intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học chủ đề Đèn nháy trang trí đơn giản bằng phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng và áp dụng kế hoạch DHDA vào chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" góp phần phát triển năng lực đồng thời giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Thông qua những nội dung của chủ đề học sinh sẽ hiểu rõ hơn về mạch đa hài, từ đó tự mình chế tạo ra được các đèn nháy đơn giản để trang trí trong nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học chủ đề Đèn nháy trang trí đơn giản bằng phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

  1. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ HS : Học sinh GV : Giáo viên THPT : Trung học phổ thông DHDA : Dạy học dự án CNTT : Công nghệ thông tin ĐHSP : Đại học sư phạm SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên PPDH : Phương pháp dạy học CB : Cơ bản 1
  2. PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam hiện nay là nhằm phát triển toàn diện con người có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Vì vậy mỗi giáo viên phải luôn tự rèn luyện, bồi dưỡng và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đạt hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực hiện nay nhằm phát triển năng lực học sinh đang trở thành xu hướng giáo dục quốc tế, một trong những phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực hiện nay được sử dụng là dạy học theo dự án. Đây là phương pháp dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm, không chỉ đảm bảo nội dung môn học về cả kiến thức và kĩ năng mà còn hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao. Học sinh (HS) được rèn luyện trong một môi trường hoàn toàn mới, không bị bó hẹp bởi một không gian và thời gian cố định. HS sẽ được tham gia giải quyết những nhiệm vụ mang ý nghĩa thực tiễn xã hội, tránh được sự nhàm chán. Vì trong quá trình thực hiện dự án HS sẽ sử dụng các kiến thức lý thuyết đã học để xử lý các tình huống có trong thực tiễn. Ngoài ra DHDA còn hướng tới phát triển kĩ năng sống cho học sinh như: Kĩ năng tự học, giao tiếp, kĩ năng hợp tác, thu thập và xử lý thông tin, kĩ năng trình bày... Vật Lí và Công nghệ là các bộ môn tương đối khó học, vì vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính thực tiễn cụ thể. Kiến thức môn học thì nhiều và thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của xã hội trong khi thời lượng dạy học quá ít. Bên cạnh đó môn học chưa được các cấp ngành, phụ huynh, học sinh thực sự quan tâm. Bài toán đặt ra cho mỗi giáo viên phải làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú với môn học cho mỗi học sinh trong thời đại 4.0 hiện nay. Vì vậy để đáp ứng một phần nào đó nhiệm vụ giáo dục hiện nay tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" bằng phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh". 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và áp dụng kế hoạch DHDA vào chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" góp phần phát triển năng lực đồng thời giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Thông qua những nội dung của chủ đề học sinh sẽ hiểu rõ hơn về mạch đa hài, từ đó tự mình chế tạo ra được các đèn nháy đơn giản để trang trí trong nhà. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và áp dụng phương pháp DHDA chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản". - Phân tích mục tiêu, nội dung dạy học. 2
  3. - Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" theo phương pháp DHDA, nhằm phát triển năng lực học sinh. - Thực nghiệm sư phạm. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của DHDA. Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ tại trường THPT Lê Lợi và các trường THPT vùng lân cận. - Nghiên cứu chương trình SGK, SGV, tài liệu có liên quan đến mạch tạo xung, đèn trang trí… - Điều tra thực trạng đổi mới PPDH tại địa phương - Trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp - Tham khảo các tài liệu - Mạng Internet. 5. Đóng góp của đề tài - Chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của DHDA với môn Công nghệ, góp phần đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học. - Phát triển năng lực, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống và làm việc cho học sinh thời đại 4.0. - Phát huy tính tích cực và tăng cường ứng dụng CNTT trong quá trình học tập của HS. 3
  4. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực 1.1.1. Khái niệm năng lực: Là thuộc tính cá nhân cho phép thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. 1.1.2. Mô hình thành phần năng lực giáo dục theo UNESCO: CÁC THÀNH PHẦN NĂNG CÁC TRỤ CỘT GD CỦA UNESCO LỰC Năng lực chuyên môn Học để biết Năng lực phương pháp Học để làm Năng lực xã hội Học để cùng chung sống Năng lực cá thể Học để tự khẳng định mình Dạy học định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống. Tăng cường việc học tập theo nhóm đổi mới quan hệ GV với HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 1.1.3. Những loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học. * Nhóm năng lực chung, gồm: 4
  5. - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Công nghệ - Nhận thức công nghệ. - Giao tiếp công nghệ. - Sử dụng công nghệ. - Đánh giá công nghệ. - Thiết kế kỹ thuật. 1.2. Dạy học dự án 1.2.1. Khái niệm DHDA là một mô hình dạy học lấy HS làm trung tâm. Phát triển kiến thức và kỹ năng của HS thông qua quá trình HS giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn được gọi là dự án. Đặt HS vào vai trò tích cực là người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo và tạo ra được những sản phẩm thực tế. Chủ yếu HS làm việc theo nhóm và hợp tác với cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa bài học. 1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội, phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn trong đời sống xã hội và có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án tạo dựng phù hợp thu hút được hứng thú của học sinh, thúc đẩy mong muốn học tập của học sinh. - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. - Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học dự án, HS thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học và chủ động chiếm lĩnh kiến thức. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm. DHDA thúc đẩy sự cộng tác liên tục giữa GV với HS và giữa HS với HS. - Định hướng sản phẩm: Tạo các sản phẩm không giới hạn về thu hoạch lý thuyết, mà đa số tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Sản phẩm có thể công bố, giới thiệu, sử dụng bằng các hình thức khác nhau. 5
  6. 1.2.3. Các giai đoạn của dạy học dự án Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án - Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án. - Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án. - Lập kế hoạch và thực hiện dự án. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án - Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. - Giáo viên hỗ trợ, giúp đỡ học sinh. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án - Học sinh thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. Sau đó HS tiến hành tự đánh giá sản phẩm nhóm mình rồi đánh giá sản phẩm nhóm khác. Cuối cùng GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của học sinh, đánh giá sản phẩm từng nhóm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo. 1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án. Dạy học dự án là phương pháp linh hoạt, tạo hứng thú cho người học, định hướng vào người học, định hướng hoạt động, dạy học theo quan điểm tích hợp, góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, rèn luyện tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc cộng tác. DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản, đòi hỏi nhiều thời gian, đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. 1.2.5. Khả năng vận dụng DHDA trong giảng dạy Công nghệ ở trường THPT. Công nghệ là hai bộ môn có nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn đời sống xã hội như: Vẽ kỹ thuật, động cơ đốt trong, các thiết bị điện, điện tử… Điều này là một lợi thế khi giảng dạy Công nghệ vì có thể khai thác những bản vẽ nhà, chi tiết, máy móc, thiết bị có trong cuộc sống hiện tại để kích thích hứng thú học tập của HS. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp DHDA vào giảng dạy. Học sinh THPT hiện nay rất giỏi việc sử dụng các thiết bị (Điện thoại, máy quay, máy ảnh, internet...) và biết tìm kiếm, thu thập, chọn lọc tài liệu để thực hiện dự án. Mặt khác, ở độ tuổi đang lớn các em có tính hiếu kì, đam mê tìm tòi khám phá và muốn thể hiện khẳng định mình rất cao. Những đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp DHDA vào giảng dạy trong môn Công nghệ ở trường THPT. 6
  7. 1.2.6. Cơ sở của việc vận dụng DHDA chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản". Kiến thức chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" gồm các nội dung liên quan đến nguồn một chiều, mạch đa hài, thiết kế mạch điện tử đơn giản, vẽ kỹ thuật,... Những nội dung này đặc biệt phù hợp để kích thích hứng thú tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của HS phù hợp để thực hiện các dự án học tập. Với học sinh lớp 12, các em rất muốn khẳng định sự hiểu biết thực tiễn của bản thân nhất là hiểu biết về máy móc thiết bị sử dụng trong gia đình đồng thời còn muốn tự mình chế tạo ra một số thiết bị đơn giản phục vụ nhu cầu nào đó của bản thân. Ngoài ra, với sự phát triển mạnh của CNTT, các em đã có khả năng khai thác, ứng dụng để phục vụ cho nhiệm vụ học tập. Từ những phân tích trên, có thể thấy phương pháp DHDA có khả năng ứng dụng cao trong chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản". 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Lịch sử nghiên cứu. Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về DHDA. Hầu hết đều thừa nhận những tác động tích cực của nó đối với quá trình dạy học. Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Kì nói riêng và địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung chưa có đề tài nghiên cứu nào đối với nội dung DHDA chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản". 2.2. Thực trạng công tác DHDA tại trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kì, tỉnh Nghệ An. 2.2.1. Đối tượng tìm hiểu. Giáo viên: Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu một số giáo viên đã giảng dạy Công nghệ 12 tại các Trường THPT Lê Lợi và một số trường THPT khác trong địa bàn tỉnh Nghệ An. Học sinh: Khảo sát học sinh khối 12 tại trường THPT Lê Lợi. 2.2.2. Phương pháp và kết quả tìm hiểu - Sử dụng phiếu khảo học sinh tại phụ lục 1. - Sử dụng kết quả khảo sát của nhiều GV khi đúc rút kinh nghiệm trong đổi mới PPDH trong nhiều năm qua cho thấy: a. Đối với giáo viên Việc vận dụng các PPDH tích cực là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc áp dụng PPDH theo dự án hiện nay rất ít được áp dụng và hiệu quả chưa cao. Đối với một số GV, phương pháp này còn khá xa lạ. 7
  8. b. Đối với học sinh. - HS có hứng thú cao với PPDH mới và hầu hết các em đều cho rằng phương pháp này phù hợp để ứng dụng vào môn Công nghệ ở trường THPT. - Trong học tập, các vấn đề liên hệ thực tiễn trong đời sống luôn thu hút HS. - Khi được GV hướng dẫn giao nhiệm vụ cụ thể đồng thời có những động viên khích lệ, HS sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. CHƯƠNG II: XÂY DỰNG - TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ "ĐÈN NHÁY TRANG TRÍ ĐƠN GIẢN" BẰNG PHƯƠNG PHÁP DHDA NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Lựa chọn chủ đề Trong quá trình giảng dạy các tác giả nhận thấy nội dung II. Mạch tạo xung của bài 8, nội dung bài 9 và nội dung bài 12 trong môn Công Nghệ 12 có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nội dung II. Mạch tạo xung bài 8 là thuộc phần lý thuyết nghiên cứu về sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài. Khi mạch làm việc sẽ cho xung ra ở 2 cửa 2 xung bằng nhau về biên độ và tần số nhưng ngược pha nhau. Nếu lắp ở 2 cửa ra 2 bóng đèn led thì 2 bóng đèn này luôn phiên nhấp nháy. Nội dung bài 9: Giúp học sinh biết và hiểu được các bước thiết kế mạch điện tử đơn giản. Nội dung bài 12 là thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung, điều chỉnh tần số xung ra bằng cách thay đổi trị số điện dung của tụ điện, dẫn đến 2 bóng đèn sẽ có nhịp nháy nhanh hoặc chậm hơn ban đầu. Nếu các em khéo léo trang trí sẽ biến mạch trở thành một sản phẩm "Đèn nháy trang trí đơn giản". Các linh kiện sử dụng trong mạch tạo xung đa hài gồm: 4 điện trở, 2 tụ điện, 2 tranzito, 2 bóng led, nguồn 5V, dây dẫn điện cũng rất dễ tìm trên thị trường. Vì vậy học sinh có thể tìm kiếm linh kiện và lắp ráp được mạch này. Như vậy chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" có nhiều kiến thức rất phù hợp để thực hiện DHDA. - Trên cơ sở đó các tác giả lựa chọn chủ đề: “"Đèn nháy trang trí đơn giản" để dạy một số nội dung trong chương 2 sách Công nghệ 12. Gồm mục II. Mạch tạo xung của bài 8, Bài 9-Thiết kế mạch điện tử đơn giản và Bài 12 - Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung. - Thời lượng: 03 tiết theo PPCT tiết 10, 11, 12. 2. Mục tiêu chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" theo Chuẩn KT - KN a. Kiến thức Sau khi học xong chủ đề, HS biết được chức năng mạch tạo xung, vẽ được sơ đồ và trình bày được nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài. 8
  9. - Biết được cách chuyển xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng. - Biết được cách điều chỉnh chu kỳ xung nhanh hay chậm. - Biết được cách thức thiết kế chế tạo mạch điện tử đơn giản. - Biết được các quy định về an toàn điện. - Biết và sử dụng được mỏ hàn thiếc, đồng hồ vạn năng. Định hướng năng lực cho HS như: hứng thú (HS thích thú hơn với môn học, khơi dậy niềm đam mê của HS), tự lực cao (HS tự tìm kiếm thông tin qua mạng internet kết hợp nghiên cứu tài liệu SGK), phức hợp (để có sản phẩm báo cáo HS kết hợp việc sử dụng công nghệ thông tin), cộng tác (HS làm việc theo nhóm). b. Kĩ năng . - Rèn luyện kỹ năng nhận dạng linh kiện, phân tích, đánh giá chức năng các linh kiện trong mạch. - Kỹ năng khai thác internet, tư liệu có liên quan đến chủ đề. - Kỹ năng sử dụng các phần mềm Word, Power point, Excel, Paint… - Kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước tập thể. c. Thái độ Học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ được phân công, yêu thích, say mê nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm của chủ đề. d. Năng lực hướng đến Thông qua dạy học chủ đề bằng phương pháp DHDA sẽ hình thành năng lực chung cho HS như: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác. Đồng thời hình thành các năng lực công nghệ như: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kỹ thuật. 3. Nội dung dạy học chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" Qua nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học Chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản", DHDA không những đạt được các mục tiêu theo Chuẩn mà còn đạt được các mục tiêu nâng cao, hướng tới phát triển năng lực HS. Cụ thể là: Tóm tắt nội dung chủ đề Định hướng nội dung Mục tiêu cần đạt I. Mạch tạo xung I. Mạch tạo xung 1. Chức năng: 1. Chức năng: - Biết được chức Là mạch điện tử dùng để biến đổi năng. năng lượng dòng điện một chiều - Biết được các thành năng lượng dao động điện có linh kiện sử dụng dạng xung và tần số theo yêu cầu. trong mạch. 9
  10. 2. Sơ đồ mạch tạo xung 2. Sơ đồ mạch tạo - Vẽ được sơ đồ Hình 8 - 3 trang 44 SGK xung mạch. Mạch sử dụng những linh kiện sau: Điện trở 4 cái, tụ điện 2 cái, tranzito 2 cái, nguồn một chiều EC, dây dẫn. 3. Nguyên lý làm việc 3. Nguyên lý làm việc - Cấp nguồn cho mạch Khi cấp điện cho mạch do trong thực làm việc. tế không có 2 tranzito tuyệt đối bằng - Trình bày được nhau nên sẽ có một tranzito mở thì - Có xung ra ở 2 cửa nguyên lý làm tranzito kia khóa, ví dụ T1 mở, T2 - Độ rộng xung   việc của mạch. khóa. Sau một thời gian nhất định do 0.7RC, chu kỳ =2. - Giải thích được sự phóng điện của C1 và sự nạp điện xung đối xứng, của C2 sẽ làm cho T1 khóa, T2 mở. không đối xứng, Lặp đi lặp lại kết quả thu được là có chu kỳ xung xung ở 2 cửa ra. Nếu T1 giống T2; nhanh chậm. R1=R2; R3=R4=R; C1=C2=C thì ở cửa ra sẽ có xung đa hài đối xứng với độ rộng xung   0.7RC, chu kỳ =2. II. Thiết kế mạch điện tử đơn giản II. Thiết kế mạch điện tử đơn giản 1. Nguyên tắc chung 1. Nguyên tắc chung - Bám sát đáp ứng yêu cầu thiết kế. - Mạch thiết kế đơn giản. - Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa - Nêu được các chữa. nguyên tắc chung khi thiết kế mạch - Hoạt động ổn định, tin cậy. ĐTĐG - Linh kiện dễ tìm. 2. Các bước thiết kế 2. Các bước thiết kế - Trình bày và a. Thiết kế mạch nguyên lý. a. Thiết kế mạch phân tích được nguyên lý các bước thiết kế. - Tìm hiểu yêu cầu của mạch. b. Thiết kế mạch lắp - Đưa ra một số phương án. ráp - Chọn phương án hợp lý nhất. - Tính toán lựa chọn linh kiện hợp lý. b. Thiết kế mạch lắp ráp - Bố trí các linh kiện hợp lý, khoa học. 10
  11. - Dùng dây dẫn nối các linh kiện theo sơ đồ nguyên lý. - Dây dẫn gọn gàng, ngắn nhất. III. Thiết kế "Đèn III. Thiết kế "Đèn nháy trang trí nháy trang trí đơn đơn giản" giản" 1. Sơ đồ nguyên lý 1. Sơ đồ nguyên lý Hình 8 - 3 trang 44 SGK Hình 8 - 3 trang 44 2. Tính toán lựa chọn linh kiện SGK. - R1=R2=1K; R3=R4=10K 2. Tính toán lựa - HS vẽ được sơ chọn linh kiện đồ - Hai tụ điện loại 100µF; hai tụ điện - HS nhận dạng loại 1000 µF được linh kiện, - T1=T2=C828 dựa vào vạch màu - Hai bóng led xanh đỏ, dây dẫn, của điện trở, nguồn 1 chiều 5V. thông số ghi trên tranzito và tụ điện 3. Lắp ráp "Đèn nháy trang trí đơn 3. Lắp ráp "Đèn để lựa chọn được giản" nháy trang trí đơn linh kiện phù hợp. Bố trí các linh kiện hợp lý, khoa học, giản" có tính thẩm mỹ theo hướng tạo ra - Lắp mạch tạo xung một Đèn nháy. theo hướng tạo ra một * Học sinh phải thực hiện đúng Dùng dây dẫn nối các linh kiện theo Đèn nháy. quy định an toàn sơ đồ nguyên lý mạch tạo xung. - Lắp 2 bóng led điện. Dây dẫn gọn gàng, ngắn nhất. xanh, đỏ vảo 2 cửa ra. - HS sử dụng được * Từ mạch tạo xung đã lắp ráp, tại 2 - Cấp nguồn cho đồng hồ vạn năng cửa ra chúng ta lắp 2 bóng led xanh, mạch hoạt động, 2 để đo kiểm tra các đỏ. Cấp nguồn cho mạch hoạt động 2 bóng led luân phiên linh kiện còn tốt bóng led xanh, đỏ luân phiên nhấp nhấp nháy. không. nháy. Ta khéo léo trang trí mạch sẽ - HS bố trí các linh được sản phẩm là một "Đèn nháy kiện sao cho gọn, trang trí đơn giản" có thể trên tủ li khoa học. hoặc trên bàn học… trông rất đẹp. IV. Thực hành điều chỉnh các thông số - HS sử dụng được IV. Thực hành điều chỉnh các của mạch tạo xung. mỏ hàn để hàn nối thông số của mạch tạo xung. các linh kiện với (Trình diễn các sản (Trình diễn các sản phẩm) phẩm) nhau. 1. Chuẩn bị - Sản phẩm "Đèn 1. Chuẩn bị Sản phẩm "Đèn nháy trang trí đơn nháy trang trí đơn giản" phải có giản" của 4 nhóm. 11
  12. 2. Trình diễn - Thực hành Sản phẩm "Đèn nháy tính thẩm mỹ cao dùng để trang trí Bước 1: Cấp nguồn cho "Đèn nháy" trang trí đơn giản" được. của nhóm 1. Quan sát và đếm số lần của 4 nhóm. sáng của led trong khoảng 30 dây. 2. Trình diễn - Thực * Từng nhóm Ghi kết quả vào bảng trong mẫu báo hành trình diễn sản cáo thực hành. phẩm và thuyết Bước 1: Cấp nguồn minh. Bước 2: Cấp nguồn cho "Đèn nháy" cho "Đèn nháy" của của nhóm 2. Quan sát và đếm số lần nhóm 1 hoạt động. - Các nhóm khác sáng của led trong khoảng 30 dây. Bước 2: Cấp nguồn nhận xét, đặt câu Ghi kết quả vào bảng trong mẫu báo cho "Đèn nháy" của hỏi. cáo thực hành. nhóm 2 hoạt động. - HS hoàn thiện Bước 3: Cấp nguồn cho "Đèn nháy" Bước 3: Cấp nguồn phiếu đánh giá của nhóm 3. Quan sát và đếm số lần cho "Đèn nháy" của của các nhóm sáng của led trong khoảng 30 dây. nhóm 3 hoạt động khác. Ghi kết quả vào bảng trong mẫu báo - HS tiến hành tự cáo thực hành. Bước 4: Cấp nguồn đánh giá trong cho "Đèn nháy" của Bước 4: Cấp nguồn cho "Đèn nháy" nhóm 4 hoạt động. nhóm. của nhóm 4 hoạt động. Thay đổi các ** Giáo viên nhận chế độ nháy, liên tưởng với các dàn xét, đánh giá, rút nháy trang trí ngày tết trong thực tế. kinh nghiệm cho (Led xanh sáng, led đỏ tắt và ngược các chủ đề tiếp lại, lúc nháy nhanh lúc chậm). theo. 4. Xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi trong chủ đề nhằm phát triển năng lực học sinh. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VDC I. Mạch tạo xung 1. Chức năng. - Biết được - Vẽ được sơ - Giải thích 2. Sơ đồ mạch tạo chức năng. đồ mạch. được xung xung. - Biết được - Trình bày đối xứng, không đối 3. Nguyên lý làm các linh kiện được nguyên xứng, chu kỳ việc. sử dụng trong lý làm việc mạch. của mạch. xung nhanh chậm. II. Thiết kế mạch - Nêu được - Trình bày và điện tử đơn giản các nguyên phân tích 1. Nguyên tắc chung tắc chung khi được các bước thiết kế. 12
  13. 2. Các bước thiết kế thiết kế mạch ĐTĐG. III. Thiết kế "Đèn - HS sử nháy trang trí đơn - Lựa chọn dụng được giản được đúng mỏ hàn để - HS biết sử 1. Sơ đồ nguyên lý dụng sơ đồ linh kiện để hàn nối các - HS nhận lắp ráp. linh kiện mạch tạo dạng được với nhau. 2. Lựa chọn linh kiện xung để làm các linh kiện. - HS bố trí mạch đèn nháy trang trí. các linh 3. Lắp ráp "Đèn nháy kiện sao trang trí đơn giản" cho gọn, khoa học. - HS trình - HS so IV. Điểu chỉnh các bày, thuyết sánh, nhận thông số của mạch minh sản xét, đánh tạo xung phẩm của giá sản nhóm mình. phẩm của Trình diễn, thuyết Cấp nguồn nhóm mình minh sản phẩm. cho mạch với nhóm hoạt động khác. 5. Bộ câu hỏi dựa theo bảng mô tả giao cho học sinh để hoàn thiện dự án 5.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Mạch tạo xung có chức năng gì ? Câu 2: Nhìn vào sơ đồ hình 8-3 SGK em hãy cho biết mạch sử dụng những loại linh kiện nào? số lượng các linh kiện? Câu 3: Các nguyên tắc khi thiết kế mạch điện tử đơn giản ? Câu 4: Để thiết kế "Đèn nháy trang trí đơn giản" ta dùng sơ đồ nguyên lý nào? 5. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch tạo xung đa hài ? Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc của mạch tạo xung ? Câu 3: Trình bày các bước thiết kế ? Lấy ví dụ minh họa ? (Gợi ý: Ví dụ thiết kế mạch chỉnh lưu) 13
  14. Câu 4: Cho 3 linh kiện như hình vẽ em hãy chỉ ra đâu là điện trở, tụ điện, tranzito ? 5. 3. Câu hỏi vận dụng Câu 1: Điều kiện để có xung đa hài đối xứng ? Câu 2: Làm thế nào để chuyển xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng ? Câu 3: Khi cần thay đổi chu kỳ của xung đa hài nhanh hoặc chậm thì làm thế nào ? Câu 4: Nếu lắp 2 bóng led xanh, đỏ vào 2 cửa ra thì sẽ có hiện tượng gì ? Giải thích ? Câu 5a: - Dành cho nhóm 1: Tìm chọn các linh kiện R1=R2=1K; R3=R4=10K; C1=C2=100µF; T1=T2=C828; hai bóng led xanh, đỏ; Nguồn 1 chiều 5V, dây dẫn điện. Câu 5b: - Dành cho nhóm 2: Tìm chọn các linh kiện R1=R2=1K; R3=R4=10K; C1=C2=1000µF; T1=T2=C828; hai bóng led xanh, đỏ; Nguồn 1 chiều 5V, dây dẫn điện. Câu 5c: - Dành cho nhóm 3: Tìm chọn các linh kiện R1=R2=1K; R3=R4=10K; C1=C2=100µF; C=1000 µF; T1=T2=C828; hai bóng led xanh, đỏ; Nguồn 1 chiều 5V, dây dẫn điện. Câu 5d: - Dành cho nhóm 4: Tìm chọn các linh kiện R1=R2=1K; R3=R4=10K; C1=C2=100µF; C3=C4=1000 µF; T1=T2=C828; hai bóng led xanh, đỏ; công tắc ngắt nối tụ C3, C4; Nguồn 1 chiều 5V; dây dẫn điện. 5.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Dùng các linh kiện đã tìm chọn ở trên để lắp ráp thành một "Đèn nháy" đơn giản để trang trí trong nhà ? Câu 2: Trình bày, thuyết minh sản phẩm của nhóm mình và trả lời các câu hỏi của nhóm khác ? 14
  15. Câu 3: So sánh sản phẩm "Đèn nháy" của nhóm mình với sản phẩm "Đèn nháy" của các nhóm khác ? CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN A. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 1. Mục đích của khảo sát Nhằm biết được đề tài có cấp thiết không; có khả thi không? 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 2.1. Nội dung khảo sát - Tính cấp thiết của việc áp dụng dạy học dự án vào một số bài trong môn Công nghệ 12 (Bài 8, bài 9 và bài 12). - Tính khả thi của việc áp dụng dạy học dự án để học sinh có thể làm ra một số thiết bị đơn giản có ứng dụng vào thực tiễn và trong công tác dạy và học. 2.2. Phương pháp khảo sát Trao đổi bằng bảng hỏi; với thang đánh giá bốn mức (tương ứng với số điểm từ 1 đến 4): Không cấp thiết; ít cấp thiết; cấp thiếp và rất cấp thiết. Không khả thi; ít khả thi; khả thi và rất khả thi. Tính điểm trung bình X bằng cách tính điểm trung bình cho mỗi câu hỏi rồi tính điểm trung bình cho cả 8 câu hỏi đó. 2.3. Đối tượng khảo sát TT Đối tượng Số lượng Link khảo sát 1 Giáo viên 12 https://forms.gle/u2cQeCucYDiykLUp9 2 Học sinh 125 https://forms.gle/GrdeV22SysP3FtFJ6 Tổng 137 2.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của sáng kiến 2.4.1 Sự cấp thiết của các giải pháp Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Áp dụng dạy học dự án vào một số bài trong 3.62 Cấp thiết môn Công nghệ 12. 15
  16. Qua việc khảo khảo sát trên ta thấy việc áp dụng dạy học dự án vào một số bài trong môn Công nghệ (Bài 8, bài 9 và bài 12) là việc làm cần thiết. 2.4.2. Sự khả thi của các giải pháp Đánh giá sự khả thi của các giải pháp TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Áp dụng dạy học dự án vào một số bài trong môn 3.72 Khả thi Công nghệ 12. Qua việc khảo khảo sát trên ta thấy việc áp dụng dạy học dự án vào một số bài trong môn Công nghệ 12 là việc làm khả thi và hoàn toàn thực hiện được. B. Kế hoạch tiến trình dự án Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề "Đèn nháy trang trí đơn giản" nhằm phát triển năng lực học sinh bằng dạy học dự án do các tác giả xây dựng, được đồng nghiệp dạy cùng khối 12 Trường THPT Lê Lợi góp ý và cùng áp dụng có hiệu quả. Tác giả áp dụng phương pháp DHDA ở lớp 12A2; lớp đối chứng là một số lớp 12 còn lại dạy học theo phương pháp thông thường. Ngoài ra sáng kiến còn được một số giáo viên ở các trường khác áp dụng. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 12 tại trường THPT Lê Lợi, tôi lập kế hoạch thực hiện như sau: TT Nội dung Người thực hiện Thời gian 1 Chuẩn bị dự án: - Giới thiệu chủ đề, chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ. - Giáo viên: - Hướng dẫn học sinh thảo luận 1. Hoàng Mạnh Giang 1 tiết nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án như: phân công nhiệm vụ, 2. Lê Văn Hải cách thức hoạt động, vai trò của - Học sinh lớp 12A2 từng thành viên trong nhóm, ghi nhật ký… - Hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp an toàn điện, cháy nổ. - Hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ vạn năng, sử dụng mỏ hàn thiếc. 16
  17. - Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. 2 Thực hiện dự án 1 tuần - GV: Hoàng Mạnh Giang; Lê Văn Hải theo dõi, hỗ trợ. - Nhóm 1 báo cáo - Nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, đánh giá. Báo cáo và đánh giá dự án ½ tiết - Giáo viên Hoàng Mạnh Giang; Lê Văn Hải đánh giá, kết luận. - Nhóm 2 báo cáo - Nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, đánh giá. Báo cáo và đánh giá dự án ½ tiết - Giáo viên Hoàng Mạnh Giang; Lê Văn Hải đánh giá, kết luận. 3 - Nhóm 3 báo cáo - Nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, đánh giá Báo cáo và đánh giá dự án ½ tiết - Giáo viên Hoàng Mạnh Giang; Lê Văn Hải đánh giá, kết luận. - Nhóm 4 báo cáo - Nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, đánh giá. Báo cáo và đánh giá dự án ½ tiết - Giáo viên Hoàng Mạnh Giang; Lê Văn Hải đánh giá, kết luận. C. Thiết kế bài học triển khai dự án Tiết 1: Giai đoạn 1 - Chuẩn bị dự án - Tiết PPCT 10 dạy ở lớp 12A2. I. Mục tiêu - Học sinh biết được nhiệm vụ nhóm phải thực hiện. 17
  18. - HS lập kế hoạch nhóm để triển khai thực hiện dự án: phân công nhóm trưởng, thư ký, xác định nhiệm vụ cá nhân, kế hoạch thực hiện. - HS hứng thú, tích cực và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện dự án. II. Chuẩn bị GV: Giáo án, bài giảng Powerpoint, phòng học 12A2 có Tivi. HS: Vở ghi chép, SGK Công nghệ 12. III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động 1. Đặt vấn đề - tiếp nhận dự án Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: Mạch tạo xung là mạch điện tử dùng để biến đổi năng lượng dòng điện một chiều HS nghe, theo dõi, ghi chép thành năng lượng dao động điện có dạng xung và tần số theo yêu cầu. - GV chiếu Slide sơ đồ mạch tạo xung đa hài. HS quan sát, ghi chép - GV giới thiệu mạch tạo xung thật của Công ty thiết bị cung cấp. HS quan sát liên hệ với sơ đồ - GV lắp 2 bóng đèn led xanh đỏ ở 2 cửa ra của mạch tạo xung và cấp nguồn cho mạch HS quan sát, theo dõi hoạt động. - GV: Các em có nhận xét gì về hiện tượng của 2 bóng led xanh đỏ ? (Hai bóng led nhấp nháy) HS trả lời - GV: Nhìn 2 bóng led xanh đỏ nhấp nháy các em có liên tưởng gì ? (liên tưởng đến giàn HS trả lời nháy ngày tết) * GV dẫn dắt: Để hiểu rõ hơn về mạch tạo Học sinh theo dõi, tiếp nhận dự xung và muốn thiết kế, chế tạo được mạch tạo án. 18
  19. xung thì lớp chúng ta sẽ thực hiện một dự án với tên gọi "Đèn nháy trang trí đơn giản". Hoạt động 2. Giao nhiệm vụ - GV thông báo sẽ chia lớp thành 4 nhóm, mỗi - HS lắng nghe, tiếp thu nhiệm nhóm từ 9 đến 12 học sinh. Các nhóm đảm bảo vụ và hình dung cách tiến hành đồng đều về nhận thức và tích cực trong hoạt dự án. động học tập. GV cử ra 4 nhóm trưởng là các học sinh giỏi, khá của môn công nghệ. Sau đó 4 nhóm trưởng hội ý với nhau để chọn các thành viên sao cho năng lực các thành viên trong nhóm tương đương nhau. - Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, Nhóm 1: Chế tạo đèn nháy có chu kỳ nhanh đọc kỹ nội dung yêu cầu trong Nhóm 2: Chế tạo đèn nháy có chu kỳ chậm nhiệm vụ của nhóm mình. Nhóm 3: Chế tạo đèn nháy có chu kỳ không đối xứng Nhóm 4: Chế tạo đèn nháy có chu kỳ thay đổi được. Hoạt động 3. Các nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án - GV cung cấp cho các nhóm những yêu cầu - Các nhóm lập kế hoạch thực cần thực hiện trong từng nhiệm vụ, hướng dẫn hiện dự án theo hướng dẫn của cho học sinh lập kế hoạch thực hiện dự án. GV: Cử thư ký, phân công nhiệm GV yêu cầu các nhóm sau 2 ngày kể từ tiết học vụ cho từng thành viên trong này HS phải nộp kế hoạch thực hiện dự án. nhóm, yêu cầu sản phẩm và thời gian hoàn thành. - Các nhóm nộp kế hoạch Hoạt động 4. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp an toàn điện, cách sử dụng mỏ hàn thiếc, cách sử dụng đồng hồ vạn năng và tài liệu tham khảo. - GV hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp an toàn điện, cháy nổ. - Học sinh chú ý lắng nghe, ghi - GV hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ vạn chép. năng, sử dụng mỏ hàn thiếc. - GV thông báo tài liệu tham khảo: SGK, mạng internet. 19
  20. Một số hình ảnh khi giáo viên đặt vấn đề và giao nhiệm vụ dự án cho các nhóm học sinh: Giáo viên đặt vấn đề Giáo viên xác định chủ đề Giáo viên giao nhiệm vụ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2