Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua tổ chức một số trò chơi trong dạy học Vật lý tại trường THPT Gia Viễn C
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua tổ chức một số trò chơi trong dạy học Vật lý tại trường THPT Gia Viễn C" nhằm phục vụ cho việc dạy và học bộ môn nhằm mang lại hiệu quả, thể hiện được tính sáng tạo, đột phá để hỗ trợ quá trình học tập; đồng thời cần có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để đem lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh là rất cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua tổ chức một số trò chơi trong dạy học Vật lý tại trường THPT Gia Viễn C
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TẠO HỨNG THÚ VÀ TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ TẠI TRƯỜNG THPT GIA VIỄN C Nhóm tác giả: 1. Trịnh Thị Thoa 2. Vũ Thị Mai 3. Trịnh Thị Hoài Thu 4. Phạm Thị Thanh Hải 5. Nguyễn Thành Tuân Ninh Bình, tháng 5 năm 2022 1
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình độ Ngày tháng đóng góp vào TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ chuyên năm sinh việc tạo ra môn sáng kiến Trường THPT Giáo 1 Trịnh Thị Thoa 16/10/1987 Thạc sỹ 20% Gia Viễn C viên Trường THPT Tổ 2 Vũ Thị Mai 04/12/1982 Cử nhân 20% Gia Viễn C trưởng Trường THPT Giáo 3 Trịnh Thị Hoài Thu 20/05/1995 Cử nhân 20% Gia Viễn C viên Phạm Thị Thanh Trường THPT Giáo 4 01/08/1985 Cử nhân 20% Hải Gia Viễn C viên Nguyễn Thành Trường THPT Giáo 5 22/09/1981 Cử nhân 20% Tuân Gia Viễn C viên Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " TẠO HỨNG THÚ VÀ TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ TẠI TRƯỜNG THPT GIA VIỄN C" - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy bộ môn Vật lý. - Nội dung + Giải pháp cũ thường làm Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là 2
- người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với Phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. + Giải pháp mới cải tiến Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục. Việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên. Bản thân các thầy giáo, cô giáo phải không ngừng học tập để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn và luôn sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học, ứng dụng và sáng tạo trên nền công nghệ thông tin để xây dựng thiết kế bài học cũng như ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học. Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Mọi kết luận của nó đều rút ra được nhờ thực tiễn và kiểm chứng bằng quan sát và thí nghiệm. Chính vì vậy trong các giờ dạy vật lý cần phải có thiết bị dạy học để khơi dậy và phát triển năng lực tư duy khả năng tự học, hình thành cho các em biết rõ phương pháp học và nghiên cứu bộ môn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công cụ CNTT nhằm phục vụ cho việc dạy và học bộ môn nhằm mang lại hiệu quả, thể hiện được tính sáng tạo, đột phá để hỗ trợ quá trình học tập; đồng thời cần có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để đem lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh là rất cần thiết. Để giờ dạy Vật lí đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Xuất phát từ những lí do nêu trên, để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy cá nhân, tôi đã nghiên cứu việc “Tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt 3
- động học tập của học sinh thông qua thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong dạy học Vật lí ”. I. Biện pháp 1: Trò chơi phù hợp với hoạt động củng cố kiến thức bài học, kiểm tra bài cũ 1) Trò chơi: Học Vật Lý cùng Đậu Lém - Mô phỏng: “Đậu Lém nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi. Năm ngoái Đậu Lém đã học được nhiều điều hay. Hãy theo chân Đậu Lém để học được những điều thú vị về môn Vật lý nào. Kia là một phi thuyền, Đậu lém muốn lên được phi thuyền thì phải tìm kiếm 7 phụ tùng cho phi thuyền. Hãy cùng Đậu Lém vào chợ mua bảy phụ tùng bằng cách trả lời 7 câu hỏi Vật lý mà không cần trả tiền nào” . - Cách xây dựng trò chơi: + Thiết kế trò chơi trên phần mềm Camtasia 2019 để có video mp4 đẹp nhất. Phần mềm Camtasia giúp cắt ghép chỉnh sửa, lồng tiếng vào video rất hiện đại. - Cách thức tiến hành chơi: + Chơi độc lập, cá nhân hoặc cả lớp cùng theo dõi và trả lời câu hỏi trong thời gian từ 5 – 10 phút tùy vào mức độ câu hỏi. - Tổng kết trò chơi: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm kiểm tra miệng đối với học sinh. - Ví dụ minh họa: Ôn tập chương dao động cơ bằng video học vật lý cùng Đậu Lém 4
- Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 5
- Hình 7 Hình 8 2) Trò chơi: Tây du ký - Mô phỏng: “Bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh. Khi qua khu rừng xuất hiện năm yêu quái cản đường. Các em học sinh hãy giúp thầy trò Đường Tăng bằng cách trả lời năm câu hỏi của Yêu quái nào” - Cách xây dựng trò chơi: + Thiết kế trò chơi trên phần mềm Powerpoint - Tiến hành: + Chơi theo cá nhân hoặc nhóm. - Tổng kết trò chơi: + Giáo viên tổng kết trò chơi, khen hoặc thưởng đội chơi xuất sắc nhất. + Thông qua trò chơi giáo viên nhấn mạnh kiến thức trọng tâm trong bài. - Ví dụ minh họa: trong bài 24- Tự cảm. Sử dụng trò chơi để trả lời vận dụng kiến thức của bài. Một số hình ảnh minh họa câu hỏi sau: Hình 9 Hình 10 Hình 11 Hình 12 6
- Hình 13 Hình 14 II. Biện pháp 2: Trò chơi phù hợp với hoạt động khởi động *Trò chơi: Ô cửa bí mật - Mô phỏng:Trên ô cửa bí mật có 4 mảnh ghép, để mở được ô cửa bí mật học sinh phải trả lời được 4 câu hỏi liên quan đến bài học trong bốn mảnh ghép đó. Khi ô của bí mật đc mở ra, có thể xuất hiện một phần thưởng hay một vấn đề liên quan đến bài học mới. từ đó giáo viên có thể đặt vấn đề vào bài mới. Hình 15 - Mục đích: + Củng cố kiến thức trọng tâm bài trước có liên quan đến bài học mới, đặt vấn đề cho bài học mới. Có thể đánh giá bằng điểm miệng cho người tham gia chơi. - Cách xây dựng ô cửa bí mật: + Thiết kế trò chơi trên phần mềm Powerpoint. - Tiến hành: + Giáo viên là người giới thiệu và phổ biến luật chơi: Chúng ta tìm chìa khóa cho ô cửa. Ô cửa được chia ra thành 4, 5, … mảnh ghép tương ứng với 4, 5, … câu hỏi. + Chơi theo cá nhân hoặc nhóm + Sau khi giáo viên phổ biến luật chơi học sinh nào xung phong được quyền tham gia chơi (Nếu nhóm thì số câu hỏi bằng số nhóm để ít nhất mỗi nhóm được chơi 1 7
- lượt), nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai nhường quyền trả lời cho người chơi khác (nhóm khác). + Khi trả lời đúng thì mảnh ghép của câu hỏi đó được lật ra. Sau khi có một mảnh ghép lật ra các học sinh bắt đầu được trả lời chìa khóa cho bức tranh. Nếu trả lời sai mất quyền chơi tiếp, nếu trả lời đúng được 40 điểm nhưng trước khi lật tranh giáo viên có thể tiếp tục tổ chức trả lời các câu hỏi trong các mảnh ghép chưa được lựa chọn. - Tổng kết trò chơi, đặt vấn đề vào nội dung tiếp theo: + Giáo viên tiến hành tổng kết trò chơi bằng việc đánh giá, nhận xét và đặt vấn đề vào nội dung tiếp theo hoặc đặt tình hống có vấn đề cho bài học mới. - Ví dụ minh họa “Bài 24: Suất điện động cảm ứng” + Gợi ý tìm chìa khóa cho bức tranh: Ông là người đầu tiên bằng thực nghiệm đã chứng minh từ trường sinh ra dòng điện năm 1831. Ông là ai? Để biết ông là ai chúng ta hãy đi lật các mảnh ghép. + Câu hỏi số 1 (mảnh ghép 1): Từ thông của một mạch kín (C) có diện tích S đặt trong một từ trường đều được xác định bằng công thức nào? + Đáp án: f = BScosα. + Câu hỏi số 2 (mảnh ghép 2): Chỉ ra đơn vị của từ thông? + Đáp án: vêbe (Wb) + Câu hỏi số 3 (mảnh ghép 3): Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một…………. gọi là……………………. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là………………………… + Đáp án: dòng điện; dòng điện cảm ứng; hiện tượng cảm ứng điện từ. + Câu hỏi số 4 (mảnh ghép 4): Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian………….. qua mạch biến thiên. + Đáp án: Từ thông + Chìa khóa cho bức tranh: Ông là nhà Vật lí Fa-ra-đây + Giáo viên tổng kết trò chơi đồng thời đặt vấn đề tiếp theo: Ngoài Fa-ra-đây, Lenxơ cũng nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ và đã tìm ra định luật tổng quát năm 1834 giúp ta xác định chiều của dòng điện cảm ứng, gọi là định luật Lenxơ. Hoàn thành câu hỏi dưới đây về định luật Lenxơ. 8
- + Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho....……………. có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín (Định luật Len- xơ) + Đáp án: Từ trường cảm ứng + Giáo viên đặt vấn đề vào bài học mới: Như vậy, mỗi khi từ thông qua 1 mạch kín biến thiên, làm xuất hiện dòng điện cảm ứng, chiều dòng điện cảm ứng được xác định theo định luật Lenxơ. Về mặt định lượng, dòng điện cảm ứng được xác định như thế nào, chúng ta nghiên cứu bài 24: Suất điện động cảm ứng. II. Biện pháp 3: Trò chơi phù hợp với hoạt động hình thành kiến thức, ghi nhớ trước khi làm các dạng bài tập trong tiết bài tập hoặc tiết ôn tâp Trò chơi “Ai nhanh hơn ai” Hình 16 - Mô phỏng: Chơi theo đội chơi, mỗi đội 5 người, sau khi giáo viên phổ biến luật chơi mời mỗi đội chơi lần lượt từng người lên gần bảng (nơi có các đáp án), sau khi chiếu câu hỏi trên màn chiếu, người chơi nào tìm được đáp án chính xác trong rất nhiều đáp án trên bảng được 5 điểm cho đội chơi của mình, câu hỏi thứ hai đổi 4 người chơi tiếp theo,…, cho đến khi câu hỏi cuối cùng. - Cách thiết kế trò chơi: + Thiết kế câu hỏi của trò chơi trên phần mềm Powerpoint Thầy cô điền đáp án vào đây Thầy cô điền câu hỏi vào đây Hình 17 Hình 18 9
- Thầy cô điền Thầy cô điền đáp án đáp án vào đây vào đây Thầy cô điền câu Thầy cô điền câu hỏi vào đây hỏi vào đây Hình 19 Hình 20 + Thiết kế các đáp án in trên ¼ tờ giấy A4 và được gắn với không gian bảng nhờ nam châm nhỏ. - Tiến hành trò chơi: + Giáo viên là người giới thiệu và phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 3, 4, … đội chơi, sao cho số lượng người chơi trong mỗi đội bằng hoặc gần bằng với số lượng câu hỏi của trò chơi. + Chơi theo đội chơi, sau khi giáo viên phổ biến luật chơi mời mỗi đội chơi có 1 người lên gần bảng (nơi có các đáp án), sau khi chiếu câu hỏi trên màn chiếu, người chơi nào tìm được đáp án chính xác trong rất nhiều đáp án trên bảng được 5 điểm cho đội chơi của mình, câu hỏi thứ hai đổi 4 người chơi tiếp theo,…, cho đến khi câu hỏi cuối cùng. - Tổng kết trò chơi, đặt vấn đề vào nội dung tiếp theo: + Giáo viên tiến hành tổng kết trò chơi, thông qua trò chơi giáo viên nhấn mạnh những nội dung chính cần ghi nhớ, khen hoặc thưởng đội chơi xuất sắc nhất. - Ví dụ minh họa “Ôn tập chương 3: Dòng điện trong các môi trường” IV. Biện pháp 4: Trò chơi phù hợp với hoạt động thực hành thí nghiệm, chế tạo. * Trò chơi: Em làm kỹ sư Vật lí - Mục đích: + Giúp học sinh tự thiết kế và chế tạo một thiết bị hoặc mô hình sử dụng các định luật và nguyên tắc vật lý đã học. - Chuẩn bị: + Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. - Tiến hành: 10
- + Thứ nhất, chơi theo nhóm, mỗi nhóm sẽ tự thiết kế hoặc chế tạo một mô hình dựa trên nguyên tắc vật lý. + Thứ hai, sau khi giáo viên quy định thời gian thực hiện của các nhóm, các nhóm hoàn thành sản phẩm của đội mình và mang sản phẩm trưng bày lên trên lớp. Giáo viên sẽ chấm điểm sản phẩm của mỗi nhóm dựa trên các nguyên tắc cơ bản về nguyên lý hoạt động, sự sáng tạo và hình thức bề ngoài của sản phẩm để cho điểm. - Tổng kết trò chơi: + Đây chính là nội dung quan trọng giúp học sinh nắm được kiến thức đã học, khơi gợi sự say mê sáng tạo và tạo cho học sinh một sân chơi khoa học bổ ích. + Nhóm chiến thắng là nhóm có điểm cao nhất. - Ví dụ minh họa “Bài 17: Máy phát điện xoay chiều” - Mục đích: + Giúp học sinh nắm được nguyên tắc để tạo ra dòng điện xoay chiều. + Biết vận dụng nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều để tạo ra mô hình máy phát điện xoay chiều. + Rèn luyện kỹ năng tập trung, cẩn thận, chính xác và tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh. + Tạo hứng thú trong học tập và nghiên cứu khoa học cho học sinh. - Tiến hành: + Giáo viên phổ biến luật chơi và tổ chức chơi: Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thời gian là 2 ngày để hoàn thành mô hình máy phát điện xoay chiều, sau đó các nhóm sẽ mang sản phẩm đã làm để trưng bày trước lớp. + Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng những đồ dùng tái chế đã qua sử dụng như đĩa CD, nắp hộp nhựa, nam châm trong các loa cũ để chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều. - Tổng kết trò chơi: + Nhóm chiến thắng là nhóm có điểm cao nhất. Giáo viên trao quà hoặc ghi chép cá nhân để lấy căn cứ đánh giá cho bài thực hành. 11
- - Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được * Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế, xã hội. - Qua kết quả trên cho thấy chất lượng học tập môn vật lý có chuyển biến tích cực. Mở rộng áp dụng sáng kiến cho toàn khối 10, 11, 12. Giải pháp đã thể hiện được tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả thiết thực nên có thể áp dụng ở phạm vi rộng. Qua đó góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng và sáng tạo có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. - Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng trên sẽ có tác dụng rất tốt, gây hứng thú trong học tập cho học sinh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo, giúp học sinh rèn luyện các hoạt động trí tuệ. Do vậy, khả năng áp dụng của đề tài có tính khả thi cao. Nếu việc áp dụng phương pháp này trong việc dạy học chương chất khí vật lý 10 cơ bản nói riêng và môn vật lý nói chung trong trường THPT được nhân rộng, thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong công tác giảng dạy và ñào tạo học sinh ở trường THPT. Bên cạnh đó còn 12
- tạo ra môi trường giáo dục khoa học hơn, cải thiện được môi trường làm việc cũ, nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - Sau khi thực hiện các biện pháp, tôi tiến hành tổ chức dạy một số tiết học có tổ chức trò chơi trong khoảng thời gian 4 – 10 phút (Tùy thuộc vào các trò chơi khác nhau). - Sau đó, khảo sát ý kiến phản hồi của 1 lớp học sinh trong việc thiết kể và tổ chức một số trò chơi trong dạy học. Kết quả đạt sau khi phát phiếu thăm dò ý kiến: + 100% học sinh cho rằng các em đã được tham gia các trò chơi học tập rất phù hợp vì các kiến thức trong các trò chơi đó là các kiến thức trọng tâm, nằm trong tầm hiểu biết và các em hoàn toàn nhận thức được. + 100% học sinh cho rằng các em rất hào hứng, thoải mái, kích thích tinh thần học tập + 100% học sinh cho rằng học tập dưới hình thức trò chơi: hiểu hơn, nhớ kiến thức hơn từ đó làm tăng hứng thú và yêu thích bộ môn hơn. Ngoài ra, thông qua việc tham gia một số trò chơi các em bạo dạn hơn trước tập thể lớp, trước thầy cô, tự tin hơn với kiến thức của mình. + 92% học sinh cho rằng trò chơi rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo. + 86% học sinh cho rằng học tập theo trò chơi sẽ giúp tình bạn được củng cố và có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, bản thân còn nhận thấy các em học sinh đã có được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng hợp tác .... sau khi tham gia các tiết học có áp dụng nội dung của sáng kiến; đồng thời các em học sinh có kinh nghiệm trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự định hướng của giáo viên ở các bài học tiếp theo. Qua quá trình thực hiện sáng kiến tôi còn nhận thấy học sinh có hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức tương tối nhanh khi tham gia các tiết học môn Vật lý, có ý thức tổ chức cao khi tham gia các hoạt động chung trong nhà trường. Ngoài ra giải pháp này còn giúp bản thân tôi có được kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy Vật lý; bổ sung thêm kiến thức về mặt lý luận phương pháp dạy học, về 13
- kinh nghiệm thực tế; góp phần nâng cao chất lượng dạy học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. - Điều kiện và khả năng áp dụng + Điều kiện áp dụng * Đối với nhà quản lý - Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, chú trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới. - Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong nhà trường và đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá. - Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị, tài liệu phương tiện dạy học cho giáo viên đặc biệt là hệ thống: Tivi màn hình lớn, máy chiếu, hệ thống loa.... * Đối với giáo viên - Chuẩn bị các trò chơi tình huống có nội dung phù hợp với bài học. - Tùy theo cách tổ chức dạy học và mục đích sử dụng các trò chơi tình huống (Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, củng cố bài, …) mà giáo viên sử dụng các trò chơi, tình huống cho hợp lý. - Nên áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giới thiệu các câu chuyện, tình huống trong bài học. - Giáo viên theo dõi lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời, đồng thời đưa ra ý kiến kết luận giúp học sinh nắm vững kiến thức. * Đối với học sinh - Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả những kiến thức đã học, kiến thức thực tế cuộc sống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Tổ chức thảo luận sôi nổi, nêu cao tinh thần hợp tác đối với việc thảo luận để giải quyết các vấn đề được giao. + Khả năng áp dụng Qua thực nghiệm giảng dạy tại trường THPT Gia Viễn C trong năm học 2021- 2022 đã chứng minh được hiệu quả của việc áp dụng giải pháp thông qua chất lượng bộ môn được nâng cao, làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Mặt khác, việc áp dụng sáng kiến cũng rất dễ dàng, ít tốn kém, chỉ cần người giáo viên chịu khó tìm tòi, chọn lọc các nội dung liên quan để thực hiện. 14
- Đối tượng học sinh cũng không cần có sự phân hóa, chọn lọc (có thể áp dụng mọi vùng, miền, mọi trường THPT). Hơn nữa, sáng kiến còn có thể được phát triển, thực hiện đối với các môn học khác trong chương trình phổ thông. Như vậy, có thể khẳng định rằng giải pháp mà tôi đưa ra trên đây rất khả dụng, có thể được áp dụng ở các năm học tiếp theo, là tài liệu tham khảo và tư liệu cho các giáo viên giảng dậy bộ môn ở các trường THPT. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gia Viễn, ngày tháng năm 2022 XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trịnh Thị Thoa 15
- PHỤ LỤC I I. TRÒ CHƠI: Ô CHỮ BÍ MẬT 1. Mục tiêu - Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức học sinh nhận thức được sau quá trình tiếp thu kiến thức. - Kĩ năng: rèn luyện khả năng tổng hợp kiến thức, chọn lọc và ghi nhớ kiến thức của học sinh. 2. Thời gian thực hiện Trò chơi ô chữ được sử dụng trong phần "Khởi động". 3. Chuẩn bị - Giáo viên: + 8 câu hỏi tương ứng với 8 ô chữ. + 1 câu hỏi tương ứng với 1 ô chữ chìa khóa. + Bài giảng soạn bằng word và Powerpoint. - Học sinh: Kiến thức. 4. Tổ chức chơi Bước 1: chia đội - Chia lớp thành 4 nhóm: - Cử hai học sinh: + Một học sinh điều khiển trò chơi. + Một học sinh làm thư kí trò chơi. Bước 2: phổ biến luật chơi - Đặc điểm trò chơi: + Có 8 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ chìa khóa. + Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm. + Thời gian: 10 giây/câu. - Các bước chơi: + Các đội chơi tự do lựa chọn các câu hỏi hàng ngang, không nhất thiết phải theo thứ tự để đảm bảo tính khách quan của trò chơi (không bị sắp đặt câu hỏi dễ, câu hỏi khó). + Người điều khiển trò chơi sẽ đọc nội dung câu hỏi, khi đọc xong các đội chơi sẽ phất cờ để giành quyền trả lời. + Từ câu hỏi số 5 trở đi, các đội chơi có quyền trả lời ô chữ chìa khóa. Giả sử đội A xung phong trả lời ô chữ chìa khóa nhưng trả lời sai sẽ mất đi quyền trả lời các câu hỏi tiếp theo và ô chữ chìa khóa; nếu đội A trả lời đúng thì sẽ được cộng 30 điểm. Tương tự như vậy, từ câu 6 trả lời đúng được cộng 20 điểm, câu 7 trả lời đúng được cộng 10 điểm. + Tổng kết: đội nào nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Bước 3: tham gia chơi Bước 4: tổng kết 5. Hệ thống câu hỏi Câu 1. Đơn vị cảm ứng từ? 16
- Câu 2. Trong quy tắc bàn tay trái, chiều ngón cái choãi ra chỉ chiều của đại lượng vật lý này? Câu 3. Thiết bị dùng để xác định phương hướng? Câu 4. Đơn vị cường độ dòng điện? Câu 5. Một khái niệm dùng để biểu diễn về mặt hình học sự tồn tại của từ trường trong không gian? Câu 6. Chọn phương án đúng? Câu 7. Xung quanh một nam châm hay một dòng điện tồn tại trường này? Câu 8. Một cực của nam châm được ký hiệu là N? Hàng dọc trong khung in đậm là từ gì? 6. Thiết kế powepoint Ô TỪ KHÓA : ĐÁP ÁN: 17
- Ô TỪ KHÓA : C Ả M Ứ N G T Ừ II. TRÒ CHƠI: EM LÀM KỸ SƯ VẬT LÝ A. CHẾ TẠO XE CÂN BẰNG 1. Mục tiêu - Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức về cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng, đồng chất có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật, mô men quay của vật rắn. - Kĩ năng: rèn luyện khả năng tổng hợp kiến thức, tìm hiểu thực tiễn và phát hiện vấn đề: Làm thế nào để xe hai bánh khi đứng yên hoặc chuyển động không có người lái mà xe vẫn giữ được cân bằng và chuyển động được. 2. Thời gian thực hiện - Học sinh được giao nhiệm vụ làm trong 2 tiết. 3. Chuẩn bị - Giáo viên: + Kiến thức về cân bằng và chuyển động của vật rắn. - Học sinh: Kiến thức. 4. Tổ chức chơi Bước 1: chia đội - Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm tự chuẩn bị các vật liệu: + Bộ lắp ráp công nghệ. + Một mô tơ điện, dây điện, pin. + Vật rắn hình tròn, đĩa CD. + Tô vít, băng dính, keo dính Bước 2: phổ biến luật chơi - Mỗi nhóm đề xuất các giải pháp khả dĩ. - Chọn giải pháp tốt nhất. - Chế tạo mô hình. 18
- - Thử nghiệm và đánh giá. Bước 3: tham gia chơi - Mỗi nhóm tự lắp ráp và chế tạo mô hình trong thời gian cho phép. Bước 4: tổng kết Lắp ráp khung xe Chế tạo con quay Lắp con quay vào động cơ điện Chạy thử sản phẩm B. CHẾ TẠO CẶP NHIỆT ĐIỆN 1. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được hiện tượng nhiệt điện là gì, nguyên nhân tạo ra cặp nhiệt điện. - Kĩ năng: Rèn luyện tính sáng tạo, kiên trì của học sinh khi nghiên cứu khoa học. 2. Thời gian và nội dung thực hiện - Sử dụng trong mục IV. Hiện tượng nhiệt điện của bài 13. Dòng điện trong kim loại. - Thời gian: Học sinh tự chế tạo tại nhà trong 2 ngày. 3. Chuẩn bị - Giáo viên: + Kiến thức về nguyên tắc hoạt động của cặp nhiệt điện. - Học sinh: + Kiến thức về nguyên tắc tạo ra cặp nhiệt điện. + 2 dây đồng và sắt, 1 đồng hồ đo điện đa năng. 4. Tổ chức chơi Bước 1: chia đội - Chia lớp thành 4 nhóm: - Cử hai học sinh: + Một học sinh điều khiển trò chơi. + Một học sinh làm thư kí trò chơi. Bước 2: phổ biến luật chơi - Mỗi nhóm đề xuất các giải pháp khả dĩ. - Chọn giải pháp tốt nhất. - Chế tạo cặp nhiệt điện. 19
- - Thử nghiệm và đánh giá. Bước 3: tham gia chơi - Mỗi nhóm tự chế tạo mô hình trong thời gian cho phép. Bước 4: tổng kết C. CHẾ TẠO TÊN LỬA NƯỚC 1. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực và kiến thức về lực ma sát, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, áp suất khí quyển. - Kĩ năng: Rèn luyện tính sáng tạo, kiên trì của học sinh khi nghiên cứu khoa học. 2. Thời gian - Thời gian: Học sinh tự chế tạo tại nhà trong 2 ngày. 3. Chuẩn bị - Giáo viên: + Kiến thức về nguyên tắc chuyển động bằng phản lực, kiến thức về lực ma sát, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, áp suất khí quyển. - Học sinh: + Kiến thức về nguyên tắc chuyển động bằng phản lực, kiến thức về lực ma sát, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, áp suất khí quyển. + Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm 1 “tên lửa nước”: Bìa cac-tông, 2 Chai coca, panta 1,5 lit 1 ống nhựa 27 1m5, 1 ống nhựa 21 1m, 1 nối 27 – 21, 03 T27, 04 gù 27, Kéo, dao rọc giấy; Băng dính, keo; bơm hơi. Thước kẻ, bút; 4. Tổ chức chơi Bước 1: chia đội - Chia lớp thành 4 nhóm: - Cử hai học sinh: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn