Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Thái Hoà
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Thái Hoà" nhằm xây dựng và sử dụng được các dự án học tập trong hoạt động GDĐP nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Thái Hoà
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ‘‘TỔ CHỨC DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ’’ Lĩnh vực: Giáo dục địa phương – THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ‘‘TỔ CHỨC DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ’’ Lĩnh vực: Giáo dục địa phương – THPT Nhóm tác giả: 1. Phạm Thị Thanh Chung – ĐT: 0945055804 2. Nguyễn Thị Huyền – ĐT: 0972908678 3. Đậu Minh Tiến – ĐT: 0982477678 Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Nghệ An – 2023
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực THTGS Tìm hiểu thế giới sống KN Kỹ năng DAHT Dự án học tập DHTDA Dạy học theo dự án GDĐP Giáo dục địa phương PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông PT Phổ thông CH Câu hỏi
- MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay ................................................................................................................................... 1 1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của dạy học theo dự án ..................................................... 1 1.3. Xuất phát từ yêu cầu về phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS THPT ở nước ta ............................................................................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................................... 3 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản .................................................................................... 3 6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia........................................................................... 3 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 3 6.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................... 4 7. Các đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 4 8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 9. Lược sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 4 9.1. Trên thế giới ............................................................................................................. 4 9.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................... 4 10. Kế hoạch và thờı gıan nghıên cứu ............................................................................. 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 7 1.1.1. Dạy học theo dự án ............................................................................................ 7 a. Khái niệm dạy học theo dự án ................................................................................. 7 b. Phân loại dự án học tập............................................................................................ 8 c. quy trình xây dựng dự án học tập ............................................................................ 9 1.1.2. Năng lực và năng lực tìm hiểu thế giới sống ..................................................... 9
- a. Khái niệm năng lực .................................................................................................. 9 b. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới sống ........................................................... 10 c. Cấu trúc năng lực tìm hiểu thế giới sống ............................................................... 10 1.1.3. Dự án học tập với việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống. ................ 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 11 1.2.1. Tình hình phát triển năng lực NCKH ở trường THPT .................................... 11 1.2.2. Thực trạng chung về vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học nhằm phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống ở các trường THPT ..................................... 12 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ‘‘ĐA DẠNG SINH HỌC Ở NGHỆ AN’’–GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10 THPT ............................ 16 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung giáo dục địa phương – lớp 10 THPT ........................ 16 2.2. Quy trình sử dụng dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học- Giáo dục địa phương lớp 10 THPT ................................................................ 17 2.3. Thiết kế dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học chủ đề ‘‘Đa dạng sinh học ở Nghệ An’’ – Giáo dục địa phương lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà ........................................................................................................................ 18 2.4. Thiết kế tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới sống .................................... 31 2.4.1. Yêu cầu cần đạt một dựa án học tập phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống ................................................................................................................................... 31 2.4.2. Thiết kế Rubric đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới sống thông qua dự án học tập .............................................................................................................................. 32 2.4.3. Xếp loại ........................................................................................................... 34 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................... 35 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 35 3.2. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................................... 35 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm. ................................................................................... 35 3.2.2. Phạm vi, thời gian thực nghiệm....................................................................... 35 3.2.3. Các bước thực nghiệm ..................................................................................... 35 Chương 4: KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ........ 40 1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................... 40 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................................... 40 2.1. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 40
- 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ............................................................... 40 3. Đối tượng khảo sát..................................................................................................... 40 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ........................................ 41 4.1. Sự cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 41 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................................................................... 42 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 43 1. Kết luận...................................................................................................................... 43 2. Đề nghị ...................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 44 PHỤ LỤC
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới và phát triển giáo dục. Nghị quyết số 29-NQTW, hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực’’[1]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã định hướng cụ thể quá trình dạy học để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh. Điều đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần; có đủ đức, trí, thể, mỹ, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, chủ động, sáng tạo, tích cực với phương châm "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" [2]. Từ đó hình thành cho học sinh những năng lực cốt lõi và phẩm chất cao đẹp và để trở thành một công dân toàn cầu. Như vậy, chúng ta nhận thấy những văn bản, nghị quyết trên đã khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục là tất yếu, để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của PPDH ở nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, cùng với những thay đổi có tính kế thừa về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về PPDH với những tư tưởng chủ đạo được diễn giải dưới nhiều hình thức khác nhau, như “Phát huy tính tích cực, chủ động của người học”, “PPDH tích cực”, “Hoạt động hoá người học trong dạy học”. 1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của dạy học theo dự án Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã chỉ rõ, DHTDA hướng người học đến việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức và hình thành những kĩ năng, những năng lực cần thiết thông qua quá trình hoạt động tích cực tìm hiểu, giải quyết những vấn đề do GV hoặc GV cùng HS đưa ra [5];[6];[7].Trong DHTDA, người học thường làm việc theo nhóm để thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp theo sát chương trình học, có phạm vi kiến thức liên môn, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các nhiệm vụ của dự án được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Bởi vậy, DHTDA đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu dạy học và PPDH, góp phần tích cực trong việc hiện thực hóa nội dung Nghị quyết số 29/NQ-TƯ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng ta. 1
- 1.3. Xuất phát từ yêu cầu về phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS THPT ở nước ta Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung GDĐP là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể. Hiện nay nhiều địa phương đang gặp khó khăn khi triển khai chương trình này. Ở hoạt động giáo dục này, bên cạnh những năng lực chung cần phát triển cho HS như NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo thì cần phát triển cho người học NL đặc thù thông qua môn học cụ thể. Hoạt động GDĐP đã chỉ rõ cần phát triển cho HS NL khoa học tự nhiên bao gồm các thành phần NL chuyên biệt: tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Trong đó năng lực tìm hiểu thế giới sống có vai trò vô cùng quan trọng. Việc hình thành và phát triển NL THTGS giúp HS có khả năng khám phá, tìm tòi, từ đó hiểu rõ bản chất các sự vật, hiện tượng, quá trình để vận dụng tốt nhất kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn[2];[17]. Hiện nay, ở các trường THPT việc dạy học đã có nhiều đổi mới đáng khích lệ về phương pháp dạy học. Tuy nhiên vẫn đang sử dụng nhiều PPDH truyền thống, chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà chưa đa dạng được các hoạt động học bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại; chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành và phát triển các NL cho học sinh để dần tiếp cận với chương trình định hướng kết quả đầu ra [11];[12]];[14]. DHTDA là một xu hướng dạy học tích cực theo tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm”. Khi vận dụng DHTDA, HS sẽ được chủ động tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới dạng DAHT HS sẽ vừa chủ động chiếm lĩnh được nội dung kiến thức vừa hình thành và phát triển được các NL trong thời đại 4.0. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Thái Hoà”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng được các DAHT trong hoạt động GDĐP nhằm phát triển NL THTGS cho HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình thiết kế và sử dụng các DAHT trong hoạt động GDĐP nhằm phát triển NL THTGScho HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và nội dung GDĐP. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học theo dự án để phát triển NL THTGS cho HS. - Phân tích cấu trúc, nội dung nội dung GDĐP để lựa chọn các nội dung phù hợp nhằm phát triển cho học sinh NL THTGS cho HS. 2
- - Thiết kế DAHT tập nhằm phát triển NL THTGS cho HS trong hoạt động GDĐP - lớp 10 THPT. - Nghiên cứu quy trình sử dụng các dự án học tập để phát triển NL THTGS cho HS trong hoạt động GDĐP - lớp 10 THPT. - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL THTGS cho HS ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm nhằm khảo sát, đánh giá hiệu quả việc sử dụng các DAHT để phát triển NL THTGS cho HS. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được các DAHT, xây dựng được quy trình dạy học, tổ chức hiệu quả quá trình dạy học bằng việc sử dụng các DAHT để phát triển NL THTGS cho HS thì sẽ nâng cao chất lượng và kết quả học tập trong hoạt động GDĐP của HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu chiến lược, chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đổi mới PPDH, dạy học phát triển NL cho HS; sử dụng DAHT trong dạy học. Nghiên cứu các nội dung trong giáo trình, tạp chí, luận văn, luận án, chuyên đề dạy học, module tập huấn về đổi mới PPDH, các chuyên đề, website liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra, khảo sát và tổ chức thăm dò ý kiến 137 GV tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hoà để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài: Điều tra mức độ sử dụng các PPDH tích cực của GV; điều tra thực trạng việc sử dụng DAHT để phát triển NL THTGS cho HS thông qua trao đổi, phỏng vấn, phiếu thăm dò. 6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, giảng viên trong ngành về lĩnh vực đang nghiên cứu; các giáo viên có nhiều kinh nghiệm về thiết kế và sử dụng DAHT trong dạy học nhằm định hướng và hoàn thiện đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sau khi hoàn thiện thiết kế DAHT, xây dựng quy trình tổ chức DHTDA để phát triển NL THTGS cho HS, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. Thảo luận với giáo viên bộ môn để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy trong quá trình thực nghiệm. 3
- 6.5. Phương pháp thống kê toán học Để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sử dụng một số công thức toán học (Sử dụng phần mềm excel). 7. Các đóng góp mới của đề tài - Thiết kế được DAHT, xây dựng được quy trình dạy học, tổ chức được quá trình dạy học sử dụng dự án đó để phát triển NL THTGS cho HS trong dạy học hoạt động GDĐP, lớp 10 THPT, nâng cao chất lượng dạy học. - Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng tìm hiểu THTGS cho HS. 8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm THTGS trong dạy học chủ đề “Đa dạng sinh học ở Nghệ An” khi khai thác nội dung GDĐP lớp 10 THPT tại trường THPT Thái Hoà thông qua sử dụng DAHT trong dạy học. 9. Lược sử nghiên cứu vấn đề 9.1. Trên thế giới Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế - xã hội và đã đi vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một PPDH. Đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở các học thuyết tâm lý giáo dục của J. Piagie, L. Vugotxki, các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard; John Deway; W.Kilpatrich) đã xây dựng lý luận cho dạy học dự án. DHTDA đã được áp dụng cho HS ở mọi lứa tuổi với hầu hết các môn học và trong những môi trường học tập đa dạng[22];[23]. Các tác giả này cho rằng mọi dự án phải có xu hướng trở thành dự án của cuộc sống và đều phải mang đến chuyển biến cho cuộc sống của HS. Ban đầu DHTDA được sử dụng chủ yếu trong các ngành kỹ thuật và Kiến trúc, sau này cùng với việc ứng dụng ngày càng sâu rộng, rộng rãi và cùng với việc phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì DHTDA đã được sử dụng trong nhiều ngành học, nhiều môn học khác nhau. Năm 1918, nhà tâm lý học William H. Kilpatric và các nhà nghiên cứu của trường đại học ở Columbia qua các giờ học, hội nghị và các tác phẩm đã có những đóng góp lớn trong truyền bá DHTDA. Từ năm 1590 -1765: Sự khởi đầu của dạy học như làm việc theo dự án tại các trường kiến trúc ở châu Âu. Từ năm 1765 -1880: DHTDA được xem như là một PPDH thường xuyên ở Mỹ. Từ năm 1880 -1915: DHTDA chính thức được sử dụng nhiều trong giáo dục nghề nghiệp và trong trường phổ thông công cộng. Từ năm 1965 đến nay: Đánh giá lại tác động của DHTDA và làn sóng phổ biến DHTDA tại các nước đang phát triển[23];[24]];[25];[26]. 9.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, các hình thức HS làm khoá luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp và các bài tập lớn về môn học hay các bài tiểu luận từ lâu cũng đã được sử dụng trong các trường Đại 4
- học, cao đẳng là rất gần gũi với DHTDA. Tuy nhiên đối với HS THPT vấn đề này khá mới mẻ. Trong các hình thức này, HS được giao cho tìm hiểu, nghiên cứu về một vấn đề, một nội dung hay một mảng kiến thức nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian do GV đặt ra, HS thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu một cách tự lực dưới sự trợ giúp, hướng dẫn và định hướng của GV. Tuy nhiên, có thể nói rằng ở nước ta trong những năm trước đây, DHTDA vẫn chưa được quan tâm, chú ý cũng như chưa được sử dụng như một hình thức tổ chức dạy học một cách rộng rãi. Trong một số năm gần đây, DHTDA mới được một số nhà nghiên cứu giáo dục cũng như các cơ sở giáo dục trong toàn quốc quan tâm đến. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015 cần thiết phải đổi mới PPDH, tăng cường sử dụng các PPDH tích cực, trong đó có DHTDA. Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường giới thiệu những vấn đề cơ bản về DHTDA. Từ đó cho đến nay, ở nước ta đã có một số nhà giáo dục quan tâm đến vấn đề này và đã cho công bố một số bài báo mang tính chuyên khảo về DHTDA trên một số tạp chí có uy tín về giáo dục, tiêu biểu như: Đỗ Hương Trà, Phạm Bích Thuỷ, Vũ Thị Thanh Thuỷ... [21], [16], [18]. Hai tác giả TS. Nguyễn Văn Cường và TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo có bài viết: “Dạy học dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” [13] đã tiếp cận phương pháp DHTDA từ góc độ lý luận và đã nêu được vai trò của phương pháp này đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học của GV. Tại hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, hai tác giả PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc đã có bài trình bày về “Tình hình vận dụng phương pháp project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội” nêu lên được tình hình vận dụng phương pháp này trong dạy học ở khoa Anh - Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội cũng như đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học dự án [16]. Trên tạp chí Giáo dục số 157 (kì 1-3/2007), PGS.TS. Đỗ Hương Trà có bài viết: “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện” [21] đã đưa ra cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình chi tiết thực hiện DHTDA. Đặc biệt, trong tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” đã giới thiệu rất chi tiết về DHTDA, bao gồm các bước thực hiện, tiêu chí đánh giá... Tác giả Hà Thị Thuý (2015). Tổ chức dạy học dự án sinh học 10- THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh [20]. Trong nội dung bài viết này, tác giả chia sẻ một số vấn đề liên quan đến việc phát triển NL tự học cho học sinh thông qua dạy học dự án. 5
- Tác giả Vũ Thị Thanh Thuỷ (2019). “Vận dụng dạy học theo dự án để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần sinh thái học” [19]. Bài viết phân tích ví dụ về cách vận dụng hình thức DHDA để tổ chứctrong dạy học môn Sinh học 12 nhằm phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của HS, phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng DAHT trong dạy học đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy. Tuy nhiên, sử dụng DAHT để phát triển NL THTGS cho HS còn là vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Chúng tôi mới tìm thấy một số đề tài nghiên cứu về phát triển NL tìm hiểu thế giới sống cho học sinh bằng dạy học thí nghiệm mà chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu sử dụng DAHT để phát triển năng lực NL THTGS cho HS qua dạy học nội dung GDĐP bởi lẽ 2022 - 2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình GDĐP cho học sinh lớp 10 cấp THPT, vì vậy! đây là nội dung mới và có tính ứng dụng cao trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. 10. Kế hoạch và thờı gıan nghıên cứu THỜI STT NỘI DUNG GIAN 1 Xây dựng và bảo vệ đề cương 12/2022 Từ 12/2022 2 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài – 1/2023 Thiết kế các dự án học tập, quy trình dạy học theo dự ánđể phát Từ 2/2023 – 3 triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học nội dung giáo 3/2023 dục địa phương ở lớp 10 – THPT Thái Hoà Từ 3/2023 – 4 Thực nghiệm sư phạm 4/2023 5 Hoàn thiện nội dung sáng kiến 4/2023 Bảng 1. Kế hoạch và thờı gıan nghıên cứu 6
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Dạy học theo dự án a. Khái niệm dạy học theo dự án Theo đại từ điển Tiếng Việt, dự án là bản phác thảo một văn kiện về luật pháp hay về một kế hoạch cụ thể nào đó, bản quy hoạch...[4]. Nguyễn Văn Cường [12] cho rằng: “Dạy học Project hay DHTDA là một HTTCDH, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố”. Theo tài liệu bồi dưỡng “Đưa kĩ năng CNTT vào dạy và học” của Microsoft đã nêu lên những nét ưu việt của DHTDA:“Cách học dựa trên dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động học tập truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy GV làm trung tâm. Theo đó, các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy HS làm trung tâm và hoà nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại” [25]. Tác giả Hà Thị Thuý [20] cho rằng: “DHTDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”. Từ những định nghĩa trên đây, chúng tôi cho rằng, mặc dù có những cách hiểu khác nhau về DHTDA, nhưng có thể thấy các tác giả đều thống nhất về một số điểm: - Định hướng thực tiễn: DHTDA xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. - Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia lựa chọn những đề tài, những nội dung học tập phù hợp với kĩ năng và hứng thú của cá nhân. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện DAHT có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn và thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện những kĩ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho người học. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các DAHT, các sản phẩm học tập của các nhóm được tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số trường hợp, các DAHT tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. 7
- - Có kĩ năng tích hợp cao: Trong DHTDA có thể thực hiện phối hợp với nhiều PPDH, HTTCDH khác nhau như Dạy học giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác, Dạy học trong môi trường CNTT... - Tạo ra môi trường học tập tương tác: DHTDA sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - người học, người học - người học, người học - xã hội… và tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học... Chúng ta có thể mô phỏng những nội dung nói trên ở hình dưới đây: Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt đặc điểm của DHTDA b. Phân loại dự án học tập DAHT là những dự án được thiết kế phục vụ cho mục tiêu học tập, có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại: * Phân loại theo chuyên môn Bao gồm: DAHT trong một môn học; DAHT liên môn; DAHT ngoài chuyên môn. * Phân loại theo sự tham gia của người học Bao gồm: DAHT cho nhóm người học; DAHT cá nhân; DAHT dành cho một khối; DAHT cho một lớp học. * Phân loại theo quỹ thời gian Bao gồm: DAHT nhỏ; DAHT trung bình; DAHT lớn. * Phân loại theo nhiệm vụ Theo nhiệm vụ trọng tâm, có thể phân loại DAHT thành các loại dưới đây: - DAHT tìm hiểu: DAHT được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng, tìm hiểu đối tượng. - DAHT nghiên cứu: DAHT được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh, giải thích các hiện tượng thực tiễn... 8
- - DAHT thực hành: DAHT được thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hoạt động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định [30]. - DAHT hỗn hợp: DAHT có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại DAHT trên phân loại chỉ có tính chất tương đối, không hoàn toàn tách biệt với nhau và trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng DAHT theo đặc thù riêng. Theo chúng tôi, để phát triển năng lực THTGS cho HS thì những DAHT phân loại theo nhiệm vụ với quy mô dự án thuộc loại hỗn hợp là phù hợp hơn cả. Đây cũng là vấn đề cốt lõi được chúng tôi sử dụng trong việc thiết kế và tổ chức các DAHT trong quá trình nghiên cứu. c. Quy trình xây dựng dự án học tập Tuỳ vào mục tiêu dạy học, điều kiện dạy học để xây dựng 1 DAHT, tuy nhiên đều tuân thủ theo các bước sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng dự án: HS/nhóm HS tự đề xuất hoặc GV gợi dẫn để HS đề xuất ý tưởng DAHT. Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT. HS/ nhóm HS xác định mục tiêu và kế hoạch thực hiện DAHT. Kế hoạch bao gồm các nội dung cần thực hiện để hoàn thành DAHT, kế hoạch cần phải chi tiết và cụ thể. Trong kế hoạch cần thể hiện sự phân công nhiệm vụ từ nhóm trưởng đến từng thành viên, thời lượng thực hiện, nội dung và kết thúc DAHT. Bước 3. Thực hiện DAHT. Theo kế hoạch phân công nhiệm vụ, các thành viên triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình và thu hoạch sản phẩm (có thể là sản phẩm vật chất và cũng có thể là bài báo cáo, thuyết trình...). Bước 4. Kết thúc DAHT (Viết báo cáo; báo cáo kết quả và đánh giá kết quả thực hiện dự án, rút kinh nghiệm để thực hiện các dự án tiếp theo) [18], [19], [20], [21]. 1.1.2. Năng lực và năng lực tìm hiểu thế giới sống a. Khái niệm năng lực Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã đưa ra“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” Từ đó đề ra các PPDH, quy trình, nguyên tắc,… phù hợp nhằm phát triển năng lực cho HS THPT [2]. Bộ GD-ĐT đã ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông đã chỉ rõ chú trọng hình thành và phát triển cho HS những NL cốt lõi (NL chung và NL chuyên môn) như sau: 9
- - Những NL chung được hình thành và phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những NL chuyên môn được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất. Bên cạnh việc hình thành và phát triển các NL cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS (NL chuyên biệt). b. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới sống Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 “NL THTGS của HS là NL thực hiện được quy trình THTGS, gồm các bước: Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống; đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết; báo cáo và thảo luận về vấn đề nghiên cứu” [2; tr 6]. Trong đó, năng lực THTGS của HS là năng lực thực hiện được quy trình THTGS, gồm các bước: - Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết. - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết. - Báo cáo và thảo luận về vấn đề nghiên cứu. c. Cấu trúc năng lực tìm hiểu thế giới sống Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2020) Căn cứ vào nội hàm của khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới sống, người ta xác định cấu trúc của năng lực này gồm có 5 năng lực với 14 chỉ số xác định năng lực như sau: Năng lực thành phần Chỉ số xác định năng lực 1. Đề xuất vấn đề liên (1) Quan sát, đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; quan đến thế giới sống (2) Phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; (3) Dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. 2. Đưa ra phán đoán và (4) Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng giả thuyết (5) Xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. 3. Lập kế hoạch thực (6) Xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; hiện (7) Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu,...); (8) Lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu. 4. Thực hiện kế hoạch (9) Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả thực nghiệm, điều tra; 10
- (10) Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); 11) Đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. 5. Viết, trình bày (12) Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; (13) Viết được báo cáo nghiên cứu; (14) Lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá, giải trình, phản biện,bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục. Bảng 2.1. Cấu trúc năng lực tìm hiểu thế giới sống 1.1.3. Dự án học tập với việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống. Theo Đinh Quang Báo “Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định” [9]. Trong DHTDA nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống HS cần: - Thực hiện được quá trình tìm tòi, khám phá các hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến sinh học, bao gồm: đề xuất vấn đề; đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi, khám phá; đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch thực hiện, thực hiện kế hoạch; viết, trình bày báo cáo và thảo luận; đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống học tập, đưa ra quyết định. - Để thực hiện được các hoạt động trong tiến trình tìm tòi khám phá đó học sinh được rèn luyện, hình thành các kỹ năng như: quan sát, thu thập và xử lý thông tin bằng các thao tác logic phân tích, tổng hợp, so sánh, thiết lập quan hệ nguyên nhân – kết quả, hệ thống hóa, chứng minh, phản biện, khái quát hóa, trừu tượng hóa, định nghĩa khái niệm, rèn luyện năng lực siêu nhận thức. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình phát triển năng lực NCKH ở trường THPT Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, hoạt động GDĐP được đưa vào chương trình Giáo dục phổ thông. Đây là hoạt động giáo dục giúp HS hình thành và phát triển thông qua các NL đặc thù: NL tìm hiểu thế giới sống, NL thiết kế và tổ chức hoạt động, NL thích ứng với cuộc sống. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt động GDĐP giúp HS áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó phát hiện và bồi 11
- dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. [17] Hoạt động GDĐP ở cấp THPT giúp HS có khả năng đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống, đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết, Lập và thực hiện kế hoạch, viết và trình bày báo cáo với các yêu cầu mới đặt ra qua DAHT nhằm tìm hiểu những thông tin mới, những thay đổi của hiện đại, có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân. Không những thế, hoạt động GDĐP trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Tuy nhiên, đây là hoạt động còn mới mẻ, tài liệu tham khảo còn rất ít, Các trường PT trên cả nước còn loay hoay với kế hoạch môn học, GV chưa được “Mài dũa”, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy hoạt động này, phụ huynh và HS chưa thật sự quan tâm một phần là do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt năng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung học để thi là chính. 1.2.2. Thực trạng chung về vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học nhằm phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống ở các trường THPT 1.2.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp điều tra Mục đích điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng về dạy học phát triển NL THTGS và vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học nhằm phát triển Nl THTGS ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn, trên cơ sở đó xác định luận cứ thực tiễn cho việc đề xuất quy trình thiết kế DAHT và tổ chức DHTDA phù hợp. Đối tượng điều tra: GV và HS thuộc một số trường THPT trên bàn thị xã Thái hoà và huyện Nghĩa Đàn Nội dung điều tra: - Đối với GV: Điều tra thực trạng dạy học phát triển NL THTGS ở trường THPT. Điều tra mức độ quan tâm của GV về phát triển NL THTGS cho HS, quan điểm của GV về việc thiết kế các DAHT để phát triển NL THTGScho HS, những khó khăn khi thiết kế các DAHT. - Đối với HS: Điều tra nhận thức về DAHT nhằm phát triển NL THTGScủa HS. Phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi, các câu hỏi được thiết kế vào phiếu và gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua công cụ hỗ trợ https://forms.gle cho GV và HS cần khảo sát: - GV qua địa chỉ: https://bom.so/VW9suB - HS qua địa chỉ: https://bom.so/AqfsGc Các câu hỏi điều tra gồm câu hỏi đóng, mở, nhiều phương án lựa chọn, có nội dung dễ hiểu, rõ ràng, logic để đảm bảo tính khách quan. Tính điểm trung bình ̅ bằng phần 𝑋 mềm Ecel. Chúng tôi đã tiến hành điều tra trong năm học 2022 - 2023 với số lượng GV và HS được khảo sát trên các địa bàn cụ thể như sau: 12
- Số GV Số HS Số trường STT Địa bàn khảo sát được được Ghi chú khảo sát khảo sát khảo sát 1 Thị xã Thái Hoà 3 91 588 THPT Thái Hoà, Tây Hiếu, Đông Hiếu 2 Huyện Nghĩa Đàn 2 46 392 THPT Cờ Đỏ, 1/5 Tổng 5 137 980 Bảng 2.2. Số lượng trường học, GV và HS được khảo sát 1.2.2.2. Kết quả điều tra và bình luận a. Thực trạng dạy học phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sốngở trường THPT Không thường Thường xuyên Ít thiết kế Chưa từng thiết kế xuyên Số Tỉ lệ Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) lượng (%) lượng lượng (%) 21 15,33 67 48,90 41 29,93 8 5,84 Bảng 2.3. Kết quả điều tra thực trạng dạy học phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống ở trường THPT Kết quả thu được trong câu hỏi số 1 của phiếu khảo sát GV cho thấy, 21 GV sử dụng thường xuyên trong thiết kế bài dạy (chiếm 15,33%) chủ yếu là các GV dạy môn Sử, Địa, Sinh, Công nghệ 10, 67 GV sử dụng không thường xuyên trong thiết kế bài dạy (chiếm 48,9%), 41 GV ít sử dụng (chiếm 29,93%), 8 GV chưa từng sử dụng (chiếm 5,84%). Như vậy GV đã làm quen dần dạy học phát triển NL THTGS nhưng chưa sâu và rộng chủ yếu ở các môn học đặc thù. b. Mức độ quan tâm của GV về phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS Bảng 2.3. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về mức độ quan tâm của GV trong phát triển NL THTGS cho HS Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 58 42,34 77 56,2 2 1,46 Kết quả thu được trong câu hỏi số 2 của phiếu khảo sát GV cho thấy, 135 GV cho thấy rất cần thiết và cần thiết phải hình thành và phát triển NL THTGS cho HS của mình 13
- (chiếm 98,54%). Chứng tỏ GV đã quan tâm về phát triển NL THTGS cho HS, đây là xu thế tất yếu, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục của nước ta. c. Quan điểm của GV về việc thiết kế các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh Ý kiến Nhận thức về DHTDA để phát triển NL THTGS cho HS TT GV HS SL TL SL TL 1 DHTDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và 124 90,51% 881 89.9% thực tiễn 2 Chủ đề của các DAHT xuất phát từ những tình huống của thực 121 88,32% 900 91,83% tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống 3 Người học được tham gia lựa chọn những đề tài, những nội 128 93,43% 920 93,88% dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân 4 Trong quá trình thực hiện DAHT chủ yếu là nghiên cứu lý 15 10,94% 102 10,40% thuyết 5 Trong DHTDA, người học cần tự lực và tham gia tích cực vào 127 92,70% 898 91,63% các giai đoạn của quá trình dạy học 6 Các DAHT thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành 127 92,70% 921 93,97% viên trong nhóm 7 Một HS trong nhóm, sau khi được GV hướng dẫn, có nhiệm vụ 9 6,57% 63 6,43% hướng dẫn các HS khác trong nhóm. 8 Trong các DAHT tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực 121 88,32% 815 83,16% tiễn và thực hành 9 Tạo ra môi trường học tập tương tác, tìm hiểu thông tin mới 131 95,62% 903 92,14% chủ động Bảng 2.4. Kết quả điều tra nhận thức về DHTDA để phát triển NL THTGS cho HS Kết quả thu được trong câu hỏi số 3 của phiếu khảo sát cho thấy, đối với GV và HS đều có những ý kiến khá giống nhau về DHTDA, trong đó 90,51% GV và 89.9% HS được hỏi đều quan niệm DHTDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; Đối với quan niệm đúng đắn về DHTDA cả GV và HS đều có sự nhất trí cao, đặc biệt về DHTDA tạo môi trường học tập 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 65 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
63 p | 54 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
19 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn