intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức chức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh tại Trung tâm GDTX tỉnh

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh nhằm góp phần giáo dục GTS, KNS cho HS. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 04 năm (từ năm 2016-2019) tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Với mong muốn hoạt động giáo dục GTS, KNS ngày càng được nâng cao tại Trung tâm GDTX tỉnh và phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao lưu, rút kinh nghiệm giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức chức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh tại Trung tâm GDTX tỉnh

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Tính mới của đề tài ............................................................................................. 4 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................ 4 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 5 2.1. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục GTS, KNS cho học sinh tại thành phố Vinh ....................................................................................................................... 5 2.2. Năng lực của Trung tâm GDTX tỉnh ............................................................... 7 2.2.1. Cơ sở vật chất .............................................................................................. 7 2.2.2. Đội ngũ......................................................................................................... 8 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo giá trị sống, kỹ năng sống. ................................................................................................ 8 2.3.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 8 2.3.2. Khó khăn ...................................................................................................... 8 3. Kết quả đạt được từ năm 2016 đến 2019 ............................................................ 9 4. Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng giá trị sống, kỹ năng sống tại Trung tâm GTX tỉnh .............................................................................................................. 10 4.1. Đảm bảo tư cách pháp nhân ........................................................................... 10 4.2. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang .................................................. 11 4.3. Đội ngũ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết .......................................................... 11 4.3.1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ....................................................................... 11 4.3.2. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ................................................................ 12 4.3.3. Đội ngũ phục vụ ......................................................................................... 13 4.3.4. Đội ngũ quản lý sát sao, hiệu quả ............................................................... 14 4.4. Chương trình giảng dạy đa dạng, phong phú ................................................. 15 4.5. Tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác nhau .................................................. 15 4.6. Tổng kết đánh giá .......................................................................................... 17 4.6.1.Tổng kết các khóa học ................................................................................. 17 4.6.2.Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm .............................................................. 19 4.7. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài ...................................... 19 4.7.1. Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 19 4.7.2. Hướng phát triển của đề tài ......................................................................... 19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 20 1. Kết luận ............................................................................................................ 20 2. Kiến nghị ........................................................................................................ 211
  2. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT GTS, KNS Gía trị sống, kỹ năng sống GV Giáo viên HS Học sinh GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KNS&NK Kỹ năng sống và năng khiếu THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TH Tiểu học GDTX Giáo dục thường xuyên GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GD Giáo dục GDMN Giáo dục mầm non BGĐ Ban Giám đốc
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển xã hội, thế giới đã và đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt, tác động đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Thế hệ trẻ hôm nay dễ dàng học đòi, bắt chước, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội, từ mạng internet…Trong các nhà trường, học sinh có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình…đồng thời kỹ năng thực hành giao tiếp, kỹ năng phục vụ bản thân còn yếu kém. Thực tế này đã khiến các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị sống (GTS), kỹ năng sống (KNS) cho thế hệ trẻ trong đó có học sinh (HS). Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, thanh thiếu niên được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống và họ biết cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách vượt qua những khó khăn cũng như biết cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người, biết cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, nổ, động đất, thiên tai..Qua đó, có thể thấy rằng, việc giáo dục GTS, KNS cho học sinh là vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam, trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa chương trình dạy kỹ năng sống cho học sinh vào triển khai ở tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã chọn phương án được cho là tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại là lồng gh p nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình học, các môn học và các hoạt động trong nhà trường, bởi nhiều trường chỉ chuyên tâm vào việc dạy chữ mà xem nh vai trò, tầm quan trọng của việc dạy người . Qua thực tế triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, khó khăn lớn nhất mà các trường gặp phải hiện nay là thời gian thực hiện và phương pháp truyền đạt của giáo viên. Hiện m i tiết học chỉ k o dài trong 45 phút, trong khi người giáo viên phải chịu áp lực lớn trong việc chạy hết nội dung bài giảng, nếu không muốn bị cháy giáo án, do đó thời lượng dành cho việc giáo dục kỹ năng sống là có hạn. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên phần lớn đều chưa trải qua các khóa học r n luyện về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không ít giáo viên còn gặp lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh như thế nào cho hiệu quả.. Việc tăng cường giáo dục KNS ở bậc tiểu học, lồng gh p trong chương trình học không ít giáo viên đều có chung một nhận x t: việc đưa giáo dục KNS vào giảng dạy là rất cần thiết, giúp học sinh tự tin hơn, có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, không phải bài học nào cũng có thể lồng gh p thuận lợi mà mới chủ yếu là lồng gh p kiến thức kỹ năng sống thông qua bài học hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm một cách qua loa, thiếu vận dụng thực hành, đặc biệt là chưa có hệ thống kiến thức rõ ràng cho từng kỹ năng. Qua thực tế giảng dạy, một số thầy cô 1
  4. giáo cũng cho rằng dạy lồng gh p chưa mang lại hiệu quả cao vì thời gian dành cho giáo dục KNS không nhiều, nếu sa đà quá một chút sẽ lại ảnh hưởng đến môn học chính. Đối với trường THPT, những KNS mà HS được học hiện nay trong nhà trường còn mang nặng tính hình thức (qua một số buổi học ngoài giờ lên lớp), do đó các em chưa chuyển dịch được những kiến thức được học trong nhà trường thành kinh nghiệm sống của bản thân. Vì vậy các em thiếu tự tin khi tham gia trực tiếp vào những hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, những hoạt động ngoại khóa cũng chưa phát huy hiệu quả, môi trường sinh hoạt, hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên trong các trường học chưa thực sự hấp dẫn để thu hút đông đảo học sinh quan tâm tham gia. Một chuyên gia của Bộ GD&ĐT cho hay: Trong 10 GV hiện nay chỉ có khoảng 2-3 người đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy KNS. Đa số GV còn lại dù rất tâm huyết nhưng không phải ai cũng dạy được vì họ chưa được đào tạo . Trước thực trạng đó chúng ta nhận thấy rằng KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế, qua những bài học cụ thể của m i kỹ năng, qua những buổi học ngoài giờ lên lớp và được đào tạo bài bản theo các chương trình học phù hợp với từng độ tuổi và phải có đội ngũ giáo viên có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết..v.v thì các năng khiếu, kỹ năng của các em mới được phát huy và tỏa sáng. Những đứa trẻ sẽ phải tự biết mình sẽ làm gì, nên làm gì trong các tình huống giao tiếp, trước những khó khăn thử thách và biết theo đuổi ước mơ, thử thách của cuộc đời mình. Biết yêu thương chính bản thân mình và những người xung quanh, biết nhìn thấy bình yên trong tâm hồn, biết bảo vệ bản thân, biết vượt qua n i sợ hãi...để hình thành một con người hoàn thiện hơn. Từ thực tế đó từ năm 2016 Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn xây dựng đề án tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho các em HS ở các cấp học và đã được Sở GD&ĐT Nghệ An xác nhận. Chúng tôi đã chủ động xây dựng một môi trường đầy đủ điều kiện, tập trung và chuyên nghiệp để có thể mang đến những khóa học kỹ năng thực sự đặc biệt và chuyên sâu cho HS mọi cấp học nhằm trang bị cho các em kiến thức để rèn các kỹ năng cần thiết trong cuộc sông như: kỹ năng hòa nhập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng tự phục vụ …Phát hiện cũng như giúp các em luyện tập năng khiếu về hội họa, âm nhạc, múa, khiêu vũ, các môn thể thao...Giúp các em thân thiện với môi trường sống xung quanh và có khả năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tai nạn, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội. Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai, mang lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội. Thông qua các hoạt động giáo dục nhằm khơi dậy "sức mạnh nội tâm" tiềm ẩn trong m i em HS, để các em nhận ra giá trị của mình, để biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ, biết sống có trách nhiệm", "sống có văn hoá", biết cách tự bảo vệ mình và giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định 2
  5. hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với mong muốn hoạt động Tổ chức chức giáo dục GTS, KNS cho HS tại Trung tâm GDTX tỉnh được nhân rộng tại các Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh để cho tất cả các em HS các cấp học có môi trường, điều kiện được tiếp cận với các hoạt động giáo dục GTS, KNS và mong muốn nội dung này được quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành. Vậy nên trong suốt quá trình 4 năm Trung tâm GDTX tỉnh chúng tôi triển khai mô hình này tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm để các trung tâm GDTX có thể tham khảo, từ đó cùng tham gia trao đổi, rút kinh nghiệm để có thể giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển trong giai đoạn hiện nay. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giới thiệu và cách giải quyết các vấn đề về việc Tổ chức các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An , nhằm khơi nguồn và phát huy, rèn luyện kỹ năng, năng khiếu cho học sinh. Phạm vi ứng dụng: Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An và có thể được nhân rộng tại Trung tâm GDNN - GDTX các huyện và Trung tâm GDTX các tỉnh. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh nhằm góp phần giáo dục GTS, KNS cho HS. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 04 năm (từ năm 2016-2019) tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Với mong muốn hoạt động giáo dục GTS, KNS ngày càng được nâng cao tại Trung tâm GDTX tỉnh và phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao lưu, rút kinh nghiệm giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu các Thông tư, Quyết định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, các văn bản hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS cho HS mọi cấp học làm sơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp tổng hợp văn bản, tài liệu, tư liệu - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp tìm hiểu thực tế - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 3
  6. 5. Tính mới của đề tài Nghiên cứu đề tài này đã có nhiều bài viết liên quan đến giáo dục KNS cho HS nhưng chủ yếu là những bài viết về biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục KNS tại trường học được lồng ghép trong một số môn học tại trường. Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS ngoài giờ lên lớp cũng như trong các kỳ nghỉ hè tại các Trung tâm GDTX thì chưa có đề tài nghiên cứu. Hơn nữa cách thức tổ chức, chương trình học đảm bảo tính khoa học và rất sáng tạo phù hợp cho mọi lứa tuổi, mang tính đặc thù riêng của Trung tâm. Trong bối cảnh hiện nay các Trung tâm GDTX đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng người học đến với Trung tâm GDTX ngày càng giảm sút. Nhiều lý do khách quan như nhu cầu của người học giảm xuống, hệ thống văn bằng của loại hình vừa học vừa làm không được công nhận rộng rãi và đánh giá cao..v.v Trước tình hình đó Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã tìm cho mình một hướng đi mới đó là tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS các cấp học và tạo được một môi trường lành mạnh trong dịp hè và ngoài giờ lên lớp, đó cũng là điều mà ở các trường học chưa làm được. Qua 4 năm tổ chức mô này, Trung tâm đã đạt được kết quả đáng khích lệ. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Hơn thế, giáo dục là quá trình bao gồm giáo dục và giáo dưỡng, trong giáo dục thì có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng thì có giáo dục. Vậy làm thế nào để hai quá trình này tạo thành một mục tiêu chung? Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội, của những người làm công tác giáo dục. Theo Thông tư số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GD phổ thông và GDTX đã quy định về nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh nhằm mục đích: - Đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho HS theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp; - Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục KNS cho HS. 4
  7. - Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục KNS cho HS. Thời gian gần đây, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 4026/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 01/09/2017 về việc tăng cường giáo dục KNS cho HS. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sống trong nhà trường. Ngày 17/5/2016 Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn số 865/SGD&ĐT- GDTX về việc cho ph p Trung tâm GDTX tỉnh liên kết với với trường Hà Nội Vip School để tổ chức bồi dưỡng các môn năng khiếu và kỹ năng sống cho học sinh các bậc học. Ngày 22/02/2018 Sở GD&ĐT Nghệ An đã có quyết định số 175 QĐ- SGD&ĐT về việc xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục KNS và giáo dục ngoài giờ chính khóa cho Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục GTS, KNS cho học sinh tại thành phố Vinh Thành phố Vinh là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Nghệ An với dân số: 545.180 người, đồng thời cũng là một trong ba trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 6 trường đại học, 13 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học mầm non tới phổ thông. Trong những năm gần đây tại Nghệ An, đặc biệt là tại thành phố Vinh, phụ huynh ngày càng quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho con em mình. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong thời gian qua còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thế nên việc giáo dục kỹ năng sống chỉ được mang tính chất lồng gh p vào các môn học. Ở lứa tuổi của các em nếu chỉ dạy kỹ năng sống thông qua các môn học, qua lý thuyết suông thì chưa đủ, hãy gắn các em vào những hoạt động bổ ích, những việc làm phù hợp với những hình thức linh hoạt, sáng tạo để thu hút trẻ. Bộ GD&ĐT đã xây dựng và triển khai các chuyên đề giáo dục KNS ở các cấp học, ở mọi lứa tuổi. Chương trình giáo dục KNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một loạt các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, được ứng dụng phù hợp với quá trình phát triển tâm lý tuổi vị thành niên, giúp các em tự rèn luyện nhân cách và khả năng tự lập và ý chí vươn lên trong cuộc sống đồng thười Bộ GD & ĐT cũng đã có các buổi tập huấn và cũng có một số sách mang tính tham khảo về dạy kỹ năng sống trong nhà trường Sở GD&ĐT Nghệ An đã khuyến khích các trường triển khai dạy kỹ năng sống. Song nhìn chung trong thực tế hiện nay các trường vẫn còn tự mày mò, 5
  8. phương thức chủ yếu hiện vẫn là lồng ghép, tích hợp vào các tiết ngoại khóa, môn giáo dục công dân chứ chưa thực sự có một chương trình cụ thể và các trường chưa được mặn mà . Có thể nói Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế, bởi khung chương trình dạy học chưa có, năng lực giáo viên không đảm bảo, do chưa được đào tạo bài bản về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, mà chủ yếu dạy học bằng kinh nghiệm. Qua nhiều năm thực hiện tăng cường giáo dục KNS ở bậc tiểu học, lồng gh p trong chương trình học không ít giáo viên đều có chung một nhận x t: Việc đưa giáo dục KNS vào giảng dạy là rất cần thiết, giúp học sinh tự tin hơn, có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, không phải bài học nào cũng có thể lồng gh p thuận lợi. Chủ yếu lồng gh p kiến thức kỹ năng sống thông qua bài học hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm một cách qua loa, thiếu vận dụng thực hành, đặc biệt là chưa có hệ thống kiến thức rõ ràng cho từng kỹ năng. Những KNS mà HS được học hiện nay trong nhà trường còn mang nặng tính hình thức, do đó các em chưa chuyển dịch được những kiến thức được học trong nhà trường thành kinh nghiệm sống của bản thân nên thiếu tự tin khi tham gia trực tiếp vào những hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong khi các trường học còn khó khăn, lung túng trong triển khai giảng dạy KNS cho HS thì ở ngoài, các lớp kỹ năng sống liên tục được mở nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh có nhiều đơn vị là các cơ sở của nhà nước đã tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS như: Nhà văn hóa thiếu nhi Việt - Đức thành phố Vinh, trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật..v.v Bên cạnh đó nhiều trung tâm KNS của cá nhân cũng đã được thành lập để tổ chức mô hình giảng dạy GTS, KNS cho HS. Một trong những trung tâm dạy kỹ năng sống được biết đến lâu năm nhất tại Vinh là Tâm Việt Nghệ An. Sau gần 8 năm hoạt động, trung tâm này thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ năng sống cho HS. Hiện tại Trung tâm này có các chương trình dạy kỹ năng sống trong nhà, ngoài trời cho đủ các lứa tuổi từ mầm non đến trưởng thành. Tại trung tâm luyện toán tư duy Vinabacus Nghệ An, hiện nay cũng đã tiến hành lồng ghép dạy kỹ năng sống đồng thời còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn. Trung tâm đào tạo KNS AC, Trung tâm đào tạo KNS ĐHV, Trung tâm đào tạo KNS MH… Trong những năm qua tại thành phố Vinh nở rộ các trung tâm đào tạo KNS cho HS và còn có rất nhiều các câu lạc bộ võ thuật, khiêu vũ và bể bơi trên địa bàn thành phố Vinh được mở ra để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, HS. Đặc biệt chương trình học kỳ quân đội do Tỉnh đoàn phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức mang lại cho các em những trải nghiệm lý thú. Có thể nói thời gian qua nhiều Trung tâm giảng dạy KNS ra đời đáp ứng cơ bản nhu cầu chung, tuy nhiên chưa đáp ứng hết được nhu cầu cao của xã hội. Và như đã nêu trong phần đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc giáo dục GTS, KNS cho HS các cấp học, cũng như một số tồn tại, hạn chế của công tác này 6
  9. ở trong các nhà trường và xã hội. Chính vì vậy mà chúng tôi mong muốn xây dựng một môi trường đủ điều kiện, tập trung và chuyên nghiệp để có thể mang đến những khóa học kỹ năng thực sự đặc biệt và chuyên sâu cho trẻ em từ 4 đến 15 tuổi, để xây dựng một con người hoàn thiện hơn, các năng khiếu, kỹ năng được phát huy và tỏa sáng bởi thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. 2.2. Năng lực của Trung tâm GDTX tỉnh 2.2.1. Cơ sở vật chất Trung tâm GDTX tỉnh là nơi có vị trí địa lý nằm ngay trung tâm thành phố Vinh. Trung tâm có diện tích rộng 7200 m2, với 1 tòa nhà làm việc 3 tầng diện tích 1.200 m2 với 14 phòng làm việc và 01 phòng truyền thống, 01 phòng họp (hội trường sức chứa 150 người) được trang bị đầy đủ tiện nghi, máy tính, máy photocoppy ..v.v.. - Khu giảng đường với 02 dãy nhà 04 tầng, 28 phòng học, rộng rãi đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, bàn ghế phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Trung tâm có 02 phòng học tiếng Anh, 01 phòng học nghe, 01 phòng học tương tác, 01 phòng thư viện, 02 hội trường để tổ chức các sự kiện, hội trường lớn có sức chứa hơn 200 người, hội trường nhỏ có sức chứa 150 người, được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, điều hòa nhiệt độ; 01 phòng học đa chức năng. - Trung tâm còn có10 phòng khách được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ cho chuyên gia nước ngoài và các giáo viên các trường về giảng dạy. - Trung tâm có 01 nhà ăn đảm bảo vệ sinh phục vụ từ 30 - 40 người, 01 phòng bếp nấu đảm bảo an toàn cháy nổ, vệ sinh an toàn toàn thực phẩm, - Khu sân chơi bãi tập của Trung tâm có không gian rộng rãi, thoáng mát, quang cảnh đ p với 3000m2 thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, cho các giờ học võ thuật và là không gian cho trẻ vui chơi cũng như rất thuận lợi cho việc các phụ huynh chờ và đưa đón các con. - Khu vệ sinh được làm mới với 4 công trình vệ sinh kh p kín, đầy đủ tiện nghi, sạch đ p phù hợp với lứa tuổi của học sinh. - Khu nhà xe đã được tu sửa, một khu để xe ô tô và một khu để xe máy. - Hệ thống hạ tầng công nghệ tin học được kết nối internet đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý dạy học. Bên cạnh đó, Trung tâm còn có những định hướng cho những năm tiếp theo: trang bị thêm phòng học đàn, mua sắm thêm thiết bị phục vụ cho các môn học năng khiếu như đàn ghi ta, organ, cờ vua.., học liệu để phục vụ cho dạy GTS, KNS và xây dựng thêm bể bơi di động để phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt nhất. 7
  10. 2.2.2. Đội ngũ Với 30 cán bộ GV, với 12 GV có trình độ thạc sỹ, 18 GV có trình độ Cao đẳng, Đại học. Bộ máy Trung tâm bao gồm Ban Giám đốc và 05 phòng tổ (Phòng Đào tạo, Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, phòng TC- HC, tổ tài vụ, tổ tin học ngoại ngữ). Trung tâm GDTX tỉnh đã n lực học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có 12 giáo viên đã tham gia lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho GV dạy GTS, KNS do trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy. Đến nay Trung tâm đã có đội ngũ giáo viên cơ hữu có trình đô, chuyên môn nghiệp vụ tốt đáp ứng được việc quản lý, dạy học một cách hiệu quả. Trung tâm còn mời giáo viên thỉnh giảng cho các môn KNS&NK, đó là những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng sư phạm rất tốt, đáp ứng yêu cầu dạy học và thỏa mãn nguyện vọng của phụ huynh và học sinh. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. 2.3.1. Thuận lợi - Trung tâm có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển, dù ở thời điểm nào Trung tâm cũng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của sở GD&ĐT. - Các phòng tổ luôn có được sự chỉ đạo sát sao của BGĐ Trung tâm. - Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn có sự đồng lòng, đoàn kết, n lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của Trung tâm. Luôn thích ứng với các đổi mới của giáo dục, thích ứng với điều kiện hoàn cảnh công việc. Điều đó được thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, trong đời sống cũng như trong tất cả các ông việc chung của Trung tâm. Đặc biệt là trong công tác tổ chức hoạt động GDKNS tại Trung tâm. CBGV luôn là những người nhiệt tình , năng nổ trong công tác tuyển sinh cũng như trong công tác quản lý lớp, công tác phục vụ (CBGV vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời cũng là cán bộ tuyển sinh và cũng là những người phục vụ..v.v). Vậy nên trong 04 năm trở lại đây, Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã trở thành một địa chỉ bồi dưỡng GTS, KNS đáng tin cậy trên địa bàn Thành phố Vinh. 2.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, khi thực hiện giáo dục GTS, KNS Trung tâm vẫn còn gặp một số khó khăn, lúng túng: - Đội ngũ GV cơ hữu của Trung tâm đạt chuẩn, nhiệt tình trong công tác tuy nhiên GV giảng dạy KNS chưa thực sự phát huy và còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó nhu cầu và mong muốn của phụ huynh HS là cho con học tập các lớp GTS, KNS có GV Hà Nội giảng dạy. Bởi vậy, khi triển khai mô hình này tại Trung tâm, Trung tâm đã gặp khó khăn khi mời GV thỉnh giảng. GV giảng dạy chủ yếu được mời những GV tại Hà Nội, là những GV có chuyên môn nghiệp vụ tốt, năng nổ nhiệt 8
  11. tình và sẵn sàng hợp tác với Trung tâm. Thế nhưng để tìm hiểu, liên hệ, thỏa thuận và mời được GV Hà Nội về giảng dạy là điều không dễ dàng. - Khó khăn trong công tác tuyển sinh: có thể nói ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục GTS, KNS chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận phụ huynh và HS nên gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Một số phụ huynh vẫn nặng về việc phải cho con học thêm các môn văn hóa và lơ là, bỏ qua chuyện giáo dục GTS, KNS cho con em mình. Không những thế mà còn có sự cạnh tranh của các trung tâm giảng dạy KNS khác tại thành phố vinh nên công tác tuyển sinh cũng gặp không ít khó khăn thách thức. - Khó khăn trong quá trình lên lịch giảng dạy và xếp thời khóa biểu dạy học: Vì GV giảng dạy là GV thỉnh giảng không phải là GV của Trung tâm vậy nên khi xếp thời khóa biểu dạy học rất khó để có thể thỏa mãn các điều kiện đặt ra vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào lịch cá nhân của GV. Ví dụ: GV Hà Nội giảng dạy môn kỹ năng thuyết trình (KNTT) chỉ vào Trung tâm dạy được ngày thứ 7 và chủ nhật vì thế mà tất cả các lớp KNTT chỉ có thể sắp lịch học vào hai ngày đó mà không thể bố trí ngày khác. - Với khóa học kỹ năng sinh tồn và một số khóa học khác cần địa điểm để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nhưng thực tế tại Nghệ An rất ít những địa điểm phù hợp. Vậy nên với những khóa học này chúng tôi đã phải đưa HS vào tận các khu du lich sinh thái ở Hà Tĩnh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 3. Kết quả đạt đƣợc từ năm 2016 đến 2019 Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ, Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã xây dựng và tổ chức rất thành công mô hình giảng dạy GTS, KNS cho học sinh. Mặc dù trong quá trình triển khai Trung tâm cũng đã gặp một số khó khăn nhất định, tuy nhiên có thể khẳng định rằng Trung tâm đã rất thành công khi tổ chức hoạt động này. Với số lượng HS đến với Trung tâm ngày càng tăng, qua 04 năm tổ chức hoạt động giáo dục KNS Trung tâm GDTX tỉnh chúng tôi đã đạt được kết quả đáng khích lệ (qua biểu đồ tăng trưởng số lượng HS đến học tại Trung tâm). 9
  12. 1600 1400 1200 1000 2016 800 2017 2018 600 2019 400 200 0 Biểu đồ kết quả đạt được từ năm 2016-2019 (Cụ thể: năm 2016: 460 học sinh; năm 2017: 985 học sinh; năm 2018: 1201 học sinh; năm 2019: 1440 học sinh). Về mặt chất lượng, với phương pháp dạy học trải nghiệm, chất lượng học tập của HS ngày càng được nâng lên rõ rệt. HS sau khi học các khóa học kỹ năng sống tại Trung tâm đều đã có nhiều phản hồi tích cực, HS tự tin hơn khi thuyết trình, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, khơi dậy được những năng khiếu tiềm ẩn, khơi dậy những tài năng sẵn có của các em. Qua khảo sát 80% phụ huynh cho con học tại Trung tâm rất hài lòng; 15 % phụ huynh hài lòng; 5% chưa thật hài lòng. M i khi h về những phụ huynh đã từng cho con học tại Trung tâm lại tiếp tục lựa chọn Trung tâm GDTX tỉnh làm địa điểm học tập GTS, KNS cho các con . 4. Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dƣỡng GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh 4.1. Đảm bảo tƣ cách pháp nhân Năm 2016 khi mà Trung tâm GDTX tỉnh mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS, Trung tâm đã có công văn gửi SGD&ĐT Nghệ An xin phép liên kết với trường Hà Nội Vip School là đơn vị có tiếng và nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học giáo dục GTS, KNS tại Hà Nội để tổ chức mô hình này. Và ngày 17/5/2016 Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn số 865/SGD&ĐT- GDTX đồng ý cho ph p Trung tâm GDTX tỉnh liên kết với với trường Hà Nội Vip School để tổ chức bồi dưỡng các môn năng khiếu và kỹ năng sống cho học sinh các bậc học. Tuy nhiên sau hai năm liên kết, để chủ động, độc lập triển khai tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm đã viết đề án và ngày 05/2/2018 Trung tâm đã có tờ trình số 24/TTGDTXT về việc đề nghị xác nhận đăng kí hoạt động Giáo dục KNS và giáo dục giờ chính khóa, k m theo đề án 10
  13. gửi về Sở GD &ĐT NGhệ An thẩm định. Ngày 22/2/2018 Sở Giáo dục đã có Quyết định số 175/QĐ-SGDĐT về việc xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục KNS và giáo dục ngoài giờ chính khóa cho Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. 4.2. Đảm bảo cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ (tham khảo 1 số hình ảnh phòng học tại phụ lục 1) Bên cạnh các chương trình học hấp dẫn, bổ ích thì cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy cũng vô cùng quan trọng. Nếu chương trình tốt, GV giỏi nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học thiếu ánh sáng, chật chội, phòng học không đúng chức năng…thì hoạt động dạy học không thể đạt hiệu quả tốt. Vậy nên để tổ chức hoạt động GTS, KNS tại trung tâm GDTX tỉnh đạt hiệu quả, BGĐ trung tâm đã giao cho phòng Hành chính tổ chức rà soát và chuẩn bị thật kỹ lưỡng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học. Các hoạt động GTS, KNS chủ yếu tổ chức trong hè, thời tiết nóng bức nên các phòng học phải thông thoáng, mát mẻ, đảm bảo không gian cho học sinh hoạt động, đảm bảo ánh sáng. Có phòng học chuyên dụng cho lớp Kỹ năng sống, phòng học cho lớp khiêu vũ, múa.., phòng học cho lớp bán trú, phòng học cho lớp mĩ thuật cờ vua, phòng học nấu ăn…Các phòng học được trang trí, sắp xếp phù hợp với từng môn học. Bên cạnh đó bàn ghế, phòng học cũng phải bố trí phù hợp với từng độ tuổi độ tuổi, có đủ bàn ghế, ánh sáng, điều hòa, nước uống và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi lớp kết thúc ca học. 4.3. Đội ngũ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết 4.3.1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy - Chuẩn bị nguồn giáo viên cơ hữu (GV tại Trung tâm GDTX tỉnh) + Để chuẩn bị tổ chức hoạt động KNS tại Trung tâm tỉnh, BGĐ Trung tâm đã giao cho phòng Bồi dưỡng tìm hiểu và liên hệ, mời các GV có chuyên môn, có kinh nghiệm từ Hà Nội về Trung tâm để tập huấn cho một nhóm GV của Trung tâm (những GV đủ khả năng, năng khiếu, có đam mê) có thể đáp ứng nhu cầu dạy học KNS. - Liên hệ mời GV giảng dạy (Giáo viên thỉnh giảng) và chốt lịch dạy. + GV giảng dạy GTS, KNS: Bên cạnh đội ngũ GV cơ hữu của Trung tâm, thì để tăng hiệu quả và thu hút người học, phòng Bồi dưỡng đã tìm hiểu và liên hệ với các GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy KNS tại Hà Nội về giảng dạy các lớp GTS, KNS tại Trung tâm. + GV dạy các môn năng khiếu như: Mĩ thuật, khiêu vũ, múa, võ, đàn, hát…v.v Trung tâm đã mời các GV giảng dạy có tiếng, có chuyên môn giỏi tại các câu lạc bộ thể thao và tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Vinh tham gia giảng dạy. 11
  14. - Yêu cầu đối với GV giảng dạy: Sau khi liên hệ, mời và chốt lịch dạy với GV thì giữa Trung tâm và GV có biên bản thỏa thuận về thời gian, kinh phí giảng dạy và ký hợp đồng giảng dạy. Đồng thời nêu rõ tránh nhiệm của GV khi đến dạy tại Trung tâm. Giáo viên thực hiện giảng dạy theo đúng thời gian đã quy định và thỏa thuận trong hợp đồng, giảng dạy nhiệt tình, tận tâm, có trách nhiệm. Giáo viên giảng dạy có trách nhiệm điểm danh học sinh vào đầu buổi học và phối hợp với GV của trung tâm giải quyết khi có sự cố xẩy ra. Trong trường hợp bất khả kháng GV không thể đi dạy, giáo viên cần thông báo sớm cho Trung tâm. Giáo viên phải hoàn thành chương trình dạy của các khóa học đã ký hợp đồng. Trong trường hợp giáo viên không thể tiếp tục giảng dạy đến hết khóa học, phải thông báo cho Trung tâm bằng văn bản trước ít nhất một tuần. 4.3.2. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Để đảm bảo việc dạy học có kết quả, và sự an toàn cho HS khi tham gia học tập tại Trung tâm thì không thể thiếu bộ phận GV chủ nhiệm lớp. - Sau khi tuyển sinh và chốt số lượng các lớp, phòng Bồi dưỡng có trách nhiệm phân công GV chủ nhiệm tất cả các lớp. Nguồn GV chủ nhiệm các lớp học của Trung tâm chủ yếu sử dụng GV cơ hữu - là tất cả các cán bộ, GV của Trung tâm. Trung tâm có văn bản quy định đối với GV chủ nhiệm lớp (tham khảo phần phụ lục 2) - Việc phân công GV quản lý các lớp cũng phải cân nhắc cho phù hợp với khả năng, năng lực, điều kiện hoản cảnh của cá nhân của m i GV thì sẽ phát huy được hiệu quả công việc. - GV là nữ có tuổi đời còn trẻ, khả năng sư phạm tốt thì bố trí quản lý các lớp HS nhỏ tuổi từ 4-7 tuổi như múa, Kỹ năng sống 4-6 tuổi, Mĩ thuật mầm non v.v… - GV là nam thì bố trí quản lý các lớp HS lớn từ 8-15 tuổi và các môn năng khiếu như Võ, Đàn Ghi ta, Kỹ năng sinh tồn… - Đối với những GV có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có con nhỏ thì không phân trực ca 5 (từ 17h-18h45). - Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp + Đến trước giờ học 5 phút, kiểm tra cơ sở vật chất các lớp học có ca học mình phụ trách (bàn ghế, nước uống, ánh sáng, vệ sinh v.v…) + Điểm danh, nắm số lượng HS có mặt và vắng mặt của các lớp, gọi điện thoại liên hệ cho Phụ huynh có HS chậm học, nghỉ học + Kết thúc ca học, GV trực có mặt kịp thời đưa những cháu nào chưa có phụ huynh đón xuống phòng chờ, và chuyển các cháu tiếp tục học ca hai đến phòng học ca 2. + GV trực chịu tránh nhiệm quản lý về mọi mặt đối với các lớp học của mình quản lý. 12
  15. 4.3.3. Đội ngũ phục vụ Ban giám đốc giao cho phòng Tổ chức - Hành chính đảm nhận công việc này. - Đội ngũ phục vụ các lớp học bán trú: + Bộ phận này bao gồm đầu bếp, đầu bếp là người có chứng chỉ, có bằng cấp và kinh nghiệm trong chế biến món ăn cho trẻ. Nhà bếp đảm bảo cơ sở vật chất, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. + Bộ phần này ngoài đầu bếp thì còn phải có đội ngũ phục vụ chung bữa cơm trưa và bữa phụ giữa chiều cho HS các lớp bán trú. - Đội ngũ phục vụ các lớp khác: + Đối với các lớp GTS, KNS kỹ năng sống như khóa học hành trình lớn khôn, kỹ năng thuyết trình, giáo dục giới tính, kỹ năng sinh tồn, lớp Mĩ thuật..v.v. đòi hỏi phải có học liệu liên quan đến nội dung dạy học để cho GV giảng dạy và HS được thực hành...(theo yều cầu của GV giảng dạy, GV giảng dạy gửi email hoặc báo trước với phòng Bồi dưỡng các học liệu cần chuẩn bị). + Phòng Bồi dưỡng trước đó đã phân công nhiệm vu, một cán bộ của phòng chuyên phụ trách phần học liệu, chuẩn bị các học liệu cho GV trước khi buổi học được bắt đầu. - Đội ngũ phục vụ chung: Để hoạt động kỹ năng sống tại Trung tâm được hoàn thiện về mọi mặt thì không thể thiếu công tác phục vụ chung, bao gồm các bộ phận như: bộ phận thu học phí, bộ phận bảo vệ của trung tâm, bộ phận vệ sinh… + Bộ phận thu học phí: Lên phương án thu học phí và nêu các quy định nạp và rút học phí. Học phí phụ huynh học sinh phải nộp về phòng tài vụ trung tâm trước ngày khai giảng khóa học. Nhập danh sách học sinh đăng ký theo số học phí đã nạp. Danh sách học sinh đăng ký học các lớp được chốt trên số tiền phụ huynh học sinh nạp về trung tâm, những học sinh đăng ký mà chưa nạp học phí thì không đưa vào danh sách lớp, tránh trường hợp danh sách ảo, phụ huynh HS đăng ký nhưng sau đó con không đến học. Đối tượng phụ huynh học sinh được rút học phí là những người đã đăng kí học, nạp học phí nhưng vì lý do cá nhân nên không đi học được. Học sinh đã học 1-2 buổi nhưng sau đó gia đình có việc đột xuất nên xin nghỉ học và rút học phí. + Bộ phận bảo vệ: Trong suốt thời gian đang có HS học tại Trung tâm với số lượng lớp đông, số phụ huynh học sinh đi lại, vào ra Trung tâm rất nhiều vậy nên yêu cầu bộ phận bảo vệ luôn luôn thường trực. Ngoài việc trông coi xe cộ khi phụ huynh đưa đón 13
  16. con thì còn giám sát chung tất cả các HS, không cho bất kỳ HS nào chạy ra khỏi cổng Trung tâm khi chưa có phụ huynh đưa đón. Nhiệm vụ này phía trong lớp học đã có gv chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm, tuy nhiên bảo vệ cũng phải có sự quan sát và giám sát chung đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra. + Bộ phận vệ sinh: Chịu trách nhiệm làm vệ sinh phòng học thật sạch sẽ trước giờ dạy học và vệ sinh sau giờ học, đồng thời luôn đảm bảo các khu vệ sinh chung thật sạch sẽ. Bộ phận này cũng phải luôn thường trực tại Trung tâm để kịp thời xử lý những vấn đề về vệ sinh xẩy ra trong giờ học (nếu có). 4.3.4. Đội ngũ quản lý sát sao, hiệu quả Ban Giám đốc tổ chức quán triệt cho cán bộ giáo viên - công nhân viên về các yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp và phục vụ trước khi khai giảng các khóa học. Tổ chức họp giáo viên giảng dạy của tất cả các khóa học trước khi khai giảng một tuần để nhắc GV các quy định chung và những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. 4.3.4.1 Quản lý và giám sát giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp Để hoạt động tổ chức giáo dục KNS tại Trung tâm đảm bảo chất lượng, đạt hiểu quả thì BGĐ Trung tâm và trưởng các phòng tổ luôn đóng vai là những thanh tra viên hàng ngày luôn theo dõi, giám sát để kịp thời nhắc nhở khi GV giảng dạy, GV chủ nhiệm lơ là, chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình… Đồng thời cùng phối hợp với GV chủ nhiệm lớp và giáo viên giảng dạy xử lý các tình huống, sự cố xảy ra (nếu có). 4.3.4.2 Quản lý và giám sát bộ phận phục vụ: - Lãnh đạo Phòng hành chính chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát và nhắc nhở các bộ phận phục vụ. Tuy nhiên đối với bộ phận phục vụ các lớp bán trú, Ban Giám đốc giao nhiệm vụ cho Ban thanh tra nhân dân của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát tất cả các công việc của bộ phận phục vụ các lớp bán trú: - Giám sát nguồn thực phẩm ăn bữa chính (cơm trưa) và bữa ăn phụ giữa chiều (sữa và bánh cũng được ký hợp đồng với công ty phục vụ sản phẩm có chất lượng). - Giám sát số lượng trong các bữa ăn để đảm bảo chất lượng và số lượng thực phẩm cung cấp đủ trong m i bữa ăn cho học sinh - Thực phẩm phục vụ cho HS được ký kết với cửa hàng thực phẩm sạch trong thành phố (tất cả các loại thực phẩm từ gạo, thức ăn, rau củ.v.v.. ) - Thực phẩm có kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm 4.3.4.3. Quản lý và theo dõi hoạt động dạy học: 14
  17. Bên cạnh GV chủ nhiệm lớp, GV giảng dạy thì phòng Bồi dưỡng chịu trách nhiệm chung trong việc theo dõi và giám sát việc dạy học của tất cả các khóa học trong suốt quá trình dạy học. Khi có vấn đề xẩy ra, phòng Bồi dưỡng báo cáo Ban Giám đốc, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy đồng thời liên hệ với phụ huynh (nếu cần) để có hướng giải quyết. Tất cả những vấn đề trên cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng, tổ, giữa các bộ phận. Mặt khác đòi hỏi cán bộ, giáo viên luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, các đơn vị phòng tổ trong Trung tâm phải phối hợp chặt chẽ, các hoạt động phải đồng bộ. 4.4. Chƣơng trình giảng dạy đa dạng, phong phú Bên cạnh các chương trình, giáo trình được Bộ GD&ĐT thẩm định để cho phép tham khảo, giảng dạy KNS thì Trung tâm GDTX tỉnh đã liên hệ và làm việc với các GV tại Hà Nội có kinh nghiệm về xây dựng chương trình giảng dạy KNS cho Bộ GD&ĐT, có nhiều năm giảng dạy KNS để chỉnh sửa, biên tập thành một chương trình riêng chi tiết hơn, cụ thể hơn cho từng độ tuổi, từng khóa học, buổi học, từng kĩ năng cụ thể. Chương trình giảng dạy được thiết kế và biên soạn theo phương pháp học trải nghiệm (tăng thời gian các hoạt động trải nghiệm để cho các em HS có nhiều cơ hội được thực hành). Điều đó cũng mang tính đặc thù riêng của Trung tâm. (tham khảo một số chương trình khung tại phần phụ lục 3). 4.5. Tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác nhau Cũng như các đơn vị giáo dục khác trên cả nước, Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An trong những năm triển khai hoạt động Giáo dục GTS, KNS đã áp dụng rất nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau: 4.5.1. Thiết kế các biểu mẫu tuyển sinh. - Thống nhất các nội dung, dự kiến số lượng các biễu mẫu tuyển sinh như: phiếu đăng ký học, phiếu quà tặng, tờ rơi, băng rôn…v.v (tham khảo phụ lục 4) - Làm việc với nhà in, thống nhất số lượng, thống nhất mẫu và chốt ngày nhận. 4.5.2. Các phƣơng thức tuyển sinh: - Tuyển sinh qua truyền thông: Sử dụng trang web của đơn vị, các trang mạng xã hội, ưu điểm của cách làm này là thông tin đến với phụ huynh HS khá nhanh, thông tin được chia sẻ rộng rãi. Ngoài ra phụ huynh HS có thể tham khảo thông tin các khóa học trên trang web của Trung tâm. Tuyển sinh qua kênh truyền thông như băng rôn, áp phích, tờ rơi…Cách làm này cũng khá hiệu quả đối với việc cung cấp thông tin và phù hợp với xu hướng hiện đại ngày nay. Tuy nhiên lượng thông tin đăng tải được khá ngắn gọn nên không có nhiều thông tin cho phụ huynh HS tham khảo 15
  18. - Tuyển sinh trực tiếp tại các trường học: Các bộ phận phòng tổ phân chia khu vực trong địa bàn thành phố để tiếp cận với các trường. Cán bộ tuyển sinh đặt vấn đề với hiệu trưởng để làm việc trực tiếp với GV chủ nhiệm lớp, thông qua GV chủ nhiệm nhằm gửi thông tin các khóa học đến với phụ huynh HS. Trung tâm có chế độ h trợ GV chủ nhiệm lớp cho công tác tuyển sinh với hình thức trích phần trăm trên tổng số HS đăng ký và nạp học phí. Cán bộ tuyển sinh tiếp cận với phụ huynh trong giờ đưa đón con để gửi thông tin cần thiết với phụ huynh về các khóa học, đồng thời để lại số điện thoại trên tờ rơi nếu phụ huynh HS nào có nhu cầu sẽ liên lạc. Cách tiếp cận này đòi hỏi cán bộ tuyển sinh thật kh o l o, tế nhị, tinh ý khi tư vấn cho phụ huynh HS để phụ huynh có thể hài lòng và đăng kí cho con học. - Tuyển sinh qua người quen, người thân: Đây là một biện pháp khá hiệu quả, vì sự tin tưởng, vì mối quan hệ của cán bộ tuyển sinh và đặc biệt không thể thiếu sự tinh tế của cán bộ tuyển sinh khi tư vấn cho bạn b và người thân các khóa học phù với độ tuổi, có nhiều lợi ích, phù hợp với khả năng của HS. - Tư vấn tuyển sinh tại ch : Trong thời gian tuyển sinh cũng như suốt thời gian học phòng Bồi dưỡng luôn cắt cử GV trực để đón tiếp, tư vấn cho phụ huynh HS đến đăng ký học. Bởi có những phụ huynh HS biết tin qua truyền thông, qua bạn b giới thiệu họ tự tìm đến Trung tâm đăng ký cho con học. Với cách thức tuyển sinh này cũng đòi hỏi cán bộ tư vấn thật kh o l o, tinh ý để làm hài lòng phụ huynh, đồng thời giúp họ có những lựa chọn thông thái về những khóa học thực sự hợp với lứa tuổi cũng như khả năng của con họ. Trên thực tế có những phụ huynh khi đến với Trung tâm họ chỉ nghĩ đăng kí một khóa học Kỹ năng sống cho con, nhưng khi được cán bộ tuyển sinh kh o l o tư vấn, họ lại đăng ký thêm các khóa học khác. - Một số biện pháp thúc đẩy công tác tuyển sinh + Giao khoán chỉ tiêu: Biện pháp này nhằm để cán bộ, GV có trách nhiệm hơn với công tác tuyển sinh của đơn vị, đồng thời phát huy mối quan hệ của cá nhân, uy tín của đơn vị, đồng thời qua đó lãnh đạo Trung tâm cũng xác định mức độ, hiệu quả công việc làm cơ sở cho đánh giá, xếp loại cuối năm. Cách thức thực hiện: Ban Giám đốc giao khoán chỉ tiêu cho các đơn vị phòng tổ theo mức độ khác nhau, tùy thuộc vào công việc, chuyên môn của phòng tổ đó. Các phòng tổ về họp và lại giao khoán chỉ tiêu cho từng cá nhân. + Chính sách h trợ tuyển sinh: 16
  19. Trung tâm h trợ GV một phần trong chi phí công tác tuyển sinh trên cơ sở trích phần trăm để trang trải chi phí đi lại, chi phí điện thoại, làm việc ngoài giờ khi làm công tác tuyển sinh. + Áp dụng hình thức khuyến mãi: Mục đích nhằm khuyến khích những người có nhu cầu lưa chọn các khóa học tại Trung tâm. Cách thức thực hiện: Áp dụng giảm giá theo phần trăm của khóa học, áp dụng tuần vàng khuyến mãi (cho những phụ huynh HS đăng ký trong tuần đầu khi bắt đầu tuyển sinh). Áp dụng giảm giá cho những phụ huynh đăng ký cho con học từ 2 khóa học trở lên..v.v.. Có thể khẳng định rằng thông qua các biện pháp trên, công tác tuyển sinh KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong 4 năm tổ chức mô hình này. 4.6. Tổng kết đánh giá 4.6.1. Tổng kết các khóa học GTS, KNS Để nhìn thấy được kết quả của các em HS sau khi kết thúc khóa học thì tất cả các lớp đều có buổi tổng kết. - Đối với các lớp kỹ năng sống và các lớp học bán trú chúng tôi thường tổ chức tổng kết bằng các hình thức như thi rung chuông vàng. Các kiến thức trong cuộc thi rung chuông vàng đều là những kiến thức về GTS, KNS mà các em đã được tiếp thu trong chương trình học tại Trung tâm, qua cuộc thi các em được nhắc lại, nhớ lại và khắc sâu hơn những kiến thức đã được học. Buổi tổng kết cũng có thể tổ chức bằng hình thức khác như: tổ chức hội chợ ẩm thực, qua hội chợ các em HS có cơ hội được thực hành các GTS, KNS mà các em được học trong chương trình như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp…v.v. - Đối với các lớp năng khiếu, buổi tổng kết có thể là buổi biểu diễn để cho tất cả các em HS đều được lên sân khấu thể hiện tài năng, năng khiếu mà các em đã học tại Trung tâm như zumba, khiêu vũ, đàn, hát, múa, võ …v.v . - Các yêu cầu đối với buổi tổng kết: + Giáo viên giảng dạy ôn tập lại các nội dung mà học sinh đã học. + Bộ phận phục vụ chuẩn bị cơ sở vật chất (âm thanh, ánh sáng, sân khấu, nước uống…). + Giáo viên chủ nhiệm lớp và một số cán bộ giáo viên được phân công chịu trách nhiệm tiếp đón phụ huynh, quản lý học sinh trong suốt buổi tổng kết. 17
  20. Một số hình ảnh trong buổi lễ tổng kết khóa học 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2