intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 - thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xác định được quy trình và thiết kế được các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) và tổ chức các hoạt động đó nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 - thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 10 - THỰC HIỆN Ở PHẦN CHỦ ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO LĨNH VỰC/MÔN: SINH HỌC NGHỆ AN, THÁNG 4 NĂM 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI LÃO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 10 - THỰC HIỆN Ở PHẦN CHỦ ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO LĨNH VỰC/MÔN: SINH HỌC Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Đơn vị công tác: Trường THPT Thái Lão Số ĐT: 0394710652 Tổ Khoa học tự nhiên 2
  3. CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Cụm từ viết tắt Nghĩa từ THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực HT Hợp tác SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên KN Kỹ năng NLHT Năng lực hợp tác HĐTN Hoạt động trải nghiệm TBNS Tế bào nhân sơ TBNT Tế bào nhân thực 3
  4. MỤC LỤC Trang PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Nội dung nghiên cứu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 6 7. Giả thuyết nghiên cứu 6 8. Những đóng góp mới của đề tài 6 9. Cấu trúc của sáng kiến 6 PHẦN II – NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC..... 8 1. 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8 1.2. Cơ sở lí luận 9 1.3. Cơ sở thực tiễn 10 1.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi các giải pháp 10 CHƯƠNG 2 – THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI.. 15 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung, chương trình phần cấu trúc tế bào 15 2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào… 16 2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào 24 2.4. Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá 39 CHƯƠNG 3- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41 3.1. Mục đích thực nghiệm 41 3.2. Nội dung thực nghiệm 41 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 41 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 45 1. Kết luận 45 2. Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 49-51 ---------------------------------------------- 4
  5. PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Trước bối cảnh giáo dục hiện nay, người giáo viên có thể làm được cho học sinh nhiều điều có ích hơn rất nhiều so với việc chỉ truyền đạt một hệ thống kiến thức định sẵn, một chiều. Trên cơ sở nhiều phương pháp, chiến lược dạy học tích cực đã và đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, mỗi giáo viên cần năng động, sáng tạo tìm ra con đường áp dụng các phương pháp, chiến lược đó vào thực tiễn dạy học một cách có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Dạy học thông qua trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc tạo cho học sinh có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình hoạt động để kiến tạo kinh nghiệm mới. Thông qua học trải nghiệm, học sinh vừa có được hứng thú, vừa tự chiếm lĩnh kiến thức môn học, đồng thời có thể phát triển được các năng lực như tự học, hợp tác, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…. Năng lực hợp tác là một trong các năng lực cốt lõi đã được xác định trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Bởi vì hợp tác là một trong các hoạt động không thể thiếu giúp cho người học thành công trong học tập và cuộc sống. Trong chương trình SGK Sinh học 10 THPT, phần cấu trúc tế bào có nhiều kiến thức mà học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức và áp dụng vào thực tế hằng ngày. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào nhằm phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực hợp tác. Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 - thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào” để chia sẽ cho đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được quy trình và thiết kế được các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) và tổ chức các hoạt động đó nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: năng lực hợp tác và việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Xác định quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) - Xây dựng các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác cho học sinh. - Thực nghiệm sự phạm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra. 4. Phạm vi nghiên cứu - Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm; phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) 5
  6. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ; năng lực hợp tác. 5.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học chủ đề cấu trúc tế bào (Sinh học 10) 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động trải nghiệm, năng lực hợp tác như SGK Sinh học 10 Cánh Diều, SGK Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức, SGV Sinh học 10 Cánh Diều, SGV Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức, các sách lý luận và phương pháp giảng dạy Sinh học, những giáo trình, những luận văn, luận án, các tạp chí, bài viết và những website làm cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài.. 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản - Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng rèn năng lực hợp tác và hoạt động trải nghiệm thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn giáo viên, học sinh cùng với tham khảo giáo án và vở ghi của học sinh. 6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Sau khi xây dựng được các quy trình và bộ công cụ rèn luyện năng lực tác cho học sinh, tôi sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên đại học, những giáo viên có kinh nghiệm về vấn đề. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sau khi xây dựng lý thuyết rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh, tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu quan sát và bài kiểm tra. + Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 10 THPT + Nội dung thực nghiệm: các bài học phần chủ đề cấu trúc tế bào + Các bước thực nghiệm. 6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Sử dụng bộ công cụ và các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác để đánh giá học sinh và xử lý bằng phần mềm Excel. 7. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được quy trình và thiết kế được các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) và tổ chức các hoạt động đó thì sẽ phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Lựa chọn và nghiên cứu được cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm: + Xác định được quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ và vận dụng vào cấu trúc tế bào (Sinh học 10) + Xây dựng bộ tiêu chí và các công cụ đánh giá năng lực hợp tác của học sinh. 9. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, sáng kiến gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 6
  7. Chương 2. Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cấu trúc tế bào (Sinh học 10) nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. --------------------------------------------- PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu Dạy học hợp tác là một vấn đề đã được quan tâm trong trong dạy học hiện nay. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học hợp tác đã hình thành một cách hệ thống, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các GV áp dụng phương pháp này vào dạy học đạt hiệu quả. Tuy nhiên, một khía cạnh khác của dạy học hợp tác là thông qua phương pháp dạy học này để rèn luyện cho HS NL hợp tác, cũng như xây dựng quy trình, bộ công cụ rèn luyện NL hợp tác và tiêu chí đánh giá NL trong dạy học bộ môn Sinh học. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Năng lực hợp tác 1.2.1.1. Khái niệm năng lực Theo từ điển tiếng việt : Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2015) của Bộ GD&ĐT thì: “NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân như hứng thú, niềm tin, ý chí…NL của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” . Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa khái niệm của tác giả Xavier Roegiers. Tác giả Xavier Roegiers (1996) chỉ ra rằng để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra thì cần có năng lực. Trong đó năng lực là sự tích hợp các kĩ năng . 1.2.1.2. Năng lực hợp tác 1.2.1.2.1 Khái niệm hợp tác Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hợp tác có nghĩa là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau” Còn theo tác giả Nguyễn Lân, “hợp tác là cùng làm một việc với nhau” . Nhiều tác giả khi nghiên cứu về dạy học hợp tác hay KN học tập hợp tác cũng đưa ra khái niệm về hợp tác. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Phương cho rằng các cá nhân chung sức hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả công viêc chung thì đó là quá trình hợp tác. Theo tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh, hợp tác là sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động để hoàn thành một mục đích chung . Trong đề tài này, tôi sử dụng khái niệm, hợp tác đó là sự tác động qua lại, phụ thuộc, giúp đỡ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau để cùng hoàn thành mục tiêu đặt ra. 1.2.1.2.2. Năng lực hợp tác 7
  8. Theo tác giả Đinh Quang Báo thì sau khi học xong giáo dục phổ thông HS cần đạt một số năng lực. Trong đó NL chia thành hai loại.Trong đó NL hợp tác được xếp vào nhóm NL về quan hệ xã hội. NL luôn gắn liền với một hoạt động cụ thể nào đó, trong đó NL mà luôn gắn liền với những hoạt động hợp tác trong nhóm thì được gọi là NL hợp tác. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa về NL hợp tác như sau: là những khả năng tổ chức và quản lí nhóm học tập, đồng thời thực hiện nội dung hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh động, sáng tạo để giải quyết nhiệm vụ chung một cách tốt ưu nhất. 1.2.1.2.3. Cấu trúc năng lực hợp tác Theo các tác giả Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương (2015) , NLHT bao gồm 3 nhóm KN: Nhóm KN tổ chức và quản lý (KN tổ chức nhóm hợp tác, KN lập kế hoạch hợp tác, KN tạo môi trường hợp tác, KN giải quyết mâu thuẫn); Nhóm KN hoạt động (KN diễn đạt ý kiến, KN lắng nghe và phản hồi, KN viết báo cáo); Nhóm KN đánh giá (KN tự đánh giá, KN đánh giá lẫn nhau). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung rèn luyện một số KN cơ bản, do đó, tôi xác định NLHT bao gồm các KN thành tố như sau: KN lập kế hoạch hợp tác; KN thực hiện nhiệm vụ được giao; KN báo cáo; KN đánh giá. Các biểu hiện cụ thể của mỗi KN thành tố như sau: Các KN thành tố Biểu hiện KN lập kế hoạch hợp Dự kiến được các công việc nhóm phải làm theo trình tác tự với thời gian hợp lý và cách thức tiến hành những công việc đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao. KN thực hiện nhiệm vụ Thực hiện đầy đủ, nhanh và chính xác các nhiệm vụ được giao được giao. KN báo cáo Trình bày ý tưởng/báo cáo của bản thân và của nhóm một cách ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu; kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ, nét mặt để tăng hiệu quả, sức thuyết phục. KN đánh giá Đánh giá một cách trung thực, công bằng, không chủ quan về các kết quả đạt được của cá nhân và của người khác, nhóm khác. Rút kinh nghiệm cho bản thân và kinh nghiệm từ người khác cho bản thân. 1.2.1.3. Vai trò của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Đối với nhà trường, dạy học theo hướng rèn luyện NL hợp tác cho HS giúp nâng cao hiệu quả của nhà trường trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách, tình cảm của HS. Nhà trường là một xã hội thu nhỏ lại, mà mỗi HS đều có vai trò như nhau, có sự giáo dục và phát triển đồng đều. Đối với HS, sự hình thành NL hợp tác có ý nghĩa tích cực. Nó góp phần làm cho HS có được thành tích học tập hiệu quả hơn; đảm bảo sự phát triển phù hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội, chiếm lĩnh nhiều giá trị xã hội, hoàn thiện về nhân cách và hành vi cá nhân. Điều này tạo tiền đề vững chắc để khi bước vào xã hội với những mối quan hệ phức tạp, HS không những nhanh chóng thích nghi mà 8
  9. còn có thể xây dựng và hưởng lợi từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân trong cuộc sống. 1.2.2. Hoạt động trải nghiệm 1.2.2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt thì hoạt động là sự tiến hành những công việc có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ để đạt một mục đích nhất định trong đời sống xã hội [1]. Về định nghĩa HĐTN, tôi nhất trí với các tác giả Trần Thị Gái và Phan Thị Thanh Hội: “Hoạt động trải nghiệm có thể định nghĩa là hành động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, KN, xúc cảm về sự kiện, đối tượng đó. HĐTN trong dạy học là HS thực hiện các nhiệm vụ học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tương tác trực tiếp với đối tượng học tập nhằm hình thành kiến thức, KN, năng lực và xúc cảm với đối tượng học tập” . 1.2.2.2. Mô hình hoạt động trải nghiệm Mô hình GDTN của David Kolb (1984) gồm 4 giai đoạn, trong đó người học thử nghiệm và điều chỉnh các khái niệm mới như là kết quả của các hoạt động phản hồi và hình thành khái niệm. Bốn giai đoạn là: Giai đoạn thứ 1: Pha Trải nghiệm cụ thể Giai đoạn thứ 2: Quan sát phản ánh Giai đoạn thứ 3: Trừu tượng hóa khái niệm Giai đoạn thứ 4: Thử nghiệm tích cực Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience) Thử nghiệm tích cực Quan sát phản (Active hồi (Reflective Experimentati Observation) on) Trừu tượng hóa khái niệm hóa (Conceptuali zation) Hình 1. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb 1.2.3. Mối quan hệ giữa hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển năng lực hợp tác HĐTN là nền của HT, là môi trường để hình thành năng lực HT trên nhiều lĩnh vực khác nhau của HS. Trong quá trình tham gia vào hoạt động, HS có cơ hội hợp tác để cùng tìm tòi, khám phá để giải quyết các vấn đề được đặt ra, đồng thời 1 Hoàng Phê (chủ biên), 2002. Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển tr 680, tr 1020. 9
  10. các em phải tạo ra được các sản phẩm của hoạt động bao gồm các sản phẩm vật chất và tinh thần. Khi tham gia HĐTN, HS luôn hoạt động và HT không ngừng. Mối liên hệ giữa “trải nghiệm” và “hợp tác”: “Trải nghiệm” và “hợp tác” là hai quá trình tâm lí có mối quan hệ với nhau: Hai quá trình này có thể cùng song song diễn ra cùng lúc khi con người tiến hành hoạt động, hoạt động của con người bao giờ cũng có tính HT, trong trải nghiệm có HT, trải nghiệm thường là nền, là môi trường của HT. Bản thân HT nếu chỉ xét riêng mình nó cũng là một quá trình trải nghiệm cái mới. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho người học ở các trường THPT Để đánh giá thực trạng dạy học theo hướng rèn luyện NL nói chung và NL hợp tác nói riêng, tôi đã sử dụng phiếu điều tra ý kiến 89 GV tại trường THPT Thái Lão, THPT Kim Liên, THPT Nam Đàn I (phiếu điều tra ở phụ lục 1). Qua kết quả khảo sát cho thấy: * Thực trạng tham dự tập huấn của GV về dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL thể hiện trong biểu đồ sau: Chart Title 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Tập huấn lần 1 Tập huấn lần 2 Tập huấn lần 3 Tập huấn lần 4 Series 1 Column1 Column2 Biểu đồ 1.1. Đánh giá GV được tham gia chương trình tập huấn dạy học phát triển năng lực ở THPT Ở biểu đồ 1.1 thì có tới 100% số GV tham dự các khóa tập huấn về nội dung dạy học theo hướng hình thành, phát triển NL cho học sinh. Tuy nhiên chỉ có 5% GV được tập huấn trên 4 lần, 15% GV được tập huấn 3 lần, 30% GV tập huấn 2 lần. Qua phỏng vấn cho thấy, cách thức tập huấn chủ yếu ở cấp trường, tổ bộ môn do một vài GV đi tập huấn rồi truyền đạt lại cho các GV khác; các hình thức bồi dưỡng khác cho GV hầu như là không có. Chứng tỏ kiến thức về dạy học theo hướng tiếp cận NL của đa số GV còn rất hạn chế. * Trong quá trình dạy học, sự quan tâm của GV về việc hình thành và phát triển năng lực thể hiện ở biểu đồ sau: 10
  11. Chart Title 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Series 1 Column1 Column2 Biểu đồ 1.2. Đánh giá về sự quan tâm của GV với nội dung dạy học phát triển năng lực Ở biểu đồ 1.2 số GV không quan tâm đến chương trình phát triển năng lực là 6% , số GV rất quan tâm đến nội dung dạy học là 36%, còn 82% là GV quan tâm đến phát triển dạy học phát triển năng lực. 1.3.2. Thực trạng của việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học sinh học THPT 1.3.2.1. Mức độ sử dụng các hình thức hợp tác được tổ chức trong các khâu của quá trình dạy học Bảng 1.1. Kết quả điều tra mức độ sử dụng các hình thức hợp tác được tổ chức ở các bước của quá trình dạy học Các bước dạy học Tình trạng sử dụng Thường xuyên Có sử dụng Không sử dụng Bài tập về nhà 20,2% 37,7% 42,1% Học trên lớp 31% 56,4% 12,6% Dạy học dự án 3,3% 27,1% 69,6% Seminar 6,1% 34,5% 59,4% Thực địa 1,4% 22,1% 76,5% Ta thấy qua bảng 1.1 thì trong dạy học dự án mức độ sử dụng thường xuyên là 3,3%, ở mức độ không sử dụng lên cao đến 69,6%. Hình thức Seminar thì tình trạng sử dụng thường xuyên là 6,1%, có sử dụng là 34,5%, tình trạng không sử dụng là 59,4%. Dạy học trên lớp đã được chú trọng việc rèn luyện KN hợp tác thể hiện có đến 31% GV thường xuyên sử dụng, 56,4% GV có sử dụng. 1.3.2.2. Quan điểm của GV về việc thiết kế các HĐTN trong dạy học phần cấu trúc tế bào. 11
  12. Chart Title 70 60 50 40 30 20 10 0 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Phân vân Series 1 Column1 Column2 Biểu đồ 1.3. Ý kiến của GV về thiết kế trong dạy học phần cấu trúc tế bào Biểu đồ 1.3. cho thấy 14% GV cho rằng thiết kế HĐTN trong dạy học phần cấu trúc tế bào là rất cần thiết, 16% GV cho rằng cần thiết. Trong khi đó có đến 61% GV phân vân không biết là có cần thiết thiết kế HĐTN trong dạy học cấu trúc tế bào không. Điều này chứng tỏ GV chưa thật sự hiểu về HĐTN cũng như vai trò của dạy học thông qua trải nghiệm. 1.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 1.4.1. Mục đích khảo sát Khảo sát là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì khảo sát sẽ xác định tính khả thi và hiệu quả của giải pháp “ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 - thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào”. trong dạy học Sinh học 10. Kết quả thực nghiệm sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hiệu quả hơn. Lựa chọn các giải pháp tối ưu, hiệu quả thực hiện tại đơn vị những năm sau. 1.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 1.4.2.1. Nội dung khảo sát Sau khi xây dựng giải pháp “ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 - thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào”. Tác giả thực hiện nội dung khảo sát 9 giáo viên môn Sinh học của ba trường THPT trên địa bàn tập trung vào 02 vấn đề chính sau: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không? Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại, không? 1.4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 12
  13. Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi, thang điểm đánh giá. Tác giả tiến hành tổng hợp kết quả chấm điểm của 15 giáo viên theo thang điểm . Khảo sát và tính điểm theo phần mềm https://docs.google.com/spreadsheets/d/1B5RCuZV_MP87UNVhmuNUDA- mF8TaRAUz-JKmWK4dCdQ/edit#gid=0 và phần mềm Microsoft Excel 2010. 1.4.3. Đối tượng khảo sát Tác giả đã tiến hành khảo sát GV dạy môn Sinh học của trường THPT. Đối tượng Số lượng Giáo viên dạy môn Sinh học của trường THPT 15 1.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 1.4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất Các giải pháp tác giả đưa ra trong thời điểm này thực hiện chương trình mưới bắt đầu từ lớp 10 là rất cần thiết, tác giả đã khảo sát giáo viên giảng dạy môn Sinh học khối THPT ( phiếu 01phần phụ lục). Kết quả thu được như sau: Bảng đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất TT Các giải Mức độ đánh giá Tổng Trung Mức pháp bình (X) Không Ít cấp Cấp thiết Rất cấp cấp thiết thiết thiết SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm (1 ) (2) (3) (4) 1 Theo thầy cô việc tổ 3 3 4 8 5 15 3 12 38 2,533 3 chức dạy học trải nghiệm như thế nào? 13
  14. 2 Theo Thầy/Cô việc rèn luyện 2 2 3 6 6 18 4 16 42 2,8 3 cho HS Năng lực hợp tác như thế nào? Từ bảng số liệu ở trên có thể rút ra những nhận xét: - Tất cả các giải pháp mà tác giả đưa ra đều hợp lí, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. - Tùy từng diều kiện học sinh, giáo viên, cở sở vật chất phục vụ dạy và học từ đó áp dụng linh hoạt các giải pháp để mang lại kết quả dạy học cao nhất. 1.4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất Tác giả đã tiến hành khảo sát 15 GV của trường THPT ( phiếu 02 phần phụ lục). Bảng đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất TT Các giải Mức độ đánh giá Tổng Trung Mức pháp bình Không Ít khả thi Khả thi Rất khả khả thi thi SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm ( 1) ( 2) ( 3) ( 4) 1 - Dạy 1 1 3 6 8 24 3 12 43 2,86 3 học hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác. 2 Giáo viên 3 3 3 6 6 18 3 12 39 2,6 3 tổ chức dạy học phát triển năng lực hớp tác, hình thành được KN 14
  15. lập kế hoạch hợp tác 3 Giáo viên 2 2 2 4 10 30 1 4 40 2,6 3 tổ chức dạy học phát triển năng lực hợp tác,hình thành được KN thực hiện nhiệm vụ được giao 4 Giáo viên 4 4 4 8 6 18 1 4 34 2,26 3 tổ chức dạy học phát triển năng lực hợp tác hình thành được KN báo cáo 5 Giáo viên 4 4 4 8 6 18 1 4 34 2,26 3 tổ chức dạy học phát triển năng lực hợp tác hình thành được KN đánh giá Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra tính khả thi của SKKN là khả thi --------------------------------------- 15
  16. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung, chương trình phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) Nội dung phần kiến thức phần cấu trúc tế bào thuộc mạch kiến thức thành phần hoá học của tế bào. Các yêu cầu đạt được trình bày trong bảng sau đây: Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung phần cấu trúc tế bào THPT Nội dung Yêu cầu cần đạt  Tế bào nhân sơ  Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các  Tế bào nhân thực thành phần của tế bào nhân sơ.  Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất.  Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.  Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.  Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.  Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.  Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.  Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).  Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng,...) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó 2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tôi thiết kế các HĐTN theo quy trình sau đây: Bước 1: Xác định các mạch nội dung lớn của chủ đề Bước 2: Xác định mục tiêu HS cần đạt ở mỗi mạch nội dung và các dạng HĐTN theo chu trình trải nghiệm cho mỗi mạch nội dung Pha 1: Trải nghiệm cụ thể Pha 2: Quan sát phản ánh Pha 3: Trừu tượng hóa khái niệm Pha 4: Thử nghiệm tích cực Bước 3: Thiết kế các HĐTN cụ thể theo các chu trình trải nghiệm Các HĐTN phần cấu trúc tế bào thực hiện như sau: CHỦ ĐỀ: CẤU TRÚC TẾ BÀO 16
  17. - Mạch nội dung chủ đề: tôi chia chủ đề cấu trúc tế bào thành bốn mạch nội dung lớn. + Mạch nội dung thứ nhất: Cấu trúc của tế bào nhân sơ + Mạch nội dung thứ hai: Cấu trúc của tế bào nhân thực + Mạch nội dung thứ ba: Quan sát cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. + Mạch nội dung thứ tư: Tham quan phòng xét nghiệm – Trung tâm y tế huyện Hưng Nguyên – Tỉnh Nghệ An. - Mục tiêu HS cần đạt ở mỗi mạch nội dung và các dạng HĐTN theo chu trình trải nghiệm cho mỗi mạch nội dung Các pha trải nghiệm Mạch Mục tiêu nội Trải Quan sát Trừu Thử nghiệm dung nghiệm cụ phản ánh tượng tích cực thể hóa khái niệm - Cấu - Mô tả được kích - Quan sát - Thảo - Lập - Ứng dụng trúc thước, cấu tạo và một số hình luận cấu bảng hiểu biết để của tế chức năng các ảnh của tế tạo và thống giải thích các bào thành phần của tế bào nhân sơ. chức năng kê cấu vẫn đề liên nhân bào nhân sơ. các thành tạo và quan trọng sơ phần của chức thực tiễn. tế bào năng nhân sơ. các thành phần của tế bào nhân sơ. - Cấu  Phân tích được - Quan sát - Thảo - Lập - Ứng dụng trúc mối quan hệ phù một số hình luận cấu bảng hiểu biết để của tế hợp giữa cấu tạo ảnh của tế tạo và thống giải thích các bào và chức năng của bào nhân chức năng kê cấu vẫn đề liên nhân thành tế bào (ở tế thực qua các thành tạo và quan trọng thực bào thực vật) và video ,qua phần của chức thực tiễn. màng sinh chất. ảnh. tế bào năng  Nêu được cấu nhân thực. các tạo và chức năng thành của tế bào chất. phần  Trình bày được của tế cấu trúc của nhân bào tế bào và chức nhân 17
  18. năng quan trọng thực. của nhân. -Lập  Phân tích được bảng so mối quan hệ giữa sánh tế cấu tạo và chức bào năng của các bào nhân sơ quan trong tế bào. và tế - Quan sát hình bào vẽ, lập được bảng nhân so sánh cấu tạo tế thực, tế bào thực vật và bào động vật. thực vật  Lập được bảng và tế so sánh tế bào bào nhân sơ và tế bào động nhân thực. vật. -  Thực hành làm  Mỗi nhóm Quan được tiêu bản và học sinh sát cấu quan sát được tế làm được trúc bào sinh vật nhân tiêu bản và tế bào sơ (vi khuẩn). quan sát  Làm được tiêu được tế bào bản hiển vi tế bào sinh vật nhân thực (củ nhân sơ (vi hành tây, hành ta, khuẩn). thài lài tía, hoa  Làm được lúa, bí ngô, tế bào tiêu bản niêm mạc xoang hiển vi tế miệng,...) và quan bào nhân sát nhân, một số thực (củ bào quan trên tiêu hành tây, bản đó hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng,...) - Quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó. 18
  19. -Tham - Được hướng - Chuẩn bị -Thực - Kết thúc - Có thể lựa quan dẫn quan sát kính xây dựng ý hiện dự dự án. chọn nghành khoa hiển vi có độ tưởng: Lựa án: thu Báo cáo nghề liên Xét phóng đại cao, chọn bệnh thập thông công việc quan nội nghiệm các phương pháp phòng tránh, tin, tham và rút ra dung học và mới quan sát lập kế hoạch vẫn với kết luận. tập. Chẩn được vi sinh vật, các nhiệm GV hướng đoán máy xét nghiệm vụ học tập. dẫn. hình sinh hóa tự động, ảnh máy li tâm. của - Xây dựng dự án Trung phòng chống tâm y bệnh do vi sinh tế vật gây ra trên địa huyện. bàn huyện Hưng Nguyên. Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề cấu trúc tế bào. - Chu trình trải nghiệm 1: Cấu trúc của tế bào nhân sơ Pha 1: Trải nghiệm cụ thể Nhiệm vụ HS: + Quan sát hình ảnh/ video về cấu trúc TBNT: https://www.google.com/search?q=c%C3%A2u+tr%C3%BAc+t%E1%BA%BF+b %C3%A0o+nh%C3%A2n+s%C6%A1&rlz=1C1CHZN_enVN971VN971&sxsrf=A JOqlzXjAT1T7StiyeZv5i5krQtu6JO6- A:1675414211886&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwikws2n_Pj8A hVslFYBHQyhDeoQ_AUoAXoECAEQAw&biw=1280&bih=601&dpr=1.5#imgrc =CLZwO4_06kYcPM 19
  20. Hình 1.Cấu trúc tế bào nhân sơ- vi khuẩn Escherichia coli. + Ghi chép các thành phần cấu tạo TBNS + Vị trí các thành phần cấu tạo Pha 2: Quan sát phản ánh Nhiệm vụ HS: Thảo luận về các vấn đề sau đây: 1) Kích thước của TBNT 2) Cấu tạo và chức năng của Lông , roi 3) Cấu tạo và chức năng của thành TB, màng sinh chất, Ribôxom, vùng nhân. Pha 3: Trừu tượng hóa khái niệm Nhiệm vụ HS: 1) Hoàn thành các bảng sau: THÀNH PHẦN CẤU TẠO CHỨC NĂNG LÔNG VÀ ROI THÀNH TẾ BÀO MÀNG SINH CHẤT RIBÔXOM VÙNG NHÂN 2) Kích thước của tế bào nhân sơ? Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì? Pha 4: Thử nghiệm tích cực Nhiệm vụ HS: Trả lời các câu hỏi sau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2