intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường thpt nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

68
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giúp cho giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc thiết kế các trò chơi, hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi và cách thức tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy học sinh trong môn Hóa học ở trường THPT cho phù hợp với nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường thpt nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3 2. Mục đích nghiên cứu:......................................................................................... 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ................................................................ 6 1.Cơ sở khoa học .................................................................................................... 6 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề: ..................................................................... 6 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 7 1.2.1. Trò chơi .................................................................................................. 7 1.2.2. Trò chơi dạy học .................................................................................... 7 1.2.3. Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học. ..................................................... 8 2.Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT ............. 8 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ......................................................................... 8 2.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 9 2.2.1 Nhận thức của HS về việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT. ................................................................................................... 9 2.2.1.1. Mẫu khảo sát .................................................................................... 9 2.2.1.2. Kết quả khảo sát: ........................................................................... 10 2.2.2.Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở THPT của GV ........................................................................................................................ 11 2.2.2.1. Mẫu khảo sát. ................................................................................. 11 2.2.2.2. Kết quả khảo sát. ........................................................................... 12 3. Biện pháp giải quyết vấn đề: ............................................................................ 13 3.1.Xây dựng kế hoạch ..................................................................................... 13 3.2. Kế hoạch bài học và kế hoạch thiết kế trò chơi. ........................................ 14 3.2.1. Giáo viên thiết kế trò chơi. .................................................................. 14 3.2.1.1. Bài 4: Luyện tập este và chất béo .................................................. 14 3.2.1.2. Bài 14: Vật liệu polime.................................................................. 23 3.2.2. Học sinh thiết kế trò chơi..................................................................... 27 3.2.2.1. Bài 15: Luyện tập Polime và Vật liệu polime ............................... 27 1
  2. 3.2.2.2.Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng ................................................................................ 31 3.3. Kết quả thực nghiệm. ................................................................................. 39 3.3.1. Một số hình ảnh thực nghiệm .............................................................. 39 3.3.2. Kết quả khảo sát HS qua Google forms .............................................. 43 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .......................................................... 45 1. Kết luận: ........................................................................................................... 45 2. Kiến nghị : ........................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 47 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông GDĐT Giáo dục đào tạo SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, những năm trước, phương pháp và hình thức dạy học trong nhà trường phổ thông còn nặng về lý thuyết, ít thực hành thực nghiệm; việc dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” phần nào mang tính áp đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh... Công tác kiểm tra đánh giá còn nặng về đánh giá định kỳ và đánh giá sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Việc đánh giá quá trình và đánh giá học sinh vận dụng kiến thức học được vào giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức. Xác định được vấn đề này, từ năm 2013, Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các phương pháp dạy học/hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá tích cực. Nổi bật trong số đó có công văn số 3535 (năm 2013) Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; công văn 791 (năm 2013) Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; công văn 5555 (năm 2015) Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học…Nhiều mô hình giáo dục tích cực như Trường học mới, Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, Dạy học gắn với sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và bảo vệ môi trường tại địa phương… cũng được Bộ GDĐT cho thí điểm triển khai. Song song với đó, Bộ tăng cường chỉ đạo hướng dẫn dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua “Dạy học dựa trên dự án”, tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Công văn 4612 (năm 2017) hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 là bước tổng kết các đổi mới trước đây để triển khai đồng bộ ở các địa phương, vừa là sự chuẩn bị để giáo viên, các nhà trường từng bước làm quen, tiệm cận với yêu cầu của chương trình GDPT mới Đặc biệt gần đây, thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung :” Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.” Công văn hướng dẫn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/8/2019 của sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 “ Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; Đổi mới phương thức đánh giá học sinh” nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Công văn hướng 3
  4. dẫn số 319/CĐN ngày 12/10/2017 của Công đoàn Giáo dục Nghệ An về việc tham gia thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016 - 2020. Việc chỉ đạo và hướng dẫn triển khai đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT và Sở GDĐT suốt giai đoạn vừa qua được đánh giá là “có tác động tích cực”, không ít địa phương, nhà trường đã thực hiện tốt và nâng cao được chất lượng giáo dục. Bản thân tôi và đồng nghiệp cũng đã thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực học tập cho học sinh vẫn chưa được triển khai, một trong những phương pháp dạy học chưa được đông đảo giáo viên THPT quan tâm sử dụng đó là phương pháp dụng trò chơi trong dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện đại. Trong chương trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT, nhiều nội dung nếu được thiết kế để tổ chức theo trò chơi dạy học sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT NHẰM KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH” để nghiên cứu và thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giúp cho giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc thiết kế các trò chơi, hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi và cách thức tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy học sinh trong môn Hóa học ở trường THPT cho phù hợp với nội dung. Thông qua hoạt động học tập là trò chơi và hoạt động thiết kế trò chơi để giúp HS thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêu thích môn Hóa học, đồng thời cũng hình thành cho các em các phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ …và các năng lực : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, Công nghệ thông tin… Vì thế cùng với các phương pháp dạy học khác, sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học ở trường THPT là phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học sinh, phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập. Tổ chức báo cáo chuyên đề: “ thiết kế Games-based-learnig nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS” với đồng nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế trò chơi, hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi, và cách thức tổ chức các hoạt động trò chơi trong quá trình dạy học ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, tôi đề ra các nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu cụ thể như sau: 4
  5. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT nơi công tác. - Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT nơi công tác. - Xây dựng hệ thống các trò chơi; hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học môn Hóa học 12 ở trường THPT và các biện pháp sử dụng hệ thống trò chơi do GV và HS đã thiết kế. - Đánh giá hiệu quả của phương pháp về khả năng định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là hệ thống trò chơi dạy học trong dạy học môn Hóa học 12 ở trường THPT, các phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học tích cực: phương pháp trò chơi, phương pháp hợp tác nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật Think-pair-share,.... Đề tài được bắt đầu tìm hiểu và tiến hành từ tháng 8 năm 2019, được áp dụng vào giảng dạy ở một số lớp tại trường THPT nơi tôi đang giảng dạy. Báo cáo và rút kinh nghiệm tại trường tháng 3 năm 2020. 5
  6. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1.Cơ sở khoa học 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề: Ở các nước phát triển, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy áp dụng trò chơi vào việc dạy học(Game Based Learning) là cực kì hữu ích để thúc đẩy sự phát triển tư duy, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức của HS. Tại Thụy Điển, trò chơi Minecraft nổi tiếng hiện đang được sử dụng để dạy học sinh các môn khoa học, toán và địa lý. Cũng từ trải nghiệm thực tế cho con học online qua các phần mềm hoặc website nổi tiếng trên thế giới, tôi nhận thấy rằng các phầm mềm hoặc các website đó thiết kế chủ yếu dựa trên hoạt động chơi, giúp con say mê và hứng thú học. Chẳng hạn, Chương trình tiếng Anh Lingokids được thiết kế bởi các chuyên gia, giảng viên và giáo viên chuyên về giảng dạy ngôn ngữ cho trẻ em. Nội dung xây dựng bởi Oxford University Press, thiết kế trải nghiệm bởi các chuyên gia am hiểu phương pháp giáo dục cho trẻ nhỏ, rất khéo léo dẫn dắt trẻ đi từ trò chơi tương tác thú vị tới clip bài giảng của giáo viên bản ngữ, rồi các bài hát, các câu chuyện và các trò chơi từ vựng thú vị khác. Với Lingokids, trẻ thực sự thấy mình được chơi, chơi vui vẻ và trở thành đứa trẻ song ngữ nhờ những bài học tương tác chất lượng cao được thiết kế theo hệ thống chủ đề rõ ràng. Chương trìn Matific là chương trình học toán bằng tiếng Anh theo cách thật sinh động và thú vị qua các trò chơi tương tác. Với khoảng 2.000 trò chơi được thiết kế kỹ lưỡng về nội dung, matific giúp trẻ tiếp nhận các khái niệm toán học một cách đơn giản và gần gũi do luôn có sự liên hệ với tình huống thực tiễn xung quanh trẻ. Hiện nay, hàng tỉ giáo viên trên thế giới ngày đêm đang thay đổi phương pháp dạy học, không ngừng sáng tạo để tạo ra cách thức dạy học cho các chủ đề dạy học, sử dụng trò chơi trong dạy học, chỉ cần tìm kiếm với các từ khóa “ How to make game based learning”, “game based learning”,“Chemistry games”… trên Google.com, trên Pinterest.com , Youtube.com chúng ta sẽ thu được rất nhiều kết quả, nhiều ý tưởng trò chơi dạy học mà các giáo viên và học sinh trên thế giới đã thực hiện. Nhiều chuyên gia còn cho rằng: "Những lớp học tương lai nên được “game hóa” để học sinh không cảm giác mình đang thật sự học, cảm thấy thoải mái và yêu thích việc học hơn." Ở Việt Nam, có nhiều tác giả như Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Ngọc Trâm… đã nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của người học. Trong tác phẩm “trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em [7]. Còn tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống 6
  7. trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn [8]. Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học[9]. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trẻ nhỏ, rất ít các đề tài nghiên cứu liên quan đến thiết kế và sử dụng trò chơi học tập đối với học sinh THPT, đó chính là cơ sở, là động lực cho việc nghiên cứu đề tài của tôi. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Trò chơi Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời sống con người ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên già đi. Khi chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái. Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng “chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức thể hiện của hoạt độngchơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Theo từ điển Tiếng Việt, chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi; dùng làm thú vui, thú tiêu khiển; có quan hệ quen biết, gần gũi nhau trên cơ sở cùng chung thú vui, thú tiêu khiển; hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác...[6] Một số nhà tâm lý – giáo dục học cho rằng trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa và trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trong một địa điểm và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơi không đạt tới một lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi [10] Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục. Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không phải trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó. Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi. 1.2.2. Trò chơi dạy học Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học. Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà nghiên cứu , có tác giả cho rằng những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và 7
  8. lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học. 1.2.3. Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học. Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ở học sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa HS với HS và giứa HS với giáo viên. Trong quá trình chơi, học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thông tin. Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức, nhiều khái niệm. Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi. Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh nhẹn không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả các lĩnh vực của cuộc sống… Trên cơ sở đó trò chơi dạy học có thể định hướng phát triển phầm chất, năng lực cho HS. 2.Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT. - Đối tượng khảo sát: GV và HS trường THPT nơi tôi công tác. - Nội dung khảo sát: 1) Nhận thức của HS về việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT. 2) Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học ở THPT của GV 8
  9. - Phương pháp khảo sát: Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra bằng phiếu Google forms, phỏng vấn trực tiếp GV, HS… để thu thập thông tin về thực trạng nghiên cứu. - Thời gian khảo sát: Tháng 8 năm 2019. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1 Nhận thức của HS về việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT. 2.2.1.1. Mẫu khảo sát Để phục vụ cho việc nghiên cứu của Cô, mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của các em, hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây . Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em HS! Câu 1: Các em HS cho biết ở THPT các em đang học, GV có sử dụng trò chơi trong dạy học không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Không bao giờ Câu 2: Trong dạy học ở trường THPT, theo các em HS thì GV thiết kế và sử trò chơi trong dạy học là? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Câu 3: Ở trường các em, khi GV sử dụng trò chơi, các em cảm thấy? Rất thích, hào hứng tham gia Thích Bình thường Căng thẳng, mệt mỏi. Uể oải, chán nản. Câu 4: Ở trường THPT, khi tham gia trò chơi do GV thiết kế, tổ chức chơi và trò chơi do HS tự thiết kế rồi tổ chức cho nhau chơi thì các em thấy? Thích trò chơi do GV thiết kế và tổ chức. Thích trò chơi do HS tự thiết kế và tổ chức cho nhau chơi Thích cả 2 cách. 9
  10. Không thích cách nào. Ý kiến khác. 2.2.1.2. Kết quả khảo sát: Qua 4 câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả hỏi ý kiến 93 HS các lớp tôi trực tiếp giảng dạy, cho thấy: - 75,3 % số HS cho rằng GV “rất ít khi” sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT. - 61,3% số HS khẳng định việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT là “cần thiết”, và không có HS nào lựa chọn là “không cần thiết” - Về hứng thú của HS khi GV sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT thì hầu hết học sinh lựa chọn “ Thích” hoặc “ Rất thích”. Cũng có một số ít HS lựa chọn “bình thường”. 10
  11. - Đặc biệt, các em HS ở trường THPT thích được tự thiết kế trò chơi và tổ chức cho nhau chơi trong quá trình học tập Qua kết quả khảo sát HS, tôi thấy rằng việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong giảng dạy ở trường THPT nói chung và môn Hóa học nói riêng là cần thiết, phù hợp với nhu cầu học tập của HS. 2.2.2.Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học ở THPT của GV 2.2.2.1. Mẫu khảo sát. Để giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, mong quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của Thầy (Cô) hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy (Cô)! Câu 1: Thầy (Cô) cho biết sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học ở trường THPT? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết. Ý kiến khác…. Câu 2: Theo Thầy (Cô) sử dụng trò chơi trong dạy học trên lớp ở trường THPT có tác dụng như thế nào? Định hướng phát triển các phẩm chất cho HS. Định hướng phát triển các năng lực cho HS. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Không có tác dụng. Ý kiến khác. Câu 3: Trong dạy học ở trên lớp, nếu Thầy Cô sử dụng trò chơi thì sẽ sử dụng trong nội dung nào? Khởi động. 11
  12. Hình thành kiến thức. Luyện tập. Tìm tòi mở rộng Ý kiến khác. Câu 4: Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học trên lớp của Thầy Cô như thế nào? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Không bao giờ 2.2.2.2. Kết quả khảo sát. Qua 4 câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả hỏi ý kiến GV ở trường THPT nơi tôi giảng dạy có 44 GV trả lời cho thấy: - Gần 100% số GV cho rằng việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học ở trường THPT là cần thiết hoặc rất cần thiết. - Hầu hết GV đồng ý rằng sử dụng trò chơi trong dạy học trên lớp ở trường THPT có tác dụng định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS hoặc định hướng phát triển năng lực cho HS. 12
  13. - Hơn 70% các thầy cô lựa chọn sử dụng trò chơi trong phần khởi động, Khá ít thầy cô lựa chọn sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập hay tìm tòi mở rộng. - Thông qua khảo sát cũng cho thấy rằng các GV lựa chọn “ thỉnh thoảng” hoặc “ rất ít khi” sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT Qua đây, tôi cho rằng ở các trường trung học hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp sử dụng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có thì cũng chủ yếu là các trò chơi đơn giản, khoảng thời gian ngắn trong hoạt động khởi động. GV muốn dạy học sử dụng trò chơi thì phải mất nhiều thời gian để thiết kế trò chơi, cần có sự chuẩn bị công phu về nội dung và cơ sở vật chất. 3. Biện pháp giải quyết vấn đề: 3.1.Xây dựng kế hoạch Dựa trên cơ sở khoa học và các số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế tôi lập kế hoạch thực hiện nghiên cứu đề tài như sau: Thời gian Tên bài Phương pháp và kĩ Lớp thực thuật dạy học nghiệm GIÁO VIÊN THIẾT KẾ TRÒ CHƠI. 13
  14. Tháng 9/2019 HÓA HỌC 12- Bài 4- - Phương pháp trò chơiLớp Tiết 6- Luyện tập: este - Phương pháp hợp tác 12A1, và chất béo nhóm nhỏ. 12A2, - Kĩ thuật sơ đồ tư 12T1 duy. Tháng 11/2019 HÓA HỌC 12- Bài 14- -Phương pháp trò chơi Lớp Tiết 34-Vật liệu polime -Phương pháp hợp tác 12A1, nhóm 12A2, - Kĩ thuật mảnh ghép 12T1 HỌC SINH THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Tháng 11/2019 HÓA HỌC 12- Bài 15- - Phương pháp trò chơiLớp Tiết 37- Luyện tập: - Phương pháp hợp tác 12A1, Polime và vật liệu nhóm nhỏ. 12A2, polime. - Kĩ thuật sơ đồ tư 12T1 duy. - Kĩ thuật mảnh ghép Tháng 1,2/2020. HÓA HỌC 12- Bài 28- - Phương pháp trò chơi Lớp Tiết 66,67- Luyện tập: - Phương pháp hợp tác 12A1, Tính chất của kim loại nhóm. 12A2, kiềm, kiềm thổ và hợp 12T1 chất của chúng - Kĩ thuật “ chia sẻ cặp đôi”: Think-Pair-Share. - Kĩ thuật mảnh ghép - Kĩ thuật sơ đồ tư duy. 3.2. Kế hoạch bài học và kế hoạch thiết kế trò chơi. 3.2.1. Giáo viên thiết kế trò chơi. 3.2.1.1. Bài 4: Luyện tập este và chất béo A. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức 14
  15. - Củng cố kiến thức về khái niệm, cấu tạo, phân loại, tính chất của este, chất béo. 2. Về kĩ năng - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng hóa học; Cách sử dụng và bảo quản chất béo; Kĩ năng viết phương trình và giải bài tập về este và chất béo. - Rèn kĩ năng làm việc cá nhân và hoạt động nhóm; Kĩ năng lắng nghe tích cực, tư duy độc lập; Kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp khi thảo luận. 3. Về tình cảm, thái độ - Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tạo hứng thú và niềm yêu thích môn Hóa học. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chuyên môn hóa học: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; …. - Định hướng năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp dạy học theo nhóm III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án; kế hoạch thiết kế và tổ chức trò chơi. - Bộ bài chương este-lipit thiết kế trên powerpoint. - Thẻ BINGO ESTE-LIPIT thiết kế trên trang https://myfreebingocards.com/ - Máy chiếu và các thiết bị cần thiết. 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập kiến thức về este và chất béo - Các nhóm chuẩn bị sơ đồ tư duy: Hệ thống kiến thức este và chất béo IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu các thầy giáo, cô giáo về dự giờ. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - Động viên HS tích cực học tập; Chia lớp thành 6 nhóm ( 2 bàn 1 nhóm) 15
  16. 2. Nội dung bài học Hoạt động 1( 15 phút) : Hệ thống kiến thức este và chất béo. - GV đã yêu cầu các nhóm chuẩn bị sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức este và chất béo ở nhà. - Các nhóm dùng 3 phút để trao đổi về kết quả chuẩn bị của nhóm mình. - GV đổ xúc sắc (hoặc bốc quân bài, hoặc quay số ngẫu nhiên bằng các phần mềm hoặc trang web như: online-stopwatch.com….) để gọi nhóm thuyết trình; Sau đó đổ xúc xắc lần 2 gọi HS thuyết trình (HS đã có số thứ tự quy ước trước đó). Các nhóm khác bổ sung, phản biện. - Giáo viên nhận xét các sản phẩm sơ đồ tư duy,đánh giá và cho điểm cá nhân thuyết trình. GV chốt kiến thức! Hoạt động 2(10 phút): LUYỆN TẬP THÔNG QUA TRÒ CHƠI “ THỦ LĨNH THẺ BÀI” - Mỗi nhóm gồm 4-6 học sinh chơi và 1 HS ghi lại kết quả chơi - Mỗi nhóm được phát bộ bài gồm 52 quân trong đó có 13 câu hỏi tương ứng với chất Cơ, 39 quân đáp án tương ứng các chất Rô, Tép, Bích và 1 phiếu đáp án . - Học sinh có quân bài có chứa chữ BẮT ĐẦU sẽ chơi đầu tiên ( quân bài đó tương ứng với chất Cơ và có câu hỏi ) các HS còn lại tìm xem trong các lá bài của mình có chứa câu trả lời của câu hỏi đó thì đánh ra. - Bạn chứa câu trả lời là chất Rô sẽ tiếp tục đánh ra câu hỏi (chất Cơ) nếu trong bài mình có. (Nếu bạn không có quân bài chất Cơ nào thì bạn có chất Tép vừa rồi sẽ đánh tiếp) - Lưu ý: Các nhóm có thể chơi nhiều lần trên một bộ bài. - Hết thời gian 10 phút thì tất cả các nhóm dừng cuộc chơi và chỉ ra người chiến thắng là người hết bài trước. - Người chiến thắng sẽ được cộng 1 điểm kiểm tra thường xuyên. 16
  17. - Nhóm cần nộp lại Bộ bài đã sắp xếp hoàn chỉnh, Và phiếu trả lời đầy đủ. Hoạt động 3 (20 phút): LUYỆN TẬP THÔNG QUA TRÒ CHƠI “ BINGO” - Cứ 2 HS được phát một phiếu bingo, Nội dung trong các ô BINGO là các đáp án của các câu hỏi được sắp xếp ngẫu nhiên không giống nhau giữa các phiếu BINGO được thiết kế miễn phí trên trang https://myfreebingocards.com/ - Gv trình chiếu lần lượt đề bài từng câu trong phiếu học tập lên bảng. - HS cùng nhau suy nghĩ và trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô kết quả đúng trong bảng Bingo. - Em nào đủ 5 dấu X (Ô trống được coi là 1 dấu X) theo hàng ngang; cột dọc; đường chéo hoặc 4 điểm ở 4 góc sẽ " Bingo" chiến thắng. GV kiểm tra, sau đó tiếp tục chơi tiếp để chọn đủ 3-5 HS may mắn nhất để thưởng điểm. PHIẾU HỌC TẬP: LUYỆN TẬP ESTE-CHẤT BÉO Câu 1: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. CH3COOH. B. CH3COOCH3. C. HCOOH. D. C2H5OH. Câu 2: Đun nóng hợp chất CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH. C. C2H5COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH. Câu 3: Tripanmitin có công thức là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5. Câu 4: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH là phản ứng A. este hóa. B. xà phòng hóa. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. 17
  18. Câu 5: Chất nào sau đây là este? A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. HCOOC2H5. D. CH3OH. Câu 6: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là A. CnH2nO (n ≥ 2). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2nO2 (n ≥ 1). D. CnH2nO2 (n ≥ 2). Câu 7: X là một este no, đơn chức, mạch hở. Trong phân tử X có ba nguyên tử cacbon. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 4,6 gam. B. 12,2 gam. C. 8,2 gam. D. 9,2 gam. Câu 9: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Chất X có tên gọi là A. n-propyl fomat. B. ispropyl fomat. C. metyl propionat. D. etyl axetat. Câu 10: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH3COOH và C6H5OH. B. CH3OH và C6H5ONa. C. CH3COONa và C6H5ONa. D. CH3COOH và C6H5ONa. Câu 11: Đốt cháy 3,7 gam chất hữu cơ đơn chức X cần dùng 3,92 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1. Biết X có phản ứng tráng gương, tên gọi của X là A. anđehit propinic. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl fomat. Câu 12: Đốt cháy 3,7 gam chất hữu cơ X cần dùng 3,92 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1. Công thức phân tử của X là A. C3H4O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C2H4O2. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP: Câu 1: CH3COOCH3. Câu 2: CH3COONa và C2H5OH. Câu 3: (C15H31COO)3C3H5. Câu 4: este hóa. 18
  19. Câu 5: HCOOC2H5. Câu 6: CnH2nO2 (n ≥ 2). Câu 7: 2. Câu 8: 8,2 gam. Câu 9: etyl axetat. Câu 10: CH3COONa và C6H5ONa. Câu 11: etyl fomat. Câu 12: C3H6O2. B. KẾ HOẠCH THIẾT KẾ TRÒ CHƠI. I. TRÒ CHƠI “ THỦ LĨNH THẺ BÀI” 1. Chuẩn bị: -Thiết kế các quân bài trên phần mềm powerpoint. 19
  20. - In trên giấy A4 dày, 7 tờ A4= 10.000đ/1 bộ; Dùng nhiều lần. - Chuẩn bị phiếu đáp án: PHIẾU ĐÁP ÁN GAME “ THỦ LĨNH THẺ BÀI” BÀI 4: LUYỆN TẬP ESTE VÀ CHẤT BÉO Nhóm:……………………-Lớp:………… 1. Các chất là este no, đơn chức, mạch hở 2. Các chất là este không no, đơn chức, mạch hở. 3. Các chất este đa chức là. 4. Các este có vòng benzen. 5. CTCT tương ứng của các este. 1. Metyl axetat 2. Vinyl fomat 3. Phenyl axetat 6. CTCT tương ứng của các este. Etyl acylat Metyl benzoat Vinyl metacrylat 7. Các phản ứng là thủy phân este trong môi trường axit? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2