intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề Địa lí nông nghiệp Việt Nam góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh lớp 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề Địa lí nông nghiệp Việt Nam góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh lớp 12" nhằm lựa chọn được nội dung và cách thức tổ chức cho học sinh học tập tại thực địa thông qua chủ đề Địa lí Nông nghiệp Việt Nam nhằm góp phần phát triển năng lực tổ chức học tập tại thực địa cho học sinh THPT và nâng cao chất lượng dạy học môn học, chuẩn bị thực hiện CTGDPT 2018 có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề Địa lí nông nghiệp Việt Nam góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh lớp 12

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề “Địa lí nông nghiệp Việt Nam” góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh lớp 12. Thuộc môn: Địa lí Lĩnh vực: Giáo dục Người thực hiện: Nguyễn Thị Anh Thơ Tổ bộ môn: Xã hội Năm thực hiện: 2022 Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu Số điện thoại: 0383746335 Email: anhtho2510@gmail.com Yên Thành, tháng 4 năm 2022
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước thì cần đổi mới một cách toàn diện về kinh tế - xã hội trong đó ngành giáo dục luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặt lên hàng đầu. Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiên đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề tăng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong khi đó,thực trạng và hiệu quả của dạy học truyền thống còn tồn tại nhều hạn chế gây cản trở quá trình đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 và môn Địa lý cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/TT-BGD-ĐT, chân dung người học với 5 phẩm chất và 10 năng lực đã được xác định một cách tường minh. Trong đó, năng lực Địa lí là năng lực đặc thù được hình thành và phát triển qua quá trình học tập môn Địa lí ở trường phổ thông. Trong hệ thống năng lực thành phần, năng lực tổ chức học tập tại thực địa thuộc năng lực tìm hiểu địa lí trong chương trình hiện hành chưa thực sự được chú trọng. Hơn nữa, học tập từ thực địa, trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, tiếp cận phù hợp với đặc thù môn học, tạo cơ hội để tổ chức dạy học gắn với thực tiễn qua đó phát triển năng lực ở người học. Qua thực tế, việc tổ chức dạy học gắn liền với thực tiễn chưa được tiếp cận nhiều, chỉ một số trường vừa học vừa dạy nghề có gắn với thực tiễn, nhất là việc tổ chức dạy học địa lí gắn liền với thực tiễn nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh cấp THPT chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó việc trải nghiệm trên các lĩnh vực giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp người học trải nghiệm sáng tạo, hình thành một số phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp, phân luồng, cung cấp nhân lực cho địa phương. Từ những lí do trên tôi thực hiện đề tài: “ Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại 1
  3. các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề “Địa lí nông nghiệp Việt Nam” góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh lớp 12” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường phổ thông. 2. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 12 tại đơn vị công tác trong năm học 2020 – 2021 và 2021 -2022. - Nghiên cứu xây dựng chủ đề dạy học “Địa lí Nông nghiệp Việt Nam” bằng dạy học gắn liền trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương. - Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh khối 12 3. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn được nội dung và cách thức tổ chức cho học sinh học tập tại thực địa thông qua chủ đề Địa lí Nông nghiệp Việt Nam nhằm góp phần phát triển năng lực tổ chức học tập tại thực địa cho học sinh THPT và nâng cao chất lượng dạy học môn học, chuẩn bị thực hiện CTGDPT 2018 có hiệu quả. 4. Nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí ở trường THPT. - Điều tra, khảo sát thực tiễn và xử lý thông tin về việc tổ chức tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT hiện nay. - Xác định các nội dung và phương pháp thiết kế, tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành-Tỉnh Nghệ An - Đề xuất một số giải pháp để tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập từ sách giáo khoa Địa lí 12, báo, tạp chí khoa học, internet, các tài liệu lý luận dạy học Địa lí. Từ nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành hệ thống hóa, phân loại và thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp theo từng vấn đề nghiên cứu của đề tài để hình thành khung lý thuyết nghiên cứu gồm hệ thống các khái niệm, luận ý, luận điểm. Thông qua tổng hợp và phân tích tài liệu, tác giả 2
  4. cũng xem xét kế thừa, phát triển thêm đối với nội dung nghiên cứu thuộc bối cảnh mới, môn học cụ thể. 5.2. Phương pháp điều tra: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các hoạt động ngoài thực địa trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT. Để tiến hành, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu hỏi ý kiến giáo viên giảng dạy môn Địa lí lớp 12 THPT và mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đang học lớp 12 THPT dựa trên mục đích và nội dung khảo sát chúng tôi tiến hành khảo sát ở trường THPT Bắc Yên Thành, THPT Phan Thúc Trực huyện Yên Thành Tổ chức điều tra thực tế bằng phiếu hỏi (15 phiếu hỏi được phát cho giáo viên và 400 phiếu hỏi được phát cho học sinh khối 12 của 2 trường) và quan sát thực tế trong các buổi tham quan học tập trải nghiệm trực tiếp và trực tuyến. 5.3. Phương pháp quan sát. Để đánh giá chính xác, khách quan hơn về việc thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài thực địa một số nội dung trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT chúng tôi thiết kế các phiếu quan sát giờ dạy. Thông qua phiếu quan sát giờ dạy tiến hành lựa chọn, hướng dẫn về cách quan sát, ghi chép phiếu quan sát, cũng như một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong phiếu quan sát cho một số giáo viên. Nội dung quan sát bao gồm các phương pháp, công cụ và một số kĩ thuật được giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kết quả về tính khoa học, tính thực tiễn và khả thi của quy trình, phương pháp và công cụ đánh giá được đề xuất trong đề tài. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại trường THPT Bắc Yên Thành, THPT Phan Thúc Trực huyện Yên Thành Trước khi thực nghiệm, tiến hành khảo sát để chọn lớp thực nghiệm, hỏi ý kiến của giáo viên. Soạn giáo án có sử dụng quy trình và các phương pháp đề xuất trong đề tài để thực nghiệm. Cho học sinh làm bài kiểm tra, sau đó chấm điểm và tính toán các tham số để xem xét hiệu quả của việc sử dụng quy trình, phương pháp đối với việc giáo dục hoạt động thực địa trong dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT trên thực tế. 5.5. Phương pháp toán thống kê Phương pháp được sử dụng để xử lí số liệu điều tra, phân tích một số mối tương quan liên quan đến giáo dục hoạt động thực địa trong dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT. Ngoài ra, phương pháp còn được sử dụng để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm đưa ra những kết luận về tính khoa học, khả thi, hiệu quả của quy trình, công cụ được đề xuất trong đề tài. 6. Tính mới của đề tài: 3
  5. - Góp phần phát huy năng lực học tập tại thực địa của học sinh.Các em thể hiện tinh thần tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện thêm về các kỹ năng giao tiếp; lắng nghe; trình bày suy nghĩ ý tưởng; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm; quản lí thời gian; tìm kiếm và xử lí thông tin…, tăng cường định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giúp học sinh vừa vận dụng kiến thức trải nghiệm thực tế vào bài học mà qua đó còn khắc sâu được kiến thức, tạo kích thích và khả năng tự học trong học tập… - Qua thực tiễn trải nghiệm các em biết thêm thế mạnh và hạn chế của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biết rõ hơn về tình hình phát triển nông nghiệp tại nơi mình sinh sống, các em được trực tiếp quan sát, tham gia quy trình sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp sạch... từ đó có định hướng tốt hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. 7. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT. - Chương 2: Thiết kế và tổ chức trải nghiệm ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT tại địa phương. - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức học tập ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT. I. Cơ sở lí luận 1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghệ 4.0) hiện nay giáo dục và đào tạo là con đường hiệu quả nhất để con người tiếp cận kịp thời những thông tin mới nhất, cập nhật, làm giàu thêm nguồn tri thức và năng lực sáng tạo của mình, chỉ có thông qua giáo dục và đào tạo mới đào tạo, phát triển và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội. Chính vì vậy, từ xưa đến nay mọi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển đều rất đề cao vai trò quan trọng của giáo dục 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 4
  6. thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, hoạt động thực địa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng/làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Ngoài ra cần phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản: Một là dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn. Hai là chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho học sinh các tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Ba là tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giáo viên- học sinh và học sinh- học sinh nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Bốn là chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời lời giải/ đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác 5
  7. định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá). Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập ngoài thực địa. 2. Một số vấn đề chung về học tập ngoài thực địa 2.1. Quan niệm và yêu cầu của tổ chức học tập ngoài thực địa 2.1.1. Một số quan niệm về học tập ngoài thực địa Trong định hướng đổi mới chương trình giáo dục theo định hướng năng lực và phẩm chất học sinh, Việt Nam đòi hỏi việc dạy học cần gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm hình thành và phát triển các năng lực hành động cụ thể cho học sinh phù hợp với bối cảnh và yêu cầu thực tiễn. Trong đó, cần tập trung vào năng lực hành động và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, việc gắn kết giáo dục nhà trường với thực tế cuộc sống giúp cho học sinh khắc sâu và vận dụng tốt kiến thức được học ở nhà trường vào đời sống và sản xuất. Có nhiều phương pháp dạy học thực tiễn trong đó có một số phương pháp như tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hiện dạy học dự án, thực hiện tổ chức học tập ngoài thực địa, dạy học thông qua nghiên cứu khoa học,... Theo Emily Case (2007), quan niệm “Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động tiếp nối các hoạt động trên lớp, hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp”. Còn theo Sharma và R.Ahmed (1996), xét trên phương diện, vị trí và trai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp quan niệm “Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động tự học, tự nghiên cứu sau các giờ học trên lớp, giúp củng cố và mở rộng các kiến thức đã được học”. Tiến sĩ Phạm Quang Tiến và các đồng sự thì cho rằng dạy học ngoài thực địa chính là việc tổ chức các hoạt động dạy học trong môi trường thực tế, gắn với việc trao quyền và trách nhiệm giải quyết nhiệm vụ học tập cho học sinh thông qua các hoạt động tích cực như hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, thu thập thông tin phản hồi,… nhằm đáp ứng sở thích học tập của người học và nâng cao hiệu quả dạy học. Dạy học ngoài thực địa có một số đặc điểm: kích thích tính tích cực của học sinh bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng ở các em trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thường gặp trong thực tế; giáo viên cần định hướng cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập và áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống; Có nhiều hình thức học tập ngoài thực địa khác nhau như sử dụng thí nghiệm khoa học, học tại công viên, vườn trường, vườn quốc gia, nhà máy sản xuất, làng nghề, bảo tàng lịch sử,…; Phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác 6
  8. nhau nhằm tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách hiệu quả như dựa trên vấn đề, hoạt động nhóm, thí nghiệm, thực hành, theo dự án,… Đối với bản thân tôi thì tổ chức hoạt động học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông là: Tổ chức hoạt động học tập ngoài thực địa là một trong những hoạt động dạy học có ý nghĩa đặc biệt với môn Địa lí. Hoạt động học tập ngoài thực địa ở trường phổ thông là hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tiễn, giúp hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù đáp ứng yêu cầu của năng lực người học hiện nay. 2.1.2. Yêu cầu của tổ chức học tập ngoài thực địa + Việc tổ chức học tập ngoài thực địa giúp cho học sinh hiểu kiến thức bằng trực quan sinh động. + Học tập ngoài thực địa còn giúp kiểm tra, sửa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa những kiến thức học sinh đã được học. + Học tập ngoài thực địa góp phần tạo mối liên hệ giữa tri thức học sinh được học với thực tiễn, giữa nhà trường với xã hội. + Giáo viên phải lên kế hoạch dạy học cụ thể như: - Xác định mục tiêu học tập về kiến thức, kĩ năng, năng lực hướng tới. - Lựa chọn địa điểm thích hợp nhất - Hoạt động: Chuẩn bị, khám phá, phỏng vấn - Sản phẩm: Báo cáo thu hoạch gồm bài báo cáo,vi deo,hình ảnh ... - Phương án chuẩn bị: Giáo viên phối hợp với học sinh, phụ huynh, tổ chuyên môn, nhà trường để duyệt kế hoạch và tiến hành triển khai. 2.2. Vai trò, ý nghĩa của tổ chức học tập ngoài thực địa 2.2.1. Vai trò của tổ chức học tập ngoài thực địa Học tập ngoài thực địa là một hình thức dạy học của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, tổ chức học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông có vai trò to lớn đối với cả giáo viên, học sinh và cả nhà trường trong cách quản lí, định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Vai trò của tổ chức học tập ngoài thực địa đối với học sinh: - Việc học tập ngoài thực địa sẽ giúp học sinh được phát triển tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, hành động,…) thay cho việc các em tiếp thu thụ động thông qua bài dạy của giáo viên. Khi học sinh được trải nghiệm với các hoạt động ngoài thực địa các em sẽ sử dụng tất cả các giác quan của mình để nắm bắt nội dung bài học. - Thông qua việc tổ chức học tập ngoài thực địa để phát triển tổng hợp năng lực của học sinh (giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, ngôn ngữ, tính 7
  9. toán,…). Trong quá trình tổ chức học tập ngoài thực địa giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh. Còn các em sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ được giao và thông qua việc thực hiện đó bản thân các em sẽ được rèn luyện các năng lực cần thiết. - Tổ chức học tập ngoài thực địa còn là cách thức tốt nhất để giúp học sinh rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của người công dân trong xã hội (yêu thương, nhân ái, yêu nước, có trách nhiệm,…) - Giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình học tập. Khi tổ chức hoạt động thực địa thì buộc học sinh phải tham gia hoạt động, các em không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác. Bản thân học sinh phải cố gắng nắm bắt nội dung kiến thức trong giờ học thực địa để sau đó có thể tiến hành báo cáo sau khi buổi học kết thúc. - Việc tổ chức học tập ngoài thực địa giúp cũng cố lại lý thuyết mà học sinh đã được học trên lớp, giúp cho việc học tập của học sinh trở nên có ý nghĩa, hấp dẫn, sinh động hơn, tăng hứng thú trong học tập. Vai trò của tổ chức học tập ngoài thực địa đối với giáo viên: - Việc tổ chức học tập ngoài thực địa giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. - Giáo viên khi thực hiện tổ chức học tập ngoài thực địa cho học sinh tham gia sẽ làm cho môn học trở nên gần gũi, hấp dẫn, thu hút và tạo động lực để các em tham gia học tập. So với việc học trên lớp thì học tập ngoài thực địa sẽ tạo hứng thú hơn cho học sinh vì các em sẽ được tham gia trải nghiệm. - Thông qua việc tổ chức hoạt động học tập ngoài thực địa sẽ giúp phát triển năng lực nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức cá nhân của người giáo viên. Ngoài ra còn giúp làm mới tư tưởng, phương pháp dạy học, đưa ra nhiều ý tưởng phát triển và sáng tạo trong nghề nghiệp. Vai trò của tổ chức học tập ngoài thực địa đối với nhà trường: - Hình thành đa dạng hoá các hoạt động học tập trong nhà trường. Giúp hoạt động dạy học theo định hướng năng lực cho học sinh - Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh với nhà trường. 2.2.2. Ý nghĩa của tổ chức học tập ngoài thực địa Việc tổ chức học tập ngoài thực địa có ý nghĩa là cầu nối quan trọng giữa hoạt động giáo dục trong nhà trường và các hoạt động giáo dục ngoài xã hội. Do đó tổ chức học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông sẽ huy động được sức mạnh của gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh. 8
  10. Tổ chức học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông là hoạt động nối tiếp các hoạt động dạy học các môn học trên lớp, giúp học sinh mở rộng được các hiểu biết của bản thân các em về các kiến thức bộ môn. Ngoài ra việc tổ chức học tập ngoài thực địa còn giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng chuyên biệt của các môn học (Toán, Văn, Vật lí, Sinh học, Hóa học, Công Nghệ,…) và giúp học sinh có thái độ đúng đắn về các vấn đề khoa học. Hoạt động học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông là hoạt động giáo dục quan trọng giúp học sinh được thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm thực tiễn. Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập ngoài thực địa học sinh sẽ có hứng thú học tập nhiều hơn, có niềm tin vào các môn học và có thái độ đúng đắn với các vấn đề xã hội. Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta thì việc tăng cường tổ chức các hoạt động học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông là việc làm cần thiết. Tổ chức hoạt động học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông phải được tổ chức thường xuyên với nội dung, hình thức tổ chức đa dạng hướng tới việc hình thành và phát triển được cho học sinh những phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần thiết ở từng bộ môn.Việc tổ chức dạy học thực địa góp phần hình thành và phát triển năng lực tổ chức học tập tại thực địa. 2.3. Các hình thức học tập ngoài thực địa Trong quá trình dạy học hoạt động học tập ngoài thực địa có nhiều cách phân loại hình thức khác nhau: Hình thức học tập ngoài thực địa trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động học tập ngoài thực địa có thể tổ chức nhiều hình thức hoạt động khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. - Phân loại theo tính chất hoạt động ta có các hoạt động học tập ngoài thực địa có tính khám phá (tham quan, cắm trại,...), các hoạt động học tập ngoài thực địa có tính dài lâu (dự án, nghiên cứu khoa học,...), các hoạt động học tập ngoài thực địa kết hợp với hoạt động cộng đồng (tình nguyện), các hoạt động học tập ngoài thực địa kết hợp với các hoạt động biểu diễn (văn nghệ, thể thao),câu lạc bộ… 2.4. Đánh giá trong dạy học ngoài thực địa Sau khi tổ chức dạy học ngoài thực địa cho học sinh giáo viên cần tổ chức đánh giá việc học tập của các em. Việc đánh giá có thể bao gồm việc học sinh tự đánh giá và giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh. Sau khi đánh giá thì giáo viên công bố kết quả và khen thưởng (nếu có). Giáo viên cần nhận xét những điều học sinh đã làm được, làm tốt hơn mong đợi và một số điểm cần khắc phục để có thể 9
  11. mang lại hiệu quả tốt hơn. Sau đó giáo viên rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức dạy học ngoài thực địa sau sẽ hoàn thiện hơn. Để đánh giá quá trình học tập ngoài thực địa của học sinh giáo viên cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá bao quát tất cả các bước chuẩn bị, triển khai học tập tại thực địa và báo cáo kết quả. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá chi tiết và cung cấp cho người học trước khi quá trình học tập ngoài thực địa bắt đầu. Việc này nhằm giúp học sinh xác định được các mục tiêu cụ thể cần đạt được. Bên cạnh đó, nó còn giúp họ thấy rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong suốt quá trình học tập ngoài thực địa. Công cụ đánh giá cần được thiết kế phù hợp với nội dung, yêu cầu, đặc điểm và hình thức dạy học ngoài thực địa. Công cụ đánh giá rất đa dạng về hình thức như sử dụng bảng quan sát thái độ học tập của học sinh. GV quan sát, theo dõi và đánh giá quá trình hoạt động của HS trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập ngoài thực địa Địa lí 12 qua các minh chứng như: về công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện và sản phẩm sau khi hoạt động học tập ngoài thực địa qua môn Địa lí 12. Ngoài ra GV có thể sử dụng bảng kiểm tra sự tham gia của học sinh qua các minh chứng như: về việc thực hiện giờ giấc khi tham gia, thái độ khi các em HS tham gia, kết quả sau khi cá em tham gia học tập ngoài thực địa. Để đánh giá việc học tập ngoài thực địa của HS, GV còn có thể yêu cầu học sinh viết báo cáo thu hoạch mô tả đối tượng địa lí sau khi các em đã tham gia học tập ngoài thực địa.. Từ việc đánh giá đó có thể rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức hoạt động học tập ngoài thực địa sau này. 3. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề 3.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức nội dung bài học… có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học hiện nay có thể là: - Chủ đề dạy học trong một môn học. - Chủ đề tích hợp liên môn hay chủ đề liên môn. 3.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Xác định chủ đề. 10
  12. Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề. Bước 3: Xây dựng bảng mô tả. Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập. Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề. Thiết kế tiến trình dạy học: - Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo. Với mỗi hoạt động cần có: Mục đích; Nhiệm vụ học tập của học sinh; Cách thức tiến hành 3.3. Tổ chức dạy học chủ đề. - Xây dựng chủ đề dạy học. - Biên soạn câu hỏi/bài tập. - Thiết kế tiến trình dạy học. Mỗi hoạt động học được thực hiện theo các bước như sau: + Chuyển giao nhiệm vụ học tập. + Thực hiện nhiệm vụ học tập. + Báo cáo kết quả và thảo luận. + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 4. Dạy học theo chủ đề gắn với trải nghiệm thực địa Trong quá trình dạy học theo từng chủ đề, các hoạt động học của HS được thiết kế dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Thông qua hoạt động trải nghiệm thực địa , mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế 11
  13. hoạch, có trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm không đơn thuần tại các cơ sở thực tiễn mà có thể trải nghiệm trên nhiều phương diện khác nhau. 5. Ý nghĩa của việc dạy học theo chủ đề gắn liền trải nghiệm các mô hình sản xuất kinh tế ở địa phương. Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. Các yếu tố trong các hoạt động sản xuất sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao khả năng trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học. Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với sản xuất, kinh doanh; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển năng lực đặc thù của bộ môn. Tạo hứng thú nhận thức của học sinh về các vấn đề thực tiễn. Những vấn đê như tự nhiên,dân cư – xã hội, kinh tế của đất nước cũng như của địa phương được các em quan tâm tìm hiểu cụ thể. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó học sinh có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện. Tăng cường phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự phân tích, tổng hơp vận dụng của hoạt động tư duy, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ…. Khi học sinh tiếp cận với hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em. Góp phần giáo dục nhân cách học sinh. Tiến hành nghiên cứu quá trình thực tiễn sản xuất một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, biết hợp tác kết nối và ứng xử phù hợp với các mối quan hệ xung quanh. Phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lí thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng dạy học thực địa ở trường phổ thông 12
  14. Môn học Địa lí ở trường trung học phổ thông là một bộ phận không thể tách rời trong tổng thể các môn học thuộc chương trình giáo dục trung học phổ thông. Và trong giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông giáo viên cũng phải có những thay đổi tích cực trong phương pháp giảng dạy nhằm mục đích phát triển năng lực học sinh. Ngoài việc sử dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy Địa lí trong lớp học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên Địa lí cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ngoài lớp học Đối với các trường trung học phổ thông tại địa bàn huyên Yên Thành những năm gần đây đều có tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động học tập thực địa, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học địa lí. Thường các hoạt động học tập ngoài thực tế sẽ được tổ chức kết hợp với các môn học khác. Cùng một hoạt động sẽ giúp cho học sinh hình thành được cho bản thân các em kiến thức nhiều môn học. 2. Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát Yên Thành là huyện đồng bằng bán sơn địa, là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Nghệ An, có hơn 85% dân cư sống ở nông thôn, có truyền thống thâm canh lúa nước. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Yên Thành đã đạt được những kết quả quan trọng: Năng suất, sản lượng lương thực ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao như liên kết sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm, sản xuất cam tập trung, các nhà lưới trồng rau, hoa,... cho thu nhập ổn định từ 400-800 triệu đồng/ha/năm Năm 2021, huyện Yên Thành được công nhận 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong đó có 01 sản phẩm được trao chứng nhận OCOP hạng 4 sao (sản phẩm nâng hạng năm 2021) là sản phẩm Giò bê Chung Tài của hộ kinh doanh Lê Đình Chung (xã Hợp Thành); có 08 sản phẩm được trao chứng nhận OCOP hạng 3 sao gồm: Cam Đồng Thành của HTX cam Đồng Thành (xã Đồng Thành); Bún ngũ cốc dinh dưỡng của Công ty Cổ phần SX-TM Suối khoáng Nghệ An (xã Sơn Thành); Gạo thảo dược Vĩnh Hoà và Bột dinh dưỡng gạo thảo dược Vĩnh Hoà của Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hoà; Hương trầm Dũng Huệ của hộ kinh doanh Phan Thị Huệ (xã Xuân Thành); Gà đồi Minh Dư Quang Thành của HTX Chăn nuôi Quang Thành (xã Quang Thành); Nấm sò của THT kinh doanh sản xuất nấm Thị Trấn (Thị Trấn); Đèn lồng 01 lớp của HTX Thủ công nghiệp Thắng Lợi (xã Thọ Thành). Ngành nông nghiệp đã từng bước phát huy được thế mạnh của huyện nông nghiệp; tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, hiệu quả hơn.Nhiều mô hình liên doanh, liên kết 13
  15. trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực hiện có hiệu quả1; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được đẩy mạnh2; quan tâm xây dựng các thương hiệu, nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm3. 3. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học chủ đề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong dạy học Địa lí Để tìm hiểu thực trạng dạy học chủ đề gắn liền với các mô hình nông nghiệp sạch tại địa phương ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành khảo sát 15 giáo viên và 400 học sinh lớp 12 tại 04 trường THPT (Phan Đăng Lưu, Bắc Yên Thành, Phan Thúc Trực, Lê Doãn Nhã) từ tháng 2 /2021 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số liệu. Bảng 1.1: Phân bố phiếu điều tra GV và HS tại địa bàn huyện Diễn Châu TT Trường THPT Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % GV HS 1 Phan Đăng Lưu 4 26.66 240 60.0 2 Bắc Yên Thành 5 33.33 80 20.0 3 Phan Thúc Trực 4 26.66 41 10.25 4 Lê Doãn Nhã 2 13.33 39 9.75 Tổng số 15 100% 400 100% 1 Tổng diện tích các mô hình liên doanh, liên kết từ 2016-2020 đạt gần 9.500 ha; trong đó diện tích liên doanh liên kết lúa là 8.624 ha, ngô và rau màu các loại gần 700 ha. Các doanh nghiệp liên kết: Công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty Công nông nghiệp Thái Bình, Công ty INAD thuộc Tập đoàn TH, Công ty Khang Long,… Liên kết Tập đoàn TH, trại bò Nghi Lâm sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi. Liên kết trong chăn nuôi tại HTX.NN Thọ Thành, Tây Thành, Quang Thành. Ngoài ra còn xây dựng được 5 chuỗi liên kết trong sản xuất tại các HTX là HTX Thọ Thành, HTX Liên Thành, HTX Văn Thành, HTX Quyết Tiến (Công Thành) và Công Ty TNHH Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa. 2 Đã có các sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP: Dứa quả ở Tân Thành và rau sản xuất trong nhà lưới ở Tân Thành; Dứa ở Tân Thành, Dưa lưới Bảo Thành, Nấm Thị trấn, Sơn Thành và Nam Thành, Ốc bưu đen Đức Thành, Cam Đồng Thành, Minh Thành; gà Tây Thành, Quang Thành, giò bê Làng nghề Vĩnh Hòa. 3 Cam Đồng Thành, Minh Thành, Tiến Thành, Xuân Thành, tinh bột nghệ Quang Thành và Bắc Thành, ngũ cốc Tân Thành, sản phẩm gạo thảo dược Công ty TNHH Khoa học Vĩnh Hòa; mật ong Tràng kè, Gà đồi Quang Thành, Ốc bưu đen Đức Thành, Nấm Yên Thành, Dưa lưới Bảo Thành, Dưa và rau Tân Thành, Giò bê Làng nghề Vĩnh Hòa (Hợp Thành). Đã có 7 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP gồm: Trà gạo thảo dược Vĩnh Hòa của Vĩnh Thành, Ngũ cốc Long Liên của Tân Thành, Cam Minh Thành của HTX Minh Thành, Giò bê Chung Tài của Làng nghề Vĩnh Hòa, Ốc bươu đen của Đức Thành, Tinh bột nghệ Quang Thành, Nấm sò của Thị trấn. 14
  16. 3.1. Kết quả điều tra từ giáo viên Qua kết quả điều tra (Bảng1.1 phụ lục 1), từ 15 GV các trường THPT trên địa bàn, cho thấy việc thầy (cô) tổ chức cho học sinh trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở địa phương rất cần thiết(>91 %). Tuy nhiên, Thầy (cô) chưa thường xuyên tổ chức (21,1%) hoặc hướng dẫn cho học sinh dạy học chủ đề gắn liền với các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương. Vì vậy, việc đa dạng hoá các hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực Địa lí cho HS chưa được chú trọng. 3.2. Kết quả điều tra từ học sinh Sau khi khảo sát ý kiến của 100 HS 2 lớp 12A2 và 12A5(Bảng1.2 phụ lục 1) về vấn đề học tập theo chủ đề gắn với trải nghiệm thực tiễn thì các em cho rằng cần thiết phải quan tâm đến các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở địa phương chiếm 65%. Ngoài ra các em cũng cảm thấy hứng thú nếu được tổ chức học tập theo chủ đề gắn với những hoạt động ngoài thực địa. Chương 2: Thiết kế và tổ chức trải nghiệm ngoài thực địa trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT tại địa phương. 2.1. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất nông nghiệp tại địa phương 2.1.1. Tìm hiểu, trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương (Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Bước 1: Khảo sát cơ sở. Để chuẩn bị địa điểm tổ chức học tập trải nghiệm chủ đề sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 03 cơ sở sau: - Tên cơ sở: Mô hình sản xuất Nấm sạch ở Thị trấn Yên Thành Cơ sở sản xuất Nấm Linh Liễu của anh Nguyễn Văn Linh, là một kĩ sư nông học anh đã tự tìm tòi, nghiên cứu quy trình sản xuất các loại nấm như Linh chi, nấm Sò, Đông trùng hạ thảo, bào ngư, mục nhỉ, nấm rơm... Điển hình là cơ sở sản xuất nấm giống và nấm thương phẩm bằng phương pháp an toàn sinh học của anh Phan Văn Linh ở khối 2, thị trấn Yên Thành. Khi còn là sinh viên ngành Nông nghiệp Trường Đại học Vinh, Phan Văn Linh là 1 trong 10 sinh viên xuất sắc được cử đi thực tập tại Israel, theo chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học. Trong thời gian 10 tháng, anh được tiếp cận với nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt đi sâu nghiên cứu về nhân nuôi mô vi sinh. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Linh đã quyết định trở về quê nhà để lập nghiệp. Trong 4 năm lại nay cơ sở của anh Phan Văn Linh đã sản xuất thành công nhiều loại nấm giống, bình quân mỗi năm cung ứng cho thị trường 2,7 tấn giống 15
  17. các loại, đồng thời đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm nấm cho các cơ sở liên kết, góp phần làm nên thương hiệu nấm rơm Yên Thành. Không dừng lại ở đó, năm 2017 vừa qua, anh Linh đã nghiên cứu và sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo, một loại dược liệu quý, hiện đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Năm 2022, anh đã tạo ra giống nấm mới Đầu khỉ bắt đầu đưa vào thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Hiện tại, các sản phẩm của cơ sở được UBND Tỉnh Nghệ An công nhận OCOP, đạt hạng sản phẩm 3 sao....Nấm Sò sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP - Mô hình sản xuất lúa đặc sản Vĩnh Hoà tại xã Vĩnh Thành-Huyện Yên Thành Được thành lập từ năm 2001, Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa có bề dày gần 13 năm chuyên sản xuất kinh doanh gạo, giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao. Công ty liên kết với các HTX Nông nghiệp trên địa bàn các huyện, ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa giống và lúa thương phẩm chất lượng cao. Từ nguồn lúa thương phẩm do các HTX liên kết với Công ty sản xuất theo quy trình an toàn, chất lượng cao, Công ty đã tiến hành chế biến gạo an toàn chất lượng cao trên dây chuyền xay xát và đánh bóng hiện đại. Sản phẩm gạo của Công ty được Cục bảo vệ thực vật, Viện dinh dưỡng, Sở Y tế Nghệ An kiểm định và cấp chứng nhận gạo an toàn về sản phẩm. Từ thành công của việc phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, Công ty Vĩnh Hòa đã mạnh dạn đầu tư cơ sở chế biến gạo an toàn chất lượng cao ngay cạnh vùng nguyên liệu. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo ra chuỗi giá trị được thực hiện ngay tại khu vực nông thôn. Là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu sản xuất và kinh doanh giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu qua nhiều năm về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nguồn tài chính, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, uy tín về thương hiệu, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất... *Sản phẩm chính của Công ty: - Gạo xứ Nghệ làm ra từ thương phẩm AC5 chất lượng cao do các HTX, các hộ nông dân liên kết với Công ty sản xuất theo quy trình khép kín an toàn, chất lượng cao. Đây là một trong những mô hình đầu tiên tại tỉnh Nghệ An về sản xuất tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng giữa Công ty Vĩnh Hòa và các HTX nông nghiệp trên địa bàn tinh. 16
  18. - Sản phẩm gạo tím còn được gọi là Gạo thảo dược Vĩnh Hòa được chế biến từ lúa Thảo dược Vĩnh Hòa 1. Tất cả các sản phẩm của Công ty TNHH Vĩnh Hòa đã được Trung tâm đo lường chất lượng Việt Nam, Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Bộ y tế) kiểm nghiệm và xác nhận là loại gạo giàu vi chất dinh dưỡng, vi lượng các Vitamin A, B (B1, B2, B6...) lipit, can xi, sắt, chất xơ, đặc biệt chất Omega (6 - 9)... Dùng cơm từ gạo thảo dược Vĩnh Hòa có cảm giác ngọt ngon thơm dẻo, giàu Vitamin, sắt, kẽm, có tác dụng bổ máu, phụ nữ mang thai và sau khi sinh giúp cân bằng sinh học, gạo thảo dược giàu chất béo thực vật chứa Cholesterol rất tốt cho người tim mạch và đặc biệt là đối với người bị bệnh tiểu đường. *Kết quả KHCN thuộc quyền sở hữu trí tuệ và sử dụng hợp pháp: - Bản quyền sản xuất và kinh doanh "Lúa AC 5 - chất lượng cao" - Thương hiệu "Gạo xứ Nghệ" - Bản quyền sản xuất kinh doanh: phân bón hữu cơ vi sinh Vĩnh Hòa - Bản quyền tác giả nghiên cứu thành công: lúa thảo dược Vĩnh Hòa - Thương hiệu "Gạo thảo dược Vĩnh Hòa" - Thương hiệu "Trà gạo thảo dược Vĩnh Hòa". *Thành tích của Công ty: - Sản phẩm dịch vụ xuất sắc năm 2008 - Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; Cúp vàng Nông nghiệp Việt Nam 2009 và được trao tặng Danh hiệu vàng, tại hội chợ thiết bị công nghệ Techmart Việt Nam ASEN+4 năm 2009. - Năm 2012 tại Hội chợ quốc tế, Công ty đã được tặng Bằng khen và Cúp vàng sáng tạo công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2012 cho sản phẩm gạo xứ Nghệ. - Năm 2015 tại Hội chợ công nghệ và thiết bị được Bộ KH và CN chứng nhận sản phẩm "gạo xứ Nghệ, gạo thảo dược Vĩnh Hòa và trà gạo Thảo dược Vĩnh Hòa", tập thể Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa, cá nhân ông Phan Văn Hòa được tặng giải thưởng Techmat Quốc tế Việt Nam 2015. - Mô hình sản xuất Cam Vinh ở Đồng Thành- Yên Thành Sản phẩm cam Vinh trồng trên đất Yên Thành từ nhiều năm nay, trong đó vùng đất quanh chân núi lèn ở xã Đồng Thành là vựa cam có chất lượng tốt nhất. Một trong những vườn cam có năng suất cao, chất lượng tốt được khách hàng tin dùng trong nhiều năm qua là trại cam của gia đình ông Trương Văn Biên ở xóm Đồng Trung. Để có được vườn cam có năng suất cao, chất lượng tốt, ông Biên tìm đến sự tư vấn kỹ thuật chăm sóc của một chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Vườn cam của ông Biên hiện có diện tích 5ha, trong đó 80% là 17
  19. giống cam Xã Đoài lòng vàng, 20% là giống cam Vân Du. Theo ông Trương Văn Biên nhận định, dự kiến vụ cam 2021 này, trại cam của gia đình ông sẽ đạt năng suất gần 30 tấn/ha. Ngoài chăm sóc theo quy trình VietGAP, ông Biên còn sử dụng ớt cay, tỏi, gừng... để pha chế thành thuốc trừ sâu sinh học. Do vậy, sản phẩm cam Vinh của ông Biên an toàn khi sử dụng. Bước 2: Lựa chọn nội dung. Qua khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng cho các nội dung kiến thức sau: Bài 22: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp. Bài 23: Phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Sau khi chúng tôi đi khảo sát thực tế thì thấy được những thế mạnh vượt trội của hình thức học tập này. Nó cho thấy sự phù hợp, hiệu quả giữa nội dung dạy học theo chủ đề nông nghiệp với các địa điểm học tập. Từ những yêu cầu cần đạt chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình Địa lí lớp 12 là chương trình có nhiều kiến thức liên quan đến các vấn đề thực tiễn quan trọng đối với học sinh lứa tuổi trung học phổ thông. Vì thế, trong quá trình dạy học Địa lí lớp 12 giáo viên cần tạo điều kiện và môi trường cần thiết để học sinh thực hiện các hoạt động học tập ngoài thực địa, học tập trải nghiệm. Qua việc học tập ngoài lớp sẽ hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần thiết. hình thức học tập trải nghiệm thực tiễn đã góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi cũng như năng lực đặc thù thông qua việc trang bị hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thực tiễn, thiết thực về hệ thốngtự nhiên, dân cư, kinh tế và sựtương tác của chúng trên bình diện thế giới, khu vực, Việt Nam; hình thành và phát triển những kĩ năng địa lý, vận dụng tri thức địa lí trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ học sinh; đồng thời bồi dưỡng tình yêu, niềm tin,ý thức trách nhiệm đối với môi trường, con người và tương lai trong chương đất nước, thế giới. phù hợp với dạy học phát triển năng lực cần tăng cường tối đa các hình thức tổ chức dạy học đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Trong nhiều trường hợp, giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học sinh tìmcác ý tưởng tổ chức học tập,yêu cầu các em phát triển thành các hoạt động nhận thức cụ thể và thực hiện, từ đó phát triển các phẩm chất và năng lực. Bước 3: Lập kế hoạch dạy học. Nội dung của kế hoạch bao gồm: * Đối với giáo viên: - Soạn kế hoạch bài học. 18
  20. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. - Liên hệ cơ sở để tổ chức đưa học sinh đi trải nghiệm. * Đối với học sinh. - Tìm hiểu thêm về ngành nông nghiệp của Huyện Yên Thành. - Thu thập tài liệu thông tin liên quan đến chủ đề nông nghiệp. - Chuẩn bị vở, bút ghi chép, máy ảnh… 2.1.2. Phương tiện và học liệu cho phương án tổ chức dạy học - Giáo viên thiết kế các phiếu học tập cho HS, phiếu đánh giá, khảo sát cơ sở sản xuất, giấy giới thiệu của nhà trường…. - Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh…. - Học sinh chuẩn bị: Giấy giới thiệu của Nhà trường, máy quay phim, chụp ảnh, bút giấy, máy tính, phương tiện di chuyển. - Tổ chức tham quan địa lí, tổ chức khảo sát địa lý địa phương theo chủ đề, tổ chức phỏng vấn học tập ngoài thực địa 2.1.3.Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH. C.đề/N. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao dung 1.Vấn - Nêu được - Trình bày được cơ Chứng minh - Liên hệ cơ cấu đề phát vai trò cấu của ngành nông được xu nông nghiệp của triển ngành nông nghiệp, tình hình hướng địa phương và ngành nghiệp phát triển một số chuyển dịch giải thích. nông - Trình bày cây trồng, vật nuôi cơ cấu nông - Liên hệ về sự nghiệp được cơ chính của nước ta và nghiệp phân bố các cấu nông nguyên nhân. - Sử dụng ngành nông nghiệp theo được bản nghiệp trọng ngành - Giải thích được đồvà Atlat để điểm ở địa - Trình bày một số nguyên nhân phân tích cơ phương:Kể tên được sự dẫn đến sự thay đổi cấu ngành và các mô hình sx phân bố cơ cấu ngành công phân bố của nông sản sạch của một số cây nghiệp. một số sản Huyện Yên trồng, vật phẩm nông Thành. Giải thích nuôi chính nghiệp vì sao đó là của nước ta những ngành đó của Huyện nhà? 2. Phân - Nêu được Hiểu được sự - Vẽ và phân - Rèn luyện kĩ 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2