Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các hoạt động trong chủ đề Phát huy truyền nhà trường nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 ở Trường Trung học phổ thông Cờ Đỏ
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc tổ chức HĐTNHN lớp 10; Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn tại đơn vị để đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả; Đưa ra những giải pháp hiệu quả khi tổ chức hoạt động chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức các hoạt động trong chủ đề Phát huy truyền nhà trường nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 ở Trường Trung học phổ thông Cờ Đỏ
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHỦ ĐỀ “PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƢỜNG” NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM HƢỚNG NGHIỆP
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT CỜ ĐỎ ______________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHỦ ĐỀ “PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƢỜNG” NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM HƢỚNG NGHIỆP Tác giả: NGUYỄN THỊ THANH HÒA CHU SONG HÀO TRẦN THỊ HƢƠNG Tổ bộ môn: Xã hội và Ngữ văn Số điện thoại: 0976272040 Nghĩa Đàn, tháng 04 năm 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Đối tƣợng, thời gian và phạm vi nghiên cứu ................................................... 2 5. Tổng quan và điểm mới của đề tài .................................................................. 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 3 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................. 3 1.1. Khái quát về Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp .............................. 3 1.1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm .............................................................. 3 1.1.2. Mối quan hệ giữa mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung và đặc thù khác với mục tiêu năng lực của Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp ............................................................................................ 4 1.1.3. Nội dung hoạt động ........................................................................ 5 1.1.4. Các loại hình hoạt động ................................................................. 5 1.2. Phƣơng pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp ................. 7 1.2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với phƣơng pháp tổ chức hoạt động ....... 7 1.2.2. Một số phƣơng pháp tổ chức hoạt động......................................... 7 1.2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động.................................................. 10 1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp ...... 11 1.3.1. Những yêu cầu cơ bản khi đánh giá kết quả hoạt động ............... 11 1.3.2. Mục tiêu đánh giá ......................................................................... 11 1.3.3. Nội dung đánh giá ........................................................................ 11 1.3.4. Hình thức đánh giá ....................................................................... 12 1.3.5. Phƣơng pháp đánh giá .................................................................. 12 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 13 2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 13 2.2. Khó khăn ............................................................................................... 14 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp 10 trong thời gian qua ........................................................... 14 2.3.1. Về phía giáo viên ......................................................................... 14 2.3.2. Về phía học sinh ........................................................................... 15
- 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHỦ ĐỀ “PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƢỜNG” TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ .............................................................. 17 3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chủ đề .................................. 17 3.1.1. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trƣờng trong xây dựng kế hoạch ... 17 3.1.2. Phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm .......... 18 3.1.3. Phối hợp với Đoàn thanh niên trong tổ chức thực hiện ............... 19 3.2. Xây dựng nội dung hoạt động của chủ đề ............................................ 19 3.2.1. Tìm hiểu nội quy nhà trƣờng và biện pháp thực hiện nội quy lớp .... 19 3.2.2. Tìm hiểu và giáo dục truyền thống nhà trƣờng ............................ 21 3.2.3. Thực hiện một số biện pháp thu hút học sinh vào hoạt động chung...... 23 3.2.4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự rèn luyện bản thân............... 24 3.3. Đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động chủ đề ................................. 25 3.3.1. Sinh hoạt dƣới cờ ......................................................................... 25 3.3.2. Tổ chức dạy học theo chủ đề do giáo viên bộ môn phụ trách ..... 27 3.3.3. Tổ chức dạy học theo chủ đề do giáo viên chủ nhiệm phụ trách ...... 31 3.4. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức hoạt động chủ đề ................................. 35 3.4.1. Phƣơng pháp xử lí tình huống ...................................................... 35 3.4.2. Phƣơng pháp làm việc theo nhóm ................................................ 36 3.4.3. Phƣơng pháp sắm vai ................................................................... 37 3.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp ........................................... 39 3.5. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chủ đề ....................................... 40 3.5.1. Hình thức giao lƣu........................................................................ 40 3.5.2. Tranh biện .................................................................................... 41 3.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chủ đề .......................... 42 4. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI ĐỀ TÀI .................. 43 4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 43 4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ...................................................... 43 4.2.1. Nội dung khảo sát......................................................................... 44 4.2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................... 44 4.3. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................ 44 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tình khả thi các giải pháp đã đề xuất.......................................................................................................... 44 4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất .................................... 44 4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ......................................... 45 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ................................................................................ 45
- 5.1. Về thái độ, hiệu quả, cảm nhận của học sinh ....................................... 45 5.2. Về phẩm chất và năng lực hình thành qua chủ đề ................................ 46 5.3. Kết quả xếp loại đánh giá của học sinh khối 10 ................................... 48 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 49 1. Quá trình nghiên cứu ..................................................................................... 49 2. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 49 3. Phạm vi, mức độ ứng dụng của đề tài ........................................................... 50 4. Đề xuất, kiến nghị .......................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 1 Ban giám hiệu BGH 2 Giáo viên GV 3 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 4 Hoạt động trải nghiệm hƣớng nghiệp HĐTNHN 5 Học sinh HS 6 Trung học phổ thông THPT
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp ........................................................................................................... 16 Bảng 2. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động của chủ đề .... 45 Bảng 3. Mức độ hiệu quả của học sinh khi tham gia các hoạt động của chủ đề .... 46 Bảng 4. Phẩm chất đƣợc hình thành qua các hoạt động của chủ đề ....................... 47 Bảng 5. Năng lực chung đƣợc hình thành qua các hoạt động của chủ đề .............. 47 Bảng 6. Năng lực của hoạt động trải nghiệm hƣớng nghiệp đƣợc hình thành qua các hoạt động của chủ đề .................................................................................. 47 Bảng 7. Kết quả hạnh kiểm, học lực trƣớc và sau tác động .................................... 48
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu là giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; kết hợp hài hòa dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh (HS). Trong Chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018, Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp (HĐTNHN) là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trƣờng với mục tiêu: “Giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích”. Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi phức tạp bởi tác động của mặt trái nền kinh tế thị trƣờng thì phần đa HS thiếu kiến thức và kĩ năng sống cơ bản. Vì thế, việc tổ chức tốt HĐTNHN là yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến việc hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. Thông qua hoạt động các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn là mục tiêu cần hƣớng tới của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp 10 có 4 mạch nội dung chính: Hoạt động hƣớng vào bản thân; Hoạt động hƣớng đến xã hội; Hoạt động hƣớng đến tự nhiên; Hoạt động hƣớng nghiệp. Hoạt động giáo dục này đƣợc cấu trúc thành 11 chủ đề với những nội dung giáo dục đều bắt nguồn từ chính cuộc sống thực tiễn của các em. Trong đó chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” là mạch nội dung hƣớng đến xã hội mang tính mở cho các trƣờng Trung học phổ thông (THPT) bởi vì mỗi trƣờng có đặc điểm riêng cũng nhƣ giá trị truyền thống khác nhau. Để tổ chức hoạt động giáo dục này đòi hỏi giáo viên (GV) phải nắm vững về lịch sử truyền thống trƣờng mình đồng thời phải có phƣơng pháp tổ chức phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện nay ở các trƣờng THPT chƣa có GV chuyên trách nên gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, điều đó làm ảnh hƣởng đến mục tiêu giáo dục HS và nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng. Từ thực tiễn trong tổ chức dạy học và chủ nhiệm nhiều năm chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Tổ chức các hoạt động trong chủ đề “Phát huy truyền nhà trường” nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 ở Trường Trung học phổ thông Cờ Đỏ để trao đổi, chia sẻ với các đồng nghiệp. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc tổ chức HĐTNHN lớp 10. - Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn tại đơn vị để đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả. - Đƣa ra những giải pháp hiệu quả khi tổ chức hoạt động chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò, vị trí và đặc điểm của HĐTNHN trong chƣơng trình cấp THPT. - Nghiên cứu về các năng lực, phẩm chất đƣợc hình thành; nội dung chƣơng trình và hình thức tổ chức; phƣơng pháp giáo dục và đánh giá kết quả hoạt động. - Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTNHN 10 tại trƣờng THPT Cờ Đỏ. Từ đó đƣa ra một số giải pháp trong quá trình thực hiện để chia sẻ với các đồng nghiệp. 4. Đối tƣợng, thời gian và phạm vi nghiên cứu - Học sinh các lớp khối 10 năm học 2022-2023. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023. - Phạm vi nghiên cứu: Tại trƣờng THPT Cờ Đỏ. 5. Tổng quan và điểm mới của đề tài Từ trƣớc đến nay đã có một số đề tài viết về HĐTNHN nhƣng chủ yếu ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rất ít đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức HĐTNHN hiệu quả phù hợp với thực tế tại mỗi đơn vị. Đề tài lần đầu đƣợc tiến hành nghiên cứu trong HĐTNHN 10 tại trƣờng THPT Cờ Đỏ. Việc đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐTNHN theo hƣớng tiếp cận HS hiện nay sẽ giúp cho HS phát huy mọi năng lực và phẩm chất của bản thân. Do vậy, chúng tôi đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp thiết thực và áp dụng thành công tại đơn vị trong thời gian qua. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, phân loại, nghiên cứu tài liệu làm cơ sở pháp lí của đề tài. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích số liệu, thực nghiệm. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp 1.1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm a. Vị trí, vai trò Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp THPT do nhà giáo dục định hƣớng, thiết kế và hƣớng dẫn thực hiện, đƣợc thực hiện từ lớp 10 đến lớp 12 và đƣợc sắp xếp thời khóa biểu theo tuần. Cùng với các môn học khác, hoạt động này góp phần đạt mục tiêu của chƣơng trình giáo dục. HĐTNHN trong chƣơng trình THPT đƣợc phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản bằng hoạt động trải nghiệm bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi HS vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi HS bƣớc đầu xác định đƣợc sở trƣờng và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của ngƣời lao động và ngƣời công dân có trách nhiệm. Giai đoạn định hƣớng nghề nghiệp: Chƣơng trình HĐTNHN tiếp tục phát triển phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản qua các hoạt động phát triển cá nhân, lao động, xã hội, phục vụ cộng đồng nhƣng tập trung cao hơn việc phát triển năng lực định hƣớng nghề nghiệp. b. Đặc điểm HĐTNHN là hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao hoặc giải quyết vấn đề thực tiễn đời sống nhà trƣờng, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. HĐTNHN giúp chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức, hiểu biết, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trƣờng và nghề nghiệp tƣơng lai. HĐTNHN góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS. Nội dung hoạt động đƣợc xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Tổ chức các HĐTNHN cấp THPT đƣợc dựa trên quan điểm xây dựng chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trƣờng linh hoạt tổ chức dạy học bằng cách đan xen giữa các tiết theo thời khóa biểu chính khóa và các hình thức trải nghiệm phong phú, lồng ghép với các chủ đề đƣợc thực hiện trong tuần. 3
- 1.1.2. Mối quan hệ giữa mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung và đặc thù khác với mục tiêu năng lực của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu giáo dục là rèn luyện tốt 5 phẩm chất, phát triển 3 năng lực cốt lõi và 7 năng lực đặc thù cho HS. Chƣơng trình HĐTNHN 10 có mục tiêu là hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã đƣợc quy định trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể với 3 nhóm năng lực sau: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Sự đóng góp của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào các mục tiêu chung 4
- Các mục tiêu năng lực của HĐTNHN chính là các thành tố của năng lực chung. Vì vậy, khi thực hiện HĐTNHN đã góp phần hình thành các mục tiêu năng lực chung. Ngoài ra, các phẩm chất chung vừa là nền tảng cho việc thực hiện các nội dung giáo dục vừa là sự biểu hiện thái độ cần có của các năng lực. 1.1.3. Nội dung hoạt động Chƣơng trình HĐTNHN đƣợc xây dựng theo cách tiếp cận năng lực. Từ các mục tiêu năng lực trên, các nội dung đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp và thuận lợi trong việc đạt mục tiêu. Chƣơng trình đƣợc thiết kế theo hƣớng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 12. Nội dung chƣơng trình thiết kế xoay quanh mối quan hệ mà mỗi cá nhân tham gia trong quá trình lớn lên, đó là quan hệ với chính mình, quan hệ với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Ở tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, kỹ năng sống, quan hệ với bạn bè, thầy cô và ngƣời thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi cũng đƣợc tổ chức thực hiện. Ở trung học cơ sở, chƣơng trình tập trung nhiều vào các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hƣớng nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động vẫn đƣợc tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của HS. Ở cấp THPT, nội dung chƣơng trình HĐTNHN bao gồm: Hoạt động phát triển cá nhân, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Nhƣ vậy, chƣơng trình tập trung cao hơn vào nội dung hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Thông qua các chủ đề HS đƣợc đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trƣờng, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp; đƣợc rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tƣơng lai. 1.1.4. Các loại hình hoạt động HĐTNHN 10 có 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dƣới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Ba loại hình hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau trong việc hƣớng đến thực hiện mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề nhƣng mỗi loại hình hoạt động có chức năng, nhiệm vụ riêng nên cách thức tổ chức hoạt động cũng có những điểm khác biệt. a. Sinh hoạt dưới cờ Loại hình hoạt động này đƣợc tổ chức vào đầu tuần theo quy mô toàn trƣờng với 2 hoạt động chính sau đây: Hoạt động 1. Chào cờ: Đƣợc tổ chức theo nghi lễ chào cờ, sau đó lớp trực tuần báo cáo kết quả thi đua của các lớp trong tuần và kế hoạch hoạt động chung của tuần mới. HS toàn trƣờng lắng nghe tích cực, GV chủ nhiệm các lớp quản lí và quan sát sự tham gia của HS lớp mình phụ trách đảm bảo kỉ luật trật tự. 5
- Hoạt động 2. Tổ chức các hoạt động theo chủ đề: đƣợc tổ chức chung cho HS toàn trƣờng với nội dung gắn kết chặt chẽ với nội dung của Hoạt động giáo dục theo chủ đề cho từng lớp. Tuỳ nội dung và điều kiện tổ chức, có thể tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau nhƣ diễn đàn, giao lƣu, hội thi, tìm hiểu, trò chơi,… Vì vậy, sinh hoạt dƣới cờ là hoạt động góp phần củng cố mục tiêu giáo dục cho tất cả HS toàn trƣờng. Khi tổ chức hoạt động này, nhà trƣờng luôn tính đến các mục tiêu có thể đạt của mỗi khối lớp qua đó góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất và năng lực cốt lõi. b. Hoạt động giáo dục theo chủ đề Loại hình hoạt động này đƣợc tổ chức 1 tiết/ tuần theo quy mô lớp. Đây là loại hình giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, các yêu cầu cần đạt của chƣơng trình và giúp cho các loại hình hoạt động khác hiệu quả hơn. Hoạt động giáo dục theo chủ đề gồm hai dạng: Hoạt động giáo dục theo chủ đề thƣờng xuyên đƣợc thực hiện đều đặn từng tuần, đƣợc xếp tiết vào thời khóa biểu; hoạt động giáo dục theo chủ đề định kì thực hiện theo một khoảng thời gian nhất định và đƣợc thực hiện theo quy mô khối, trƣờng HS đƣợc tăng cơ hội trải nghiệm cũng nhƣ thể hiện bản thân. Hoạt động giáo dục theo chủ đề đƣợc thực hiện theo chu trình học tập trải nghiệm 4 giai đoạn đó là: Khám phá - Kết nối, Rèn luyện và Vận dụng. c. Sinh hoạt lớp Loại hình hoạt động này đƣợc tổ chức 1 tiết/ tuần theo quy mô lớp, trên cơ sở chủ đề giáo dục chung của trƣờng theo từng tháng, mỗi lớp có thể xây dựng nội dung sinh hoạt lớp chi tiết và cụ thể, phù hợp với lớp mình. Mục tiêu của giờ sinh hoạt lớp tiếp tục củng cố và phát triển những kĩ năng, thái độ... của HS. Nội dung hoạt động của loại hình Sinh hoạt lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung của loại hình Sinh hoạt dƣới cờ và nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề vì nội dung Sinh hoạt lớp có thể là sự chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt dƣới cờ đầu tuần, có thể là hoạt động tiếp nối của Sinh hoạt dƣới cờ để triển khai các nhiệm vụ công việc tuần mới của trƣờng ở phạm vi quy mô lớp. Cùng với đó, một số nội dung của Hoạt động giáo dục theo chủ đề, trong đó chủ yếu là nội dung và kết quả thực hiện hoạt động Vận dụng cần đƣợc triển khai trong giờ Sinh hoạt lớp. Do đó, mỗi tiết Sinh hoạt lớp thƣờng diễn ra 2 hoạt động chính: - Hoạt động 1. Sơ kết, đánh giá kết quả thi đua của cá nhân và các tổ trong tuần và thông qua kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần mới. Ở hoạt động này, GV giao cho HS luân phiên nhau đóng vai trò là ngƣời tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động trong tuần và bàn bạc, trao đổi về kế hoạch hoạt động tuần sau. GV đóng vai trò là cố vấn, quan sát, thƣờng xuyên tổ chức Hoạt động 1 theo cách này không những tạo cho HS cảm giác thoải mái khi thực hiện kế hoạch của lớp mà còn giúp HS rèn luyện năng lực tự chủ, năng lực lập và thực hiện kế hoạch, năng lực đánh 6
- giá, phẩm chất trách nhiệm, tự tin thực hiện yêu cầu đổi mới, hoạt động 1 chỉ nên tiến hành trong thời gian khoảng 15 phút thời gian còn lại dành cho hoạt động 2. - Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề. Nội dung sinh hoạt theo chủ đề thƣờng là sự phản hồi kết quả thực hiện hoạt động. Vận dụng của Hoạt động giáo dục theo chủ đề hoặc là sự tiếp nối của chủ đề Sinh hoạt dƣới cờ trong phạm vi lớp. Khi tổ chức sinh hoạt theo chủ đề GV cần tạo một môi trƣờng thân thiện, tin cậy để HS không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mình với lớp, đồng thời cần khích lệ, tạo cơ hội cho mọi HS tham gia tích cực. Ngoài 2 hoạt động chính trên, nếu giờ Sinh hoạt lớp đƣợc thực hiện vào cuối chủ đề thì còn có thời gian ở hoạt động 2 và dành tối thiểu là 10 phút cho hoạt động đánh giá cuối chủ đề. GV dựa vào hƣớng dẫn đánh giá để tổ chức cho HS đánh giá theo 3 bƣớc: Cá nhân tự đánh giá; Đánh giá trong tổ/ nhóm, GV đánh giá. 1.2. Phƣơng pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp 1.2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với phương pháp tổ chức hoạt động Phƣơng pháp tổ chức HĐTNHN 10 đƣợc thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu chung nhƣ sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm cho mỗi HS đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực. - Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tƣởng mới thu đƣợc từ trải nghiệm. - Giúp HS suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những gì trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới. - Vận dụng các phƣơng pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tƣợng HS và điều kiện cụ thể. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc phối hợp vận dụng là phƣơng pháp nêu gƣơng; phƣơng pháp giáo dục qua tập thể; phƣơng pháp thuyết phục; phƣơng pháp tranh luận; phƣơng pháp luyện tập; phƣơng pháp khích lệ, động viên. 1.2.2. Một số phương pháp tổ chức hoạt động a. Phương pháp xử lí tình huống Phƣơng pháp xử lí tình huống là phƣơng pháp dạy học, trong đó HS tự lực nghiên cứu một tình huống và đƣa ra cách xử lí, giải quyết các vấn đề mà tình huống đó đặt ra. Trong HĐTNHN 10, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhiều trong bƣớc rèn luyện nhằm giúp HS vận dụng tri thức mới, kinh nghiệm mới để đƣa ra cách xử lí, giải quyết các vấn đề mà tình huống đó đặt ra. Sử dụng phƣơng pháp xử lí tình huống sẽ giúp HS hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân tích, đánh giá, năng lực tƣ duy sáng tạo. 7
- Để việc sử dụng phƣơng pháp này đạt hiệu quả, GV cần lƣu ý thực hiện một số yêu cầu sau: - Nhiệm vụ giải quyết tình huống phải phù hợp với nhận thức của HS. - Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ giải quyết tình huống theo các bƣớc: Bƣớc 1: Xác định, làm rõ vấn đề cần giải quyết. Bƣớc 2: Liệt kê các phƣơng án giải quyết. Bƣớc 3: Phân tích, đánh giá các phƣơng án. Bƣớc 4: So sánh các phƣơng án. Bƣớc 5: Quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu. - Mỗi tình huống có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau. - Dành thời gian thích hợp cho HS suy nghĩ tìm phƣơng án giải quyết. - Giúp HS rút ra những bài học thực tiễn, giải quyết trong những trƣờng hợp tƣơng tự thông qua nghiên cứu tình huống. - Phát huy vai trò tổ chức, hƣớng dẫn của GV và tạo điều kiện cho HS thể hiện năng lực và phát huy tính sáng tạo. b. Phương pháp làm việc theo nhóm Làm việc theo nhóm là phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến trong quá trình tổ chức HĐTNHN nhằm tạo điều kiện cho HS có đƣợc những trải nghiệm qua tƣơng tác với nhau, đồng thời rèn luyện các kĩ năng xã hội và hình thành các năng lực cần thiết nhƣ: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực tƣ duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề. Đây vừa là hình thức, vừa là phƣơng pháp, trong đó, dƣới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS đƣợc chia thành nhiều nhóm nhỏ và liên kết với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dƣới sự chỉ đạo của nhóm trƣởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ đƣợc giao. Để việc sử dụng phƣơng pháp làm việc theo nhóm đạt hiệu quả, GV cần lƣu ý thực hiện một số yêu cầu sau: - Phân nhóm học tập và bố trí vị trí nhóm phù hợp với không gian lớp học. Tuỳ theo nhiệm vụ có thể phân nhóm theo cặp đôi, nhóm 4 - 6 hoặc 6 - 8 HS. HS trong nhóm ngồi đối diện nhau, tạo sự tƣơng tác và luân phiên làm nhóm trƣởng, thƣ kí để tạo cơ hội phát triển kĩ năng lãnh đạo, tổ chức, điều hành. Nên vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, “mảnh ghép” khi tổ chức hoạt động nhóm nhằm tăng hiệu quả của hoạt động nhóm. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Có thể giao cho mỗi nhóm HS một nhiệm vụ riêng hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện chung một nhiệm vụ. GV cần nêu rõ yêu cầu sản phẩm của mỗi nhóm. 8
- - Thƣờng xuyên quan sát, hƣớng dẫn hỗ trợ kịp thời cho các nhóm nhằm đảm bảo hoạt động nhóm thực sự hiệu quả. - Kết thúc hoạt động nhóm, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và đánh giá, sau đó GV cùng HS chốt lại kiến thức cơ bản hoặc rút ra kết luận. c. Phương pháp sắm vai Phƣơng pháp sắm vai là phƣơng pháp giáo dục, trong đó HS đƣợc thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định. Khác với đóng vai, sắm vai thƣờng không có kịch bản cho trƣớc. HS tự xây dựng kịch bản thể hiện tình huống, cách xử lí, giải quyết tình huống dựa vào kiến thức, kinh nghiệm mới của bản thân trong quá trình hoạt động. Hơn nữa, khi thực hiện phƣơng pháp sắm vai, việc diễn không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng nhất là cách xử lí tình huống khi diễn và phần thảo luận sau khi diễn. Sử dụng phƣơng pháp sắm vai, GV không chỉ tạo điều kiện cho HS vận dụng, củng cố, kiểm nghiệm những tri thức, kinh nghiệm mới thông qua việc giải quyết tình huống mà còn giúp HS rèn luyện đƣợc kĩ năng ứng xử, bày tỏ thái độ và thay đổi hành vi, cách ứng xử theo hƣớng tích cực. Với những ƣu điểm trên, phƣơng pháp sắm vai đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều trong các chủ đề của HĐTNHN. Để phát huy hiệu quả của phƣơng pháp này, GV cần lƣu ý nhƣ sau: - Tình huống sắm vai phải phù hợp với nội dung chủ đề, mang tính mở và phù hợp với khả năng của HS. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đƣa ra cách xử lí tình huống. Sau đó, dành thời gian cho các nhóm xây dựng kịch bản thể hiện tình huống. Động viên, khích lệ HS thể hiện tình huống sao cho sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn các bạn theo dõi. Nên xây dựng kịch bản theo hƣớng kịch tƣơng tác, có nghĩa là kết thúc mở để các bạn trong lớp tham gia, đề xuất các cách giải quyết khác nhau. - Tổ chức cho HS trong lớp thảo luận, nhận xét, nêu cảm nhận và rút ra những điều học hỏi đƣợc sau khi kết thúc vở kịch. - Cùng HS phân tích và kết luận trên cơ sở các ý kiến thảo luận. d. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp là phƣơng pháp sử dụng một câu chuyện có thật đƣợc viết dựa trên những trƣờng hợp thƣờng xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để minh chứng cho một vấn đề. Khi thực hiện phƣơng pháp này, ngoài việc sử dụng văn bản viết có thể sử dụng video. Khi sử dụng phƣơng pháp này, GV cần lƣu ý thực hiện một số điểm sau: - Yêu cầu, hƣớng dẫn HS đọc (xem hoặc nghe) về trƣờng hợp điển hình. Sau đó, HS suy nghĩ và viết lại những suy nghĩ đó để thảo luận với bạn về trƣờng hợp 9
- điển hình theo các câu hỏi gợi ý. - Trƣờng hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề, song phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với trình độ HS và thời lƣợng cho phép. - Tuỳ từng trƣờng hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trƣờng hợp điển hình hoặc mỗi nhóm nghiên cứu một trƣờng hợp khác nhau. 1.2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động a. Hình thức thảo luận trên lớp Hình thức thảo luận trên lớp là hình thức dạy học, trong đó, HS đƣợc tổ chức hoạt động theo nhóm hoặc cả lớp để cùng nhau trao đổi, bàn luận, đƣa ra các ý kiến nhằm thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Trong hình thức thảo luận, GV đóng vai trò là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, HS đóng vai trò tích cực, chủ động thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đây là hình thức đƣợc sử dụng phổ biến nhất nhằm tạo điều kiện cho HS đƣợc trải nghiệm qua tƣơng tác với nhau để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. Để hình thức thảo luận đạt hiệu quả, GV cần lƣu ý một số điểm sau: - Nhiệm vụ giao cho HS thảo luận phải rõ ràng, gần gũi để nhiều HS có thể đƣa ra ý kiến của mình khi tham gia thảo luận. - Sau khi HS thảo luận, GV cần khích lệ, động viên HS trình bày kết quả. - Từ kết quả thảo luận nhóm, GV cùng HS phân tích và kết luận vấn đề. b. Hình thức diễn đàn, toạ đàm, giao lưu Đây là những hình thức đƣợc áp dụng khi tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề. Mục đích là tạo cơ hội cho HS đƣợc bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó trong nhà trƣờng, gia đình, cộng đồng hoặc xã hội; giúp HS rèn luyện kĩ năng trình bày quan điểm, kĩ năng giao tiếp và tƣ duy phản biện. Để tổ chức diễn đàn đạt hiệu quả, ngƣời tổ chức và HS cần có sự chuẩn bị chu đáo cho diễn đàn, từ ngƣời tổ chức, phƣơng tiện cần thiết, cách đặt vấn đề, câu hỏi, những ý kiến, quan điểm sẽ chia sẻ trong diễn đàn. Trong quá trình diễn đàn, cần hỏi và thảo luận với HS để các em lập luận và nêu đƣợc suy nghĩ của bản thân. c. Tranh biện Tranh biện là hình thức tranh luận giữa hai bên đối lập về một quan điểm, về kiến nghị cụ thể thuộc một chủ đề nhất định nhằm bảo vệ quan điểm của mình. Để thực hiện hình thức tranh biện, cần thành lập hai đội: đội ủng hộ và đội phản đối. Trƣớc khi tranh biện, mỗi đội cần chuẩn bị những lí lẽ, lập luận để lí giải, minh chứng cho lập luận của đội mình. Khi tranh biện, các thành viên mỗi đội sẽ trình bày lập luận, quan điểm của đội mình rõ ràng và thuyết phục. Mỗi đội đều có quyền đặt câu hỏi và trả lời. Điều quan trọng để cuộc tranh biện thành công là thái độ cởi mở, tôn trọng đối phƣơng, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của đội bạn. 10
- Đối với HĐTNHN, tranh biện thƣờng đƣợc sử dụng trong hoạt động rèn luyện nhằm tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức, kinh nghiệm mới vào việc tranh luận, qua đó củng cố, kiểm nghiệm tri thức, kinh nghiệm mới. Tác dụng chủ yếu của hình thức tranh biện là giúp HS phát triển kĩ năng làm việc nhóm, tƣ duy phản biện và lập luận cho vấn đề. 1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp 1.3.1. Những yêu cầu cơ bản khi đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá kết quả giáo dục trong HĐTNHN theo định hƣớng tiếp cận năng lực phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá. - Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập đƣợc từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của các HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng; thông tin về số lần tham gia hoạt động trải nghiệm; số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm hoàn thành đƣợc lƣu trong hồ sơ hoạt động. - Kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thƣờng xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực, có thể phân ra một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá HĐTNHN 10 đƣợc ghi vào hồ sơ học tập của HS. 1.3.2. Mục tiêu đánh giá Mục tiêu đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi HS trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hƣớng HS tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà quản lí và đội ngũ GV điều chỉnh chƣơng trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu đánh giá, nhà giáo dục cần quan sát các biểu hiện hành vi và thái độ của HS một cách tinh tế và đầy đủ trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, nhà giáo dục cần có kĩ năng lƣu giữ những thông tin có đƣợc của mỗi HS trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và sử dụng kết quả quan sát trong điều chỉnh, phát triển chƣơng trình phù hợp với từng HS. 1.3.3. Nội dung đánh giá Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã đƣợc xác định trong chƣơng trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu đƣợc đánh giá thông qua hoạt động giáo dục theo chủ đề, quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi hoạt động. 11
- 1.3.4. Hình thức đánh giá Kết hợp tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của HS với đánh giá của GV. Sự kết hợp này đƣợc thực hiện theo 3 hình thức: Đánh giá cá nhân; Đánh giá đồng đẳng; Đánh giá trong lớp tƣơng ứng với 3 bƣớc: HS tự đánh giá; Đánh giá trong nhóm/tổ; Đánh giá của GV. a. Hình thức đánh giá cá nhân Áp dụng khi HS thực hiện bƣớc 1: Tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Đây là bƣớc đầu tiên, quan trọng của hoạt động đánh giá, thông qua tự đánh giá, không những giúp HS biết đƣợc kết quả tham gia các hoạt động trong chủ đề của bản thân để có định hƣớng phấn đấu trong các chủ đề tiếp theo mà còn giúp HS hình thành năng lực tự đánh giá, rèn luyện và điều chỉnh bản thân dựa vào kết quả tự đánh giá. Khi thực hiện hình thức này, GV cần nêu các yêu cầu và hƣớng dẫn HS tự đánh giá theo trình tự: mỗi HS tự nghiên cứu các tiêu chí đánh giá, sau đó đối chiếu kết quả đạt đƣợc của bản thân với từng tiêu chí để xác định mức độ đạt đƣợc các tiêu chí. Từ đó, HS đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân đạt đƣợc ở mức nào (Đạt hay Chƣa đạt). b. Hình thức đánh giá theo nhóm/tổ Áp dụng khi HS thực hiện bƣớc 2: Đánh giá đồng đẳng. Trong bƣớc này, HS trong nhóm, tổ sẽ căn cứ vào kết quả tự đánh giá, tinh thần thái độ tham gia các hoạt động trong chủ đề và ý thức hợp tác, trách nhiệm của mỗi thành viên để đƣa ra nhận xét, đánh giá với bạn và đánh giá, nhận xét chung về kết quả hoạt động của nhóm. Thực hiện đánh giá theo hình thức này sẽ giúp HS hình thành, phát triển năng lực đánh giá, năng lực giao tiếp và hợp tác, phẩm chất tự tin, trách nhiệm. c. Hình thức đánh giá cả lớp Áp dụng khi GV thực hiện bƣớc 3. Trong bƣớc này, GV tổng hợp thông tin về quá trình HS thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ, kết quả tự đánh giá của cá nhân, đánh giá trong nhóm kết hợp với quan sát hành vi, ứng xử, ý thức thái độ của HS trong quá trình tham gia các hoạt động đƣợc tổ chức trên lớp, hoạt động sau giờ học để đƣa ra đánh giá với các cá nhân, nhóm, tổ. Kết quả đánh giá HĐTNHN đƣợc ghi vào hồ sơ học tập của HS. 1.3.5. Phương pháp đánh giá Đánh giá kết quả giáo dục cần dựa trên cả hai loại thông tin định tính và định lƣợng. Thông tin định tính là những thông tin thu thập đƣợc từ quan sát của GV và từ các nguồn khác. Thông tin định lƣợng là những thông tin về số lần tham gia hoạt động trải nghiệm, số lƣợng các sản phẩm hoàn thành và đƣợc lƣu trong hồ sơ hoạt động. Do đặc thù của HĐTNHN nên phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là phƣơng pháp kiểm tra đánh giá qua lời nói và phƣơng pháp quan sát. a. Phương pháp kiểm tra, đánh giá qua lời nói Đƣợc hiểu là phƣơng pháp HS trình bày những kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân liên quan đến nội dung hoạt động, những tri thức, kinh nghiệm mới 12
- đã kiến tạo đƣợc qua hoạt động kết nối, những kết quả của hoạt động thực hành, vận dụng và những cảm nhận, cảm xúc của bản thân sau khi tham gia các hoạt động. Từ việc trình bày bằng lời nói của HS, GV kiểm tra, đánh giá đƣợc những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng HS lĩnh hội đƣợc khi tham gia hoạt động. b. Phương pháp kiểm tra, đánh giá qua quan sát Phƣơng pháp này mang tính định tính, đòi hỏi GV phải thƣờng xuyên quan sát các hành vi, thái độ, cách ứng xử của HS trong suốt quá trình các em tham gia các hoạt động trải nghiệm. Để việc sử dụng phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá này đạt hiệu quả, GV cần xác định cụ thể mục đích quan sát, cách thức quan sát và những vấn đề cần quan sát để thu thập đƣợc những dữ liệu cần thiết cho việc xử lí thông tin và đánh giá. Trong quá trình tổ chức HĐTNHN, GV cần kết hợp sử dụng nhiều hình thức và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá vì không có hình thức hoặc phƣơng pháp nào là vạn năng, có thể thay thế cho các hình thức, phƣơng pháp khác. Sử dụng kết hợp nhiều hình thức, phƣơng pháp đánh giá sẽ đảm bảo đƣợc các yêu cầu về đánh giá năng lực, phẩm chất và tính khách quan, tính công bằng trong đánh giá. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thuận lợi Trƣờng THPT Cờ Đỏ nay đã bƣớc sang tuổi 38, gồm 28 lớp với 1113 HS. Phần lớn đội ngũ GV nhà trƣờng còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần đoàn kết cao giữa cán bộ quản lí, GV và HS trong nhà trƣờng, có khả năng tổ chức các hoạt động cho HS. Chính vì vậy trong những năm qua chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đƣợc nâng lên và đặc biệt là rèn luyện kĩ năng sống cho HS. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi đã tổ chức HĐTNHN cho HS dựa trên những thuận lợi sau: - Khi đƣợc giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn HĐTNHN 10 chúng tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và quan tâm đến HS. Bản thân chúng tôi luôn chịu khó học hỏi, tìm hiểu các phƣơng pháp giảng dạy, hình thức tổ chức đa dạng để tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho các chủ đề của HĐTNHN. - HS lớp 10 mới lên cấp 3 nên đa số các em đều rất ngoan, có ý thức học tập tốt, nhiều em rất hứng thú khi đƣợc tham gia vào HĐTNHN. Quá trình tổ chức và triển khai rất thuận tiện nhờ sự phối hợp của các em từ công tác chuẩn bị cho tới tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động. - Ban Giám hiệu (BGH) nhà trƣờng, Đoàn trƣờng đã quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện HĐTNHN từ việc tập huấn chƣơng trình, xây dựng kế hoạch, phối hợp thực hiện, quản lí giám sát, kiểm tra đánh giá HS. - Nhà trƣờng đã trang bị tốt về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học nhờ vận động cựu HS các khóa trƣớc đã mua sắm toàn bộ 28 lớp bảng trƣợt thông minh, Tivi Smart hiện đại và lắp đặt mạng Internet ở các phòng học. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 72 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 27 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn