Từ việc tổ chức hoạt động Tuần này đọc gì?, giáo viên phát triển thành chương trình kể chuyện theo sách, báo chia sẻ sách, báo trong suốt năm học, trong phạm vi toàn trường. 2.2. Điểm báo cuối tuần Đây là hoạt động trải nghiệm giúp học sinh cập nhật các thông tin thời sự, gắn việc học văn với cuộc sống, đồng thời phát huy các năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ… Nhiều học sinh đã lựa chọn các tờ báo: Tạp chí Văn học tuổi trẻ, Tạp chí Sông Lam, báo Nghệ An… để tổng hợp và điểm báo cuối tuần. Thông qua 10
- hoạt động điểm báo cuối tuần học sinh có cơ hội đọc nhiều báo, biết thêm nhiều thông tin chuẩn xác, đọc được nhiều bài phê bình văn học, thưởng thức các sáng tác thơ văn hiện đại. Học sinh cũng chú ý xem các chương trình điểm báo cuối tuần, tiêu điểm trên sóng truyền hình VTV của Đài truyền hình Việt Nam: Chào buổi sáng, Chuyển động 24h ( Trung tâm Tin Tức VTV24), Việt Nam hôm nay, Thời sự 19h…; từ đó học hỏi cách tổng hợp tin tức, bài viết trên báo để đưa vào mục điểm báo. Sản phẩm học sinh điểm báo cuối tuần được quay video và đăng tải trên nhóm kín facebook Câu lạc bộ yêu văn hoá đọc Hình ảnh về việc tổ chức hoạt động điểm báo cuối tuần 2.3. Khi em là nhà báo, nhà phê bình văn học Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975, nhận thấy rất cần thiết áp dụng hình thức trải nghiệm khi em là nhà báo, nhà phê bình văn học 11
- Hoạt động trải nghiệm này vừa rèn kỹ năng tạo lập văn bản thuộc phong cách báo chí, chính luận, nghệ thuật; vừa tạo nên sự đồng điệu giữa học sinh và các nhà phê bình văn học, các nhà báo. + Khi học về các tác phẩm thơ viết về người lính như Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu…, giáo viên cho học sinh tập làm nhà báo viết các bài báo về chủ đề người lính, tập thiết kế một số báo về chủ đề người lính. Trong vai trò là nhà phê bình văn học, học sinh cũng đưa ra những lời bình về những câu thơ viết về đề tài người lính. Chính hình thức trải nghiệm này, giúp học sinh đọc hiểu kĩ về tác phẩm thơ, tìm đọc nhiều hơn các bài báo về đề tài người lính và giúp giờ học văn trở nên hấp dẫn, có sự đối thoại giữa nhà báo, nhà phê bình văn học, học sinh, giáo viên. Một số sản phẩm của học sinh khi tập làm nhà báo, nhà phê bình văn học: 12
- (Bài làm của học sinh có sử dụng các hình ảnh, tư liệu từ báo chí, tác phẩm Đôi mắt người Sơn Tây của nhà thơ Quang Dũng) 13
- ( Học sinh tập làm nhà phê bình văn học bình về câu thơ " Heo hút cồn mây súng ngửi trời" trích Tây Tiến của Quang Dũng ) 2.4. Tích hợp kiến thức liên môn Tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình dạy học là rất cần thiết, tạo nên mối liên hệ giữa các môn học, học sinh cũng hào hứng, tích cục hơn khi học. Tuy nhiên giáo viên phải lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp giữa các môn để tích hợp. Đối với bộ môn Ngữ Văn, trong quá trình dạy học có thể tích hợp kiến thức của nhiều môn: lịch sử, giáo dục công dân, địa lý, tiếng anh… Với chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975, khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, giáo viên hướng dẫn học tích hợp kiến thức môn Lịch sử. + Để giúp học sinh tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử của địa phương, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các anh hùng của địa phương hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ; tìm hiểu về các danh nhân, di tích, thắng cảnh của địa phương. + Một số quyển sách học sinh đã tìm đọc, để hiểu hơn về con người, di tích, danh thắng của địa phương: 14
- + Phim tư liệu về anh hùng Trần Can ( quê xã Sơn Thành, Yên Thành) hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 do học sinh biên tập, viết lời, dựng phim được đăng tải tại https://youtu.be/uQpa7JpTtYA 2.5. Dạy học theo dự án “Dạy học theo dự án” là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh gia quá trình và kết quả thực hiện. Dạy học theo dự án, học sinh sẽ được rèn luyện tính tự lực trong toàn bộ quá trình học tập (xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện), phát triển các năng lực như hợp tác, giao tiếp, tự học, sáng tạo…cho học sinh. Áp dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975 nhằm nâng cao văn hoá đọc cho học sinh THPT. Học sinh đã thực hiện 2 dự án: Dự án 1: Chất liệu văn học, văn hoá dân gian trong thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( do nhóm học sinh 12D thực hiện) Dự án 2: Ứng xử văn minh trên môi trường mạng xã hội ( do nhóm học sinh 12A1 thực hiện) Hai dự án đã trải qua các bước thực hiện: lựa chọn đề tài, thiết kế dự án, thực hiện dự án, báo cáo, đánh giá dự án và áp dụng. Sản phẩm dự án 2 của học sinh: Ứng xử văn minh trên môi trường mạng xã hội Lí do chọn đề tài: + Sự phát triển quá nhanh của mạng xã hội kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó, văn hóa ứng xử trên thế giới ảo này đang là mối quan tâm lớn. + Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng của Microsoft mới công bố xếp Việt Nam thuộc tốp 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất. + Ứng xử như thế nào với mạng xã hội để chúng ta tận dụng được những mặt tích cực, hạn chế được những mặt tiêu cực là bài toán khó đối với tất cả các nước. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Li ệu văn hóa ứ ng x ử trên mạ ng xã hộ i củ a ngườ i Vi ệt có đáng báo độ ng không? 15
- 2. Thực trạng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của người Việt hiện như thế nào? 3. Quan điểm của bạnvề vấn đề này như thế nào? 4. Để tạo nên một môi trường mạng văn minh và lành mạnh, phù hợp với văn hóa Việt Nam, theo bạn, cần phải làm những việc gì? Cách tiến hành: + Điều tra phỏng vấn + Phân tích số liệu + Nghiên cứu môi trường mạng Thực trạng: + Một loạt những hiện tượng như Khá Bảnh, Phúc XO,... với hàng loạt những hành động phản cảm trên mạng vẫn nhận được sự hưởng ứng của không ít cư dân mạng + Mạng xã hội bây giờ đã khiến thế giới ảo thành thế giới thực + Thế giới ảo mà thực này quá lộn xộn, ít chế tài, khiến cho người ta có cảm giác ai thích làm gì ở trên mạng cũng được + Có rất nhiều “anh hùng bàn phím” ở trên mạng xã hội, ở đó người ta có thể đưa ra những lời bàn luận, công kích về rất nhiều chủ đề, đối với rất nhiều người mà không cảm giác mình phải chịu trá ch nhiệm về những hành vi đó. + Một tâm lí chung của những người dùng mạng xã hội là thích hướng về những thông tin nóng, mới hơn là xem nguồn gốc chúng đến từ đâu, có chính xác hay không + Theo khảo sát của chương trình Nghiên cứu internet và xã hội (VPIS), các trường hợp phát ngôn gây thù ghét dẫn đến có những lối ứng xử vô văn hóa của người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, thể hiện tập trung ở những hành vi: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%). Giải pháp: + Xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên mạng. Bộ quy tắc ứng xử sẽ là công cụ điều tiết để tránh những rắc rối có thể có giữa những người giao tiếp trên mạng xã hội. + Trang bị cho người sử dụng mạng một nhận thức đúng, một phông kiến thức căn bản tốt trong việc sử dụng mạng xã hội, chúng ta sẽ không quá lo lắng về tác động tiêu cực của mạng xã hội. • Cần có những chính sách phù hợp, công tác truyền thông tích cực. • Những giải pháp kỹ thuật. 16
- • Cần kiểm soát những gì là tốt, bổ ích đối với người Việt Nam, những gì cần phải hạn chế + Cần kiểm soát những gì là tốt, bổ ích đối với người Việt Nam, những gì cần phải hạn chế. Việc hình thành những tấm gương tốt trong sử dụng mạng xã hội, củng cố các phong trào xã hội để lôi cuốn người sử dụng mạng xã hội tham gia, đưa những sáng kiến tốt từ mạng xã hội vào đời sống thực + Triển khai các chuyên đề về kỹ năng ứng xử cho học sinh + Các nhà cung cấp mạng có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc xây dựng một môi trường mạng an toàn, văn minh, lành mạnh, tạo điều kiện phát triển đất nước, văn hóa và con người Việt Nam • Cần phải có những giải pháp trong việc tạo ra môi trường tốt • Khuyến khích người sử dụng tiếp cận thông tin tích cực • Có biện pháp hạn chế tối đa những thông tin tiêu cực. Kết quả : + Xây dựng một không gian mạng lành mạnh hơn + Hình thành nên ứng xử văn minh trên môi trường mạng + Xây dựng văn hóa người Việt thanh lịch, văn minh Kết luận + Việc ứng xử một cách khéo léo, có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trên không gian mạng sẽ góp phần nuôi dưỡng, xây đắp cho con người những lý tưởng cao quý, những tư tưởng và tình cảm lớn + Mỗi cá nhân cần có thái độ tích cực, ứng xử có văn hóa khi sử dụng mạng xã hội + Các tổ chức, cơ quan nhà nước cần tuyên truyền về cách ứng xử phù hợp trên không gian mạng, đồng thời theo dõi sát sao từng cá nhân trong đơn vị để kịp thời xử lý khi phát hiện những vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trên không gian mạng. 2.6. Đóng vai Với phương pháp đóng vai, học sinh sẽ được đóng vai người khác, từ đó giúp các em có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thông qua sự việc cụ thể mà các em thực hiện hay quan sát được. Đồng thời còn tạo hứng thú, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em thay đổi thái độ, hành vi theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội. Dạy chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 19451975, giáo viên hướng dẫn cho học sinh đóng vai các nhà thơ để trình bày thông điệp các tác phẩm văn học , đóng vai các nhân vật văn học hoặc nhân vật trong một số câu chuyện từ sách báo. 17
- Sản phẩm học sinh đóng vai được đăng tải tại https://youtu.be/8kYz7AUwiJk 2.7. Tổ chức hội thi Tổ chức các hội thi có thể tiến hành trong không gian giờ học trên lớp hoặc ngoài lớp học, từ đó nâng cao kiến thức thơ hiện đại Việt Nam 19451975 và văn hoá đọc. Tổ chức hội thi Rung chuông vàng, thi thiết kế bảng tin theo chủ đề, thi làm báo tường… Thông qua các hội thi, học sinh có cơ hội đọc nhiều sách, báo, biết thêm nhiều kiến thức văn học, cuộc sống; học sinh thể hiện năng khiếu viết chữ đẹp, vẽ tranh, sáng tác thơ… Một số hình ảnh về hội thi Rung chuông vàng, thiết kế bảng tin theo chủ đề, làm báo tường 2.8. Câu lạc bộ Là hình thức sinh hoạt ngoại khoá của học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu… Để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh, trong quá trình dạy chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 19451975, giáo viên đã lập ra câu lạc bộ yêu văn hoá đọc 18
- (nhóm kín trên facebook), hiện nay đã gần 200 thành viên, chia sẻ câu chuyện, kiến thức, thông điệp…từ sách. Câu lạc bộ cũng nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cá nhân tặng sách, được thư viện trường tạo điều kiện để các thành viên trong câu lạc bộ nói riêng và học sinh nói chung được mượn sách, báo, có không gian đọc, trao đổi nội dung từ sách, báo. Hình ảnh tham gia CLB Văn học Ngoài ra kết hợp với Đoàn thanh niên các địa phương, Đoàn trường tổ chức chương trình phát thanh Văn học và cuộc sống, Người tốt việc tốt; tổ chức chương trình tủ sách nhân ái dưới sự giám sát của Đội thanh niên tình nguyện. Hình ảnh đọc sách của học sinh ở thư viện trường: 19
- III. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM Hình ảnh đọc sách ở thư viện Xã III. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 19451975 ( Ngữ Văn 12 Cơ bản ) để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh Bài: Tây Tiến của Quang Dũng (Tiết 1) I. Mục đích cần đạt 1. Kiến thức Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn 1 của bài thơ "Tây Tiến" Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. 2. Kĩ năng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 430 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn