intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sân khấu hoá trong dạy học chuyên đề quan hệ quốc tế 1945 – 2000 môn lịch sử 12 ở trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Thanh Thuy Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm tòi đổi mới để tìm ra cách cho học sinh tiếp cận bài học hấp dẫn, đúng yêu cầu và đem lại hiệu quả cho từng tiết dạy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sân khấu hoá trong dạy học chuyên đề quan hệ quốc tế 1945 – 2000 môn lịch sử 12 ở trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp

  1. A SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS VÀ THPT VÕ NGUYÊN GIÁP ----------------------------- SÁNG KIẾN SÂN KHẤU HOÁ TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 1945 – 2000 MÔN LỊCH SỬ 12 Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT VÕ NGUYÊN GIÁP Người thực hiện: Huỳnh Anh Thư Đơn vị công tác : Trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp Sông Cầu, tháng 03 năm 2024 1
  2. MỤC LỤC 1.Tên sáng kiến: ................................................................................................ 4 2. Quyết định công nhận sáng kiến cơ sở ........................................................ 4 3. Tác giả ........................................................................................................... 4 4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): ............................................................ 4 5. Thời điểm áp dụng:……………………………………………………… ... 4 6. Nội dung ....................................................................................................... 4 6.1. Nội dung sáng kiến..................................................................................... 6 6.1.1. Nguyên tắc sử dụng phương pháp sân khấu hoá trong dạy học lịch sử 6 6.1.2. Các bước thực hiện:................................................................................. 6 6.2. Kết quả đạt được: ..................................................................................... 15 7. Tính hiệu quả .............................................................................................. 16 8. Phạm vi ảnh hưởng ..................................................................................... 18 9. Phụ lục ......................................................................................................... 19 10. Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 34 2
  3. Các từ viết tắt trong sáng kiến 1. HS: Học sinh 2. GV: Giáo Viên 3. PPSKH: Phương pháp sân khấu hoá 4. THCS và THPT: Trung học cơ sở và Trung học phổ thông 5. TBCN: Tư Bản Chủ Nghĩa 6. XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa 7. SGK: sách giáo khoa 3
  4. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN CÓ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN Kính gửi: Hội đồng công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến Ngành Giáo dục và Đào tạo Phú Yên. 1. Tên sáng kiến: Sân khấu hoá trong dạy học chuyên đề quan hệ quốc tế 1945 – 2000 môn lịch sử 12 ở trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp 2. Quyết định công nhận sáng kiến cơ sở (số 91/QĐ-VNG ngày 14 tháng 3 năm 2024 của Trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp) 3. Tác giả sáng kiến: Số Ngày tháng Chức vụ, đơn vị Trình độ Họ và tên TT năm sinh công tác chuyên môn 1 Huỳnh Anh Thư 26/09/1989 Giáo viên trường Cử nhân sư THCS và THPT phạm Lịch Sử Võ Nguyên Giáp 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): ..................................................... 5. Thời điểm áp dụng: Năm học 2023-2024 6.Nội dung Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để làm được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức. Muốn nâng cao chất lượng dạy học, trước hết người giáo viên phải tạo 4
  5. được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. Trong thực tế, dạy học lịch sử ở trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp trong những năm gần đây các giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó vận dụng có hiệu quả phương pháp sân khấu hóa. “Sân khấu hóa là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định”. Với định nghĩa này các tác giả tiếp cận phương pháp sân khấu hóa theo hướng nhấn mạnh vai trò của người học qua việc thể hiện quan điểm thái độ, hành vi của mình trước tình huống được giao. Giáo viên nêu các tình huống mở để người học sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung, kĩ năng của mình. Do đó các giờ học lịch sử trở nên sinh động, học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận kiến thức. Phương pháp sân khấu hóa là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh, phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp sân khấu hóa làm phong phú thêm phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp ở trường trung học phổ thông hiện nay. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học là học sinh tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức, vì vậy mục tiêu giáo dục sẽ thay đổi theo các bước: thái độ, hứng thú - kĩ năng - tri thức. Hứng thú có vai trò quan trọng trong nâng cao tính tích cực, làm tăng hiệu quả nhận thức. Phương pháp đóng vai mang lại hứng thú học tập cho học sinh vì trong quá trình đóng vai, học sinh được trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè, được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước đám đông hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn. Hứng thú là nguyên nhân hình thành động cơ học tập cho học sinh. Phương pháp sân khấu hóa còn có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng thuyết trình. Đóng vai đòi hỏi học sinh phải chủ động trong quá trình học tập như một bên liên quan trong một kịch bản tưởng tượng hay thực, trong quá trình tham gia sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân- tập thể, từ đó giúp học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh. Thông qua đóng vai học sinh thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụ thể và phải có cách ứng xử phù hợp với tình huống đó. Qua các vai diễn, học sinh bộc lộ khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, các tình huống trong cuộc sống…học sinh sẽ tự tin khi đứng trước đám đông và thấy mình cần cố gắng hơn nữa để vai diễn của mình nhận được sự khen ngợi từ mọi người. Phương pháp này giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung kiến thức đang học, phát triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho người học, có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh...phương pháp này đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua bản thân tôi luôn quan tâm, tìm tòi đổi mới để tìm ra cách cho học sinh tiếp cận bài học hấp dẫn, đúng yêu cầu 5
  6. và đem lại hiệu quả cho từng tiết dạy. Chính vì vậy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: Sân khấu hoá trong dạy học chuyên đề quan hệ quốc tế 1945 – 2000 môn lịch sử 12 ở Trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. 6.1. Nội dung sáng kiến 6.1.1 Nguyên tắc sử dụng phương pháp sân khấu hoá trong dạy học lịch sử - Đảm bảo khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm: Giáo viên khi lựa chọn nội dung có sử dụng phương pháp đóng vai thì bám sát chương trình, sách giáo khoa để đạt được mục tiêu dạy học. Mỗi bài cụ thể giáo viên cần cân nhắc lựa chọn nhân vật, tình huống để sử dụng phương pháp đóng vai. Tuỳ vào nội dung bài học mà quyết định có khai thác sử dụng phương pháp được hay không, nội dung phù hợp với mục tiêu đề ra hay không. - Đảm bảo tính khả thi: + Khả thi về kịch bản: Kịch bản được xây dựng dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, phải có kịch tính để gây sự hứng thú, gây sự chú ý, đồng thời kịch bản phải có tính giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ cho người học. + Khả thi về mặt thời gian: Đối với bài dạy nội khóa có sử dụng phương pháp đóng vai thì thời gian đóng vai trò quan trọng. Với thời gian 45 phút, giáo viên cần cân đối giữa các hoạt động, chọn nội dung sử dụng phương pháp đóng vai phù hợp, tránh làm phần sử dụng phương pháp chiếm hết nội dung bài học. - Đảm bảo tính tích cực, chủ động: Hoạt động đóng vai phải phát huy được tinh thần làm việc tập thể, khả năng hợp tác, làm việc nhóm của học sinh. Qua hoạt động đóng vai học sinh phải làm việc nhóm, đòi hỏi sự tự giác và tích cực của tất cả các thành viên. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải luôn chú ý quan sát, nắm bắt tâm lí từng đối tượng học sinh để có biện pháp đưa các em vào bài học một cách tự nhiên nhất. Giáo viên yêu cầu phải có biên bản làm việc nhóm, có phân công nhiệm vụ và đánh giá về tinh thần thái độ của từng thành viên. Việc làm này sẽ giúp giáo viên nắm bắt được tình hình của học sinh từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể với mỗi đối tượng học sinh đó. - Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện: Khi tự nguyện các em sẽ chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong khám phá tri thức. 6.1.2. Các bước thực hiện: Phương pháp sân khấu hoá trong dạy học lịch sử có nhiều hình thức như: * Đóng vai nhân vật giả định Đóng vai nhân vật giả định tức học sinh sẽ tưởng tượng về nhân vật mình hóa thân qua vốn hiểu biết của mình trong cuộc sống như phóng viên, hướng dẫn viên du lịch, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao, hoặc các nhà hoạt động chính trị… Các bước thực hiện đóng vai nhân vật giả định 6
  7. - Bước 1: GV dựa vào kiến thức nội dung bài học để lựa chọn việc áp dụng đóng vai hợp lí. - Bước 2: Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm về chuẩn bị, xây dựng kịch bản, phân công đóng vai. - Bước 3: Các nhóm thông qua kịch bản với giáo viên và tiến hành tập diễn. - Bước 4: Các nhóm diễn trên lớp. - Bước 5: Nhận xét của học sinh, giáo viên về: sự sáng tạo trong thể hiện nhân vật, đúng hoặc sai sai về nội dung, những thông tin cần bổ sung. Dạng đóng vai này đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng, phải có vốn kiến thức cuộc sống phong phú thì vai diễn mới sinh động và hấp dẫn. Dựa trên những thông tin, dữ liệu hỗ trợ mà giáo viên sẽ cung cấp, các em hóa thân vào nhân vật trong cuộc sống hiện tại, đóng vai là phóng viên, hoặc phát ngôn của Bộ ngoại giao,…để trình bày về những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Mở rộng, khi tổ chức tranh luận về một vấn đề trong cuộc sống, giáo viên có thể sử dụng đóng vai trong hoạt động nhóm dưới hình thức là một phiên tòa. Với cách này GV đưa ra tình huống gợi mở cho học sinh suy nghĩ, đánh giá vấn đề theo những chiều hướng khác nhau. HS sẽ đưa ra ý kiến để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời thuyết phục đối phương theo ý kiến đó bằng những lập luận lí lẽ, bằng chứng xác thực, phương pháp này sẽ phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Đối với dạng đóng vai này giáo viên có thể áp dụng cho phần khởi động bài học hoặc khai thác một mục của sách giáo khoa, hoặc hoạt động tìm tòi mở rộng. Với kiểu đóng vai nhân vật giả định sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị. Học sinh thông qua vai diễn tự tưởng tượng, các em sẽ bộc lộ được khả năng tự nhận thức, khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, được rèn luyện khả năng thực hành, điều chỉnh hành vi thái độ theo hướng tích cực trong cuộc sống. Đây là trường hợp đóng vai mà chuyên môn trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp chúng tôi thường áp dụng trong quá trình dạy học, qua thực tế dự giờ đồng nghiệp và thực hiện nghiên cứu bài học chúng tôi thấy cách tổ chức này nhận được sự phản hồi tích cực từ học sinh và tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập. * Đóng vai trả lời câu hỏi, tình huống Trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Trong đó việc GV tạo tình huống và học sinh giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai có ý nghĩa quan trọng. Tình huống là những sự kiện, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Khi giáo viên tổ chức đóng vai giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, nắm vững kĩ năng, tạo điều kiện cho học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho học 7
  8. sinh. Khi áp dụng phương pháp này sẽ hạn chế lối học thụ động, học sinh chủ động tư duy sáng tạo, tăng sự hứng thú, giờ học sôi nổi. Khi dạy kiến thức mới HS sẽ tự tưởng tượng về nhân vật thông qua dữ liệu tình huống. GV đưa ra tình huống mà học sinh chưa biết và sẽ biết khi học xong bài học. GV là người xây dựng tình huống còn HS đảm nhận vai trò là người giải quyết tình huống. Các bước thực hiện khi đóng vai tình huống: - Bước 1: GV dựa vào kiến thức nội dung bài học để lựa chọn tình huống . - Bước 2: Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm về chuẩn bị, xây dựng kịch bản, phân công đóng vai. Sau khi phân vai các nhóm bàn bạc cách giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra. - Bước 3: Các nhóm thông qua kịch bản với giáo viên và tiến hành tập diễn. - Bước 4: Thể hiện vai diễn để giải quyết tình huống. - Bước 5: Nhận xét của học sinh, giáo viên về: sự sáng tạo trong thể hiện nhân vật, đúng hoặc sai về nội dung, những thông tin cần bổ sung. * Đóng vai một nhân vật lịch sử Khi giáo viên tổ chức đóng vai nhân vật lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, nắm vững kĩ năng, tạo điều kiện cho học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho học sinh. Khi áp dụng phương pháp này sẽ hạn chế lối học thụ động, học sinh chủ động tư duy sáng tạo, tăng sự hứng thú, giờ học sôi nổi. HS nắm kĩ thông tin và hiểu rõ hơn về nội dung cũng như nhân vật lịch sử mà mình đang được học, từ đó việc ghi nhớ sự kiện, nội dung, thời gian cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Các bước thực hiện khi đóng vai nhân vật lịch sử: - Bước 1: Lựa chọn nhân vật - sự kiện lịch sử. - Bước 2: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự bàn bạc và lựa chọn người diễn xuất - Bước 3: Các nhóm thông qua kịch bản với giáo viên và tiến hành tập diễn. - Bước 4: Thể hiện vai diễn theo nhân vật - sự kiện lịch sử được chỉ định. - Bước 5: Đánh giá xem nhóm nào diễn lại nội dung sự kiện – nhân vật tốt hơn. Giáo viên chốt kiến thức Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động nghiên cứu tình huống kết hợp đóng vai thể hiện sự kiện, nhân vật lịch sử. Nếu kéo dài thời gian đóng vai, giờ học sẽ trở thành “diễn kịch” và nội dung cần giải quyết có thể bị lan man, giờ học sẽ kém hiệu quả.Cần lưu ý rằng phần đóng vai không phải là nội dung chính của bài học mà giáo viên phải phân bố hợp lý để có sự xâu chuỗi, từ đó tìm hiểu tình huống, thể hiện đóng vai, thông qua hệ thống câu 8
  9. hỏi để rút ra nội dung cơ bản của bài học.Việc diễn không phải là phần chính mà quan trọng là thảo luận sau phần diễn ấy, phần diễn cần có sự chuẩn bị nội dung kịch bản trước ở nhà. Các bước thực hiện cụ thể Giáo viên chia lớp thành hai nhóm để tìm hiểu nội dung của quan hệ quốc tế 1945-2000 - Nhóm 1: quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh. - Nhóm 2: quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. * Nhóm 1: quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh. Đóng vai nhân vật lịch sử để phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Người dẫn chuyện: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là sau khi Hội nghị I-an-ta vào 2/1946, một mâu thuẫn nảy sinh trong các nước lớn.Mâu thuẫn đó lớn dần theo thời gian và dẫn đến một cuộc chiến tranh không súng ống, đạn dược. Lịch sử gọi đó là Chiến tranh lạnh (1947-1989) giữa hai nước lớn là Liên Xô và Mỹ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh lạnh, chúng ta cùng theo dõi đoạn tiểu phẩm ngắn Chiến tranh lạnh – cuộc chiến về chạy đua vũ trang. * Màn 1: Tại Nhà Trắng Người dẫn chuyện: Tại nhà trắng- vị tổng thống Mỹ lúc bấy giờ- Truman- đang ngồi cau mày, lo lắng. 9
  10. Hình 1. Tổng thống Mĩ Truman đang lo lắng suy nghĩ tại nhà trắng Đột nhiên ông ta nhấc điện thoại và gọi người thư ký của mình. Truman: Anh hãy đến phòng tổng thống ngay lập tức. Người thư ký lập tức chạy vào.i Thư ký: Vâng thưa Ngài tổng thống, ngài có việc gì cần gấp ạ. Truman: Lập tức lên lịch triệu tập họp với Thượng viện và Hạ viện trong Quốc hội gấp. Thư ký: Vâng thưa Ngài. * Màn 2: Tại buổi họp Thượng Viện và Hạ Viện. 10
  11. Hình 2. Tại buổi họp Thượng Viện và Hạ Viện Tổng thống: Các quý vị đã được nghe tin từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 02/1947 vừa qua. Người bạn - người đồng minh thân cận của chúng ta ở bên kia bờ đại dương - Anh đã tuyên bố rằng nước này không còn khả năng cung cấp sự hỗ trợ kinh tế và quân sự mà trước đó đã cung cấp cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ từ sau khi CTTG II kết thúc. Chúng ta - nước Mỹ tự do đang đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa cộng sản đe doạ và chúng ta cần đưa ra lập trường cứng rắn với Liên Xô. Thượng Viện-Hạ Viện: Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản? Tổng thống: Chúng ta cần có chính sách để hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về mặt quân sự và không chỉ hai nước này chính sách của Hoa Kỳ phải là chính sách hỗ trợ cho các dân tộc tự do đang chống lại những nỗ lực chinh phục của người thiểu số có vũ trang hoặc những áp lực bên ngoài. Tôi nghĩ nên viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ 400 triệu USD. Thượng viện- Hạ viện: Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tổng thống. Tổng thống: Chúng ta cũng cần có những kế hoạch nhằm tái thiết Tây Âu nhằm tạo thế đối lập với Đông Âu do Liên Xô kiểm soát và cũng như chi phí cho bộ quốc phòng để thành lập khối Nato- Bắc Đại Tây Dương nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản. Thượng viện- Hạ viện: Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tổng thống. 11
  12. Hình 3. Mĩ và các nước đồng minh thành lập khối quân sự Nato Người dẫn chuyện: Sau cuộc họp với Thượng Viện và Hạ Viện, Quốc hội Mỹ đã thông qua và phê chuẩn cho chính sách của Truman và đồng ý rót 400 triệu USD cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Lời đề nghị của Tổng thống Mỹ Truman là sự khởi đầu chiến tranh lạnh. Đặt ra phương hướng cho quan hệ đối ngoại của Liên Xô và Mỹ trong hơn 40 năm. * Màn 3: Tại điện Kerlim Trong lúc đó, tại điện Kerlim, Thủ tướng Stalin khi nghe Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ cho các nước chống lại chủ nghĩa xã hội. Stalin: Sau khi hội nghị I-an-ta kết thúc, chúng ta cần phải nỗ lực để duy trì hoà bình tại các nước - nơi quân đội chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ. Stalin: Vừa qua, theo tin tình báo của chúng ta, Hoa Kỳ muốn thông qua Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hòng ngăn chặn và gây khó dễ cho chúng ta ở Đông Âu. Tôi nghĩ chúng ta cần phải củng cố về mặt quốc phòng, đồng thời tích cực ủng hộ các nước thuộc địa giành độc lập, chống lại chủ nghĩa thực dân. Quốc hội: Chúng tôi đồng ý với ý kiến của ngài. Chúng ta cần hành động gấp và cũng cần phải ủng hộ về mặt quân sự với đối với các nước thuộc địa muốn giành độc lập. Stalin: Theo thông tin nhận được, Hoa Kỳ đã thành lập Nato- khối quân sự nhằm đối đầu với chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta thành lập khối quân sự tên là Hiệp ước Vacsava. Người dẫn chuyện: Một cuộc chạy đua vũ trang là điều không tránh khỏi giữa hai cường quốc là Liên Xô và Hoa Kỳ. Sự ra đời của Nato và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh 12
  13. đã bao trùm cả thế giới. Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử- phá thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ. Hình 4. Chiến tranh lạnh bùng nổ GV nhận xét về nội dung và tổ chức thảo luận về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lạnh.Qua quá trình thảo luận, kết hợp nội dung kiến thức trong sách giáo khoa sẽ giúp cho học sinh hiểu nội dung cần nắm như sau: - Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm mưu đồ bá chủ thế giới. - Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ đưa ra một thông điệp: “Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì”. - Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”, Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, nhằm các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. - Tổ chức hiệp Bắc Đại Tây Dương ra đời. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu. - 1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế. - 5/1955: Các nước thuộc khối XHCN thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN. - Sự ra đời của NATO và tổ chức SEV đã đánh dấu sự xác lập của hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. 13
  14. * Nhóm 2.Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Người dẫn chuyện: Sau gần thập kỷ chạy đua vũ trang, gây ra nhiều tốn kém về chi phí quân sự cũng như gây ảnh hưởng về kinh tế, Hoa Kỳ và Mỹ quyết định chấm dứt chiến tranh lạnh. Ngày 3/12/1989, hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thưc cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong cuộc gặp không chính thúc tại đảo Manta. Hình 5. Cuộc gặp gỡ giữa Giooc –ba – chốp và Bush Người dẫn chuyện: Sau cuộc gặp mặt lịch sử ấy, một trật tự thế giới mới được hình thành. Tổng thống Mỹ- Bush: Tôi tuyên bố với quốc hội Mỹ, chiến tranh lạnh đã kết thúc. Chúng ta đã đạt được thoả thuận với người bạn Liên Xô. Giooc-ba-chốp: Tôi tuyên bố tổ chức hội đồng tương trợ kinh tế và tổ chức Vacsava ngừng hoạt động. Vai trò của chúng ta trong việc gìn giữ hoà bình cho các nước đã hoàn tất. Mỗi quốc gia sẽ phát triển theo hướng riêng tuỳ theo vận mệnh của quốc gia đó Người dẫn chuyện: Ngày 28 - 6 - 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể. Ngày 1 - 7- 1991, Tổ chức Hiệp ước Vác sava ngừng hoạt động. Tháng 8/1991, Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại. Thế "hai cực" của hai siêu cường không còn nữa và Mĩ là "cực" duy nhất còn lại. Các nước phương Tây- ngồi bàn với nhau tại trụ sở EU: Hiện nay chúng ta đã thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, tôi tin chắc trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ phát triển EU trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới và đồng tiền chung của chúng ta Euro là đồng tiền mạnh nhất. Nhật Bản- thủ tướng Kiichi Miyazawa: Chiến tranh lạnh đã kết thúc, hiện nay Nhật Bản cần phải làm bạn với các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và mở rộng quan hệ hợp tác với khối ASEAN. Vì xu thế chung là liên kết khu vực.Tôi tin tưởng khu vựa châu Á- Thái Bình Dương là khu vực mạnh nhất trong thế kỷ tới. 14
  15. Phần tử cực đoan: Chiến tranh lạnh đã kết thúc, tất cả mọi khổ đau mà chúng ta gánh chịu là từ các nước phương Tây, chúng ta cần phải thánh chiến, quét sạch tàn dư của các nước phương Tây ra khỏi nước ta. Người dẫn chuyện : Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp phát triển theo các xu thế chính sau: - Trật tự thế giới "hai cực" đã sụp đổ, trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng "đa cực". - Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. - Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiệt lập trật tự thế giới "một cực" để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó. - Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài. - Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 - 9 - 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng. GV nhận xét về nội dung và tổ chức thảo luận về các xu thế mới của thế giới sau chiến tranh lạnh.Qua quá trình thảo luận, kết hợp nội dung kiến thức trong sách giáo khoa sẽ giúp cho học sinh hiểu nội dung cần nắm như sau: - Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”. - Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. - Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó. - Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diến ra các cuộc nội chiến, xung đột. 6.2. Kết quả đạt được Trong quá trình dạy học thực tế trên lớp, khi tôi áp dụng bước khởi động ở đầu mỗi giờ học thì sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh được gắn kết hơn trong việc tìm hiểu nội dung bài học. Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với các hình thức khởi động này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu tượng về nhân vật, sự kiện lịch sử, các em có thể nắm được kiến thức ngay tại lớp. Sau khi dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ 1945-2000 – Sử 12 - tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút.Kết quả thu được như sau: 15
  16. Sĩ số HS đạt điểm khá- HS đạt điểm trung HS đạt điểm yếu - Lớp giỏi bình kém SL % SL % SL % 12A 40 19 47,5 12 30 9 22,5 12B 39 35 89,8 2 5,1 2 5,1 Tổng 79 54 68,4 14 17,7 11 13,9 Bảng 1. Thống kê điểm khối 12 năm học 2022-2023 khi học theo phương pháp truyền thống Lớp Sĩ số HS đạt điểm khá- HS đạt điểm trung HS đạt điểm yếu - giỏi bình kém SL % SL % SL % 12A 41 36 87,8 5 12,2 0 0 12B 41 32 78 9 22 0 0 Tổng 82 68 83 14 17 0 0 Bảng 2. Thống kê điểm khối 12 năm học 2023-2024 khi học theo phương pháp sân khấu hoá Theo như hai bảng thống kê trên thì tỉ lệ HS đạt điểm khá- giỏi của năm học 2023-2024 cao hơn năm học 2022 - 2023 là 14,6%, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình khối 12 năm học 2023-2024 thấp hơn khối 12 năm học 2022-2023 là 0,7%, tỉ lệ HS đạt điểm yếu-kém khối 12 năm học 2023-2024 là 0% , khối 12 năm học 2022-2023 là 13,9 %. 7. Tính hiệu quả: Chuyên đề quan hệ quốc tế là một chuyên đề có rất nhiều sự kiện, các sự kiện đều có sự liên hệ lẫn nhau, học sinh phải nhớ tất cả sự kiện, tìm tòi thêm kiến thức.Khi dạy chuyên đề theo phương pháp truyền thống tôi nhận thấy học sinh dễ nhầm lẫn các sự kiện, các nhân vật lịch sử và khó mở rộng kiến thức khi thời gian dạy chỉ có 45 phút. PPSKH có thể kết hợp với phương pháp thuyết trình để làm cho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học này, học sinh thấy được học chứ không bị học. Học sinh được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh 16
  17. nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Học sinh hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Dạy bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp học sinh được chủ động trong việc học, cho các em được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Giáo viên cần giúp các em có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Bạn Phạm Thị Mĩ Ngọc là học sinh lớp 12A đã nêu ý kiến và cảm nghĩ sau tiết học theo phương pháp trên: “em thấy học phương pháp diễn kịch giúp nhớ lâu hơn, hiểu được diễn biến, mọi người có tâm trạng thoải mái hơn. ” Lời phát biểu trên của bạn Mĩ Ngọc là ý kiến của đa số học sinh lớp 12 khi học theo phương pháp sân khấu hoá trong dạy học chuyên đề quan hệ quốc tế 1945-2000 môn lịch sử 12 trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp. Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp sân khấu hoá tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của học sinh thông qua google form và đạt kết quả như sau: Hình 6. Kết quả khảo sát lấy ý kiến của học sinh Khi sử dụng phương pháp đóng vai mang lại hứng thú học tập cho học sinh vì trong quá trình đóng vai, học sinh được trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè, được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước đám đông hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn. Trong quá trình các em tập diễn kịch và lên lớp diễn tác phẩm của mình còn có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng thuyết trình. Trong quá trình tham gia sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân- tập thể, từ đó giúp học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh. Thông qua đóng vai học sinh thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụ thể và phải có cách ứng xử phù hợp với tình huống đó. Qua các vai diễn, học sinh bộc lộ khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, các tình huống trong cuộc sống, học sinh sẽ tự tin khi đứng trước đám đông và thấy mình cần cố gắng hơn nữa để vai diễn của mình nhận được sự khen ngợi từ mọi người. 17
  18. PPSKH giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung đang học, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho HS. Ngoài việc cung cấp kiến thức sát với nội dung bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới. Phương pháp đóng vai giúp phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh, gắn lí luận với thực tiễn, nhất là đóng vai tình huống. Thông qua đó học sinh thể hiện kĩ năng và phương pháp ứng xử của mình, là cơ hội thể hiện thái độ và tính cách trước đám đông. Tuy nhiên, bên cạnh đó, PPSKH cũng gây hạn chế về mặt thời gian tiếp cận nội dung chính của bài học. Trên cơ sở ban dầu, PPSKH chỉ có thể hỗ trợ cho một phần của nội dung bài học, góp phần tái hiện hoặc khẳng định rõ một vấn đề cụ thể, không bao hàm được nội dung của cả một bài học. Nên việc sử dụng PPSKH cũng phải vừa đủ, hợp lý, phù hợp nội dung, yêu cầu chính xác mà bài học muốn truyền tải. 8. Phạm vi ảnh hưởng: Sáng kiến đã được chứng minh tính hiệu quả. Sáng kiến không những chỉ áp dụng có hiệu quả trong chuyên đề quan hệ quốc tế 1945 – 2000 mà còn có thể áp dụng ở những chuyên đề, những bài học phù hợp trong chương trình lịch sử lớp 12 và ở cả cấp THPT. Sáng kiến không chỉ áp dụng ở Trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp mà còn có thể áp dụng ở các trường THPT trên toàn tỉnh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN Sông Cầu, ngày 4 tháng 3 năm 2024 VỊ ĐỀ NGHỊ Người nộp đơn HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Ngọc Dũng Huỳnh Anh Thư 18
  19. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. Kế hoạch dạy học chuyên đề quan hệ quốc tế 1945-2000 CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945-2000 (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh. - Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – TBCN và XHCN. - Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới. - Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,… - Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt. - Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh. 2. Về năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh... 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng các phẩm chất như: trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm, sân khấu hoá. III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên - Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á. Lược đồ thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh. - Máy vi tính kết nối máy chiếu. 2. Học sinh 19
  20. - Học bài cũ, chuẩn bị diễn vở kịch theo chủ đề giáo viên đã giao. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút) *Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi mang tính chất gợi mở, tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh sẽ tích cực khám phá kiến thức trong bài học, tự lĩnh hội kiến thức, hiểu được mối quan hệ quốc tế phức tạp giữa các cường quốc trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh, các em sẽ tự giải thích được khái niệm thế nào là “Chiến tranh cục bộ”, thế nào là “Chiến tranh lạnh”... * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Bằng kiến thức tìm hiểu thực tế, em hãy trả lời các câu hỏi sau: + Em hiểu thế nào là “Chiến tranh lạnh”?“Chiến tranh lạnh”đã bắt đầu và kết thúc như thế nào?Thế giới sau Chiến tranh lạnh có gì thay đổi? - GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. Học sinh báo cáo. GV nhận xét, chốt ý. * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 30 phút) Hoạt động 1. Tìm hiểu về mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh (Thời gian 13 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm được nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây và những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh. * Phương thức( sân khấu hoá) - GV mời nhóm 1 lên diễn vở kịch theo chủ đề đã giao chuẩn bị ở tiết trước. - GV : Yêu cầu HS xem vở kịch và kết hợp kiến thức sách giáo khoa, em hãy trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao mâu thuẫn Đông - Tây lại hình thành sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? + Lập bảng thống kê những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN. - HS diễn kịch theo chủ đề nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lạnh. - GV : nhận xét. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - HS: Tìm hiểu SGK để lập bảng so sánh những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe - TBCN và XHCN trong thời gian 3 phút. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2