intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khi hình thành kiến thức một số nội dung Sinh học 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khi hình thành kiến thức một số nội dung Sinh học 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp giáo viên tổ chức được một tiết dạy theo hướng đổi mới; Giáo viên vận dụng được phương pháp kỹ thuật phòng tranh vào dạy học một số nội dung Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh; Làm cho học sinh yêu thích và có hứng thú học tập môn Sinh học, từ đó có sự chuyển biến trong chất lượng dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khi hình thành kiến thức một số nội dung Sinh học 10

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lực, trang bị cho thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng mang tính chất toàn cầu. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đến ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, chính thức đánh dấu sự ra đời của chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ đây cũng đặt ra nhiều thách thức trong đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên và học sinh. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định được những phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được sự đổi mới toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông . 1.2. Xuất phát từ ưu điểm của kỹ thuật dạy học phòng tranh Kỹ thuật phòng tranh được coi là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Thứ nhất: Dạy học bằng kĩ thuật này sẽ giúp khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Theo nghiên cứu khoa học về khả năng ghi nhớ của con người, chúng ta có thể ghi nhớ được khoảng 5% đến 10% thông tin kiến thức khi nghe, đọc; khoảng 50% kiến thức khi thảo luận cùng nhau và ghi nhớ được khoảng 85% đến 90% thông tin tri thức khi hoạt động, quan sát và giảng giải cho người khác. 1
  2. Thứ hai: Cũng như các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác, việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong dạy học sẽ tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả. Người học có cơ hội giao tiếp, thể hiện năng lực bản thân, quan điểm cá nhân, mục tiêu, ước mơ… Thứ ba: Sử dụng kĩ thuật phòng tranh sẽ hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh, từ đó bồi đắp sự tự tin cho các em. 1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học tại trường THPT Diễn Châu 3 Qua khảo sát thực trạng dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 3 tôi thấy: + Phần lớn giáo viên và học sinh tiến hành khảo sát đều cho rằng việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là cần thiết. + Kỹ thuật phòng tranh là một kỹ thuật giúp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh rất hiệu quả, tuy nhiên phần lớn giáo viên trong trường còn ít hoặc chưa sử dụng kỹ thuật này vào dạy học. Chính vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khi hình thành kiến thức một số nội dung Sinh học 10’’. 2. Mục đích, tính mới của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài - Giúp giáo viên tổ chức được một tiết dạy theo hướng đổi mới. - Giáo viên vận dụng được phương pháp kỹ thuật phòng tranh vào dạy học một số nội dung Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. - Làm cho học sinh yêu thích và có hứng thú học tập môn Sinh học, từ đó có sự chuyển biến trong chất lượng dạy học. - Tiết học phải đạt được mục tiêu là hướng tới phát triển được năng lực và phẩm chất cho người học. 2.2. Tính mới của đề tài - Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học kĩ thuật phòng tranh phát triển được năng 2
  3. lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. - Trang bị kiến thức, phẩm chất, năng lực cho người học, nhằm đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp giáo viên sử dụng kỹ thuật phòng tranh để hình thành kiến thức một số nội dung trong chương trình sinh học 10 từ đó tạo ra sự yêu thích và không ngại khi áp dụng kỹ thuật này vào giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng, khách thể và thời gian nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học kỹ thuật phòng tranh vào nội dung: + Chủ đề thành phần hóa học của tế bào nội dung các phân tử sinh học. + Chủ đề cấu trúc tế bào nội dung cấu trúc tế bào nhân thực. + Chủ đề sinh học vi sinh vật nội dung sinh sản của vi sinh vật. 3.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh khối 10 trường THPT Diễn Châu 3. 3.3. Thời gian nghiên cứu Năm học 2022- 2023 và 2023- 2024. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích phương pháp dạy học kỹ thuật phòng tranh: Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm, quy trình dạy học,… 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phân tích cấu trúc chương trình GDPT 2018, nội dung kiến thức Sinh học 10. - Điều tra thực trạng dạy học ở trường THPT Diễn Châu 3. 4.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Tham vấn giáo viên Sinh học, cán bộ lãnh đạo nhà trường, và một số cán bộ giáo viên khác. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3
  4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên hai nhóm đối tượng: Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là học sinh lớp 10– trường THPT Diễn Châu 3. 4.5. Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu thu được và kiểm định giả thuyết. 4
  5. PHẦN II. NỘI DUNG Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về kỹ thuật phòng tranh trong dạy học 1.1.1. Khái niệm về kỹ thuật phòng tranh Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS được trưng bày như một phòng triển lãm tranh. HS di chuyển, quan sát các sản phẩm của HS khác, đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm. 1.1.2. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm Thứ nhất: Người học có cơ hội giao tiếp, thể hiện năng lực bản thân, sở trường, quan điểm cá nhân, định hướng…thông qua việc chuẩn bị và hoàn thiện bức tranh của mình. Vì vậy, đây là kĩ thuật dạy học tạo ra không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả. Thứ hai: Sử dụng kĩ thuật phòng tranh sẽ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng mềm cho người học như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phân tích, đánh giá… Từ đó bồi đắp cho các em sự tự tin, bản lĩnh để thể hiện mình. Thứ ba: Dạy học bằng kĩ thuật phòng tranh sẽ giúp khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Bởi ở kĩ thuật này, người học sẽ vừa được quan sát vừa được trao đổi thảo luận trực tiếp, vừa có thể được giảng giải cho người khác khi mô tả, trình bày về bức tranh của mình. Nhược điểm Việc vận dụng kỹ thuật phòng tranh vào dạy học cũng có những hạn chế như: + Lớp sẽ bị ồn ào, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng như chuẩn bị đồ dùng dụng cụ vẽ tranh, treo trang trí tranh, sắp xếp bàn ghế trong phòng học… + Tốn nhiều không gian để các nhóm trưng bày sản phẩm học tập và di chuyển theo mô hình mong muốn. 5
  6. 1.1.3. Quy trình tổ chức dạy học bằng sử dụng kỹ thuật phòng tranh Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Có thể thiết kế nhiều nhiệm vụ khác nhau đủ cho các nhóm hoặc có thể lặp lại các nhiệm vụ ở các nhóm khác nhau. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. Bước 3: Xem triển lãm phòng tranh Học sinh cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Bước 4: Kết luận vấn đề Tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. Thực hiện đánh giá kết quả học tập của các nhóm 1.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giao tiếp và hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba nhóm năng lực chung cần phải hình thành và phát triển cho học sinh. Đây là nhóm năng lực cốt lõi, năng lực đặc biệt quan trọng cần phát triển ở học sinh, giúp học sinh có khả năng thích ứng, hội nhập và qua đó phát triển năng lực bản thân. Trong dạy học, giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp để đạt được các mục đích giáo dục. Học hợp tác là hình thức người học làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau, người học lĩnh hội được cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà 6
  7. giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp người học ở mọi cấp/bậc học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập. Việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh vào dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh đạt hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạy học phát triển năng lực cho học sinh tại các trường THPT. Về tổ chức dạy học phát triển NL HS tại các trường: GV THPT đã khá tích cực thực hiện nội dung đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển NL HS như: đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS. Bên cạnh đó, GV cũng tích cực áp dụng các kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học tích cực; triển khai mô hình giáo dục STEM, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học kĩ thuật và tạo nên phong trào đổi mới thực chất tại các trường THPT. Tuy vậy, việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL HS THPT cũng còn một số tồn tại như: một số GV chưa tích cực tìm hiểu, nâng cao nhận thức về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; GV gặp khó khăn khi thực hiện các nội dung đổi mới, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhiều giáo viên không có đủ thời gian để nghiên cứu và áp dụng các phương pháp mới. 2.2. Thực trạng dạy học sử dụng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 3 Tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học bằng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 3. Bảng khảo sát 1: Dành cho đối tượng giáo viên Khảo sát thực trạng dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Nội dung Mức độ đánh giá Nội dung 1 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Theo thầy (cô), việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là 7
  8. Nội dung 2 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh không? Nội dung 3 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Theo thầy (cô) việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh để dạy học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là: Nội dung 4 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong dạy học để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh không? Link khảo sát https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSca2KK_qyzqoRyxcP5Br_WkapTkAa 7cNbopGwemmMnyhs_rQQ/viewform?usp=sf_link. 8
  9. Kết quả khảo sát bảng 1 Nội dung Tỷ lệ % thu được Nội dung 1 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Theo thầy (cô), việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng 61,5% 38,5% 0% 0% lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là Nội dung 2 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật 21,2% 73% 5,8% 0% dạy học tích cực để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh không? Nội dung 3 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Theo thầy (cô) việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh để dạy học hình 15,4% 76,9% 5,8% 1,9% thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là: Nội dung 4 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong dạy 0% 9,6% 32,7% 57,7% học để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh không? 9
  10. Kết luận: Nhìn vào kết quả thu được ở bảng 1 ta thấy được hầu hết giáo viên được khảo sát cho rằng việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là cần thiết. Đa số giáo viên đã sử dụng các phương pháp và kỹ thuật vào dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên phần lớn giáo viên còn ít áp dụng kỹ thuật phòng tranh vào dạy học để phát triển năng lực cho học sinh. 10
  11. Bảng khảo sát 2: Dành cho học sinh Khảo sát thực trạng nhu cầu học tập phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh ở trường THPT Diễn Châu 3 . Nội dung Mức độ đánh giá Nội dung 1 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Theo em việc dạy học theo hướng hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là Nội dung 2 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Theo em thầy(cô) có thường xuyên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh không? Nội dung 3 Rất mong muốn Mong muốn Bình trường Không mong muốn Em có mong muốn thầy (cô) dạy học hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh 11
  12. Link khảo sát https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdsXSKb7I45imFkShnEQd8Aq7gZt5 KhF3-5MUtrzmHdsHVwHA/viewform?usp=sf_link Kết quả khảo sát. Nội dung Mức độ đánh giá Nội dung 1 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Theo em việc dạy học theo hướng hình thành, phát triển 55,5% 37,2% 4,7% 2,3% năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là Nội dung 2 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Theo em thầy(cô) có thường xuyên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy 30,2% 65,1% 4,7% 0% học tích cực để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh không? Nội dung 3 Rất mong muốn Mong muốn Bình trường Không mong muốn Em có mong muốn thầy (cô) dạy học 44,2% 34,9% 20,9% 0% hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh 12
  13. Kết quả thu được cho thấy việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là cần thiết và rất cần thiết (chiếm tỷ lệ trên 90%) ngoài ra các em mong muốn sẽ được học tập để phát triển năng lực này cho bản thân. Kết luận chương I. Trong chương này chúng tôi đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: Phân tích cơ sở lý luận của kỹ thuật phòng tranh trong dạy học, phân tích thực trạng dạy học kỹ thuật phòng tranh ở trường THPT nói chung và trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng, căn cứ vào sự cần thiết và mong muốn sử dụng kỹ thuật phòng tranh vào dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Dựa trên những cơ sỏ lý luận và thực tiễn đó tôi mạnh dạn áp dụng dạy học kỹ thuật phòng tranh vào giảng dạy một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 và bước đầu có hiệu quả. 13
  14. Chương II: Tổ chức dạy học phòng tranh một số nội dung sinh học 10 I.Thực hiện biện pháp I.1. Sử dụng kỹ thuật phòng tranh hình thành kiến thức chủ đề thành phần hóa học của tế bào nội dung các phân tử sinh học Thời gian thực hiện: 4 tiết : tiết 11- tiết 14. Tiết 11: Giới thiệu các bước dạy học sử dụng kỹ thuật phòng tranh- Giao nhiệm vụ cho học sinh. Tiết 12: Hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tiết 13: xem tranh- tổng hợp kiến thức, đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm của học sinh. Tiết 14: Luyện tập- vận dụng. A. MỤC TIÊU 1. Về năng lực 1.1. Năng lực sinh học * Nhận thức sinh học: - Nêu được khái niệm phân tử sinh học. - Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào. - Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học. - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. * Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Vận dụng được kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....). 14
  15. 1.2. Năng lực chung *Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng. 2. Phẩm chất - Trung thực trong báo cáo, đánh giá kết quả làm việc nhóm. - Trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. - Chăm chỉ trong thực hiện nhiệm vụ học tập. B. Tổ chức thực hiện biện pháp 1. Tiết 11 Giới thiệu các bước dạy học sử dụng kỹ thuật phòng tranh. Giao nhiệm vụ cho học sinh. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. GV: Giới thiệu về dạy học sử dụng kỹ - HS: Lắng nghe. thuật phòng tranh vào nội dung các phân tử sinh học. - Nhóm học tập tương ứng với 4 tổ. 2. GV: Phân nhóm chuyên gia học tập Các nhóm phân công nhóm trưởng , GV: Chia lớp thành 4 nhóm thư ký . Nhóm 1: Tìm hiểu về phân tử Carbohydrate Nhóm 2: Tìm hiểu về phân tử Protein Nhóm 3: Tìm hiểu về phân tử Nucleic acid Nhóm 4: Tìm hiểu về phân tử Lipid 3. Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm . GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhận nhiệm vụ học tập. Yêu cầu nghiên cứu nội dung học tập. Nghiên cứu, thảo luận nhiệm vụ học Phân công nhiệm vụ học tập cho các thành tập. viên nhóm. Phân công nhiệm vụ học tập cho các Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm thành viên. Thư ký ghi chép biên bản nhóm. Thư ký ghi chép biên bản nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu về phân tử Carbohydrate Câu 1: Trình bày thành phần cấu tạo của Carbohydrate. Câu 2: Nêu chức năng của các loại Carbohydrate 15
  16. Câu 3: Nêu một số nguồn thực phẩm cung cấp Carbohydrate Nhóm 2: Tìm hiểu về phân tử Protein Câu 1: Trình bày thành phần cấu tạo của protein trong tế bào và cơ thể; Câu 2: Nêu vai trò của protein. Câu 3: Nêu một số nguồn thực phẩm cung cấp protien. Nhóm 3: Tìm hiểu về phân tử Nucleic acid Câu 1: Trình bày thành phần cấu tạo của nucleic acid trong tế bào và cơ thể. Câu 2: Nêu vai trò của nucleic acid. Câu 3: Nêu một số nguồn thực phẩm cung cấp nucleic acid. Nhóm 4: Tìm hiểu về phân tử Lipid Câu 1:Trình bày thành phần cấu tạo của lipid trong tế bào và cơ thể Câu 2: Nêu vai trò của lipid. Câu 3: Nêu một số nguồn thực phẩm cung cấp protien và lipid. 2. Tiết 12: Hoàn thành nhiệm vụ học tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa A0. HS: Nhận tờ bìa A0. Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung Hoàn thành nhiệm vụ học tập vào tờ bìa học tập vào tờ bìa A0 giống như 1 bức A0 như một bức tranh tranh. GV: Quan sát , theo dõi và đánh giá việc HS: Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ của học sinh. nhau thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhóm trưởng quan sát, đôn đốc, khích lệ, và hướng dẫn các thành viên nhóm hoạt GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm động. vụ đúng thời gian. Thư ký: tổng kết đánh giá hoạt động nhóm ( Phiếu đánh giá 1) 3. Tiết 13: Xem tranh- tổng hợp kiến thức, đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm của học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV HS: +Yêu cầu học sinh treo tranh ở các vị trí +Treo tranh ở các vị trí quy định. quy định. 16
  17. +Cho học sinh tiến hành bốc thăm từ +Bốc thăm tại các nhóm chuyên gia để nhóm chuyên gia để hình thành các nhóm hình thành nhóm xem tranh. xem tranh, thăm được đánh số từ 1 đến 4 Học sinh có thăm trùng số hình thành 1 (mỗi nhóm lấy 2 đến 3 thành viên từ các nhóm xem tranh. nhóm chuyên gia) các thăm trùng số sẽ lập thành nhóm và đặt tên cho nhóm và sẽ có 1 thăm ở các nhóm chuyên gia ghi thuyết trình( ai bốc được thăm này sẽ phải thuyết trình sản phẩm của nhóm mình cho các thành viên trong nhóm xem tranh). Sau khi bốc thăm sẽ hình thành 4 nhóm xem tranh và di chuyển về vị trí xem tranh đã quy định. + GV phát phiếu đánh giá nhận xét cho hs +Tiến hành xem tranh( thuyết trình tranh, đi xem tranh ghi chép, thảo luận) + GV tổ chức cho học sinh xem tranh. +Sau 5 phút di chuyển sang vị trí tranh Các nhóm xem tranh sẽ tiến hành xem tiếp theo cứ như vậy cho đến tranh cuối tranh tại mỗi vị trí treo tranh khoảng 5 cùng. phút. + Đánh giá nhận xét trong quá trình xem Thành viên thuyết trình sẽ giới thiệu nội tranh ( Phiếu đánh giá 2) dung tranh của nhóm mình .Các thành viên khác sẽ ghi chép nội dung, nhận xét, thảo luận và bổ sung. Sau đó các nhóm xem tranh sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ để xem tranh tiếp theo. Cứ như vậy các nhóm dịch chuyển và xem đến tranh cuối cùng. Trong qua trình tham gia triển lãm GV theo dõi hoạt động của học sinh, có thể nhận xét, bổ sung sản phẩm tranh của các nhóm chuyên gia. + Sau khi xem tranh giáo viên và học sinh + Đánh giá hoạt động xem tranh, sản cùng đánh giá hoạt động xem tranh, sản phẩm tranh của các nhóm ( Phiếu đánh phẩm tranh của các nhóm, tổng kết nội giá 3) dung kiến thức và tổng hợp nội dung kiến thức. 17
  18. 4. Tiết 14: Luyện tập- vận dụng I.2. Sử dụng kỹ thuật phòng tranh hình thành kiến thức chủ đề cấu trúc tế bào- Nội dung: cấu trúc tế bào nhân thức ( màng tế bào, nhân, ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy golgi) Thời gian thực hiện: 4 tiết: tiết 20- tiết 23. Tiết 20: Thực hiện trên lớp- Giao nhiệm vụ cho học sinh. Thực hiện ngoài giờ lên lớp- Hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tiết 21: Thực hiện trên lớp- Xem tranh- tổng hợp kiến thức, đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm của học sinh. Tiết 22: Thực hiện trên lớp- Hình thành kiến thức các bào quan còn lại của tế bào nhân thực. Tiết 23: Thực hiện trên lớp- Luyện tập và vận dụng. A. MỤC TIÊU 1. Về năng lực 1.1.Năng lực sinh học * Nhận thức sinh học. - Trình bày được cấu tạo và chức năng các bào quan của tế bào nhân thực. + Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực. * Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. - Giải thích được một số vấn đề thực tiễn 1.2. Năng lực chung a) Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ khi đóng vai, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. b) Giao tiếp và hợp tác 18
  19. - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng để thảo luận, lập luận, đánh giá thông qua hoạt động đóng vai, báo cáo, nhận xét. – Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. 2. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thông qua các hoạt động báo cáo kết quả của bản thân và của các bạn; tích cực tìm tòi và sáng tạo, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên ra về nhà một cách tốt nhất. - Trung thực: Trung thực khách quan khi tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 1. Tiết 20: Thực hiện trên lớp- Giao nhiệm vụ cho học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Giới thiệu về dạy học sử dụng kỹ thuật - HS: Lắng nghe. phòng tranh vào nội dung cấu trúc tế bào nhân thực 1. GV: Phân nhóm chuyên gia học tập - Nhóm học tập tương ứng với 2 bàn GV: Chia lớp thành 6 nhóm cạnh nhau. Nhóm 1: Tìm hiểu về màng sinh chất Các nhóm phân công nhóm trưởng , Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân tế bào thư ký . Nhóm 3: Tìm hiểu về ti thể Nhóm 4: Tìm hiểu về lục lạp Nhóm 5: Tìm hiểu về lưới nội chất. Nhóm 6: Tìm hiểu về bộ máy golgi 2. Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm . - Nhận nhiệm vụ học tập. GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm. - Nghiên cứu, thảo luận nhiệm vụ học Yêu cầu nghiên cứu nội dung học tập, phân tập. Ghi nội dung kiến thức vào vở công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm, thư - Phân công nhiệm vụ học tập cho các ký ghi chép biên bản nhóm. thành viên. - Thư ký ghi chép biên bản nhóm. 19
  20. Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về màng sinh chất. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của màng sinh chất? Câu 2: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của màng sinh chất? Câu 3: Vẽ mô hình cấu trúc màng sinh chất tế bào ? Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về nhân tế bào. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của nhân? Câu 2: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của nhân? Câu 3: Vẽ mô hình cấu trúc nhân ? Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về ti thể. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của ti thể? Câu 2: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của ti thể? Câu 3: Vẽ mô hình cấu trúc ti thể ? Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về lục lạp. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của lục lạp? Câu 2: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của lục lạp? Câu 3: Vẽ mô hình cấu trúc lục lạp? Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về Lưới nội chất. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Lưới nội chất? Câu 2: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của Lưới nội chất? Câu 3: Vẽ mô hình cấu trúc Lưới nội chất? Phiếu học tập số 6: Tìm hiểu về bộ máy Golgi. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của bộ máy Golgi? Câu 2: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của bộ máy Golgi? Câu 3: Vẽ mô hình cấu trúc bộ máy Golgi ? 2. Thực hiện ngoài giờ lên lớp: Hoàn thành nhiệm vụ học tập Các nhóm hoàn thành nội dung học tập theo yêu cầu trong phiếu học tập của nhóm. Nội dung được trình bày trên giấy A0 như một bức tranh. Các thành viên trong nhóm cùng hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2