intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho học sinh khi dạy học Chủ đề 4 - Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho học sinh khi dạy học Chủ đề 4 - Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023" được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học trong bối cảnh chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình của giáo dục. Đề tài này mong muốn góp phần nhỏ bé để đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho học sinh khi dạy học Chủ đề 4 - Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những khó khăn, thuận lợi khi nghiên cứu 3 6. Lịch sử nghiên cứu 4 7. Điểm mới của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG 6 I. Khái quát nền tảng Mozaik 6 1. Khái quát 6 2. Kho học liệu số thực tế ảo 3D – Mozaik3D 6 3. Hướng dẫn khai thác Kho học liệu số thực tế ảo 3D – Mozaik3D 7 4. Một số lưu ý 15 II. Khái quát Chủ đề 4 16 1. Đặc điểm của môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông 16 2. Các phẩm chất và năng lực cần hình thành ở học sinh khi học Lịch 16 sử 3. Nội dung Chủ đề 4 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử 17 thế giới, Lịch sử lớp 10 (Sách giáo khoa Cánh diều – năm 2023) III. Sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) nhằm hình thành và phát 19 triển năng lực, phẩm chất cho HS 1. Hình thành và phát triển một số năng lực 19 2. Hình thành và phát triển một số phẩm chất 28 3. Một số lưu ý khi sử dụng kho học liệu số Mozaik3D 31 4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 32
  2. 5. Thực nghiệm sư phạm 35 PHẦN III: KẾT LUẬN 40 1. Một số lưu ý khi sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) của nền 40 tảng dạy học kỹ thuật số thông minh (Mozaik). 2. Ý nghĩa của sáng kiến 40 3. Kiến nghị, đề xuất 41
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT Thứ Nội dung Chữ viết tắt tự 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Sách giáo khoa SGK 5 Khoa học lịch sử KHLS 6 Công nghệ thông tin CNTT 7 Khoa học công nghệ KHCN 8 Thực nghiệm TN 9 Đối chứng ĐC 10 Chủ nghĩa tư bản CNTB 11 Chương trình giáo dục phổ thông mới CTGDPTM
  4. 1
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Trong bối cảnh đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Năm 2022, Bộ giáo dục và đào tạo đã bắt đầu thực hiện chương trình đổi mới, trong chương trình đó, Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, gồm 2 phần: phần bắt buộc đối với tất cả học sinh và phần lựa chọn cho học sinh chọn môn Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông, qua đó chúng ta thấy được vai trò đặc biệt quan trong của môn Lịch sử đối với dân tộc Việt Nam. Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại. Tuy nhiên, tôi nhận thấy hiện nay thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT còn tồn tại một số vấn đề sau: Thứ nhất: Hiện nay, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử đa số là những giáo viên có nhiều năm công tác, tuy có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại hạn chế về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 1
  6. Thứ hai: Việc sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên gần như mới chỉ dừng lại ở việc tải những bài giảng đã có sẵn trên mạng internet về chỉnh sửa và sử dụng. Thứ ba: Phần lớn giáo viên chưa tiếp cận được với các phần mềm và nền tảng dạy học thông minh đặc biệt là những nền tảng sử dụng trí tuệ AI và Công nghệ thực tế ảo - 3D. Thứ tư: Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 đã bắt đầu áp dụng từ năm 2022, việc thực hiện chương trình mới khác xa so với chương trình cũ, chương trình mới không chú trọng những nội dung kiến thức hàn lâm mà chủ yếu phát triển các phẩm chất, năng lực cho người học. Vì thế, phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng cần phải thay đổi. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên còn đang lúng túng và bỡ ngỡ khi thực hiện các tiết dạy theo chương trình mới, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ vào dạy học môn Lịch sử. Trong thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 mang lại, là người giáo viên tôi thấy chúng ta đứng trước rất nhiều cơ hội: Cho phép chúng ta sử dụng kho tư liệu phong phú, sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ để chúng ta thỏa sức sáng tạo trong bài giảng của mình…, vấn đề là chúng ta phải nhận thức được điều đó và tâm huyết để thực hiện. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môm lịch sử, tôi đã và đang áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào việc dạy học và nhận thấy hiệu quả của nó mang lại là rất cao, học sinh thích thú với bài học, qua đó phát triển năng lực và phẩm chất một cách tự nhiên. Từ những vấn đề trên, Nhóm chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho học sinh khi dạy học “Chủ đề 4 - Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới”, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023). Để qúy thầy cô tham khảo, đóng góp ý kiến nhằm góp phần vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Ý thức được tầm quan trọng câu nói của Bác, hiện nay Đảng – nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngày 16/6/2022, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV với đa số đại biểu Quốc hội tán thành. "Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử; nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội về môn học Lịch sử là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục cấp THPT". 2
  7. Hiện nay trong thời kỳ chuyển đổi số và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy và học lịch sử ở trường THPT đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức mới trong đó đặc biệt là yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học trong bối cảnh chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình của giáo dục. Đề tài này mong muốn góp phần nhỏ bé để đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: Hướng dẫn khai thác kho học liệu số 3D (Mozaik3d). Hướng dẫn sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3d) trong dạy học “Chủ đề 4 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới”, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023). Được áp dụng vào giảng dạy môn lịch sử ở Trường THPT Yên Thành 2. Tuy nhiên đề tài này có thể áp dụng cho các cấp học và các môn học khác nhau và thậm chí ở các lĩnh vực khác. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp sử dụng mạng Internet. - Phương pháp ứng dụng các phần mềm hỗ trợ. 5. Những thuận lợi, khó khăn khi nghiên cứu 5.1. Thuận lợi Như chúng ta đã biết, Năm học 2023 - 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo, vì vậy việc thực hiện đề tài này rất phù hợp với chủ trương của ngành đưa ra, nên thuận lợi trong việc thực hiện. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, giúp đỡ Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn huyện. Sự góp ý của đồng nghiệp, học sinh trong quá trình thực hiện. Sự bùng nổ của CNTT, đặc biệt là mạng Internet nên dễ dàng thực hiện. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải thiện. 5.2. Khó khăn 3
  8. Đây là một phương pháp mới nên không học hỏi được kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Cơ sở vật chất của nhà trường tuy được cải thiện nhưng chưa đồng bộ nên việc áp dụng phương pháp một cách rộng rãi còn gặp khó khăn. Học sinh chưa thật sự thích ứng với cách học mới… 6. Lịch sử nghiên cứu Việc sử dụng CNTT vào dạy học, đặc biệt là thiết kế bài học đã được triển khai từ lâu để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT chưa thật sự phát huy hết tính năng của nó, chưa đưa đến những đột phá trong việc thiết kế bài giảng để tạo ra những bài học lịch sử sinh động hấp dẫn. Hiện nay, phần lớn giáo viên chưa nắm được một số ứng dụng của cuộc cách mạng KHCN đem lại, để với tư cách là người làm chủ công nghệ, chủ động trong việc thiết kế bài giảng theo ý tưởng của mình, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, nhưng mang tính chung chung, chưa thật sự cụ thể để giáo viên có thể áp dụng một cách dễ dàng trong công tác giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra những kho học liệu số 3D, công nghệ thực tế ảo VR… để phục vụ cho công tác dạy học, điều này đã được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng vào thực tế. Trong khi đó ở nước ta, việc áp dụng những thành tựu này còn chưa phổ biến, đặc biệt là ở những vùng đang còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ CNTT. Từ những vấn đề trên, Đề tài: Sử dụng kho học liệu số 3D (Mozaik3D) nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho học sinh khi dạy học “Chủ đề 4 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới”, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023).Tập trung hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết cách thức khai thác kho học liệu số 3D, nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho học sinh khi dạy học “Chủ đề 4 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới”, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023). 7. Điểm mới của đề tài Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng ở các trường THPT đã được triển khai và áp dụng từ lâu, tuy nhiên việc ứng dụng CNTT mới chỉ dừng lại ở việc giáo viên sử dụng những bài giảng có sẵn trên mạng, tải về chỉnh sửa và sử dụng. Trong khi đó, GV gần như chưa biết đến phần mền dạy học thông minh MozaBook, đặc biệt là kho học liệu số thực tế ảo 3D, vì vậy chưa ứng dụng được những tính năng của nền tảng này để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT. 4
  9. Đề tài này sẽ tập trung hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết cách thức khai thác nền tảng Mozaik, ứng dụng kho học liệu số 3D. Đồng thời hướng dẫn sử dụng kho học liệu số 3D trong dạy học Chủ đề 4 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới”, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023) nói riêng, nhằm hình thành một số năng lực, phẩm chất cho HS. Với những điểm mới trên, đề tài mong muốn hỗ trợ giáo viên trong việc dạy và học môn lịch sử nói chung và dạy “Chủ đề 4 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới”, Lịch sử lớp 10 (Chương trình GDPT 2018 – SGK Cánh diều, năm 2023) nói riêng, nhằm phát triển một số năng lực, phẩm chất cho HS trong thời đại công nghệ 4.0, đặc biệt là phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục và chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018. PHẦN II: NỘI DUNG I. Khái quát nền tảng Mozaik 1. Khái quát 5
  10. Mozaik là nền tảng dạy học kỹ thuật số thông minh và dạy học 3D tiên tiến của tập đoàn giáo dục Mozaik đến từ Hungary hiện đang được ứng dụng tại hơn 50 quốc gia phát triển như: Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản,… Đây là nền tảng giúp cải thiện hầu như tất cả các công việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh như là: Soạn bài giảng, dạy học, giao bài tập, kiểm tra và đánh giá năng lực học sinh,… Điểm nổi bật nhất của Mozaik đó là những cảnh 3D, video thực tế; âm thanh, hình ngay trên chính những bài học đang tìm hiểu. Ứng dụng tích hợp trên Web, có thể học ngay trên điện thoại, Ipad,…. và ở bất kì đâu. Hơn 1300 cảnh 3D và hàng trăm công cụ dạy và học theo từng chủ đề, từng môn học và trò chơi phát triển kỹ năng. Hàng nghìn bài giảng với kho học liệu số 3D ấn tượng đang chờ các thầy cô khám phá. Hàng nghìn phim video giáo dục minh hoạ thú vị, hàng nghìn hình ảnh, File âm thanh sống động. Nền tảng dễ dàng giúp giáo viên đưa vào bài giảng của mình giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan sinh động. Ngoài ra còn có công cụ giao bài tập về nhà và kiểm tra đánh giá học sinh, phòng thí nghiệm thực tế ảo VR. Mozaik với hàng trăm công cụ và game giáo dục bổ ích giúp giáo viên soạn bài tập để thực hành và đào sâu kiến thức sau giờ giảng lí thuyết. Sử dụng Mozaik, giáo viên có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ quá trình từ chuẩn bị bài, giảng dạy tới theo dõi, giao bài tập và đánh giá năng lực của học sinh. Ngoài ra, Mozaik còn cung cấp cho giáo viên những công cụ giảng bài tiện lợi, các học liệu minh họa kiến thức sống động để khơi gợi sự thích thú, tìm tòi cho học sinh. 2. Kho học liệu số thực tế ảo 3D – Mozaik3D Mozaik3D là một trong những tính năng nổi bật của Mozaik, thuộc hệ thống MozaLearn, đây là một hệ thống giáo dục tích hợp, được phát triển cung cấp hỗ trợ kỹ thuật số đầy đủ cho học sinh và giáo viên, cũng như phụ huynh. Mozaik3D chứa đầy đủ các trang đồ họa 3D sắc màu các văn bản ngắn để nâng cao trình độ học tập Chức năng của Mozaik3D: Thiết kế 3D đồ họa độc đáo trợ giúp việc dạy học trở nên dễ dàng và sống động bằng những cảnh 3D, hình ảnh, âm thanh, bài tập tương tác… Dành cho tất cả các môn học: Lịch sử, Công nghệ, Vật lý, Toán học, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Nghệ thuật thị giác… sẽ biến việc dạy học trở thành cuộc phiêu lưu với hơn 1300 cảnh 3D giáo dục và bài tập tương tác. 6
  11. Các cảnh 3D có sẵn được chú thích bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, cung cấp một cơ hội tuyệt vời để học tập và thực hành ngoại ngữ. Đặc biệt Mozaik3D có trải nghiệm thực tế ảo VR, đi bộ, tường thuật. Ngoài ra còn có các công cụ và trò chơi giáo dục sau mỗi thiết kế 3D. Cài đặt miễn phí có thể dùng được trên cả điện thoại và máy tính. Bên cạnh tính năng Mozaik3D, kho video ứng dụng thực tế cũng là một trong những tính năng cơ bản Mozaik. Với một kho video thực tế đồ sộ với hàng nghìn vi deo khác nhau trên tất cả các môn học, trong đó có môn Lịch sử, những video có độ dài từ 3 – 5 phút rất phù hợp để ứng dụng vào việc dạy và học. Việc sử dụng kho video này giúp nâng cao hiệu quả bài học, làm cho bài học sinh động, phong phú. Kích thích sự chú ý của học sinh, qua đó học sinh sẽ nắm được nội bài học một cách tự nhiên. 3. Hướng dẫn khai thác Kho học liệu số thực tế ảo 3D – Mozaik3D 3.1. Đăng nhập và Cài đặt Mozaik3D: để chúng ta sử dụng và mở kho học liệu số 3D Bước 1: Đăng nhập (hoặc tạo tài khoản mới) - Mở trình duyệt Google, gõ Mozaweb ấn Enter, xuất hiện một hộp thoại có nội dung như H.1 Hình.1 - Sau khi xuất hiện hộp thoại bấm vào ô Đăng nhập xuất hiện hộp thoại như H.2 7
  12. Hình.2 - Ở bước này, chúng ta lưu ý: * Trường hợp 1: Chúng ta đã có tài khoản đăng ký thì chúng ta nhập tên đăng nhập và mật khẩu là có thể vào được ứng dụng. * Trường hợp 2: Chúng ta chưa có tài khoản đăng nhập thì phải tạo tài khoản mới. Để tạo tài khoản mới chúng ta bấm vào ô Tạo tài khoản mới, một bảng hộp thoại sẽ xuất hiện như H.3. Hình.3 - Khi xuất hiện hộp thoại bấm Next (Tiếp theo), xuất hiện bảng hộp thoại tiếp theo như H.4, sau đó chúng ta nhập các thông tin theo yêu cầu. 8
  13. Hình.4 - Sau khi nhập xong bấm Tiếp theo, xuất hiện hộp thoại bấm Tôi trên 16 tuổi→ chấp nhận điều khoản → bấm Tạo ra như H.5 Hình.5 - Sau khi đăng ký xong xuất hiện hộp thoại thông báo số ngày sử dụng miễm phí, chúng ta bấm Later để vào trang chủ như H.6 Hình.6 Bước 2: Cài đặt phần mềm MozaBook (Để mở được kho học liệu 3D chúng ta phải cài đặt phần mềm MozaBook). - Sau khi bấm Later như H.6 → Các sản phẩm→ MozaBook như H.7 9
  14. Hình.7 - Một bảng hộp thoại xuất hiện → bấm vào Tải về và cài đặt bình thường như các phần mềm khác như H.8 Hình.8 - Như vậy, chúng ta đã hoàn thành việc tạo tài khoản và cài đặt để sử dụng các tính năng của nền tảng Mozaik. - Khi thực hiện 2 bước này cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất: Khi tạo tài khoản mới, yêu cầu của phần mềm là có rất nhiều nội dung thông tin cần điền. Tuy nhiên, để đỡ tốn thời gian chúng ta chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào các mục sau: - Họ và tên…, tên địa chỉ Email…., xác nhận địa chỉ Email…., mật khẩu…., xác nhận mật khẩu…., trên 16 tuổi…., chấp nhận điều khoản…., còn một số mục khác chúng ta không cần điền để rút ngắn thời gian. Thứ hai: Nền tảng Mozaik chỉ cho phép sử dụng miễn phí 2 ngày với 5 sản phẩm đồ họa hoặc video trong một tài khoản đăng nhập, vì thế chúng ta phải chuẩn 10
  15. bị nhiều tài khoản khác nhau để khai thác được tối đa kho học liệu số 3D và để đạt được hiệu quả khi sử dụng. Thứ ba: Khi đăng nhập một tài khoản Email bất kỳ, chúng ta chỉ cần điền một tài khoản bất kỳ, nhưng đuôi phía sau phải là @gmail.com. Mật khẩu tài khoản nên lấy tên Gmail và thêm vào @123 là được. Ví dụ tên tài khoản nguyenvannam@gmail.com thì tên mật khẩu nên đặt là nguyenvannam@123. Thứ tư: Nếu trong quá trình thiết kế tiến trình dạy học, chúng ta cần khai thác nhiều học liệu cùng một lúc thì nên chuẩn bị một số tài khoản bất kỳ để đăng nhập. (Kính mời thầy cô quét mã QR để xem Video hướng dẫn) 3.2. Hướng dẫn khai thác tính năng Mozaik3D - Sau khi Đăng nhập xong sẽ xuất hiện cửa sổ → bấm vào mục 3D→Xuất hiện hộp thoại, chúng ta lựa chọn lĩnh vực cần tìm như H.9 Hình.9 - Khi bấm vào Lịch sử ngay lập tức xuất hiện kho học liệu số 3D về môn Lịch để cho giáo viên khai thác như, chúng ta lựa chọn cảnh 3D phù hợp→ bấm Mở 3D như H.10. 11
  16. Hình.10 Ví dụ: Khi GV cần cảnh 3D của Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) để khai thác dạy học, GV bấm vào mục Vạn Lý Trường Thành, sẽ xuất hiện cửa sổ 3D như H.11 Hình.11 - Trong cảnh 3D, có nhiều nội dung khác nhau như: Cảnh bên ngoài, bên trong, chế độ du hành thời gian hay hoạt hình..., chúng ta tùy vào mục đích sử dụng để lựa chon, thông thường chúng ta lựa chon chế độ xem Hoạt hình. Vì đây là chế độ xem tốt nhất, bên cạnh đó còn có thông tin về Vạn Lý Trường Thành để học sinh tham khảo và phục vụ cho việc dạy và học như H.12 12
  17. Hình.12 (Kính mời thầy cô quét mã QR để xem thông tin học liệu) 3.3. Một số tính năng khác của nền tảng kỹ thuật số Mozaik Ngoài hai tính năng nổi bật, Mozaik còn có một số tính năng khác cũng rất hữu ích trong việc ứng dụng để dạy học ở trường THPT cụ thể: - Mục Đa phương tiện như H.13, trong tính năng này có nhiều nội dung như: Công cụ & trò chơi; ảnh toàn cảnh; Âm thanh; sách…GV có thể vào để tham khảo hoặc có thể tìm hiểu thêm để ứng dụng vào công việc dạng dạy của mình. Hình.13 - Mục Bài giảng kỹ thuật số như H.14. Trong mục này có rất nhiều bài giảng điện tử kỹ thuật số thuộc nhiều môn học khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo cách thiết kế, còn muốn sử dụng chúng ta phải trả phí, thầy cô có 13
  18. thể vào để tham khảo sau đó tự mình thiết kế theo ý tưởng của mình cho phù hợp với trình độ HS và môi trường học tập. Hình.14 - Mục Công cụ, trong mục này cũng có nhiều bộ công cụ học tập ở nhiều môn học khác nhau như H.15, thầy cô có thể bấm vào để tham khảo Hình.15 Như vậy, nền tảng này có rất nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế về mặt thời gian, đề tài này chỉ tập trung khai thác và sử dụng tính năng cơ bản là kho học liệu số Mozaik3D, còn các tính năng khác chỉ giới thiệu để quý thầy cô tham khảo. 4. Một số lưu ý Để sử dụng tính năng của Mozaik có hiệu quả nhất trong dạy và học chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: 14
  19. Thứ nhất: Phải căn cứ vào mục tiêu bài học về năng lực và phẩm chất cần đạt để lựa chọn học liệu phù hợp. Thứ hai: Khi sử dụng học liệu số cần kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực như đặt vấn đề, dự án, thảo luận... để khai thác có hiệu quả học liệu 3D. Thứ ba: Khi sử dụng cần phải hướng dẫn học sinh khai thác học liệu để định hướng cho học sinh cách thức khai thác học liệu nhằm phục vụ mục tiêu bài học. Thứ tư: Đây là tính năng của phần mềm trực tuyến nên chúng ta không thể tải về mà chỉ có sử dụng trực tuyến trên mạng internet, vì vậy trong trường hợp cần tải về để phục vụ cho việc thiết kế bài giảng, trong trường hợp vị trí dạy của chúng ta không có mạng internet thì ta có thể làm như sau: Chúng ta sẽ dùng thủ thuật ghi lại màn hình những học liệu số đó về máy tính bằng cách mở học liệu số sau đó bấm tổ hợp phím Windows + G trên bàn phím (đây là chức năng ghi lại màn hình của phần mềm Windows) như H. 16. Hình.16 Sau đó xuất hiện một bảng hộp thoại, chúng ta bấm vào nút tròn để ghi video sau đó tải về máy để sử dụng, như vậy từ chỗ là một học liệu trực tuyến đã chuyển thành nguồn tài liệu của chúng ta, có thể chỉnh sửa và sử dụng. Thứ năm: Để sử dụng tính năng này chúng ta cần phải có mạng internet vì vậy cần chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất trang thiết bị để khai thác có hiệu quả nhất. II. Khái quát Chủ đề 4 1. Đặc điểm của môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp HS hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học, đồng thời góp phần hình thành, phát triển 15
  20. những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp HS nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho HS tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại. Môn Lịch sử giúp HS nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho HS lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; ngoại giao; quản lí; hoạt động du lịch; công nghiệp văn hoá; thông tin truyền thông,... Chương trình môn Lịch sử Trung học phổ thông hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp HS tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại. 2. Các phẩm chất và năng lực cần hình thành ở học sinh khi học Lịch sử 2.1. Các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể Chương trình Lịch sử 10 góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. Các phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực chung là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.2. Các năng lực đặc thù Chương trình Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2