intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát triển một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm theo chủ đề; góp phần thực hiện có hiệu quả:nội dung Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HS LỚP 10 Tác giả: Nguyễn Thị Hoa Đơn vị: Trường THPT Đặng Thai Mai Lĩnh vực: Trải nghiệm - Hướng nghiệp Điện thoại: 035. 857.18.17 Năm thực hiện: 2023
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Những luận điểm cần bảo vệ 2 8. Tính mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 4 1.1. Đặc điểm chương trình 4 1.2. Mục tiêu chương trình 5 1.3. Nội dung giáo dục TNHN 5 1.4. Các phương thức hoạt động 9 1.5. Loại hình hoạt động 10 2. Những phẩm chất và năng lực của học sinh… 10 3. Đặc điểm cấu trúc nội dung hoạt động TNHN lớp 10… 10 Chương II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 12 1. Thực trạng tổ chức nội dung TN, TNHN… 12 1.1. Thuận lợi 12 1.2. Khó khăn 12 1.3.Hình thức thực hiện 12 1.4. Đánh giá kết quả đạt được 13
  3. 2. Thực trạng triển khai Chương trình GDPT 2018…. 13 2.1. Dạy học văn hóa 13 2.2. Trải nghiệm, hướng nghiệp 14 3. Đánh giá chung 15 Chương III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO PHẨM 16 CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HS 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện 16 2. Công tác chuẩn bị 17 2.1. Sự chuẩn bị của GV 17 2.2. Sự chuẩn bị của HS 18 3. Triển khai các hoạt động 19 3.1. Hoạt động trải nghiệm chủ đề: Xây dựng nhà trường 19 3.2. Hoạt động trải nghiệm chủ đề: Tham gia xây dựng cộng đồng 21 3.3. Hoạt động trải nghiệm chủ đề: Hành động vì môi trường 23 3.4. Hoạt động trải nghiệm chủ đề: Trách nhiệm với gia đình 25 4. Đánh giá kết quả các hoạt động 29 5. Hiệu quả của sáng kiến 30 5.1. Khảo sát tính hiệu quả 30 5.2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi 32 PHẦN III: KẾT LUẬN 37 1. Kết luận 37 2. Kiến nghị 37 Danh mục viết tắt Phụ lục
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 1 THPT Trung học phổ thông 2 HĐTNHN Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 3 GDPT Giáo dục phổ thông 4 GV Giáo viên 5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6 HS Học sinh 7 STKHKT Sáng tạo khoa học kĩ thuật
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS. Ở cấp THPT, hoạt động này giúp HS phát triển thêm các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, đặc biệt giúp HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục 2018 cấp THPT được quy định trong một năm học là 105 tiết, bao gồm nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề được tổ chức theo hình thức sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Trong đó, GV chủ nhiệm có vai trò phối hợp với Đoàn trường thực hiện sinh hoạt dưới cờ và trực tiếp giáo dục hai nội dung chính là hoạt động chủ đề và sinh hoạt lớp. Nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS, gắn với tổ chức hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, hiện nay, các tiết trải nghiệm hướng nghiệp đã được phân cụ thể theo thời khóa biểu ở các trường THPT. Chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Đặng Thai Mai lựa chọn bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học Huế để giáo dục cho HS. Trong bộ sách này có nhiều chủ đề hướng HS đến những phẩm chất và năng lực cần thiết của một thanh niên tiên tiến trong tương lai. Tuy nhiên, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên đưa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp vào chương trình giáo dục bắt buộc cho HS khối 10 nên khá nhiều trường THPT, nhiều GV chủ nhiệm còn lúng túng và gặp một số khó khăn, vướng mắc ở khâu xây dựng kế hoạch, phân công người thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện. Với mong muốn tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong giáo dục theo chủ đề, góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bằng thực tiễn thực hiện các hoạt động trải nghiệm tại lớp 10C1 trường THPT Đặng Thai Mai, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10” để các đồng nghiệp cùng tham khảo và chia sẻ. 1
  6. 2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm tới các mục đích như sau: Thứ nhất để phát triển một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm theo chủ đề Thứ hai mong muốn đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao các phẩm chất và năng lực cho HS. Thứ ba góp phần thực hiện có hiệu quả:nội dung Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo một số chủ đề nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS khối 10. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các giải pháp này được thực hiện đồng bộ ở tất cả các lớp học ở khối 10 thì hiệu quả giáo dục sẽ được lan tỏa, các phẩm chất và năng lực của học sinh sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt các mục đích nghiên cứu, đề tài phải đi vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Đề tài nghiên cứu các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề - Đề tài đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - Thực hiện một số thực nghiệm để khẳng định tính hiệu quả mà đề tài thực hiện. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài, tôi tập trung nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm một số chủ đề trong bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học Huế cho HS lớp 10C1 tại trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2022 – 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp thực nghiệm 7. Những luận điểm cần bảo vệ - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2
  7. - Phân tích thực trạng hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Đặng Thai Mai - Tổ chức một số hình thức trải nghiệm cho HS lớp 10C1 - Giáo dục, nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh 8. Tính mới của đề tài - Đề tài đóng góp một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chương trình giáo dục mới 2018 – một trong những vấn đề mới mẻ hiện nay. - Đề tài đề xuất một số hình thức trải nghiệm nhằm giáo dục và nâng cao các phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10. 3
  8. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 1.1. Đặc điểm chương trình Theo Chương trình GDPT 2018 thì hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hiện nay là một hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện theo lộ trình từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Thông qua hoạt động này, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với HS cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của HS. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động định hướng nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với điều kiện sống học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức 1
  9. cuộc sống, công việc và quản lý bản thân, có khả năng phát triể, đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai cũng như trở thành người công dân có ích. 1.2. Mục tiêu của chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. 1.3. Nội dung giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp Nội dung giáo dục HĐTNHN được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hôi, với tự nhiên, với nghề nghiệp và được tổ chức thành 4 mạch hoạt động: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Nội dung của các hoạt động được cụ thể hóa như sau Bảng 1. Nội dung khái quát Mạch nội dung Hoạt động Nội dung hoạt động hoạt động Hoạt động - Tìm hiểu hình ảnh và tính cách bản thân Hoạt khám phá bản - Tìm hiểu khả năng của bản thân động thân hướng đến bản Hoạt động rèn - Rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức thân luyện bản trách nhiệm trong cuộc sống thân - Rèn luyện kĩ năng thích ứng với cuộc sống Hoạt động - Quan tâm, chăm sóc người thân và các quan hệ chăm sóc gia trong gia đình đình - Tham gia các công việc gia đình Hoạt Hoạt động - Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy động xây dựng nhà cô 2
  10. Mạch nội dung Hoạt động Nội dung hoạt động hoạt động hướng trường - Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của đên xã nhà trường và của tổ chức Đoàn, Đội hội - Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi người Hoạt động xây dựng - Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo cộng đồng dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật Hoạt động tìm - Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên Hoạt hiểu và bảo nhiên động tồn cảnh quan - Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên hướng thiên nhiên đến tự Hoạt động tìm - Tìm hiểu thực trạng môi trường nhiên hiểu và bảo vệ - Tham gia bảo vệ môi trường môi trường - Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề Hoạt động tìm - Tìm hiểu yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề hiểu nghề nghiệp nghiệp - Tìm hiểu về thị trường lao động Hoạt động rèn - Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định luyện phẩm hướng nghề nghiệp chất, năng lực - Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với Hoạt phù hợp với định hướng nghề nghiệp động định hướng hướng nghề nghiệp nghiệp Hoạt động lựa - Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, đại chọn hướng học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác của địa nghề nghiệp phương và trung ương và lập kế - Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và hoạch học tập chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. theo định hướng nghề - Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế nghiệp hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp. 3
  11. Bảng 2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 10 Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN – Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Hoạt động khám phá – Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo bản thân hướng tích cực cho bản thân. – Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau. Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng. – Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia. Hoạt động rèn luyện – Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự bản thân vật hiện tượng. – Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra. – Xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI - Ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình. – Thực hiện được trách nhiệm của bản thân với bố Hoạt động chăm sóc mẹ, người thân. gia đình – Thể hiện được trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình. – Đề xuất các biện pháp phát triển kinh tế và góp phần phát triển kinh tế cho gia đình. - Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và biết cách thể hiện sự thân thiện với bạn bè, Hoạt động xây dựng thầy cô. nhà trường – Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung. – Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền 4
  12. Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt thống nhà trường. – Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường. – Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Thực hiện được các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. – Lập và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền trong Hoạt động xây dựng cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng. cộng đồng - Tham gia một số hoạt động cộng đồng phù hợp và đánh giá được kết quả hoạt động phát triển cộng đồng. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên Hoạt động tìm hiểu và nhiên. bảo tồn cảnh quan – Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của thiên nhiên tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi trường tự nhiên. – Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về Hoạt động bảo vệ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên. môi trường – Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP – Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông Hoạt động tìm hiểu tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này. nghề nghiệp – Biết cách tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề mình quan tâm, yêu cầu về năng lực, phẩm chất theo 5
  13. Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt nhóm nghề. – Tìm hiểu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. – Phân tích được phẩm chất và năng lực cần có của người lao động thông qua trải nghiệm một nghề cụ thể và yêu cầu của nhà tuyển dụng. - Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn. Hoạt động rèn luyện – Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân phẩm chất, năng lực theo định hướng nghề nghiệp. phù hợp với định hướng nghề nghiệp – Lựa chọn được cách rèn luyện phù hợp về phẩm chất và năng lực cần thiết cho nhóm nghề định lựa chọn – Trình bày được một số thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa Hoạt động lựa chọn chọn. hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập – Tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự theo định hướng định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân. nghề nghiệp – Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn 1.4. Các phương thức hoạt động - Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác. - Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác. - Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác. 6
  14. - Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác. 1.5. Loại hình hoạt động Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. 2. Những phẩm chất và năng lực của HS được hình thành và phát triển qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là tạo cơ hội cho HS tiếp cận các vấn đề và các tình huống của đời sống thực tế. Qua đó, HS được thể nghiệm cảm xúc tích cực, vận dụng kinh nghiệm, huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng có được từ các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống trong nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù của HS được phát triển. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể bao gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở HS các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. 3. Đặc điểm cấu trúc, nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 của bộ sách Cánh Diều Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 của bộ sách Cánh Diều – NXB Đại học Huế được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; được thiết kế theo hướng giúp HS khám phá và phát triển bản thân, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết tham gia và thực hiện các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, có quan niệm sống ứng xử thân thiện với mọi 7
  15. người…đúng theo tư tưởng chung của bộ sách Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” Cuốn sách cấu trúc gồm 9 chủ đề với tổng số 105 tiết “…đáp ứng 4 mạch nội dung hoạt động: hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. Thông quan các hoạt động các em HS sẽ có thêm những hiểu biết về trường học của mình; hiểu biết về bản thân; có trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh; tham gia các hoạt động của gia đình, cộng đồng; chuẩn bị cho cuộc sống và nghề nghiệp tương lai;…”(các tác giả sách Trải nghiệm hướng nghiệp 10 – Cánh diều). Các chủ đề được thiết kế giúp cho việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động dễ dàng tương thích với thời gian của năm học. Mỗi chủ đề tương ứng với 1 tháng trong năm học được thực hiện như sau: - Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường. - Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân. - Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực. - Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình. - Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng. - Chủ đề 6: Hành động vì môi trường. - Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp. - Chủ đề 8: chọn nghề, chọn trường. - Chủ đề 9: Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp. Mỗi chủ đề được thực hiện trong tháng và được triển khai thành nhiều hoạt động cụ thể trong đó có: hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động sinh hoạt lớp. Mỗi chủ đề trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 được thiết kế thành nhiều hoạt động giáo dục chủ đề theo các oha: Tìm hiểu – Khám phá, Thực hành – Luyện tập, Vận dựng – Mở rộng. Vì thế GV có thể lựa chọn các hoạt động phù hợp để thực hiện trong các tiết học. Tuy nhiên, khi chọn các hoạt động để thực hiện GV cần đảm bảo cho các hoạt động liên quan đến nhau và tổ chức liền mạch nhằm đáp ứng được yêu cầu cần đạt nhất định. Khi tổ chức hoạt động GV cần sử dụng các phương pháp tổ chức tạo điều kiện cho việc trải nghiệm hiệu quả: thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, đóng vai, dự án… Tóm lại Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 đã thiết kế các chủ đề, các hoạt động tương đối cụ thể khá thuận lợi cho các GV trong việc định hướng đưa ra các kế hoạch hoạt động giáo dục theo từng tháng. Bản thân tôi đã thiết kế các hoạt động dựa trên gợi ý của sách và kế hoạch dạy học của nhà trường để tiến hành giáo dục cho HS lớp mình chủ nhiệm. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin được chia sẻ một số hoạt động chính để cùng rút kinh nghiệm. 8
  16. Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm truyền thống ở trường THPT Đặng Thai Mai 1.1. Thuận lợi Trường THPT Đặng Thai Mai là một ngôi trường với bề dày truyền thống gần 60 năm được đóng trên một vùng đất giàu truyền thống hiếu học và có nhiều địa chỉ để giáo dục HS thông qua hoạt động trải nghiệm. Ban giám hiệu, Đoàn trường thời gian quan luôn có tư duy đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và giáo dục cho HS. Nhiều GV đã tiếp cận được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới và đã có nhiều tâm huyết trong đổi mới trong phương pháp tổ chức dạy học, nhiều thầy cô đã mạnh dạn lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào trong các bài dạy và mang lại hiệu quả cao. HS của trường có số lượng khá đông trên 1200 em tập trung trên địa bàn 6 xã cụm Bích Hào; HS rất năng động, sáng tạo, có nhiều kĩ năng để thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm trong học tập và giáo dục. 1.2. Khó khăn Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự hiệu quả của hoạt động. - Nguồn kinh phí của nhà trường dành cho hoạt động trải nghiệm chưa có nên để tiến hành một hoạt động trải nghiệm gặp khó khăn cho cả GV và HS. - Địa bàn trường đóng có diện tích rộng, cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn nên không thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Trải nghiệm trước đây chỉ là một hoạt động giáo dục có thể được lồng ghép trong các tiết dạy cảu các môn học, chưa phải là hoạt động giáo dục bắt buộc vì thế các GV ngại tổ chức. 1.3. Hình thức thực hiện Trong thời gian trước đây, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ yếu thực hiện hoạt động trải nghiệm dưới các hình thức sau: - Ngoài giờ lên lớp: Mỗi năm sau khi cân đối mặt bằng tiết dạy của các bộ môn thực tế một số môn còn thiếu mặt bằng do đó ban chuyên môn đã bố trí các tiết ngoài giờ lên lớp để các môn đó phụ trách dạy. Mỗi một buổi ngoài giờ lên lớp quy định 4 tiết được thực hiện ngoài trời vào buổi chiều có sự tham gia phối hợp của Đoàn trường. - Câu lạc bộ: Những năm qua một số câu lạc bộ được thành lập và hoạt động như Câu lạc bộ Tiếng anh, Câu lạc bộ hóa học, Câu lạc bộ khéo tay…Các câu lạc 9
  17. bộ cũng hoạt động không thường xuyên và nhìn chung cũng chỉ thu hút được một số HS mà chưa huy động được số đông HS tham gia. - Còn hoạt động hướng nghiệp của nhà trường trước đây cũng chủ yếu được thực hiện vào thời gian gần cuối năm học với hình thức đại diện một số trường Đại học về trao đổi, tư vấn, phát tờ rơi cho HS khối 12 để định hướng cho các em lựa chọn ngành nghề, lựa chọn trường để theo học. 1.4. Đánh giá kết quả đạt được Cũng xuất phát nguyên nhân là trong những năm qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa phải là hoạt động giáo dục bắt buộc vì thế hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT Đặng Thai Mai chỉ mới dừng lại là những hoạt động ngoài giờ lên lớp do các tổ nhóm, Đoàn trường thực hiện diễn ra trên sân trường học chung, hoặc là những trải nghiệm trong các giờ học như tổ chức đóng vai, sân khấu hóa trong các giờ Ngữ Văn, Ngoại ngữ. Hướng nghiệp cũng chỉ mới chỉ dừng lại ở đối tượng HS khối 12 được tiếp cận vào thời gian ngắn ngủi chưa đủ để HS có thể tự định hướng cho mình các năng lực vốn có để tự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai. Như vậy, có thể thấy đây là một sự thiệt thòi cho HS, một sự hạn chế cho quá trình hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS. Đặc biệt theo Chương trình giáo dục 2018 thì việc hướng tới phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi HS không được tiếp cận với các t́nh huống của đời sống thực tế, không có cơ hội để thể nghiệm các cảm xúc, vận dụng những kinh nghiệm của mình vào trong các tình huống khác nhau. 2. Thực trạng triển khai Chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Đặng Thai Mai Chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT bắt đầu từ lớp 10 được chính thức áp dụng từ năm học 2022 – 2023. Cũng giống như những ngôi trường khác, Trường THPT Đặng Thai Mai đã chuẩn bị cho việc dạy học chương trình mới với một tâm thế sẵn sàng thực hiện. Việc triển khai Chương trình giáo dục mới được thể hiện thông qua việc ban hành các kế hoạch dạy học từ đầu năm học. Theo kế hoạch 01/KHCM-THPT ĐTM, ngày 10 tháng 09 năm 2023 của Trường THPT Đặng Thai Mai, việc dạy học chương trình lớp 10 được thực hiện theo Công văn số 804/SGD&ĐTGDTrH ngày 27/4/2022 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình GDTrH năm học 2022-2023 và quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình GDPT ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT. Cụ thể: 2.1. Về dạy học văn hóa khối 10 - Năm học 2022 – 2023 khối 10 biên chế thành 10 lớp, trong đó có 4 lớp theo tổ hợp tự chọn tự nhiên, 6 lớp tự chọn theo tổ hợp xã hội, cụ thể: 10
  18. Môn lựa Môn tổ hợp Lớp Môn bắt buộc chọn lựa chọn Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Lí, Hóa, Sinh, Toán – Lí - 10A1, 10A2 GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN Tin Hóa Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Lí, Hóa, Sinh, Toán – Hóa - 10B GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN Tin Sinh Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa, GDKT 10C1, 10C2 GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN và PL, Sinh, Văn – Sử - Địa Công nghệ Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa, GDKT 10C3, 10C4 GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN và PL, hóa, Văn - Sử - Địa Công nghệ Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Lí, Hóa, Sinh, Toán – Văn - 10D1 GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN Tin Anh Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa, GDKT Toán – Văn - 10D2 GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN và PL, lí, Tin Anh Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa, GDKT GDTC, GDQP, GDĐP, TNHN Toán – Văn - 10D3 và PL, lí, Anh Công nghệ - Cụm chuyên đề: Được thực hiện tại các lớp như sau: Lớp 10A1 10A2 10B 10C1 10C2 10C3 10C4 10D1 10D2 10D3 GD GDK Cụm KT T Vật GDK chuyên Toán Hóa Sinh Địa Địa Địa & Lý & PL đề & PL PL 2.2. Về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - Thời lượng : Chủ đề CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3 CĐ 4 CĐ 5 CĐ 6 CĐ 7 CĐ 8 CĐ 9 Tổng GVCN 8 8 7 8 8 8 7 8 8 70 Đoàn TN 4 4 4 4 4 4 4 4 3 35 Tổng 12 12 11 12 12 12 11 12 11 105 tiết/CĐ 11
  19. - Kế hoạch chi tiết: Kế hoạch hoạt động trải nghiệm của nhà trường được xây dựng các chủ đề theo từng tháng. Mỗi chủ đề phân thành các hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ, giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Có những hoạt động giáo dục theo chủ đề cá nhân GVCN thực hiện trên lớp, có những hoạt động thực hiện chung tập trung toàn khối 10 dưới các hình thức tọa đàm, giao lưu, sân khấu hóa, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao… 3. Đánh giá chung Nhìn chung, việc triển khai Chương trình Giáo dục 2018 của trường THPT Đặng Thai Mai được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT vừa phù hợp với sự lựa chọn môn học của HS đồng thời đảm bảo được sự cân đối về mặt bằng lao động của đơn vị trong năm học 2022 – 2023. Đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp nhà trường đã lập kế hoạch có sự điều chỉnh thời gian thực hiện một số chủ đề so với tiến trình sách giáo khoa nhằm tạo ra sự phù hợp với thực tiễn hoạt động nhưng vẫn đảm bảo được sự cụ thể chi tiết theo các hoạt động giúp GV dễ dàng tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS một cách phù hợp, ý nghĩa. 12
  20. Chương III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Dựa trên kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch trải nghiệm, hướng nghiệp của mình để thuận lợi trong việc thực hiện.Trong kế hoạch cụ thể như sau: KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN - Sinh hoạt dưới cờ (4 tiết) - Phối hợp Đoàn trường sinh Xây dựng hoạt dưới cờ nhà trường - Giáo dục theo chủ đề và - Triển khai hoạt động trải Sinh hoạt lớp nghiệm riêng - Sinh hoạt dưới cờ - Phối hợp Đoàn trường sinh Khám phá hoạt dưới cờ bản thân - Giáo dục theo chủ đề và - Triển khai thực hiện trên lớp Sinh hoạt lớp Sinh hoạt dưới cờ - Phối hợp với Đoàn trườngtriển khai hoạt động Tư duy phản biện chung. và tư duy tích cực Giáo dục theo chủ đề - Hoạt động chung, Sinh hoạt lớp - Hoạt động trên lớp Sinh hoạt dưới cờ - Phối hợp với Đoàn trường Tham gia xây Giáo dục theo chủ đề - Hoạt động chung, hoạt động dựng cộng đồng trải nghiệm tại địa phương Sinh hoạt lớp - Thực hiện trên lớp - Sinh hoạt dưới cờ - Phối hợp Đoàn trường sinh Hành động vì hoạt dưới cờ môi trường - Giáo dục theo chủ đề - Hoạt động chung, trải nghiệm thực tiễn riêng - Sinh hoạt lớp - Triển khai trên lớp Sinh hoạt dưới cờ - Phối hợp với Đoàn trường Giáo dục theo chủ đề - Phối hợp các lớp hoạt động Trách nhiệm với tập trung 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2