intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng vốn từ vựng tiếng Anh cho học sinh khối 10 Trường THPT Tịnh Biên thông qua thực hành kĩ năng đọc mở rộng và viết theo yêu cầu trong phiếu tự học

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến được biên soạn với mục đích nhằm đưa ra các giải pháp mới và sáng tạo nhằm giúp hướng dẫn các em học sinh khối 10 trường Trung Học Phổ Thông Tịnh Biên nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua việc hoàn thành những yêu cầu trong phiếu tự học. Sau khi đã học các bài mới trong Sách Giáo Khoa theo từng chủ đề nhất định, các em học sinh khối 10 phải nắm vững một số từ vựng nhất định thông qua các chủ đề đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng vốn từ vựng tiếng Anh cho học sinh khối 10 Trường THPT Tịnh Biên thông qua thực hành kĩ năng đọc mở rộng và viết theo yêu cầu trong phiếu tự học

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang I- Sơ lược lý lịch tác giả 1 II - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 1 III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 4 3. Nội dung sáng kiến 5 3.1 Tiến Trình Thực hiện 5 3.2 Thời gian thực hiện 6 3.3 Biện pháp tổ chức 6 3.3.1 Tạo Hứng Thú Tự Học Cho Học Sinh 6 3.3.2 Hướng Dẫn Học Sinh Cách Xây Dựng Kế Hoạch Học Tập 7 3.3.3. Hướng Dẫn Tài Liệu Liên Quan Đến Môn Học 7 3.3.4 Hướng Dẫn Học Sinh Cách Học Thuộc Và Ghi Nhớ Các 8 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Anh 3.3.5 Giao Nhiệm Vụ Cho Các Em Học Sinh Tự Học Ở Nhà 8 Thông Qua Việc Hoàn Thành Những Yêu Cầu Trong Phiếu Tự Học 3.3.6 Kiểm Tra và kiểm soát theo hướng khuyến khích Việc Tự Học Ở Nhà Của Các Em Học Sinh 9 3.3.7 Điểm Mới Và Sáng Tạo Của Phiếu Tự Học 13 IV- Hiệu quả đạt được 15 V. Mức độ ảnh hưởng 21 VII- Kết luận 22 PHỤ LỤC 1: phiếu tự học của học sinh được thiết kế bởi giáo viên nhằm giúp các em học sinh tự học ngữ pháp Tiếng Anh thông qua tự thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong phiếu tự học PHỤ LỤC 2: Phiếu tự học do học sinh thực hiện
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tịnh Biên, ngày 13 tháng 3 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: NGUYỄN THỊ KIM THANH Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 28 – 10 – 1980 - Nơi thường trú: tổ 3, ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên, An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Tịnh Biên - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy môn Tiếng Anh II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: ➢ THUẬN LỢI • Đội ngũ giáo viên đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đa số nhiệt tình,thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm đối với ngành nghề. Đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn cao. Đa số giáo viên nghiêm túc trong giảng dạy và rất yêu nghề. Tổng số Giáo viên, công nhân viên là 73. • Chỉ đạo ngành tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, chỉ đạo chuyên môn. ➢ KHÓ KHĂN • Phòng học thiếu nên sỉ số lớp rất cao. • Tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, đầu vào lớp 10 chất lượng thấp và không đều, còn không ít phụ huynh học sinh do điều kiện gì đó thiếu quan tâm việc học và giáo dục con em. Các em học sinh phải học quá nhiều môn (chính khóa và trái buổi) thêm vào đó nhiều học sinh phải phụ giúp công việc gia đình, đi làm thêm.... Nên học sinh không có nhiều thời gian để học bài. Có hơn 900 học sinh của trường, phần lớn trong địa bàn thị trấn và một phần rải rác ở các xã lân cận của huyện. Do hạn chế của một số điều kiện khách quan như: đầu vào thấp, học sinh thiếu cần cù, siêng năng trong học tập và các em phải phụ giúp gia đình trong công việc nên không dành nhiều thời gian cho học tập. Điều này đã gây trở ngại cho công tác chuyên môn. Trang 1
  3. • Vì đặc thù của địa bàn là vùng sâu, vùng xa, lao động chân tay và buôn bán là chủ yếu, kinh tế gia đình của đại đa số phụ huynh học sinh còn khó khăn. Đa số phụ huynh phải lao động vất vả và có rất ít thời gian để quan tâm đến việc học của con em. Đa số học sinh phải phụ giúp công việc gia đình nên hoạt động chủ yếu không phải là hoạt động học. - Tên sáng kiến: Tăng Vốn Từ Vựng Tiếng Anh Cho Học Sinh Khối 10 Trường THPT Tịnh Biên Thông Qua Thực Hành Kĩ Năng Đọc Mở Rộng và Viết Theo Yêu Cầu Trong Phiếu Tự Học. - Lĩnh vực: Tiếng Anh III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: Sáng kiến được biên soạn với mục đích nhằm đưa ra các giải pháp mới và sáng tạo nhằm giúp hướng dẫn các em học sinh khối 10 trường Trung Học Phổ Thông Tịnh Biên nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua việc hoàn thành những yêu cầu trong phiếu tự học. Sau khi đã học các bài mới trong Sách Giáo Khoa theo từng chủ đề nhất định, các em học sinh khối 10 phải nắm vững một số từ vựng nhất định thông qua các chủ đề đó. Tuy nhiên, việc học từ mới đối với các em là quá khó. Các em vừa học đã quên. Với vai trò là giáo viên đứng lớp, tôi đã thiết kế ra các phiếu tự học, để thông qua đó, các em có cơ hội ghi lại nghĩa Tiếng Việt cho những từ mới mà các em đã học, gặp lại các từ mới đó trong các bài đọc của hoạt động đọc mở rộng, sau đó sử dụng các từ mới này viết lại các bài viết theo yêu cầu của giáo viên. Chính những hoạt động này sẽ giúp các em học sinh nhớ từ một cách lâu hơn, học từ một cách có ý nghĩa hơn, giảm bớt khó khăn về vấn đề từ vựng cho học sinh khối 10 trường THPT Tịnh Biên. 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Chúng ta đã bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của thông tin khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hòa mình và bắt kịp sự phát triển hay nói cách khác, đó là sự bùn nổ về thông tin khoa học và công nghệ. Như vậy chúng ta cần phải trang bị gì cho mình để hòa mình vào sự phát trển của loài người? Nhiều bạn trẻ chọn Tiếng Anh như là một kiến thức để tiến bước trong tương lai. Tuy nhiên Tiếng Anh lại không phải là một lựa chọn duy nhất để các em phấn đấu trong quá trình học tập. Học sinh trung học nói chung, đặc biệt là học sinh ở trường THPT Tịnh Biên nói riêng ngày nay hầu như có rất ít hay thậm chí không có thời gian rảnh. Ngoài thời gian học chính khóa các buổi trong tuần, các em phải học ngoài giờ lên lớp, phụ đạo, quốc phòng…buổi tối ở nhà các em còn phải chuẩn bị bài cho ngày học hôm sau. Cho nên, ngoài thời gian học Tiếng Anh trên lớp, học sinh hiếm khi có thời gian để trao dồi thêm môn Tiếng Anh ở nhà. Thêm vào đó, giáo viên chịu áp lực của việc hoàn thành chương trình học trong sách giáo khoa nên cũng chỉ có không hơn một vài tiết để có thể truyền đạt những biện pháp học Tiếng Anh có hiệu quả cho học sinh. Trang 2
  4. Trong chương trình học hiện tại, tất cả các bài tập đọc, nghe đòi hỏi các em phải hiểu nghĩa đa số các từ vựng trong bài, các em mới có thể làm được các bài tập theo sau. Hơn nữa, kĩ năng nói và viết Tiếng Anh cũng đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ vựng nhất định mới có thể diễn đạt được hết ý tưởng và suy nghĩ của mình thông qua lời nói hay chữ viết. Thêm vào đó, bài tập Tiếng Anh trong các bài thi, bài kiểm tra gần đây chú trọng nhiều hơn phần ngữ nghĩa của từ. Nó đòi hỏi học sinh phải có một kiến thức từ vựng nhất định mới có thể hiểu hết ý nghĩa của đa số các từ trong câu, từ đó mới có thể chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi. Cuối cùng, mặc dù được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu trong quá trình dạy và học môn Tiếng Anh; giáo viên giảng dạy luôn nhiệt tình hết lòng vì học sinh, nhưng do đặc điểm là học sinh ở vùng sâu vùng xa, trình độ học ngoại ngữ của các em không cao. Thêm vào đó, các bài đọc, viết, nghe, nói trong Sách Giáo Khoa dường như vượt qua khỏi khả năng học của các em. Giáo viên lại phải bám sát Sách Giáo Khoa và chương trình học, cho nên trong quá trình dạy và học môn Tiếng Anh gặp cũng không ít khó khăn, vất vả. Trong một cuộc khảo sát ở đầu năm học trên 98 học sinh lớp 10 trường THPT Tịnh Biên, cả học sinh giỏi và chưa giỏi môn Tiếng Anh về những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học môn Tiếng Anh, kết quả nhận được như sau: Những khó khăn mà các bạn chưa giỏi môn Tiếng Anh đã cho biết và số lần đề cập trong phiếu khảo là: - Mất căn bản từ cấp dưới: 35/48 - Gặp khó khăn về vấn đề về từ vựng : 38/48 - Gặp khó khăn về cách đọc, phát âm : 1/48 - Gặp các vấn đề khó khăn về phần ngữ pháp : 35/48 - Khó khăn khi nghe Tiếng Anh : 1/48 - Gặp khó khăn khi dịch Tiếng Anh : 2/48 - Khó khăn trong kĩ năng viết : 4/48 - Gặp vấn đề khi giao tiếp : 2/48 - Không có hứng thú học Tiếng Anh : 2/48 Kết quả được biểu diễn qua đồ thị sau: Trang 3
  5. 40 35 30 25 20 Series1 15 10 5 0 mất căn Từ vựng phát âm Ngữ Nghe dịch Viết Giao tiếp Không bản pháp hứng thú Đồ thị 3.1:Đồ thị biểu diễn những khó khăn mà học sinh chưa giỏi môn Tiếng Anh gặp phải Những khó khăn mà các bạn giỏi môn Tiếng Anh gặp phải trong quá trình học tập môn Tiếng Anh và số lần đề cập thu thập được từ phiếu khảo sát là: -Mất căn bản từ cấp dưới: 1/50 -Gặp khó khăn về vấn đề về từ vựng: 30/50 -Gặp khó khăn về cách đọc, phát âm: 21/50 -Gặp các vấn đề khó khăn về phần ngữ pháp: 12/50 -Khó khăn khi nghe Tiếng Anh : 22/50 -Gặp khó khăn khi dịch Tiếng Anh : 6/50 -Khó khăn trong kĩ năng viết : 3/50 -Gặp vấn đề khi giao tiếp: 11/50 -Chưa tìm ra biện pháp học :2/50 Những kết quả này được biểu diễn qua đồ thị như sau: Trang 4
  6. 35 30 25 20 15 Series1 10 5 0 mất căn Từ vựng phát âm Ngữ pháp Nghe dịch Viết Giao tiếp Chưa có bản biện pháp học Đồ thị 3.2: Đồ thị biểu diễn những khó khăn mà học sinh giỏi môn Tiếng Anh gặp phải Còn theo giáo viên dạy Tiếng Anh của trường thì khó khăn mà các bạn học sinh gặp phải trong quá trình học môn Tiếng Anh và số lần đề cập được thu thập được trong cuộc điều tra bằng phiếu khảo sát với 9 giáo viên dạy môn Tiếng Anh của trường là: - Không đủ vốn từ vựng: 8/9 - Không nhớ bài học cũ: 6/9 - Không thể tập trung khi giáo viên giảng bài: 5/9 - Khó khăn trong các kĩ năng viết, và đọc: 2/9 - Khó khăn trong cách phát âm: 2/9 Phân tích những khó khăn của học sinh giỏi và chưa giỏi môn Tiếng Anh ở khối 10 trường THPT Tịnh Biên cho thấy: - Tất cả học sinh đều gặp phải những khó khăn khi học tập môn Tiếng Anh - Cả học sinh giỏi môn Tiếng Anh và những học sinh chưa giỏi môn này đều có những khó khăn tương tự nhau nhưng khó khăn lớn nhất theo các em học sinh và cả theo giáo viên dạy môn Tiếng Anh ở trường là vốn từ vựng của các em học sinh. Nguyên Nhân của thực trạng này: Được biết nguyên nhân mà học sinh trường THPT Tịnh Biên gặp khó khăn trong vấn đề từ vựng là do các bạn học chưa giỏi môn Tiếng Anh cảm thấy không quen trong việc học thuộc lòng các bài học và từ vựng môn này. Học thuộc lòng các bài bằng tiếng Việt thì dễ, còn học thuộc lòng các từ vựng Tiếng Anh, các bạn cảm thấy không quen. Cứ mỗi ngày vào lớp là giáo viên dạy từ mới. Về nhà các bạn không học thuộc từ cũ, mà có học các bạn cũng không thể nhớ Trang 5
  7. lâu. Không nhớ từ cũ, lại học thêm từ mới làm các bạn không thể hiểu được bài. Còn cách viết nữa, dù có cố gắng như thế nào các bạn cũng không thể nào viết các từ mới Tiếng Anh cho đúng chính tả. Còn những bạn giỏi Tiếng Anh, các bạn này luôn chuẩn bị bài trước ở nhà như tra từ mới cho các bài học, học các từ mới đã được dạy ở tiết trước; rất nhiều bạn còn ghi chú lại vào những tờ giấy nhỏ những từ mới cần học, ghi vào sổ tay, dùng viết tô những phần quan trọng cần phải nhớ…. Sau đây là những hình ảnh ghi lại được từ cách mà các bạn giỏi Tiếng Anh đã làm để nhớ và ôn lại bài học về từ vựng Tiếng Anh: Trang 6
  8. Tuy đã rất cố gắng để học bài và ôn từ như vậy, nhưng các em vẫn không thể nào nhớ hết tất cả các từ mà các em đã học. Thậm chí, các em cho biết nghĩa tiếng việt của các từ mà các em ghi xuống không hoàn toàn chính xác trong mọi ngữ cảnh . Bên cạnh đó, dù sao Tiếng Anh vẫn là tiếng nước ngoài nên các em dù có giỏi cũng không thể nắm hết tất cả các từ vựng môn Tiếng Anh, cho nên từ vựng vẫn là khó khăn chung của tất cả học sinh học môn Tiếng Anh. Đó là những nguyên nhân tìm hiểu được, nhưng theo quan sát thực tế với nhiều năm giảng dạy, giáo viên thấy được nguyên nhân thực sự của việc đa số các em học sinh gặp khó khăn về mặt từ vựng là do các em thiếu tiếp cận thật sự với ngôn ngữ Tiếng Anh. Các em ít tham gia vào các hoạt động đọc, hay viết Tiếng Anh. Các em chỉ tham gia học Tiếng Anh 3 tiết học trên tuần. Trong 3 tiết đó, các em học các kiến thức trong Sách Giáo Khoa, và vì Sách Giáo Khoa có sẵn cho học sinh nên các em biết trước được mình sẽ học cái gì. Để đối phó với các tiết học đó, các em luôn có đáp án sẵn cho tất cả các bài trong sách mà không bao giờ biết lí do vì sao các em chọn đáp án như vậy. Đáp án các em có được một phần là do các em sử dụng sách cũ đã được những người học trước ghi lại, hay các em có thể dễ dàng tìm được đáp án trong các trang mạng. Vì lí do đó, các em không cần phải học hay làm bất cứ một thứ gì ngoài đọc lại đáp án cho giáo viên đứng lớp. Điều này rất dễ dàng cho mọi giáo viên nhận thấy vì trong quá trình giảng dạy, học sinh luôn đưa ra các đáp án đúng, nhưng khi yêu cầu các em giải thích hay dịch các câu sang Tiếng Việt thì các em hoàn toàn không biết hay gặp khó khăn khi dịch. Sau khi học các bài trên lớp, vì sợ học sinh không nhớ từ vựng, nên giáo viên thường yêu cầu các em học bài và trả bài ở tiết học sau. Tuy nhiên việc học từ vựng của các em chỉ dừng lại ở chỗ ghi từ Tiếng Anh, ghi nghĩa Tiếng Việt của các từ đó, nếu kĩ hơn một chút thì thêm dấu nhấn và loại của từ. Học sinh cố gắng rất nhiều để học, thậm chí còn ghi lại ra các tờ giấy, sổ tay… như được trình bày ở trên. Tuy nhiên các em chỉ nhớ được một thời gian ngắn. Sau thời gian đó, các em lại quên đi từ mới. Tình trạng này kéo dài làm cho từ vựng trở thành khó khăn chung cho hầu hết học sinh học Tiếng Anh ở trường THPT Tịnh Biên. 2. Sự Cần Thiết Phải Áp Dụng Sáng Kiến: Tiếng Anh là một trong những yếu tố cơ hội không thể thiếu theo xu thế hiện nay. Tuy nhiên, để học tốt Tiếng Anh các em phải học tốt cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Để học tốt được cả bốn kĩ năng này, đòi hỏi học sinh nhất thiết phải có được một vốn từ vựng Tiếng Anh mạnh mẽ. Thật vậy, một vốn từ vựng mạnh mẽ cải thiện tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Trên thực tế, hạn chế trong kiến thức từ vựng cản trở khả năng giao tiếp hiệu quả bởi vì đơn vị từ vựng mang tải những thông tin cơ bản mà người đối thoại muốn hiểu và thể hiện. Do đó, nếu các em không biết nhiều từ vựng Tiếng Anh, các em không thể truyền đạt hết ý tưởng của mình bằng Tiếng Anh khi nói cũng như khi viết. Các em không thể hiểu hết những gì người khác đang nói với mình do hạn chế về mặt từ vựng. Hơn thế, trong tất cả các kĩ năng, Trang 7
  9. đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ vựng mạnh mẽ nhất vì trong các bài đọc hiểu có rất nhiều từ vựng đòi hỏi các em phải biết mới có thể thật sự hiểu hết nội dung của cả bài. Mục đích thật sự của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, là để có thể nghe, nói, đọc và viết bằng ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, ngoài ra còn có một mục đích khác cũng không kém phần quan trọng mà đa số các học sinh phổ thông đặt ra khi học môn Tiếng Anh là làm các bài thi, bài kiểm tra môn này đạt điểm cao. Để có được điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra, đòi hỏi các em phải có một vốn từ vựng mạnh mẽ. Thật vậy, trong hầu hết các bài thi, bài kiểm tra gần đây, không những chỉ kiểm tra về công thức, về cách sử dụng của các điểm ngữ pháp Tiếng Anh, mà nó đòi hỏi các em phải hiểu ý nghĩa của tất cả các từ trong câu, sau đó giải thích, phân tích, tổng hợp mới có thể chọn được đáp án đúng cho câu hỏi được đặt ra. Cho nên, nếu các em không biết nhiều về từ vựng Tiếng Anh, các em không thể đạt yêu cầu trong các bài thi, bài kiểm tra này. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, không có nhiều học sinh thật sự có được một vốn từ vựng mạnh mẽ. Hầu như tất cả học sinh khi đối diện với những câu bài tập đòi hỏi các em phải dịch sang Tiếng Việt, các em đều làm không tốt, thậm chí là không làm được. Khi được hỏi các em có từng đọc các câu truyện hay các bài viết khác bằng Tiếng Anh để giải trí trong thời gian rảnh hay không thì đa số các em đều trả lời không với lí do là không thể hiểu được ý nghĩa của những tài liệu này do vốn từ vựng Tiếng Anh của các em rất có giới hạn. Các em cũng cho biết khi làm bài tập trắc nghiệm, các em chỉ dựa vào những mẹo nhỏ trong làm bài, hay những dấu hiệu nào đó trong câu để giúp các em chọn đáp án đúng. Những câu mà các em gặp khó khăn nhất là những câu bài tập về từ vựng, vì các em không thể hiểu hết ý nghĩa của câu dẫn hay không thể hiểu hết ý nghĩa của các từ trong các phương án lựa chọn. Do đó, các em thường mất điểm ở các câu này. Để giải quyết khó khăn này, giáo viên ở trường phổ thông, đặc biệt là giáo viên của trường Trung Học Phổ Thông Tịnh Biên đã thực hiện rất nhiều biện pháp để giúp các em từng bước cải thiện vốn từ vựng của mình: như dạy từ vựng thật kĩ trong các tiết Reading, Listening và thỉnh thoảng cả các tiết Speaking và Writing. Thậm chí một số giáo viên còn tăng cường trả bài phần từ vựng cho các em, hướng dẫn các em cách để nâng cao vốn từ vựng của mình. Nhưng mọi biện pháp hầu như không có hiệu quả vì khả năng từ vựng của đại đa số học sinh đều không cải thiện. Các em học bài sau lại quên bài trước, học từ sau lại quên từ trước. Một số giáo viên cho biết cách tốt nhất để hạn chế việc học sinh học từ sau quên từ trước là kiểm tra đi, kiểm tra lại nhiều lần những từ vựng mà các em đã học. Tuy nhiên đa số các giáo viên không thể làm được việc này do thời gian không cho phép. Do đó vấn đề học sinh học từ sau quên từ trước là một vấn đề nan giải nhất của đa số giáo viên hiện nay. Thêm vào những khó khăn đó là vấn đề một số không nhỏ học sinh hoàn toàn không thể học gì cả ngoài đọc lại đáp án có sẵn cho các bài học trong Sách Giáo Khoa. Biết được như thế hoàn toàn không tốt gì cả Trang 8
  10. cho các em học sinh nên nhiều giáo viên đã giải quyết vấn đề này bằng cách soạn lại các task trong Sách Giáo Khoa để học sinh thật sự học Tiếng Anh chứ không phải sử dụng đáp án có sẵn để đối phó với giáo viên dạy lớp. Tuy nhiên, việc thay đổi các task trong sách chỉ là hướng giải quyết tạm thời vì giáo viên không thể nào thay thế hoàn toàn tất cả các task trong sách vì chẳng phải như thế Sách Giáo Khoa lại trở thành một mớ giấy vụn hay sao!?. Cách giải quyết duy nhất là giáo viên phải làm sao vẫn vừa sử dụng Sách Giáo Khoa, vừa tìm ra được cách để các em thật sự học Tiếng Anh, vừa tạo cho các em cơ hội để học và ôn lại từ mới và tiến thêm một bước, sử dụng được từ mới mà các em đã học để hạn chế vấn đề học trước quên sau của các em. Từ thực tế này, là một giáo viên của trường, tôi cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp. Sau một thời gian thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp giữa việc học từ vựng có chủ ý (intentional vocabulary learning) và học từ vựng một cách ngẫu nhiên (incidental vocabulary learning) thông qua hoạt động đọc mở rộng các tài liệu Tiếng Anh và sử dụng các từ vựng đó để viết lại theo yêu cầu của giáo viên thật sự có tác dụng tốt trong việc cải thiện vốn từ vựng cho học sinh. Để kiểm soát tốt hơn việc tự học của các em học sinh, tôi đã sử dụng phiếu tự học. Phiếu tự học được thiết kế giúp học sinh sử dụng sơ đồ tư duy mind map để đọc và hiểu các tài liệu Tiếng Anh. Những tài liệu Tiếng Anh này được thiết kế theo các chủ đề mà các em học trên lớp, sử dụng lại số từ vựng mà các em vừa học trên lớp. Tạo cơ hội để các em vừa có thể đọc, hiểu, vừa có thể ôn lại từ và sử dụng được các từ mới mà các em đã học trên lớp nhằm nâng cao vốn từ vựng cho bản thân. Nhận thấy phát triển vốn từ vựng cho học sinh là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nên tôi đã chọn viết sáng kiến này, hi vọng sẽ có thể phần nào cung cấp cho các thầy cô một số gợi ý hữu ích trong nâng cao vốn từ vựng cho các em. 3. Nội dung sáng kiến Hiện trạng đa số các em học sinh ngày nay sử dụng Sách Giáo Khoa cũ với đáp án có sẵn trong Sách Giáo Khoa hay tìm đáp án từ các trang mạng rồi vào lớp và không học gì cả ngoài việc đọc lại đáp án cho giáo viên đứng lớp mà không hề biết giải thích như thế nào, khi về nhà học từ mới bằng cách ghi lại nghĩa Tiếng Việt của từ, học đi học lại để rồi quên từ cũ sau khi học các từ mới đã trở nên rất phổ biến. Thực trạng này đã dẫn tới khó khăn chung và lớn nhất của đa số các em học sinh khi học tập môn Tiếng Anh đó là từ vựng. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tạo cho học sinh một môi trường tự học mới ở đó học sinh có cơ hội tự đọc các tài liệu và tự hoàn thành các task theo yêu cầu của giáo viên vì đáp án có được là do các em thật sự đọc mà tìm ra chứ hoàn toàn không có ở đâu cả. Và cũng từ môi trường đó, học sinh có cơ hội gặp đi, gặp lại các từ mới mà các em đã học, có cơ hội sử dụng các từ mới đó viết lại sự thật xung quanh mình theo yêu cầu của giáo viên. Vừa được gặp, vừa được sử dụng Trang 9
  11. sẽ là cách học từ mới mẽ và có hiệu quả nhằm giúp các em nhớ từ nhiều hơn, và lâu hơn, góp phần nâng cao vốn từ vựng cho các em học sinh của trường. 3.1 Tiến Trình Thực hiện: Việc sử dụng các phiếu tự học để hướng dẫn các em học sinh tự học nhằm nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua kĩ năng đọc mở rộng kết hợp với kĩ năng viết được giáo viên thực hiện xuyên suốt hết học kì I của quá trình dạy học môn Tiếng Anh khối 10 ở trường THPT Tịnh Biên (năm học 2018 -2019). Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thiết kế phiếu tự học theo từng bài, phát ra cho các em học sinh sau khi các em đã hoàn thành việc học ở mỗi bài học. Giáo viên hướng dẫn cụ thể những việc các em cần hoàn thành cho mỗi phiếu tự học. Theo đó, các em học sinh sau khi đã nhận phiếu tự học, các em sẽ có cơ hội đọc lại các bài đọc trong Sách Giáo Khoa nhưng thực hiện các yêu cầu khác. Cụ thể là các em phải hoàn thành sơ đồ tư duy mind – map để tóm tắt lại và hiểu tốt hơn về nội dung của bài đọc. Bên cạnh đó, phiếu tự học cũng cho các em cơ hội ghi lại các từ mới, tra nghĩa các từ mới mà các em đã học trong lớp, sau đó, sử dụng các từ mới này để viết lại theo yêu cầu của giáo viên. Sau đó, các em sẽ được đọc thêm một bài khác cùng chủ đề và thực hiện các yêu cầu của giáo viên như: hoàn thành nghĩa Tiếng Việt cho các từ mới trong bài, đánh giá về bài viết, so sánh sự khác nhau giữa các em với nhân vật trong bài viết, bài tỏ tình cảm yêu thương, thích ghét… với bài viết. Tất cả những hoạt động này đều hướng về một mục đích: tạo cơ hội để học sinh tự học, tự tiếp cận, gặp đi gặp lại, và sử dụng các từ mới mà các em đã học trên lớp, giúp các em nhớ từ lâu hơn. Ngoài ra, kiểm tra việc tự học của các em là một khâu không thể thiếu trong quá trình tự học của các em vì nếu không kiểm tra giáo viên sẽ không nắm được tình hình tự học và hoàn thành phiếu tự học của học sinh, và nếu không đánh giá, nhận xét khuyến khích thì không có động lực cho việc tự học đều đặn ở nhà. Kiểm tra và đánh giá còn giúp các em học sinh có cái nhìn tổng quan về quá trình tự học của mình: các em đã làm tốt chưa cho việc tự học đó? Các em còn những sai sót gì cần phải rút kinh nghiệm cho lần học sau?.... Ngoài ra việc kiểm tra và đánh giá của giáo viên cũng theo hướng tích cực hóa để góp phần tạo động lực cho việc tự học của các em học sinh. Phiếu tự học sẽ được giáo viên photo theo từng bài và phát ra cho tất cả học sinh của khối 10 trường THPT Tịnh Biên năm học 2018 - 2019 (trừ lớp đối chứng) để các em thực hiện nhằm giúp nâng cao vốn từ vựng của các em thông qua hoạt động đọc mở rộng và viết lại theo yêu cầu của giáo viên trong phiếu tự học. Giáo viên dạy lớp là người trực tiếp hướng dẫn, thu phiếu, sửa và trả phiếu lại cho học sinh. Giáo viên cũng chọn ra 2 lớp, 1 lớp làm nhóm thực nghiệm, 1 lớp là nhóm đối chứng để đánh giá chính xác hơn kết quả thực hiện sáng kiến. Những lớp còn lại, giáo viên đứng lớp chỉ cho các em thực hiện phiếu tự học, sau đó quan sát và đánh giá sự khác biệt của các em trước và sau thời gian thực hiện tăng vốn từ vựng thông qua sử dụng các phiếu tự học. Trang 10
  12. 3.2 Thời gian thực hiện: Việc hướng dẫn các em học sinh tự học nhằm nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua các phiếu tự học thiết kế bởi giáo viên được thực hiện thường xuyên trong suốt học kì I với tất cả học sinh của khối 10 trường THPT Tịnh Biên (năm học 2018 – 2019) (trừ lớp 10A1). Ngoài ra, giáo viên chọn lớp được phân công giảng dạy – lớp 10A6 (năm học 2018 – 2019) làm nhóm thực nghiệm để lấy số liệu. Còn lớp 10A1 (nhóm đối chứng) được giảng dạy bình thường như trong chương trình dạy khối 10 trước đây để có thể so sánh sự tiến bộ của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm ở trường THPT Tịnh Biên. 3.3 Biện pháp tổ chức: Việc cải thiện vốn từ vựng cho học sinh là một chuyện lâu dài và không dễ dàng tí nào. Nó đòi hỏi cả người học và người dạy phải có đủ quyết tâm, kiên nhẫn và siêng năng để có thể thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài. Để nâng cao tính hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải tạo được tính tự giác học tập trong học sinh. Để cho các em thật sự tự giác trong học tập là không dễ dàng và đòi hỏi giáo viên phải có một hệ thống biện pháp phù hợp mới có thể giúp các em tự giác tự học và tự học có hiệu quả. Để có thể làm được điều này, giáo viên đã thực hiện hệ thống những biện pháp tổ chức sau: 3.3.1 Tạo Dựng Lí Do Tự Học Để Nâng Cao Vốn Từ Vựng Cho Học Sinh: Hứng thú học tập của các em học sinh sẽ được hình thành nếu các em biết được lí do vì sao các em phải tự học, và cụ thể là vì sao các em phải tự học để có thể nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua việc thực hiện kĩ năng đọc mở rộng kết hợp với kĩ năng viết Tiếng Anh theo yêu cầu của giáo viên trong phiếu tự học. Để có thể làm được điều này, ở đầu năm học giáo viên đã chứng minh cho học sinh thấy được sự cần thiết và đúng đắn của việc nâng cao vốn từ vựng thông qua hoạt động đọc mở rộng kết hợp với kĩ năng viết Tiếng Anh. Đầu tiên, học sinh cần biết được đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định được vai trò quan trọng của từ vựng trong quá trình học ngoại ngữ của các em học sinh. Thật vậy, nếu ta coi học Tiếng Anh như xây nhà, thì việc học từ vựng chính là xây nền móng cho căn nhà đó. Để có thể giúp các em học sinh nâng cao vốn từ vựng của mình, có 2 cách cơ bản nhất. Đó là học từ vựng có chủ ý (intentional vocabulary learning) và cách học từ vựng ngẫu nhiên (incidental vocabulary learning) thông qua việc đọc mở rộng các tài liệu Tiếng Anh hay thông qua hoạt động nói và viết Tiếng Anh. Hulstijn’s (2003) định nghĩa học từ vựng có chủ ý như là cách học từ vựng mà trong đó người học chủ động tìm ra tất cả các từ vựng mà các em cần phải học, sau đó các em tra từ điển, tìm ra nghĩa của từ, cách phát âm, dấu nhấn và các giới từ theo sau (nếu có) ghi tất cả ra Trang 11
  13. và sau đó học thuộc lòng tất cả các yếu tố này. Học từ vựng ngẫu nhiên là cách học mà trong đó các em nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua các hoạt động đọc mở rộng các tài liệu Tiếng Anh, thông qua việc nghe Tiếng Anh một cách thường xuyên hay thông qua việc sử dụng các từ vựng đó khi nói hay viết Tiếng Anh. Một vài tác giả, dẫn đầu là Lewis (1993) đã khẳng định rằng cần phải đặt việc học từ vựng vào vị trí trung tâm trong quá trình học ngoại ngữ của học sinh. Một khi từ vựng được học một cách có chủ ý các em sẽ nhớ từ được lâu hơn vì các em đã thật sự tập trung vào những vấn đề này khi các em tiến hành học từ vựng. Họ cũng khẳng định vai trò thật sự của sự ghi nhớ trong quá trình học từ vựng. Theo họ, việc học từ vựng là một trong những bước đầu tiên của việc học ngôn ngữ thứ hai, tuy nhiên một người sẽ không bao giờ đạt tới bước cuối cùng trong việc nắm vững từ vựng. Dù trong tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai đi chăng nữa, thì sự nắm bắt một vốn từ mới là một quá trình liên tục. Nhiều phương pháp có thể trợ giúp cho việc nắm bắt vốn từ vựng mới, trong đó sự ghi nhớ là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất. Mặc dù quá trình ghi nhớ có thể bị xem là chán ngấy và buồn tẻ, việc kết nối một từ trong tiếng mẹ đẻ với từ tương ứng trong ngôn ngữ thứ hai trước khi nó được ghi nhớ được xem là một trong những phương pháp tốt nhất trong việc nắm vững từ vựng. Đến tuổi trưởng thành, học sinh thường đã thu thập được một số phương pháp ghi nhớ. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi cho rằng quá trình ghi nhớ một cách điển hình không yêu cầu quá trình nhận thức phức tạp làm tăng khả năng lưu giữ (Sagarra & Alba, 2006), nhưng quá trình này một cách điển hình vẫn đòi hỏi một lượng lớn số lần lặp lại. Các phương pháp khác lại cần nhiều thời gian và lâu hơn để nhớ lại. Ngoài ra học sinh cũng cần biết gần đây cũng có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định về vai trò tích cực của việc đọc mở rộng đối với quá trình học ngoại ngữ nói chung và đối với việc nâng cao vốn từ vựng nói riêng. Thật vậy, Nuttall (1982) đã khẳng định đọc mở rộng là một cách có hiệu quả nhất để cải thiện vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu nói chung. Hafiz và Tudor (1989) cũng cho rằng chỉ với 3 tháng đọc mở rộng các tài liệu Tiếng anh, các học viên Trung học Phổ thông có thể cải thiện rõ rệt vốn từ vựng của mình từ đó nâng cao khả năng đọc hiểu và cải khả năng viết của mình. Theo Paul Nation (1999), học sinh có thể phát triển kiến thức ngôn ngữ của họ thông qua việc đọc mở rộng. Bởi vì người học với trình độ khác nhau có thể chọn tài liệu với mức độ khó dễ khác nhau phù hợp với khả năng và trình độ của mình. Ngoài ra người đọc cũng có thể chọn lựa những tài liệu với nhiều chủ đề, loại hình khác nhau theo hứng thú và sở thích của mình chứ không phải là cố định và cứng nhắc như những tài liệu cố định trong Sách Giáo Khoa. Những tài liệu này là những tài liệu chung cho tất cả các học viên với trình độ ngôn ngữ và sở thích rất khác nhau. Nhờ chọn lựa được những tài liệu phù hợp với khả năng và hứng thú của người đọc như vậy nên việc đọc mở rộng đã làm cho người đọc có nhiều hứng thú hơn đối với hoạt động đọc nhờ đó mà khả năng đọc hiểu của Trang 12
  14. họ tăng lên đáng kể. Càng giỏi về khả năng đọc hiểu, các em càng thích đọc. Càng đọc nhiều, vốn từ vựng của các em sẽ ngày càng được nâng cao. Do đó, đọc mở rộng các tài liệu Tiếng Anh thật sự có thể giúp các em cải thiện vốn từ vựng của mình Như vậy, học từ vựng có chủ ý rất quan trọng, nhưng học từ vựng một cách ngẫu nhiên thông qua đọc mở rộng và viết lại theo yêu cầu của giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Biện pháp nào có thể giúp các em học sinh cải thiện tốt hơn vốn từ vựng của mình đây? Trong cuộc nghiên cứu của mình, Batia Laufer , một giáo sư của Ngôn Ngữ học ứng dụng của khoa Ngôn Ngữ và Văn học Anh ở trường đại học Haifa, Israel (2004) đã nghiên cứu để so sánh về hiệu quả của việc học từ vựng có chủ ý với cách học từ vựng ngẫu nhiên thông qua việc đọc mở rộng. Bà đã nghiên cứu trên 158 học sinh trung học học Tiếng Anh như ngoại ngữ 2. Trong nhóm thực nghiệm, bà yêu cầu các em đọc những bài văn có chứa các từ vựng mà các em phải học, trao đổi chúng trong những nhóm nhỏ và trả lời những câu hỏi đọc hiểu ở phía sau. Đối với nhóm đối chứng, và yêu cầu các em học trực tiếp ý nghĩa của các từ vựng được đưa ra. Mỗi từ vựng đều có kèm theo các câu ví dụ minh họa. Tiếp theo bà yêu cầu học sinh của 2 nhóm học thuộc lòng lại tất cả những từ vựng này trong khoảng 15 phút. Sau đó bà cho họ làm một bài kiểm tra. Hai tuần sau đó, họ tiếp tục làm lại bài kiểm tra này. Kết quả là học sinh của nhóm đối chứng làm bài kiểm tra đầu với số điểm cao hơn nhưng lại làm bài kiểm tra thứ 2 với số điểm thấp hơn. Cho nên, bà đã khẳng định, học sinh không thể chỉ học từ vựng bằng cách học từ có chủ ý. Cách học từ vựng ngẫu nhiên thông qua việc đọc mở rộng các tài liệu Tiếng Anh và viết lại theo yêu cầu thật sự cũng rất cần thiết và có hiệu quả hơn cách học từ vựng có chủ ý. Tuy nhiên, Hulstijn (2001) lại khẳng định rằng học từ vựng tốt nhất nên được kết hợp từ cả hai biện pháp. Guo Yali ( Trường đại học công nghệ Zhejiang) cũng đã tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của cách học từ vựng có chủ ý, cách học từ vựng ngẫu nhiên và kết hợp cả 2 biện pháp này lại với nhau. Kết quả là ông đã phát hiện ra rằng cả hai biện pháp đều dẫn tới kết quả là giúp các em cải thiện vốn từ vựng của mình. Nhưng khi kết hợp cả hai biện pháp này lại với nhau thì các em biết được nhiều từ vựng hơn và có thể nhớ từ được lâu hơn. Trên đây là những cơ sở lí luận, lí thuyết giúp chứng minh cho các em học sinh thấy được nếu các em chỉ học từ vựng một cách có chủ ý bằng cách ghi lại các từ mới đã học các em sẽ dễ dàng quên đi những từ mới đó một cách dễ dàng. Nhưng nếu các em tự giác hoàn thành các phiếu tự học theo yêu cầu của giáo viên, nhằm kết hợp giữa cách học từ vựng một cách có chủ ý trong lớp với cách học từ vựng ngẫu nhiên thông qua hoạt động đọc mở rộng và thực hành viết theo yêu cầu của giáo viên, các em sẽ dễ dàng nâng cao được vốn từ vựng của mình và nhớ từ mới lâu hơn. Biết được điều này tạo cho học sinh một lí do để tự nguyện hoàn thành việc tự học và tạo được hứng thú tự học cho các em học sinh. Trang 13
  15. Những cơ sở lí thuyết giúp tạo nên lòng tin và hứng thú tự học cho học sinh này được giáo viên sinh hoạt với học sinh thuộc nhóm thực nghiệm ở tiết đầu tiên khi giới thiệu về phương pháp học môn Tiếng Anh để giúp tạo lòng tin cho học sinh, giúp các em có được hứng thú tự học và tự học một cách tự giác hơn trong suốt quá trình thực nghiệm. 3.3.2 Hướng Dẫn Học Sinh Cách Xây Dựng Kế Hoạch Học Tập: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhóm thực nghiệm cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu. Cũng ngay từ tiết học đầu tiên của môn học, giáo viên không dạy ngay mà giới thiệu sơ lược về chương trình, nội dung và phương pháp học một cách khái quát nhất để học sinh hiểu và từ đó tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp. Giáo viên làm cho học sinh hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng dựa trên mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể và học sinh hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được từng mục tiêu nếu có kế hoạch thời gian được xây dựng chi tiết. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi bài, giáo viên cung cấp nội dung và thời gian học và kiểm tra để học sinh nắm rõ. Đồng thời, giáo viên cho học sinh đánh dấu vào trong sách bài nào học ngày nào, đến tiết nào sẽ kiểm tra. Ngoài ra các em học sinh cũng cần phải biết rõ những vấn đề liên quan tới việc tự học nhằm nâng cao vốn từ vựng như: bằng cách nào các em có thể ghi lại nghĩa Tiếng Việt cho các từ Tiếng Anh, thời gian nào thì các em hoàn thành phần thực hành và thời gian nào thì các em phải nộp phiếu tự học để giáo viên kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để các em làm tốt hơn ở lần tự học sau. Để học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập thì giáo viên phải là người cung cấp đầy đủ kế hoạch dạy và học của bộ môn. 3.3.3 Hướng Dẫn Phương Pháp Học Và Ôn Từ Vựng: Để có thể nâng cao vốn từ vựng học sinh phải viết lại những từ vựng đã học trong lớp vào một quyển tập học từ vựng riêng hay vào một nơi nào đó mà các em có thể dễ dàng ôn lại khi có thể. Các em phải ghi ra từ mới, nghĩa của từ, loại từ, giới từ theo sau nếu có và đưa ra được những câu ví dụ có chứa các từ vựng này, có như vậy thì các em mới có thể học và biết từ nhiều hơn và học từ một cách có ý nghĩa hơn. Từ vựng mà các em đã học cần phải được ôn đi ôn lại nhiều lần các em mới có thể nhớ từ lâu. Thật vậy, trong quá trình học từ mới, nếu chúng ta thực hiện theo cách yêu cầu các em học từ ở nhà, vào lớp giáo viên trả bài chỉ một lần và sau đó không trả nữa hay không nhắc tới nữa, các em sẽ quên hết các từ mà các em đã học sau khi các em học từ mới khác. Còn nếu yêu cầu giáo viên phải trả đi trả lại nhiều lần những từ vựng mà các em đã học thì thời gian lại không cho phép vì có rất nhiều các hoạt động khác phải thực hiện trong 1 tiết học. Như vậy, để có thể nâng cao vốn từ vựng của mình và nhớ từ lâu hơn, học sinh phải làm sao để có thể thường xuyên ôn đi ôn lại những từ mà các em đã học. Cách ôn từ không chỉ là ghi từ Tiếng Anh sau đó ghi nghĩa Tiếng Việt, như vậy học sinh sẽ rất chán nãn khi học và cũng không nhớ Trang 14
  16. lâu. Để có thể ôn từ một cách có ý nghĩa hơn và hiệu quả hơn, các em nên ôn nghĩa của từ thông qua cách đọc các từ đó trong các bài đọc. Trong quá trình đọc, các em phải chú ý đến các từ mới mà các em đã học. Đây cũng là một cách rất hay để ôn lại từ vựng vì các em có thể nhớ được nghĩa của từ các em đã học thông qua ngữ cảnh. Thông qua các bài đọc có chứa các từ mới, học sinh cũng biết được những từ mới mà các em đã học được sử dụng trong câu như thế nào. Ngoài ra, sử dụng các từ mới đã học để viết lại các bài viết bằng Tiếng Anh cũng là một cách hay và có hiệu quả giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. 3.3.4 Giao Nhiệm Vụ Cho Các Em Học Sinh Tự Học Ở Nhà Nhằm Nâng Cao Vốn Từ Vựng: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho tất cả học sinh lớp thực nghiệm để các em có thể hoàn thành tốt việc tự học ở nhà. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy học sinh tận dụng hết thời gian tự học, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: các em phải làm gì, hoàn thành phiếu tự học như thế nào, trong khoảng thời gian nào các em phải hoàn thành phiếu tự học. Có như thế, các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Cụ thể, sau khi các em đã học hết một bài trong Sách Giáo Khoa, các em đã được giáo viên cung cấp một số từ vựng nhất định mà các em phải nắm vững theo từng chủ đề của mỗi bài. Để giúp học sinh ôn và nhớ các từ vựng này lâu hơn, giáo viên thiết kế các phiếu tự học nhằm giúp các em nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua hoạt động đọc mở rộng và viết lại theo yêu cầu của giáo viên. Phiếu tự học sẽ được cung cấp cho tất cả học sinh lớp thực nghiệm và các em học sinh phải hoàn thành phiếu tự học trong một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của giáo viên. Sau đó, các em sẽ trao đổi các phiếu tự học với nhau, làm việc theo cặp hay theo nhóm để kiểm tra và sửa các phiếu tự học cho nhau. Phiếu tự học sau đó được thu lại và được giáo viên xem qua, nhận xét, đánh giá và trả lại cho học sinh sau khi đã xem xong. Để đảm bảo tính khả thi và tiết kiệm công sức cho giáo viên, phiếu tự học được đánh giá một cách nhẹ nhàng, không đòi hỏi giáo viên phải chỉnh sửa tất cả những lỗi sai của học sinh, mà chỉ đánh giá kết quả phiếu như một tổng thể xem học sinh đã hoàn tất hay chưa, làm bài ở mức độ nào: đạt hay không đạt. Học sinh sau khi nhận phiếu tự học có thể hoàn thành phiếu một mình, hay cùng làm với các bạn khác trong lớp. Phiếu tự học sau khi đã được học sinh hoàn thành và giáo viên đã xem xét sẽ được lưu trữ lại cho học sinh để mỗi khi học sinh rảnh rỗi các em có thể xem lại. Giáo viên sẽ chọn những phiếu hoàn thành tốt nhất để lưu trữ trên lớp, cũng xem như là một cách thức để tuyên dương và động viên những em làm tốt. Do đó, phiếu tự học không cần phải sửa cụ thể cho học sinh vì tự các em sẽ biết mình làm đúng hay sai dựa vào những phiếu tự học làm tốt được giáo viên treo triển lãm ở trong lớp học. Vấn đề tự học ở học sinh là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập đạt kết quả cao, đòi hỏi học sinh phải tự giác, không ngừng tìm tòi học hỏi. Ngoài ra, sự định Trang 15
  17. hướng của người thầy đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự thành công trong việc chiếm lĩnh tri thức của người học nói chung và trong việc nâng cao vốn từ vựng nói riêng. 3.3.5 Tự Học Tự Vựng Theo Cặp Hay Theo Nhóm: Việc tự học của các em sẽ trở nên chán nãn và không có ý nghĩa nếu các em chỉ học một mình rồi sau đó nộp phiếu tự học lên cho giáo viên kiểm tra. Thật sự các em sẽ không có đủ tự tin rằng mình đã làm tốt phiếu tự học khi nộp phiếu lên cho giáo viên. Chính vì thế giáo viên đã yêu cầu học sinh sửa phiếu tự học của nhau theo cặp hay theo nhóm trước khi nộp phiếu lên cho giáo viên kiểm tra. Ngoài ra hoạt động này lại một lần nữa cho học sinh cơ hội gặp lại những từ mới mà các em đã học thông qua việc đọc các bài đọc, các đoạn văn mà các bạn khác viết hay kiểm tra việc ghi nghĩa của các từ mới trong phiếu tự học mà các em nhận sửa. Việc làm này cũng tạo cho học sinh sự tự tin khi nộp phiếu tự học cho giáo viên vì các em đã được bạn khác xem và kiểm tra phiếu tự học trước cho các em rồi. Ngoài ra, hoạt động này cũng giúp hình thành thói quen tự đánh giá và đánh giá người khác trong học sinh. 3.3.6 Kiểm Tra và kiểm soát theo hướng khuyến khích Việc Tự Học Từ Vựng Ở Nhà Của Các Em Học Sinh: Kiểm tra và kiểm soát việc tự học để nâng cao vốn từ vựng của học sinh là một việc làm không thể thiếu của giáo viên trong quá trình tự học của học sinh. Tuy nói là tự học, nhưng để học sinh tự học theo hướng tự giác hoàn toàn là không thể đối với đa số các em học sinh trung học. Các em bị phân tán rất nhiều ở hoạt động thú vị khác như sử dụng điện thoại, chơi game, tham gia các mạng xã hội, ra ngoài với bạn..... Để các em học sinh có thể tự giác tự học, giáo viên phải bước đầu xây dựng lại thói quen tự học của các em và kiểm tra chặt chẽ cũng như không ngừng khuyến khích, khích lệ việc tự học của các em. Kiểm tra việc tự học của các em cũng giúp cho giáo viên nắm được các em học sinh đã làm gì trong quá trình tự học? Các em thực hiện việc tự học tốt hay chưa? Tốt ở điểm nào? Các em cần cải thiện như thế nào ở lần tự học cho bài sau?....... Để có thể giúp giáo viên vừa kiểm soát được quá trình tự học của các em học sinh, vừa có thể khuyến khích việc tự học của các em, giáo viên yêu cầu các em học sinh tiến hành tự học sau đó viết lại trên phiếu tự học và nộp lại cho giáo viên. Vì đa số các em học sinh đều thích điểm số nên giáo viên có thể tận dụng lợi thế này, cho điểm cộng cho những em học sinh hoàn thành sớm và tốt các phiếu tự học. Thỉnh thoảng giáo viên có thể tuyên dương trước cả lớp những em học sinh hoàn thành tốt và thường xuyên việc tự học ở nhà để lấy đó làm động lực thúc đẩy phong trào tự học trong các em học sinh. Tất cả các hoạt động tự học của học sinh sẽ được kiểm soát rất dễ dàng thông qua các phiếu tự học được thiết kế theo từng bài. Sau đây là ví dụ điển hình của một trong những phiếu tự học được thiết kế bởi giáo viên trong quá trình hướng dẫn các em học sinh khối 10 tự học nhằm nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua hoạt động đọc mở rộng và viết Tiếng Anh theo yêu cầu của giáo viên: Trang 16
  18. SELF STUDY CARD OF UNIT 1 For Improving Vocabulary Through Extensive Reading and Writing Name: ________________________________________ Your partner’s name: ___________________________ Class: _________________________________________ Learning date: From _______________ to __________________ Topic: Daily Activity A/ VOCABULARY Useful words or phrases: Meaning Get up Go to work Play sports Read book Surf on the internet Have breakfast, have lunch, have dinner Do homework Listen to music Cook meals Do the housework Chat with friends on the phone Go to the market Have a cup of coffee Do the washing – up lead the buffalo to the field plough and harrow my plot of land pumps water repair the banks of our plot of’ land do the transplanting B. READ THE TEXT AGAIN: The alarm goes off at 4:30. I get up and go down to the kitchen to boil some water for my morning tea. I drink several cups of tea, have a quick breakfast and then lead the buffalo to the field. It takes me 45 minutes to get ready. I leave the house at a quarter past five and arrive in the field at exactly 5:30. I plough and harrow my plot of land and at a quarter to eight I take a short rest. During my break I often drink tea with my fellow peasants and smoke local tobacco, I continue to work from a quarter past eight till 10:30. Then t go home, take a short rest and have lunch with my family at 11:30, After lunch I usually take an hour’s rest. Mrs. Tuyet: At 2:30 in the afternoon we go to the field again. We repair the banks of our plot of’ land. Then my husband pumps water into it while I do the transplanting. We work for about two hours before we take a rest. We finish our work at 6 p.m. We have dinner at about 7 p.m., then we watch TV and go to bed at about 10 p.m. Sometimes we go and see our neighbours for a cup of tea. We chat about our work, our children and our Trang 17
  19. plans for the next crop. Although it’s a long day for us, we are contented with what we do. We love working and we love our children. Task 1: Mind map: Use the following phrases to fill in the map about Mr. Vy’s daily activities: go to bed, finish work, repair the banks of the plot of land, pumps water into it, plough and harrow his plot of land, lead the buffalo to the field , leave the house, get up, take a short rest, arrive in the field, continue to work , boil some water, have breakfast, have lunch, drink tea, go to the field again, have dinner Mr. Vy 4:30 2:30 1.______________ 7:45 11:30 12._____________ 6 p.m 7p.m 10p.m ____2.__________ 5:15 5:30 8:15 – 10:30 _______________ ________3.______ 6.______________ 7.______________ _________13.____ ____________4.__ _______________ ___8.___________ _______________ 15._____________ 16._____________ 17._____________ _______________ _______________ _______________ 10._____________ _______________ 9.______________ 11._____________ _______________ _______________ _______________ _5._____________ ___ ___ _______________ ___14.__________ _________ _______________ ______ ______ ______ _______________ _______________ __________ _____________ TASK 2: Note down in your notebook what Mr. Vy do everyday. Write in a form of a paragraph. Begin your note with: Everyday Mr. Vy gets up at 4:30. He boils some water, drinks tea and has breakfast. At 5:15, he____________ __________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ TASK 3: Complete the mind map about your daily activities: Trang 18
  20. My daily activity ______ _____ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ ______________ get up ________ _ _ _ _ _ _ _ _ go to bed TASK 4: . In a form of a paragraph, write about your daily activities. Begin your note with: Everyday I get up at _________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________ C. EXTENSIVE READING: Read the text about Peter’s daily activities: D a i l y A ct i v i t i es Hello everyone. My name is Peter. What are some of the daily activities that you do at home? For me, I wake up at 7am every morning. I press the snooze button five times every morning before I turn off the alarm and get up. I have a cup of coffee and make breakfast. I usually read the newspaper while I have breakfast at 7:45 am. My children like to have a shower after they have breakfast but I like to have a shower before I get dressed. My wife brushes her long hair, and I have short hair so I comb my hair. How do you do your hair in the morning? It is important to brush your teeth, and some women like to put make-up on. After I have finished work, I go home to cook dinner. In my house I usually make dinner. The family eat dinner together at 7:30pm.After dinner I make sure that my children do their homework, and then I chill out on the sofa and watch television at 8p.m. On television I usually watch the News. My wife usually comes to tell me to take the rubbish out, or wash the dishes. Our children feed the dog and the cat before they go to bed and I tell them to go to the bathroom too. If I am sick I have to take my medication, but then I get into my pyjamas and Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1