Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phục vụ cho quá trình giáo dục nhân cách và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của thực tiễn; cung cấp một số giải pháp, cách làm hay cho các đồng nghiệp tham khảo về vai trò của công tác tư vấn tâm lý trong trường học trong phòng chống bạo lực học đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH --------------------- Sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT Năm học: 2019 – 2020
- MỤC LỤC Trang Phần I: Mở đầu………………………………………………..……………... 2 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………. 2 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………….. 3 4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu....................……………….……………. 3 5. Phạm vi nghiên cứu …………….………………………………………….. 3 6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 3 7. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………. 4 8. Đóng góp của đề ……………………………………………………………. 4 Phần II: Nội dung………………..…………………………………………... 5 1. Cơ sở khoa học……………………………………………………………… 5 1.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………. 7 1.3. Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường hiện nay…….………… 10 1. 4. Hậu quả của bạo lực học đường………..……………………………………….. 11 2. Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa BLHĐ ở trường THPT………………………………….. 2.1. Tổ tư vấn với vai trò tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh là giải pháp có 12 tính bền vững, lâu dài trong công tác phòng chống bạo lực học đường………… 2.2. Tổ tư vấn tâm lý với vai trò phối hợp với gia đình học sinh………………... 2.3. Tổ tư vấn với vai trò tham vấn nhà trường và phối hợp với các tổ chức, cá 12 nhân trong nhà trường trong việc phòng ngừa bạo lực học 19 đường……………………….. 2.4. Tổ tư vấn với vai trò đầu tàu trong tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt 19 động vui chơi……………………………………………………………………….. 20 2.5. Tổ tư vấn với vai trò là nhà tâm lý học………………………………………. 20 3. Kết quả đạt được ………………………………………………………………... 21 Phần III: Kết luận và kiến nghị đề xuất……………………………………..… 23 1. Kết Luận …………………………………………………………………… 2
- 2. Kiến nghị đề xuất…………………………………………………………… Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về phòng chống bạo lực trong trường học để đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Năm học 2019 – 2020, Bộ Giáo dục xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất cần thực hiện và Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục vào ngày 17/04/2019 để quán triệt sâu sắc về vấn đề an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên và đặc biệt vai trò của tổ tư vấn tâm lý trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước. Từ những thực trạng trên, cùng với thực tế bản thân đã trải nghiệm qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tư vấn Tâm lý do sở giáo dục đào tạo triển khai đồng thời tiến hành ứng dụng một cách có hiệu quả trong công tác tư vấn tâm lý tại đơn vị năm học qua tôi chọn đề tài: “Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm phục vụ cho quá trình giáo dục nhân cách và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của thực tiễn; cung cấp một số giải pháp, cách làm hay cho các đồng nghiệp tham khảo về vai trò của công tác tư vấn tâm lý trong trường học trong phòng chống bạo lực học đường 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài cần nghiên cứu. Làm rõ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS. Đánh giá kết quả những năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống HS đạt được thông qua các mô hình, diễn đàn, hoạt động của tư vấn tâm lý đã thực hiện. 4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể Các mô hình, chương trình hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học thực hiện Nghị quyết 29 –NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; chỉ thị 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ giáo dục và đào tạo, công văn số 1324/SGDĐT - CTTT ngày 08/9/2018 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về việc hướng dẫn công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường phổ thông từ năm học 2018 – 2019. 4.2. Đối tượng Quá trình tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ, mô hình hoạt động tư vấn tâm lý theo hướng rèn luyện kỹ năng cho HS trường THPT nơi tôi công tác. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu việc phát triển phẩm chất, năng lực và rèn luyện kỹ năng cho HS tại trường THPT tôi đang công tác ở tỉnh Hà Tĩnh thông qua tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa, mô hình, giải pháp… 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, nhà nước, bộ, sở ban ngành có liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp quan sát; phương pháp sưu tầm; phương pháp so sánh; phương pháp khái quát hóa. Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm 7. Giả thuyết khoa học Tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông với một số giải pháp mới, mô hình hoạt động đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực và kĩ năng cho học sinh trong thời đại mới đặc biệt là phòng chống bạo lực học đường. 4
- 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Về mặt lí luận Đề tài đã đề xuất và tiếp cận một số giải pháp mới và cách làm mang lại hiệu quả trong công tác tư vấn tâm lý nhằm phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT 8.2. Về mặt thực tiễn Thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và ổn định tình trạng tâm lý của học sinh, giúp các em tư duy, suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề xung quanh một cách đúng đắn. Nếu làm tốt công tác tư vấn học đường sẽ hạn chế tình trạng bạo lực học đường, học sinh hư hỏng, quậy phá, bỏ học, trầm cảm..... ngăn chặn kịp thời tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây ra nỗi lo của phụ huynh, học sinh và toàn xã hội; giúp học sinh định hướng tâm lý, tư tưởng, hình thành nhân cách đúng đắn và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đưa ra được các giải pháp tổ chức, quản lý các chương trình, mô hình hoạt động tư vấn tâm lý mang tính đổi mới, sáng tạo nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và rèn luyện kỹ năng cho HS góp phần phòng chống bạo lực học đường Phần II: Nội dung 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm
- a. Tư vấn tâm lý học đường (School Counseling - tư vấn học đường – TVHĐ) là một tiến trình giúp đỡ sinh viên học sinh, các vị phụ huynh hoặc thầy cô giáo, tự tìm hiểu mình, biết được những đặc điểm tính cách, những năng lực tiềm ẩn và những hành vi của họ đã ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Đồng thời giúp họ chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu trong chiến lược định hướng phát triển của những người này khi có nhu cầu. Tư vấn viên trường học được đánh giá chuyên nghiệp hay không qua mối quan hệ tư vấn tâm lý mà nhà tư vấn tạo được với học sinh, phụ huynh và quý thầy cô trong nhà trường, từ đó góp phần làm tốt hoạt động giáo dục học sinh và mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục gia đình học đường và xã hội . b. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. 1.1.2. Các dấu hiệu nhận biết bạo lực học đường Bạo lực học đường được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Bạo lực về thể chất, vật chất, tinh thần, ngôn ngữ, xâm hại tình dục giữa học sinh, nhóm học sinh trong và ngoài trường với nhau, giữa giáo viên với giáo viên hay giữa thầy cô, nhân viên nhà trường với học sinh và ngược lại. Nạn nhân bị bạo lực học đường thường có xu hướng giữ im lặng vì bị đe dọa, lo lắng tiếp tục bị đánh. Sau khi nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu, kết hợp với thực tiễn làm công tác tư vấn tâm lý tôi liệt kê những dấu hiệu nhận biết trẻ đang là nạn nhân của bạo lực học đường như sau: a. Tâm lý bất thường Nếu bố mẹ để ý thấy con càng ngày càng thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ con có thể bị bạn bạo hành. b. Xuất hiện vết thương trên người Khi con đi học về, ngoài hỏi về việc học hành và điểm số của con, bố mẹ cũng nên quan sát trên người con có xuất hiện vết thương nào không, quần áo có dấu hiệu bị rách, cắt hay không. Ngoài ra những vật dụng của con có bị làm hỏng, bị mất hay không. Khi con thường xuyên kêu ca rằng con bị đau đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe khác, 6
- hãy cho con đi khám ngay vì rất có thể con đã là nạn nhân của bạo lực học đường trong một thời gian dài mà bố mẹ không hề hay biết. c. Sợ hãi mạng xã hội Ngày nay, việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở ngoài đời thực mà còn trên mạng xã hội, biểu hiện bằng những lời lẽ xúc phạm, chế giễu hay nhục mạ. Tất nhiên, tôn trọng quyền riêng tư là điều tốt, nhưng cha mẹ cũng không nên quá thờ ơ với cuộc sống của những người trẻ trên mạng xã hội để có thể phát hiện những mối nguy cơ tiềm ẩn một cách nhanh nhất. d. Đồ dùng học tập bị mất hoặc làm hỏng Đây cũng là chuyện bình thường khi đi học. Nếu tần suất diễn ra việc này quá thường xuyên, cộng thêm thái độ mập mờ của đứa trẻ khi được hỏi thì không hề bình thường chút nào. e. Bỗng nhiên mất bạn bè và lảng tránh xã hội Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, không còn đi chơi hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh cần để tâm. g. Có hành vi tự hủy hoại bản thân Trốn khỏi nhà, tự làm bản thân bị thương hay thậm chí là đề cập đến việc tự sát có thể là những dấu hiệu của một đứa trẻ đang bị bắt nạt mà những người xung quanh không bao giờ nên bỏ qua. h. Khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng Việc một đứa trẻ thức khuya vào buổi tối có thể là do mải mê lướt mạng xã hội hoặc giải quyết bài tập về nhà. Tuy nhiên, nếu chúng thực sự gặp vấn đề về giấc ngủ, người hay mệt mỏi, rất có thể là do áp lực, căng thẳng từ việc bị bắt nạt. i. Thường xuyên giả bệnh Với nhiều đứa trẻ nghịch ngợm, việc giả bệnh để được nghỉ ở nhà xem phim hoặc chơi điện tử là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, những cơn đau đầu, đau bụng hay ốm giả thường xuyên có thể cho thấy một đứa trẻ đang cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đến trường nên tìm cách trốn tránh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường và con số này đang ngày một tăng cao trên khắp cả nước ở tất cả những lớp học và cấp học khác nhau.
- Theo báo cáo sơ bộ khoảng tháng 5/2018 của các cơ quan công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì từ năm 2010 đến nay đã có hơn 7.000 học sinh tham gia vào các sự việc đánh nhau, lôi kéo dọa đánh bạn và bị kỷ luật. Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, trong một năm học, mỗi ngày xảy ra 5 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Tại Hà Tĩnh, bạo lực học đường cũng đã xảy ra nhiều vụ việc học sinh đánh nhau gây nhiều lo lắng cho phụ huynh học sinh. Tháng 6/2018, một nhóm học sinh tụ tập ở khu vực căn nhà gỗ của người dân để hoang thuộc địa phận xóm 4, xã Phúc Đồng, Hương Khê (Hà Tĩnh), sau đó dùng dao, ống típ, gậy, đuổi đánh một số học sinh Trường THPT Hàm Nghi. Trước đó không lâu, do mâu thuẫn từ trước trên Facebook, hai nữ sinh một trường THPT tại huyện Đức Thọ đã đánh một nữ sinh cùng trường. Video vụ học sinh đánh nhau này được tung lên mạng xã hội đã khiến học sinh không khỏi bức xúc vì vấn nạn bạo lực học đường. Sáng ngày 10/4/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao nhiệm vụ cho ngành công an tăng cường phối hợp với Sở GD&ĐT, các địa phương, kịp thời phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong thanh thiếu niên, học sinh. Đáng nói, những sự vụ bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà thực tế lại có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng hậu quả rất nghiêm trọng. Lý do rất vu vơ như “nhìn đểu”, xinh hơn bạn, người mới đến, học giỏi, không giúp đỡ bạn làm bài… Cách xử lý thì bằng đủ vật dụng từ giày dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi, dây lưng,…Điều lo ngại hơn cả là sự thờ ơ của các em, khi chỉ xúm xùm vào quay phim và chụp ảnh bạn tung lên mạng. 1.2.2. Số liệu điều tra về bạo lực học đường Khảo sát một số trường phổ thông trên địa bàn tôi đang công tác cho thấy một số đặc điểm của về tình trạng BLHĐ như sau: a. Về độ tuổi đối tượng tham gia BLHĐ Độ tuổi đối tượng tham gia đánh nhau từ 06 -10 tuổi chiếm 07%; từ 11- 14 tuổi chiếm 45%; từ 15 - 18 tuổi chiếm 48%. Như vậy, đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là lứa tưổi mà sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo. 8
- b. Về hình thức tổ chức Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Đa số các vụ đánh nhau đều có tổ chức nhóm (đánh hội đồng). Một số em trong nhóm còn sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đăng tải lên mạng Internet để làm nhục nạn nhân và để khoe thành tích của mình. Điều này cho thấy, BLHĐ không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, đa số học sinh coi sự việc đánh nhau bình thường. c. Về công cụ phương tiện sử dụng trong BLHĐ Trước đây, BLHĐ thường sử dụng công cụ đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại qua các hành động: Đấm, đá hoặc gậy gộc. Nhưng BLHĐ hiện nay lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao, kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý… d. Về giới tính Nam giới chiếm 74%; Nữ giới chiếm 36%. Có khoảng hơn một nửa số em nữ khi được hỏi về vấn đề này thì thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác ở các mức độ khác nhau. e. Về hậu quả Trong số các vụ BLHĐ đã từng có hành vi hành hung người khác, hậu quả của vụ bạo lực thường gây nên tổn thương về tinh thần và thể chất, làm mất thiện cảm của mọi người đối với các em. Có gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Các vụ liên quan đến BLHĐ xẩy ra nhiều lú do khác nhau như: Không ưa nên đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lý do tình cảm (13,3%); Người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Trước tình hình BLHĐ gây quan ngại trong đời sống xã hội, các bậc pphuj huynh có những cách bày tỏ thái độ khác nhau. Phần lớn phụ huynh hành động bằng cách “quát mắng và xử lý nóng như đánh, tát, quát mắng nhằm răn đe và có không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con. trường hợp cha mẹ khuyên bảo nhẹ nhàng như yêu cầu phải “xin lỗi bạn” còn ở mức hạn chế. Trước thực trạng BLHĐ như hiện nay, một số giáo viên chủ nhiệm lớp khi được hỏi về vấn đề này thì biện hộ cho rằng, chỉ quản lý về mặt sĩ số, học tập, vấn đề đạo đức, lối sống thuộc về giáo viên dạy Giáo dục Công dân và cha mẹ học sinh. Mộ số giáo viên khác lại có quan điểm họ chỉ đảm nhiệm việc truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh là chính, việc nắm tư tưởng, giáo dục tình cảm của học sinh thuộc về giáo viên chủ nhiệm lớp.
- 1.3. Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường hiện nay 1.3.1. Nguyên nhân từ học sinh Những học sinh có biến chứng tâm lý khác thường như bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, tỉ lệ lưu thông máu không đều, dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động. Những học sinh có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành vi bạo lực. Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích… Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm xúc nhất thời của mình kéo theo dây chuyền làm ảnh hưởng chung đến ngành giáo dục. Từ học sinh đánh hội đồng nhau, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi cho đến các sự vụ nghiêm trọng khác. 1.3.2. Nguyên nhân gia đình Do sự giáo dục chưa sâu sát của cha mẹ, xã hội xô bồ phụ huynh lại ít quan tâm tới con cái, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con, xả stress bằng bạo hành gia đình. Trẻ em dễ học theo tính xấu của người lớn, khi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách thì chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội cũng có thể gây ra các tổn thương khó chữa lành, từ đó hình thành nhân cách méo mó về giá trị sống. Sự ảnh hưởng của môi trường gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn, gia đình bất hòa, ly dị, anh em đâm chém nhau là tấm gương không tốt cho con cái, từ đó khiến các em lớn lên trong sợ hãi và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng,… Gia đình được coi là nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường ở Việt Nam. 1.3.3. Nguyên nhân trong nhà trường Nhà trường hiện nay coi trọng thành tích hơn là giáo dục nhân cách, nhà trường quá chú trọng việc nhồi nhét kiến thức mà quên đi việc “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ hậu học văn” . Không những thế, kỷ cương nề nếp cũng lỏng lẻo, nhiều thầy cô không còn là tấm gương cho học sinh noi theo dẫn tới tình trạng học sinh mất phương hướng, hành động sai trái. Nhà trường ít quan tâm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến mỗi cá nhân nên bạo lực học đường ngày càng diễn ra một nhiều. Những em học sinh cá biệt cũng bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên các em càng trở 10
- nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành lao theo các trò chơi vô bổ. Đây cũng được xem là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay. 1.3.4. Nguyên nhân xã hội Nguyên nhân xã hội chính là do ảnh hưởng từ những môi trường xung quanh như bạo lực phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi có tính bạo lực trên mạng xã hội. Mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, mang tính bạo lực cao các em không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực. Tuổi trẻ thường có tính bắt chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu. Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, hình ảnh mang tính bạo lực cũng góp phần hình thành nhu cầu bạo lực của trẻ em Việt Nam. 1. 4. Hậu quả của bạo lực học đường Tại Việt Nam, bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Sau đây tôi xét bạo hậu quả của BLHĐ ảnh hưởng đến các đối tượng sau 1.4.1. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình. Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.
- Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy. 1.4.2. Ảnh hưởng đến gia đình Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình. 1.4.3. Ảnh hưởng đến nhà trường Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học 12
- sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình. 1.4.4. Ảnh hưởng đến xã hội Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia. Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông
- cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh. 2. Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa BLHĐ ở trường THPT 2.1. Tổ tư vấn với vai trò tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh là giải pháp có tính bền vững, lâu dài trong công tác phòng chống bạo lực học đường Bắt nguồn từ những sự việc hết sức đơn giản, chỉ cần có một chuyện xích mích nhỏ, va chạm nhỏ với nhau trong lớp hay đơn thuần bắt nguồn từ cái nhìn bị coi là khiêu khích, bị bạn nói xấu, tẩy chay, ức hiếp…nhưng cũng có thể dẫn đến bạo lực học đường. Có nhiều nguyên nhân làm cho các em - chủ thể gây ra bạo lực học đường- có những hành vi bạo lực sai trái dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do nhận thức về pháp luật, về giá trị đạo đức, kỹ năng sống của các em còn hạn chế. Tổ tư vấn có trách nhiệm phối hợp với nhà trường, tổ chức đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục để hình thành nhận thức và hành vi đúng đắn cho các em. Ngay đầu năm học, hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường do hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn, giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh làm thành viên. Thành lập tổ tư vấn tâm lý cho học sinh do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Bí thư đoàn làm phó ban, giáo viên có nghiệp vụ về tư vấn tâm lý và các giáo viên có kinh nhiệm làm ủy viên. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch hoạt động, quy chế, nội dung làm việc cụ thể, cơ chế phối hợp qua từng vụ việc, có tổ chức họp đánh giá rút kinh nghiệm định kỳ hàng tháng, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm học kỳ và cả năm. Công tác giáo dục đạo đức học sinh được tổ chức tập trung một ngày trước khi vào năm học do hiệu trưởng chủ trì với thành phần tham dự là tất cả học sinh và hội đồng sư phạm và được quán triệt thảo luận một buổi tại lớp, nhắc lại trong các buổi họp liên tịch, họp hội đồng đặc biệt là sinh hoạt một cách thường xuyên vào các tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm. Do đặc điểm tâm lý các em còn nhỏ, hiểu chưa tới hoặc chóng quên nên ban giám hiệu lựa chọn phương pháp “ mưa dầm thấm lâu” tức là thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục, 14
- tác động để nâng cao dần nhận thức, giúp các em điều chỉnh hành vi theo định hướng mà mục tiêu giáo dục đặt ra. Nội dung giáo dục đạo đức phải thật sự phong phú để hình thành những cảm xúc đạo đức về tình bạn cho các em.Trước hết và quan trọng nhất là giáo dục về lòng nhân ái, tình đoàn kết bạn bè trong lớp, trong trường, mở rộng ra là tình cảm với tất cả bạn bè cùng trang lứa ở trường bạn hay cộng đồng dân cư. Các em phải có tình yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn. Trong mọi hoạt động, phải luôn thân thiện, sẵn sàng thông cảm, tha thứ những khuyết điểm mà bạn mắc phải. Phải xây dựng tình bạn trong sáng, đẹp đẽ vượt qua những giá trị vật chất tầm thường, phải lưu giữ những kỷ niệm hồn nhiên, ngây thơ, đẹp nhất của tuổi học trò… Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức, phấn đấu học tốt, vâng lới thầy cô, cha mẹ, các em còn phải có những kỹ năng sống nhất là kỹ năng ứng xử trước tất cả các tình huống, kỹ năng xây dựng lối sống lành mạnh trong sáng để không làm nảy sinh bạo lực học đường. BGH, Đoàn thanh niên và tổ tư vấn cần chú trọng nội dung này và tổ chức giáo dục rèn luyện cho các em một cách thường xuyên. Trước hết nhà trường chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết như: + Rèn luyện cho các em kỹ năng nhận thức: thông qua hệ thống các bài học, các nội dung giáo dục giúp các em biết quý trọng và yêu thương những người thân trong gia đình, trọng tình bạn, quý thầy cô giáo; sống không ích kỉ, biết tha thứ khi bạn có lỗi; biết xin lỗi khi mình phạm lỗi; không quá chú trọng đến điều xấu của người khác; nhìn nhận cái đẹp, cái tốt của bạn; đặc biệt là biết cách làm hòa cũng như biết hòa giải khi các bạn cùng lớp có vấn đề. + Rèn luyện cho các em các kỹ năng xã hội: kỹ năng lăng nghe, tôn trọng người khác, làm việc nhóm, kỹ năng nói cho người khác hiểu mình, nhận biết được cảm xúc của bạn hoặc của người khác. + Hình thành cho các em những kỹ năng kiểm soát bản thân: Với kỹ năng này giáo viên cần giúp cho học sinh làm chủ được chính mình, chế ngự stress, biết làm chủ cảm xúc hoặc tình cảm, biết tự mình quyết định đúng cho dù là việc nhỏ. Kỹ năng này hiện nay học sinh bị hụt hẫng và nó là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường do học sinh hạn chế về kỹ năng sống. Ngoài ra giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian giải trí lành mạnh một điều không thể thiếu được đối với học sinh trong thời đại tin học giúp các em hạn chế thời gian tiếp xúc với bạo lực qua phim ảnh, internet…
- + Rèn luyện kỹ năng tự vệ: Giúp các em có ý thức bảo vệ mình như biết cách phòng thân để không bị bắt nạt trong mọi trường hợp, tránh xa bạo lực người lớn để không bị ảnh hưởng… Ngoài ra, nhà trường cần trang bị cho các em kỹ năng ứng xử chỗ đông người: + Khi gặp trường hợp đánh nhau ngoài đường phố thì phải biết gọi cho 113, có người cần cấp cứu thì gọi 115… + Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Khi có mâu thuẫn lựa chọn giải pháp an toàn, đảm bảo sức khỏe bản thân. + Kỹ năng thương lượng hay từ chối: Thương lượng khi có mâu thuẫn, nhận lời, từ chối như thế nào trước việc mời mọc, rủ rê… + Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Cảm thông trước thái độ sai trái của người khác, cảm thông vì nhận thức được hoàn cảnh hiện tại của họ, sống bao dung độ lượng. + Kỹ năng hợp tác tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ: Nếu gặp khó khăn cầu cứu sự giúp đỡ như thế nào cho đúng, cho hợp lý theo quy định của pháp luật…, có hành động thấu tình đạt lý đạt tới giá trị nhân văn cao. BGH trực tiếp giáo dục rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho các em qua sinh hoạt đầu tuần. Tổ chức tập huấn để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nâng cao kiến thức kinh nghiệm để giáo dục rèn luyện các em. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giáo dục rèn luyện ở mọi nơi mọi lúc, mọi tình huống nhất là các tình huống dễ làm hoặc đã làm nảy sinh bạo lực; tổ chức giáo dục rèn luyện tích hợp qua từng nội dung bài dạy, qua sinh hoạt câu lạc bộ. Ngoài ra, Tổ tư vấn phối hợp với đoàn trường tổ chức những cuộc thi tìm hiểu phòng chống bạo lực học đường. Hiệu quả mang lại từ các cuộc thi rất cao, học sinh nhận thức được nhiều vấn đề từ bạo lực học đường, sai đúng tốt xấu; có được nhiều kỹ năng cần thiết để hạn chế, tránh xa. + Nhà trường tổ chức thi tìm hiểu trong tiết sinh hoạt đầu tuần 100% học sinh tham gia dưới hình thức trả lời câu hỏi và giải quyết các tình huống. Một số câu hỏi và bài tập mà trường đã tiến hành cho các em thi: 1. Bạo lực học đường là gì? Chủ thể chính gây ra bạo lực học đường là ai? 16
- 2. Những biểu hiện nào gọi là bạo lực học đường? 3. Hiệu quả của bạo lực học đường? 4. Em có suy nghĩ gì trước tình hình bạo lực học đường xảy ra như hiện nay? 5. Gây ra bạo lực học đường sẽ bị nhà trường xử lý bằng cách hình thức kỷ luật nào? 6. Tổ chức đánh bạn gây mất trật tự nơi công cộng, xâm phạm thân thể người khác sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? 7. Vào giờ ra chơi, tại sân trường, có 1 bạn học sinh B đến gây sự với học sinh A còn chửi A nữa. nếu là A em làm gì khi gặp tình huống này? 8. Thấy hai bạn đang đánh nhau trong 15 phút đầu giờ, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa đến lớp em sẽ làm gì? 9. Đang đi trên đường, đột nhiên có một người lạ chặn xe em lại. Biết người đó có ý định hành hung mình, em phải làm gì? 10. Nam thường xuyên bị một bạn trong lớp bắt nạt, đùa giỡn trịch thượng, hay đánh mạnh vào người gây đau đớn. Bạn ấy còn hăm nếu nói với thầy cô thì bạn ấy không tha. Nam không báo với thầy cô mà gọi anh ruột mình chặn đánh bạn ấy trước. Theo em hành vi của Nam có phải là bạo lực học đường hay không? Nếu là Nam em sẽ xử sự như thế nào cho đúng? Các tình huống dẫn đến bạo lực xảy ra trong đơn vị được BGH hiệu giới thiệu, yêu cầu học sinh nêu phương pháp giải quyết, qua đó nâng cao nhận thức đúng về bạo lực học đường và rèn luyện kỹ năng đúng của các em khi quyết tình huống. Các phương pháp giáo dục của nhà trường vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, vừa thực tế lại có tính hiệu quả cao, đem lại nhiều sự hứng thú cho học sinh. Để sự giáo dục có chiều sâu hơn nhà trường tạo điều kiện để tất cả học sinh có cơ hội thể hiện thái độ của mình trước vấn nạn bạo lực bằng hình thức tổ chức thi viết bài tự luận, thi truyền thông. Mục đích là hình thành nhận thức đúng, đưa nó vào sâu thẳm tâm hồn, tình cảm các em, biến những giá trị đạo đức tốt đẹp thành những hành vi thân thiện, nhân ái. 2.2. Tổ tư vấn tâm lý với vai trò phối hợp với gia đình học sinh
- Tổ tư vấn cần phối hợp với gia đình trong việc nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để làm gương cho người khác. Tổ tư vấn cũng có thể bồi dưỡng thêm để cha mẹ có thêm kiến thức về pháp luật từ đó có định hướng quản lý giáo dục tốt con cái, có phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các em tại gia đình, lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp khi con sai trái, thường xuyên quan tâm uốn nắn những lệch lạc của các em, sẵn sàng phối hợp với nhà trường và xã hội trong giáo dục con em… 2.3. Tổ tư vấn với vai trò tham vấn nhà trường và phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong việc phòng ngừa bạo lực học đường Tổ tư vấn cần tham mưu với Ban giám hiệu trong việc đưa ra kế hoạch, biện pháp phù hợp cho việc ngăn ngừa BLHĐ, phối kết hợp chặt chẽ với giáo Giáo viên chủ nhiệm để chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần chú trọng coi trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau. Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng, trụ cột trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm như là một đại diện của hiệu trưởng trong lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt định hướng, giúp học sinh biết vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách học sinh, là cầu nối giữa học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Tổ tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc chuẩn bị nội dung, hình thức cho các tiết sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm rất đa dạng phong phú, trong đó công tác giáo dục đạo đức học sinh là công tác quan trọng nhất. Ngoài các tiết dạy theo quy định giáo viên chủ nhiệm phải có mặt ở lớp trong tất cả các sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt cuối 18
- tuần, tham gia tất cả các hoạt động, phong trào, sinh hoạt chủ điểm do nhà trường tổ chức. Nhiệm vụ chính là xây dựng tập thể học sinh lớp phát triển trong môi trường học tập thân thiện đoàn kết. - Tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh, nắm chắc hoàn cảnh từng em. - Thường xuyên giáo dục đạo đức rèn kỹ năng sống cho các em. - Quản lý lớp sâu sát theo dõi diễn biến đạo đức từng em, nắm chắc đời sống tinh thần của từng em, lắng nghe ý kiến các em kịp thời phát hiện mâu thuẫn giữa các em có biện pháp quan tâm, quản lý giáo dục học sinh cá biệt, sa sút về đạo đức, xử lý kịp thời có hiệu quả các vụ xảy ra tại lớp không để xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau trong lớp hoặc ngoài cổng trường. - Sống gương mẫu bằng nhân cách, độ lượng bằng tấm lòng để học sinh noi theo. - Xử lý học sinh phải thấu tình đạt lý, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình phải thường xuyên, chặt chẽ. Thực hiện quy trình xét kỷ luật học sinh phải đúng Điều lệ, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc mà giáo viên chủ nhiệm không giải quyết được đề BGH giải quyết. Trong năm học 2018 - 2019 tổ tư vấn tâm lý trường tôi đã tổ chức tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, thông qua việc chủ động xây dựng chương trình hành động, phối hợp với đoàn trường, nhà trường trong việc ngăn chặn bạo lực học đường (Xem Phụ lục 2). 2.4. Tổ tư vấn với vai trò đầu tàu trong tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt động vui chơi Tổ chức các trò chơi giải trí lành mạnh bổ ích ngay trong nhà trường để thu hút học sinh vào quỹ đạo giáo dục nhằm hạn chế tình trạng bạo lực trong nhà trường. Các em được vui chơi, giảm căng thẳng, có điều kiện chia sẻ tâm sự nguyện vọng tình cảm để thắt chặt tình thân ái, đoàn kết với bạn bè xóa tan suy nghĩ tiêu cực làm giảm nạn bạo lực học đường. Bên cạnh hoạt động chính là dạy và học tổ tư vấn đã chủ trì nhiều hoạt động khác tác động tốt đến tư tưởng tình cảm hình thành cảm xúc thân thiện đoàn kết thân ái với bạn bè và hình thành kỹ năng sống cần thiết cho các em, như tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề, tổ chức các câu lạc bộ (Bóng đá, cầu long, nhạc, nhảy….)
- 2.5. Tổ tư vấn với vai trò là nhà tâm lý học Vai trò quan trong nhất của tổ tư vấn là tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên....Định hướng cho học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Giúp giải quyết những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa một cách có hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày của học sinh. Giúp định hướng cho học sinh việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Tham mưu với Ban lãnh đạo các đoàn thể trên cơ sở thu thập những ý kiến đóng góp tích cực của học sinh, phụ huynh và giáo viên nhằm góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện và bền vững. Trong năm học vừa qua bằng nhiều hình thức tư vấn khác nhau như tư vấn tâm lý trực tiếp: giáo viên tư vấn – cá nhân học sinh, Tổ chức buổi sinh hoạt các chuyên đề về tâm lý, kỹ năng sống, tư vấn qua Email, facebook, hòm thư…, chúng tôi đã giúp được rất nhiều học sinh nahf trường vượt qua được khó khăn của bản thân để ổn định tinh thần, tâm lý cho học tập đạt hiệu quả tốt nhất. 3. Kết quả thực hiện Trong năm học 2018 – 2019 chúng tôi đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau trong công tác ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường của nhà trường đem lại những kết quả khả quan. Nhận thức của học sinh về tác hại của bạo lực học đường được nâng lên rõ rệt, kỹ năng sống của các em được nâng cao hơn, tình trạng bạo lực học đường đã giảm hẳn, tính chất mức độ từng vụ việc không phức tạp, nhà trường kiểm soát hoàn toàn các vụ bạo lực xảy ra trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục các em nhịp nhàng, uyển chuyển và hiệu quả cao hơn. Năm học Năm học Nội dung giáo dục BLHĐ/ các vụ BL Nhận xét 2017 - 2018 2018 - 2019 Nhận thức của học sinh về bạo lực học Cao hơn, đúng đắn 85% 99% đường hơn. Kỹ năng sống của học sinh 89% 98% Được nâng lên. Số học sinh còn xích mích nhau trong 16 6 Giảm nhà trường 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009-2010
28 p | 274 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phó hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác hoạt động ngoài giờ trong trường THPT
25 p | 591 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh
56 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của ban quản sinh nhà trường THPT
5 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các hình thức ôn tập môn Lịch sử tại trường THPT Yên Khánh A
31 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu truyện ngắn hiện đại cho học sinh THPT
73 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao
42 p | 96 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc lan toả giá trị văn hoá đọc nhằm phát huy năng lực tự học và khả năng tự nhận thức cho học sinh THPT Nghi Lộc 5
61 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn