intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh lưu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp cho GV và HS các trường THPT thực hiện tổ chức trải nghiệm làng nghề một cách khoa học, đạt hiệu quả cao trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống; Thông qua hoạt động trải nghiệm các em hình thành và phát huy được các năng lực và phẩm chất của bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh lưu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU” Lĩnh vực: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU” Lĩnh vực: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Tác giả: 1. Nguyễn Phan Chung 2. Hoàng Thị Thanh Phúc Tổ: Khoa học tự nhiên Số điện thoại: 0975036187 0964582322 Năm thực hiện: 2023
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Đối tương nghiên cứu. 2 6. Tính mới của đề tài. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 I. Cơ sở lý luận 3 1. Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 3 1.1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 3 1.2. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng 4 nghiệp. 1.3. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 5 2. Vấn đề định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm làng 5 nghề. II. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp làng nghề trên 6 địa bàn Huyện Quỳnh lưu. 1. Tổ chức khảo sát thực trạng. 6 2. Kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng. 6 III. Tiềm năng trải nghiệm làng nghề đối với công tác định hướng 10 nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh lưu. IV. Thiết kế quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề và 15 vận dụng vào tổ chức trải nghiệm làng nghề sản xuất, chế biến rễ hương và tăm hương trên địa bàn Xã Quỳnh Thắng, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 4. 1. Thiết kế quy trình chung tổ chức hoạt động trải nghiệm làng 15 nghề. 2. Vận dụng vào tổ chức trải nghiệm làng nghề sản xuất, chế biến rễ 16
  4. hương và tăm hương trên địa bàn Xã Quỳnh Thắng, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An cho Học sinh Trường THPT Quỳnh lưu 4. 2.1. Mục tiêu. 17 a. Kiến thức. 17 b. Kĩ năng. 17 c. Thái độ. 18 d. Năng lực và phẩm chất được hình thành. 18 2.2. Tiến trình các hoạt động tổ chức trải nghiệm làng nghề. 18 2.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm làng nghề. 18 2.4. Công tác chuẩn bị. 18 2.5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề. 22 Một số hình ảnh nhóm HS trải nghiệm làng nghề sản xuất, chế biến 24 rễ hương và tăm hương. 3. Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm. 35 3.1. Tổng kết, chia sẻ, phát biểu cảm nghĩ, giới thiệu, trưng bày, bán 35 sản phẩm. 3.2. Tiến hành đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm. 35 V. Khảo sát tính cấp thiết của đề tài và tính khả thi của đề tài. 35 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Hoạt động trải nghiệm HĐTN Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp HĐTN, HN Trung học phổ thông THPT Giáo viên GV Giáo viên hướng dẫn GVHD Học sinh HS Giáo dục ngoài giờ lên lớp GDNGLL
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong xã hội phát triển hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đối với thế hệ trẻ là việc rất quan trọng và cần thiết nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động cho đất nước. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động này được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, có hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông là hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng 105 tiết. Hoạt động này trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục, tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp gắn với những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương là một trong những yêu cầu trong nội dung trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THPT. Các lĩnh vực nghề nghiệp tại những làng nghề gắn với đặc thù địa phương nơi học sinh sinh sống là một kênh thông tin quan trọng cung cấp kiến thức thực tiễn về một số lĩnh vực, hoạt động nghề. Trải nghiệm làng nghề sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp, tạo cơ sở để học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Chính vì vậy trong kế hoạch giáo dục của nhà trường phải xây dựng được nội dung hoạt động này, trong đó kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên hoạt động này thực tế khi triển khai thực hiện khá phức tạp, khó khăn xuất phát từ nhiều phía, nhiều nguyên nhân. Từ kinh nghiệm của bản thân thực hiện hoạt động này, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua các làng nghề cho học sinh THPT ngay trên ghế nhà trường là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh lưu ”. 1
  7. 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp cho GV và HS các trường THPT thực hiện tổ chức trải nghiệm làng nghề một cách khoa học, đạt hiệu quả cao trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. - Thông qua hoạt động trải nghiệm các em hình thành và phát huy được các năng lực và phẩm chất của bản thân. - Qua hoạt động trải nghiệm làng nghề các HS có cách nhìn nhận vấn đề định hướng nghề nghiệp và lựa chọn chính xác nghề nghiệp để sau này phát huy tôt sở trường của bản thân, từ đó tránh được sự lãng phí đào tạo, giảm gánh nặng cuộc sống cho gia đình và xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Thiết kế được nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm làng nghề cho học sinh. - Nêu và đánh giá được thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp làng nghề của GV và HS trên địa bàn Huyện Quỳnh lưu. - Đánh giá được tiềm năng của trải nghiệm làng nghề đối với công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh lưu. - Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng chủ yêu các phương pháp sau: - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp sắm vai. - Phương pháp làm việc nhóm. - Phương pháp dạy học dự án. 5. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 10,11,12 các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu. - Các GVHD hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 6. Tính mới của đề tài Đây là một đề tài được nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn tại địa phương nơi các tác giả đang công tác và đã thực hiện thành công, tạo ra được sự chuyển biến trong nhận thức cũng như hình thành được phương pháp tổ chức hoạt 2
  8. động trải nghiệm mà các GV ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh lưu có thể áp dụng. Đề tài đã giúp cho các GVHD hoạt động trải nghiệm có cơ sở để thực hiện theo các bước và quy trình một cách khoa học, học sinh có thể dựa vào đề tài để định hình được các nội dung tổ chức, từ đó phối hợp với GVHD thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm. Với đề tài hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chúng tôi nghiên cứu thì có một số tác giả đã viết dưởi dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tuy nhiên đang hàn lâm, chưa phù hợp với từng trường THPT đang đóng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Do đó chúng tôi thấy đây là một nội dung hoàn toàn mới thật sự có ý nghĩa trong công tác giáo dục. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học 1. Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 1.1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp “Trải”có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn “nghiệm” có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng (Từ điển tiếng việt, Hoàng Phê, 2003). “Trải nghiệm” có thể được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Hoạt động trải nghiệm (Experiential activities) là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Bản chất của hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây là quá trình học mà người học được tiếp cận và tác động trực tiếp với thực tế mà họ nghiên cứu, học tập, với cuộc sống thực tiễn. “Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục, y học, nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với hứng thú năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của xã hội với quyền lợi của cá nhân”(Theo K.K. Platonop). 3
  9. Hướng nghiệp được tạo thành từ các thành tố: (1) Đặc điểm, yêu cầu của các ngành/ nghề trong xã hội. (2) Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. (3) Đặc điểm tâm lý và sinh lý của cá nhân. Sự kết hợp khác nhau của các thành tố này tạo nên các hoạt động khác nhau trong hướng nghiệp, bao gồm: - Hoạt động định hướng nghề, trong quá trình này, người tư vấn cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thế giới nghề và đặc điểm, yêu cầu của những nghề học sinh định chọn. Đồng thời giới thiệu những ngành nghề mà xã hội và địa phương đang có nhu cầu nhân lực hàng năm. Từ đó, học sinh lựa chọn được những nghề để học và làm đáp ứng nhu của thị trường lao động. - Hoạt động tư vấn nghề, thông qua các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa, học nghề làm cho học sinh bộc lộ năng lực, sở trường, năng khiếu về một ngành nghề nào đó. Và căn cứ vào yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội để tìm ra sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân. Sự phù hợp đó giúp cho học sinh có thể chọn nghề phù hợp với bản thân mình. - Hoạt động tuyển chọn nghề, trong quá trình này, người tư vấn cung cấp các thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và giúp học sinh tự nhận ra những hứng thú, năng lực về thể chất và tinh thần, tính cách phù hợp hợp với nghề. Như vậy, từ việc phân tích ở trên, theo chúng tôi hướng nghiệp được hiểu là: “Hướng nghiệp (vocational guidance) là một hệ thống các biện pháp tác động của xã hội (gia đình, nhà trường, xã hội) đến nhận thức, thái độ và hành vi lựa chọn nghề của cá nhân”. 1.2. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Để xác định nội dung của HĐTN, HN cho các cấp học và các vùng miền khác nhau, cần căn cứ: đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS, mục tiêu giáo dục, đặc điểm vùng miền và nhiều yếu tố khách quan khác, có thể phân chia nội dung HĐTN tạo thành các nội dung chính như sau: - Hoạt động khám phá cá nhân: tìm hiểu, khám phá bản thân, rèn luyện nền nếp, thói quen, tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó, phát triển các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. - Hoạt động lao động: lao động ở nhà, ở trường và địa phương. - Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng: giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức; Giáo dục văn hóa, hữu nghị và hợp tác; Tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hóa – lịch sử của địa phương và đất nước; Tình nguyện nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội. - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: tìm hiểu, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp; tìm hiểu một số phẩm chất và năng lực của nhóm/ nghề nghiệp gần gũi; tìm hiểu và lựa chọn các nhóm tri thức khoa học liên quan đến nghề nghiệp. 4
  10. Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà trường, có thể phân loại các hình thức tổ chức HĐTN thành các nhóm hình thức sau: - Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác: diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hóa... - Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo... - Hình thức có tính khám phá: thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi. - Hình thức có tính nghiên cứu, phân hóa: dự án nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm sở thích... 1.3. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp sắm vai. - Phương pháp làm việc nhóm. - Phương pháp dạy học dự án. 2. Vấn đề định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm làng nghề “Làng nghề” là một đơn vị hành chính cổ xưa, là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương, tập quán riêng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề, mà còn gồm những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công việc. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, làng nghề còn giữ gìn bản sắc dân tộc và mang lại đặc điểm riêng và giá trị văn hóa của địa phương. Theo Từ điển tiếng Việt, “nghề nghiệp” là nghề làm để sinh sống và để phục vụ xã hội (Hoàng Phê, 2010, tr 676). Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học các thông tin, kinh nghiệm chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần thiết. Từ các quan niệm trên, có thể thấy rằng: Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp là trải qua, kinh qua, thâm nhập vào một nơi quần cư đông người cùng sống và cùng phát triển một chuyên nghề để tích lũy các thông tin, kinh nghiệm nghề nhằm định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp chuẩn bị cho cuộc sống của người trải nghiệm. Thực tiễn cho thấy, điều kiện để học sinh định hướng, lựa chọn đúng đắn và thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp mà các em lựa chọn là đảm bảo sự hội tụ đủ các yếu tố: (1) Học sinh có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của nghề nghiệp. (2) Học sinh đam mê, yêu thích đối với lĩnh vực nghề nghiệp. (3) Học sinh có năng lực, khả năng và thế mạnh để đáp ứng những đòi hỏi của lĩnh vực nghề nghiệp. 5
  11. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu tập trung theo hướng: Thực trạng công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại các trường phổ thông hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông; công tác gắn lí luận với thực tiễn các lĩnh vực nghề nghiệp thông qua thực hành, trải nghiệm trong các môn học, hoạt động giáo dục. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định rõ hơn vai trò của công tác định hướng nghề nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu các hoạt động giáo dục tiềm năng cho học sinh trong rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng và sự lựa chọn hướng nghề nghiệp trên cơ sở trải nghiệm làng nghề với bản sắc văn hóa riêng của các địa phương nơi học sinh sinh sống chưa được đề cập sâu. II. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp làng nghề trên địa bàn Huyện Quỳnh lưu. 1. Tổ chức khảo sát thực trạng - Mục tiêu khảo sát + Đánh giá nhận thức, thực trạng tổ chức HĐTN, HN; chỉ ra những khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động này - Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh Trường THPT Quỳnh lưu 4. - Phương pháp khảo sát: Trao đổi bằng bảng hỏi . - Phần mềm sử dụng: Exel; Goole fomt biểu mẫu, SPSS 2. Kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng - Thực trạng nhận thức về việc tổ chức HĐTN, HN Bảng 1. Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN, HN 6
  12. Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Rất quan trọng 50 60,24% Quan trọng 27 32,53% Bình thường 6 7,23% Ít quan trọng 0 0 Không quan trọng 0 0 Qua bảng1: Cho thấy, giáo viên phổ thông đã có nhận thức khá cao về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN, HN cho học sinh. Đa số giáo viên đều nhận thấy được vai trò quan trọng của hoạt động này trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm nâng cao năng lực của giáo viên trong việc tổ chức HĐTN, HN đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình 2018. - Thực trạng nội dung tổ chức HĐTN, HN Bảng 2. Tần suất thực hiện các nội dung trong tổ chức HĐTN, HN 7
  13. Mức độ thường xuyên Thỉnh TT Nội dung Thường xuyên Chưa bao giờ thoảng SL % SL % SL % Tìm hiểu thế giới 1 59 73,75% 20 25% 1 1,25% nghề nghiệp Tư vấn, định hướng 2 62 75,6% 19 23,2% 1 1,2% nghề nghiệp cho HS Tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề 3 53 64,46% 17 20,7% 12 14,84% cho HS tại địa phương Xây dựng KH hoạt 4 động trải nghiệm làng 50 62,5% 20 25% 10 12,5% nghề Tham gia các HĐTN, 5 57 70,3% 24 29,7% 0 0 HN khác Qua bảng 2 cho thấy, giáo viên đã thực hiện được nội dung tư vấn nghề nghiệp cho học sinh tương đối thường xuyên, các nội dung khác có dấu hiệu đáng mừng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, xây dựng kế hoạch và tham gia các HĐTN, HN khác. Tuy nhiên ta sẽ thấy được những khó khăn mà GV và HS mắc phải trong khảo sát ở bảng 4, do đó chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp để khắc phục. - Thực trạng hứng thú của HS đối với HĐTN,NH Bảng 3 Thực trạng hứng thú của học sinh đối với các nội dung tổ chức HĐTN 8
  14. Mức độ hứng thú Không hứng TT Nội dung Hứng thú Cần thiết thú- không cần thiết SL % SL % SL % Tìm hiểu thế giới nghề 1 46 56,1 34 41,5 2 2,4 nghiệp 2 Định hướng nghề nghiệp 44 53,66 38 46,34 0 0 Tổ chức hoạt động trải 3 nghiệm làng nghề tại địa 47 56,6 32 38,55 4 4,85 phương Xây dựng KH hoạt động 4 44 53,66 35 42,7 3 3,64 trải nghiệm làng nghề Tham gia các HĐTN, HN 5 44 55 34 42,5 2 2,5 khác Qua bảng 3 cho thấy đại đa số các em hứng thú và quan tâm rất lớn đến các nội dung trong tổ chức HĐTN, HN, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm làng nghề, từ đó các em cũng rất quan tâm đến công tác tổ chức hoạt động và xây dựng kế hoạch hoạt động. Bên cạnh đó các em cũng rất tích cực tham gia các HĐTN, HN khác ngoài trải nghiệm làng nghề, điều đó là đương nhiên vì các em được tham gia các hoạt động tham quan, tham gia chương trình giáo dục địa phương thông qua các môn học khác. - Thực trạng hình thức tổ chức HĐTN, HN làng nghề cho học sinh THPT: Bảng 4. Tần suất giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức HĐTN, HN 9
  15. Mức độ thường xuyên Các hình thức tổ chức TT hoạt động trải nghiệm, Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ hướng nghiệp SL % SL % SL % Sinh hoạt dưới cờ, sinh 1 67 81,7 15 18,3 0 0 hoạt lớp Tổ chức diễn đàn, giao 2 52 63,4 29 35,4 1 1,2 lưu, CLB... Tổ chức tham quan, trải 3 nghiệm các làng nghề 39 47,0 35 42,2 9 10,8 tại địa phương Hoạt động giáo dục 4 hướng nghiệp theo chủ 61 74,4 20 24,4 1 1,2 đề tại trường Nghiên cứu, viết bài về trải nghiệm, hướng 5 42 52,3 32 39,0 8 8,7 nghiệp làng nghề tại địa phương Qua bảng 4: ta thấy các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường học chủ yếu là hình thức sinh hoạt dưới cờ hoặc sinh hoạt lớp, việc trải nghiệm thực tế tại các làng nghề hầu như đang bỏ trống, mặc dù đây là kênh thông tin quan trọng gây hứng thú nhất cho các em học sinh. - Thực trạng khó khăn của giáo viên khi tổ chức HĐTN, HN cho học sinh THPT Bảng 5: Thực trạng khó khăn của giáo viên khi tổ chức HĐTN, HN 10
  16. Mức độ khó khăn Không khó TT Những khó khăn Bình thường Khó khăn khăn SL % SL % SL % Lựa chọn chủ đề trải 1 23 28,4 49 60,5 9 11,1 nghiệm 2 Tổ chức HĐTN, HN 27 32,9 45 54,9 10 12,2 Các phương pháp áp dụng 3 17 20,9 56 69,1 8 10,0 trong tổ chức hoạt động Điều kiện cơ sở vật chất 4 của nhà trường và gia đình 21 25,3 52 62,7 10 12,0 HS Quan điểm của phụ huynh 5 HS đối với vấn đề trải 17 20,5 57 68,7 9 10,8 nghiệm làng nghề Số lượng và chất lượng 6 25 30,1 51 61,4 7 8,5 làng nghề tại địa phương Trình độ, hiểu biết của GV 7 trong thiết kế tổ chức các 22 27,2 48 59,2 11 13,6 hoạt động trải nghiệm Qua bảng 5: ta nhận thấy các nội dung lựa chọn chủ đề trải nghiệm, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, các điều kiện cơ sở vật chất giáo viên gặp nhiều khó khăn, trong lúc đó số lượng và chất lượng các làng nghề trên địa bàn Quỳnh lưu lại rất thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm. III. Tiềm năng trải nghiệm làng nghề đối với công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh lưu. Quỳnh lưu là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Nghệ An, là huyện có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp phong phú, đa dạng. Trong đó có nhiều làng nghề được hình thành và phát triển lâu đời. Hiện nay có khoảng trên 30 làng nghề được Tỉnh Nghệ An công nhận và khoảng hơn 10 làng nghề được UBND Huyện công nhận. Đây là huyện có nhiều làng nghề nhất Tỉnh Nghệ An với 8 nhóm chính: (1) Nhóm làng nghề ngư nghiệp. (2) Nhóm làng nghề chế biến hải sản. (3) Nhóm làng nghề Mây tre đan. (4) Nhóm làng nghề Mộc mỹ nghệ. (5) Nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm. 11
  17. (6) Nhóm làng nghề cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. (7) Nhóm làng nghề xây dựng, sản xuất ngư cụ. (8) Nhóm nghề sản xuất và chế biến các mặt hàng tiêu dùng. Các làng nghề được phân bố trên diện rộng khắp cả toàn huyện Quỳnh Lưu và tương đối phong phú trên mọi lĩnh vực. Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời và phát triển có tiếng khắp đất nước và cả nhiều làng nghề mới hình thành nhưng đã chiếm được vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi trong hai năm trở lại đây do tình hình dịch bệnh covid -19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các làng nghề. Danh sách các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Năm TT Tên Làng Địa chỉ Ngành nghề công nhận Làng nghề được UBND tỉnh công nhận 1 Đồng Văn Quỳnh Diễn Mây tre đan 2004 2 Nam Thắng Quỳnh Hưng Mộc mỹ nghệ 2004 3 Minh Thàn Quỳnh Long Mây tre đan 2005 4 Phú Nghĩa Quỳnh Nghĩa Mộc mỹ nghệ 2005 5 Phú Thịnh Quỳnh Thạch Mây tre đan 2005 6 Bút Lĩnh An Hoà Mây tre đan 2006 7 Tùng Sơn Quỳnh Thạch Mây tre đan 2006 8 Phú Liên Quỳnh Long Chế biến thủy hải sản 2006 9 Đồng Luyện Quỳnh Giang Mây tre đan 2007 10 Trúc vọng Quỳnh Thanh Mây tre đan 2007 11 Thọ Thành Quỳnh Thọ Sữa chữa tàu thuyền 2008 12 Sơn Mỹ Quỳnh Mỹ Mây tre đan 2008 13 Hoà Thuận Quỳnh Thuận Móc sợi 2008 14 Tân An An Hoà Chế biến thủy hải sản 2008 15 Quỳnh Viên Quỳnh Thạch Mây tre đan 2009 12
  18. 16 Xóm 4A Ngọc Sơn Mây tre đan 2009 17 Trung Hậu Quỳnh Giang Mây tre đan 2009 18 Xóm 4B Ngọc Sơn Mây tre đan 2010 19 Thượng Yên Quỳnh Yên Mây tre đan 2010 20 Thuận Giang Quỳnh Hưng Mộc 2011 21 Quyết Tiến Quỳnh Bá Mộc 2011 22 Hồng Phú Quỳnh Hồng Hoa cây cảnh 2011 23 Thượng Nguyên Quỳnh Hồng Mộc 2012 24 Minh Tâm Quỳnh Minh Mộc 2012 25 Xóm 4 Quỳnh Đôi Hương trầm 2012 26 Phú Thành Quỳnh Hậu Miến 2012 27 Thượng Hùng Quỳnh Hậu Mộc 2013 28 Thuận Hóa Quỳnh Diện Mây tre đan 2015 29 An Hòa Xã An Hòa Sản xuất muối 2021 Quỳnh Thắng Sản xuất, chế biến rễ 2021 30 Quỳnh thắng hương và tăm hương Làng nghề được UBND huyện công nhận 1 Vĩnh Lộc Quỳnh Diện Chẻ tăm hương 2012 2 Tân Xuân Quỳnh Hưng Mộc 2012 3 Đồng Bông Quỳnh Hưng Mộc 2012 4 Làng Quỳnh Quỳnh Đôi Hoa cây cảnh 2013 5 Tân Lương Quỳnh Lương Mộc dân dụng 2003 6 Làng Thượng Quỳnh Văn Gạch xi măng 2014 7 Hoa Chín Quỳnh Văn Gạch xi măng 2014 8 Làng Trành Quỳnh Văn Gạch xi măng 2014 9 Thọ Thắng Quỳnh Thọ Mộc dân dụng 2018 10 Phú lợi Quỳnh Dị Sản xuất nước mắm 2018 13
  19. Cùng với sự phát triển làng nghề trong cả nước, các làng nghề huyện Quỳnh lưu đang được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như của người dân, do đó các làng nghề dần được mở rộng về cả qui mô và chất lượng, nhiều làng nghề như nước mắm, sản xuất muối ,bún, đóng thuyền, mây tre đan ...dần được khôi phục và phát triển. Đồng thời các làng nghề mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ như nghề mộc mỹ nghệ ,nghề chế biến rễ hương, tăm hương, nghề mộc, mây tre đan, cây cảnh, chế biến nông lâm sản...Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa các làng nghề cũng nhanh chóng áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất, chất lượng, góp phần vào việc cải thiện đời sống, tăng việc làm cho hàng ngàn người lao động . Mỗi làng nghề đều hội tụ tinh hoa nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ tạo nên bề dày lịch sử và nét bản sắc riêng biệt. Các làng nghề được phân bố trên tất cả các xã. Số lượng làng nghề, sự phong phú trong các lĩnh vực nghề, nét đặc sắc trong văn hóa nghề, tiềm năng kết hợp chuyên môn, văn hóa của các lĩnh vực nghề, sự thuận lợi trong giao thông của Quỳnh lưu tạo nên điều kiện tốt để học sinh phổ thông có cơ hội trải nghiệm làng nghề thường xuyên, hiệu quả cho công tác định hướng nghề nghiệp. Trải nghiệm các làng nghề của Huyện Quỳnh lưu có tiềm năng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thể hiện qua các nội dung: * Học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp - Với sự trải nghiệm về các làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (trải nghiệm về lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề, lưu giữ các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương…) đã hình thành cho học sinh ý thức và động cơ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân và với tinh thần lưu giữ văn hóa truyền thống. - Việc nhận diện tiềm năng phát triển làng nghề và chuỗi giá trị liên quan, thiết lập vai trò mắt xích làng nghề của huyện với tiềm năng phát triển kinh tế và xã hội của các khu vực khác; tìm hiểu công tác hiện đại hóa trong sản xuất sản phẩm của các làng nghề giúp học sinh nảy sinh những sáng tạo mới trong lĩnh vực nghề, từ đó phát sinh những sự quan tâm mới về lĩnh vực nghề liên quan. - Lập kế hoạch dự định cho bản thân theo định hướng nghề nghiệp sau này. - Tham vấn, giao lưu với các chủ cơ sở, các nghệ nhân, những người giữ vai trò chủ chốt của làng nghề giúp học sinh có thêm nhiều am hiểu về lĩnh vực nghề, củng cố niềm tin và dự định lựa chọn nghề nghiệp và định hướng học tập của bản thân. * Học sinh rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp - Các thông tin có được từ hoạt động trải nghiệm (quá trình quan sát,ghi chép, tìm hiểu, phỏng vấn, gặp gỡ... thâm nhập sâu vào các hoạt động của làng 14
  20. nghề giúp học sinh nhận thức, đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề hoặc các nghề ở lĩnh vực liên quan trên các mặt: - Đánh giá được những yếu tố phẩm chất và năng lực bản thân cần rèn luyện phù hợp với nghề, chỉ ra được nhận định về sự phù hợp, không phù hợp của bản thân đối với các nghề, định hướng nhóm nghề phù hợp với sở thích, phẩm chất, năng lực bản thân. - Đánh giá được khó khăn, thuận lợi của bản thân trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực theo lĩnh vực nghề. - Việc giáo viên tạo nên hứng thú, kích thích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu trải nghiệm lĩnh vực nghề nghiệp từ làng nghề giúp các em bộc lộ thiên hướng, sở trường. Từ đó, giáo viên có thêm cơ sở tư vấn, hướng nghiệp phù hợp từng đối tượng HS đồng thời khơi dậy niềm đam mê cho học sinh qua trải nghiệm các làng nghề. - Sự định hướng, hỗ trợ kịp thời của giáo viên trong quá trình tham gia trải nghiệm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin về bản thân với định hướng nghề nghiệp của mình. Từ đó, học sinh có ý thức xây dựng, thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp. * Học sinh tìm hiểu lĩnh vực nghề nghiệp: - Tìm hiểu sâu về hoạt động sản xuất tại các cơ sở của làng nghề giúp học sinh có thông tin về hoạt động chuyên môn nghề, những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực cần có của người lao động khi làm việc tại các vị trí đối với lĩnh vực nghề. Đây là cơ sở quan trọng tạo nên liên tưởng về sự đáp ứng của bản thân học sinh đối với hoạt động chuyên môn của lĩnh vực nghề. - Thâm nhập thực tiễn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của làng nghề giúp học sinh biết thêm mô hình hoạt động trong một lĩnh vực nghề, có thêm hành trang để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực nghề. - Tìm hiểu dây chuyền sản xuất trong cơ sở nghề giúp học sinh biết các thông tin, đặc trưng, yêu cầu riêng của từng nghề. - Sự phong phú của các làng nghề, nhóm nghề giúp học sinh thêm kiến thức về phân loại nhóm nghề cơ bản. - Cảm nhận chất lượng, đánh giá mẫu mã sản phẩm, cách thức tiếp thị, bán sản phẩm, so sánh sản phẩm của cơ sở nghề trong làng nghề, giá thành... giúp học sinh nâng cao nhận thức về cơ chế cạnh tranh, về năng lực của nhân sự tại các vị trí công việc, qua đó hình thành ở các em nhận thức mới về các lĩnh vực nghề nghiệp tương tác, hỗ trợ cho hoạt động và sự phát triển lĩnh vực nghề nghiệp của làng nghề. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2