Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chăm sóc và giáo dục học sinh trung học phổ thông (THPT) để phát triển kĩ năng toàn diện theo xu hướng phát triển Số hoá trong mọi lĩnh vực đời sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 -----&*&----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VAI TRÒ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VỚI CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HỌC SINH LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHÓM TÁC GIẢ: 1. NGÔ VĂN HIẾU 2. NGUYỄN ANH TUẤN 3. NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 NĂM THỰC HIỆN: 2022 - 2023 ĐIỆN THOẠI: 036 39 66 256 – 0988 209 178 – 0972 436 598
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6 CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HỌC SINH. ................................................................................ 9 I. Tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng học sinh trong lớp chủ nhiệm ............................ 9 1. Nghiên cứu hồ sơ .................................................................................................. 9 1.1. Mục đích ............................................................................................................ 9 1.2. Cách thức thực hiện ........................................................................................... 9 1.3. Kết quả ............................................................................................................. 11 2. Quan sát học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ......................................... 11 2.1. Mục đích .......................................................................................................... 11 2.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 12 2.3. Kết quả ............................................................................................................. 12 3. Tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện, trao đổi với học sinh và gia đình ....................... 13 3.1. Mục đích .......................................................................................................... 13 3.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 13 3.3. Kết quả ............................................................................................................. 14 II. Xây dựng kế hoạch giáo dục .............................................................................. 14 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp .............................................................................. 14 1.1. Mục đích .......................................................................................................... 14 1.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 14 1.3. Kết quả ............................................................................................................. 16 2. Phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch phối hợp giáo dục ...................... 16 2.1. Mục đích .......................................................................................................... 16 2.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 16
- 2.3. Kết quả ............................................................................................................. 18 3. Xây dựng hình ảnh giáo viên chủ nhiệm ............................................................ 18 3.1. Mục đích .......................................................................................................... 18 3.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 18 3.3. Kết quả ............................................................................................................. 19 CHƯƠNG III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHỐI HỢP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................................................... 19 I. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường ......................................................... 19 1. Ban Giám hiệu nhà trường ................................................................................. 19 1.1. Mục đích .......................................................................................................... 19 1.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 19 1.3. Kết quả ............................................................................................................. 20 2. Ban thường vụ Đoàn trường và đội bảo vệ trường ............................................. 21 2.1. Mục đích .......................................................................................................... 21 2.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 21 2.3. Kết quả ............................................................................................................. 22 3. Đội ngũ giáo viên bộ môn .................................................................................. 23 3.1. Mục đích .......................................................................................................... 23 3.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 23 3.3. Kết quả ............................................................................................................. 23 4. Công đoàn nhà trường ........................................................................................ 24 4.1. Mục đích .......................................................................................................... 24 4.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 24 4.3. Kết quả ............................................................................................................. 26 II. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình..................................... 26 1. Phối hợp với gia đình học sinh ........................................................................... 26 2. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh ....................................................... 29 III. Phối hợp với các tổ chức xã hội liên quan ........................................................ 30 1. Phối hợp với chính quyền và công an địa phương ............................................. 30 2. Phối hợp với chủ nhà trọ..................................................................................... 33 3. Phối hợp với các tổ chức nhân đạo, từ thiện....................................................... 34 IV. Đổi mới phương pháp các hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt cuối tuần và sinh hoạt 10 phút đầu giờ........................................................................................ 37 1. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần .......................................................................... 37 2. Đổi mới hoạt động sinh hoạt 10 phút đầu giờ..................................................... 39 V. Tính khoa học và tính sư phạm trong công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội với việc chăm sóc, giáo dục học sinh THPT .................................. 42 1. Tính khoa học ..................................................................................................... 42
- 2. Tính mới ............................................................................................................. 43 3. Tính thực tiễn...................................................................................................... 43 VI. Khảo sát thính cấp thiết và mức độ khả thi của đề tài ...................................... 43 1.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 43 1.2.1. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 43 1.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................... 43 1.3. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 44 1.1.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ......................................................... 45 CHƯƠNG IV: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI VỚI VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HỌC SINH ......................................................................................... 46 1. Năm học 2021-2022............................................................................................ 46 2. Năm học 2022-2023............................................................................................ 47 III. Hiệu quả của sáng kiến ..................................................................................... 48 1. Đối với học sinh.................................................................................................. 48 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm .............................................................................. 48 3. Đối với các tổ chức xã hội .................................................................................. 49 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................. 50 1. Kết luận............................................................................................................... 50 2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm ............................................................................ 50 2.2. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội ................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn HS Học sinh THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở MC Master of ceremoney GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTX Giáo dục thường xuyên GDCD Giáo dục công dân
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hưởng ứng và thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Digital Transformation progamme) được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ- TTg và phê duyệt ngày 03/06/2020, và chương trình Số Hóa (Digitallization) do bộ Công an đang triển khai trên toàn quốc, bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đang nỗ lực thực hiện chương trình chuyển đổi Thiết Bị Công Nghệ Số và Số Hóa Giáo Dục nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng toàn diện để đáp ứng xu thế và hòa nhập “Cuộc Sống Số” toàn cầu. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã có những công văn hướng dẫn về chuyển đổi Thiết Bị Số đáp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến trong giai đoạn ứng phó với đại dịch Covid-19, công văn 2718/SGD&ĐT-VP được ban hành ngày 07/12/2022 “Về việc báo cáo sử dụng hình thức dịch vụ giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt”. Để các chương trình nói trên được thực hiện đạt hiệu quả cao thì cần sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội, muốn công tác phối hợp diễn ra nhịp nhàng, có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải đóng vai trò chính trong công tác kết nối và thực hiện. Thay vì trước đây chúng ta chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức mà ít quan tâm đến các kĩ năng mềm, các kĩ năng sống cần thiết nhằm giúp các em chững chạc, tự tin bước ra xã hội sau khi hoàn thành chương trình phổ thông. Vì vậy chúng ta cần thực hiện các hoạt động kết nối, phối hợp, thực hiện để chăm sóc và giáo dục học sinh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay với cuộc sống số, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, ở mọi lúc mọi nơi thì việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục những thói quen tốt, phát huy các năng lực sẵn có cho học sinh là rất cần thiết, vậy muốn các hoạt động giáo dục nói trên đạt hiệu quả thì cần kết nối và phối hợp để thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định của nhà trường, dưới sự quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề, theo dõi và đánh giá việc thực hiện của học sinh. GVCN lớp là người chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, các tổ chức xã hội và gia đình của học sinh nhằm tạo nên mối liên kết chặt chẽ để quản lý, giáo dục và chăm sóc các em có hiệu quả. Để các hoạt động giáo dục có hiệu quả, công tác kết nối và phối hợp với các tổ chức cần sự đồng thuận cao, có tổ chức và thực hiện bài bản. Thông qua các hoạt động kết nối và phối hợp này để làm sao: Giáo dục là chăm sóc và chăm sóc là giáo dục. Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà 1
- trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu GVCN đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chăm sóc và giáo dục học sinh trung học phổ thông (THPT) để phát triển kĩ năng toàn diện theo xu hướng phát triển Số hoá trong mọi lĩnh vực đời sống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các lớp do các thành viên nghiên cứu đề tài làm chủ nhiệm và giảng dạy gồm: Lớp B khóa 2020-2023 và lớp D2 khóa 2021-2024 trường THPT Thanh Chương 3. - Phối hợp giữa GVCN, nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Các văn bản chỉ đạo + Nghị quyết số: 29- NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. + Quyết định số 749/QĐ- TTg “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 03/06/2020. + Công Văn 2718/SGD&ĐT-VP được ban hành ngày 07/12/2022 “Về việc báo cáo sử dụng hình thức dịch vụ giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt” của sở GD&ĐT Nghệ An. - Các khái niệm liên quan + Khái niệm về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. + Khái niệm về chuyển đổi số. + Khái niệm về số hoá. - Thu thập thông tin + Thu thập thông tin từ bạn bè, người thân. + Thu thập thông tin từ các giáo viên bộ môn. + Thu thập thông tin từ các đoàn thể trong nhà trường. + Thu thập thông tin từ các tổ chức xã hội. - Điều tra nghiên cứu hồ sơ 2
- + Nghiên cứu hồ sơ học sinh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát các hành vi và đánh giá. - Trò chuyện trao đổi với đối tượng nghiên cứu. - Trò chuyện trao đổi với các tổ chức, cá nhân cần phối hợp. - Tham khảo ý kiến các giáo viên chủ nhiệm có kinh ngiệm. 5. Tính mới của đề tài - Áp dụng công nghệ 4.0, đồng thời kết hợp với phương pháp truyền thống trong việc chăm sóc giáo dục học sinh. - Các hoạt động giáo dục dựa trên cơ sở bình đẳng, dân chủ, nhân ái và tôn trọng sự khác biệt. - Đổi mới toàn diện về phương pháp giáo dục và đánh giá năng lực cá nhân 3
- PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các văn bản chỉ đạo - Nghị quyết số: 29- NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. - Quyết định số 749/QĐ- TTg “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 03/6/2020. - Công Văn 2718/SGD&ĐT-VP được ban hành ngày 07/12/2022 “Về việc báo cáo sử dụng hình thức dịch vụ giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt” của sở GD&ĐT Nghệ An. 1.2. Các khái niệm về giáo dục kĩ năng toàn diện - Khái niệm về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết; từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. 4
- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. (trích nguồn internet từ Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam) 1.3. Các khái niệm về chuyển đổi số thiết bị công nghệ số và số hóa - Khái niệm về số hoá Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số trong đó thông tin được tổ chức thành các bit và byte. Giống như quét một bức ảnh hoặc chuyển đổi một báo cáo giấy thành PDF. Dữ liệu không bị thay đổi - nó chỉ đơn giản được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số. Số hóa có tầm quan trọng rất lớn đối với việc xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu, bởi vì nó "cho phép thông tin của tất cả các loại ở mọi định dạng được thực hiện với cùng hiệu quả và cũng được xen kẽ". Mặc dù dữ liệu được lưu trữ ở dạng vật lý (analog data) thường ổn định hơn, nhưng dữ liệu số có thể dễ dàng được chia sẻ và truy cập hơn và theo lý thuyết, có thể được truyền đi vô thời hạn, không bị mất mát qua thời gian và qua các lần sao chép dữ liệu, miễn là nó được chuyển sang các định dạng mới, ổn định. Số hóa trong một tổ chức cung cấp một lợi thế để thực hiện mọi thứ nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Số hóa có thể gặt hái lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn- nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu. Từ đó, nó có thể cung cấp lợi nhuận tốt hơn và có nhiều cơ hội sản xuất giá trị. (trích nguồn internet từ Vnexpress.net) - Khái niệm về chuyển đổi số Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. (trích nguồn internet từ https//www.danang.gov.vn) 5
- 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Công tác chủ nhiệm và vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh từ lâu đã được nhiều tác giả là các nhà giáo dục, tâm lý sư phạm quan tâm, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau và nhiều công trình đã công bố trên các bài báo, tạp chí. Các nghiên cứu đó đã tập trung làm rõ được nội dung, tầm quan trọng, cũng như đề xuất một số giải pháp thiết thực trong việc chăm sóc giáo dục cho học sinh THPT ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, những bài viết hay công trình nghiên cứu đó chủ yếu chỉ mang tính chất “khái lược”, “hàn lâm” chưa đi vào cụ thể, thực tiễn của mỗi trường, mỗi địa phương khác nhau. Đặc biệt, đối với huyện Thanh Chương có bảy trường THPT và một trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên (GDTX), là địa bàn miền núi, có nhiều khó khăn và đặc thù riêng, có nhiều giải pháp đã đưa ra nhưng chưa sát thực, chưa phù hợp thực tiễn trên địa bàn. Bằng thực tiễn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, cũng như kết quả đã đạt được chúng tôi nhận thấy cần phải đi sâu, cụ thể hơn nội dung phối hợp giáo dục và chăm sóc học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, qua đó đề xuất những giải pháp cơ bản và mô hình mới trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Thực trạng về đạo đức và lối sống học sinh hiện nay Trong thời gian qua tình hình an ninh trật tự xã hội và an ninh trường học trong huyện Thanh Chương có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện tượng học sinh bỏ học sa đà vào quán chơi games online… ngày càng trở nên phổ biến. Một số học sinh cá biệt chậm tiến còn vi phạm đạo đức học sinh như gây gổ đánh nhau, xúc phạm đến danh dự nhà giáo, thậm chí còn gây thương tích đến thân thể giáo viên. Trong những năm gần đây, hiện tượng hung khí đồng hành với sách vở khi học sinh đến trường ngày một nhiều hơn. Đi cùng đó là các vụ việc học sinh sử dụng hung khí, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen khi giải quyết mâu thuẫn… Hiện tượng này làm cho các bậc phụ huynh không còn an tâm bởi các bất trắc có thể phát sinh khi con cái đến trường. Một điều tiêu cực mới nảy sinh trong những năm gần đây là hiện tượng nữ học sinh đánh nhau, thậm chí là “kéo bè kéo cánh” đánh nhau có tổ chức. Những học sinh cá biệt trong trường thường “liên kết” với thanh niên đã bỏ học “vô công rỗi nghề” ở địa phương, tập trung ở một số hàng quán gần cổng trường, “liên kết” với học sinh cá biệt ở các trường khác để đánh nhau hoặc trộm cắp xe đạp, lấy xe đạp của bạn đi cắm ở các hiệu cầm đồ làm cho tình hình an ninh ở khu vực trường thêm phức tạp, nhà trường khó quản lí. Bên cạnh đó, sự xâm nhập ngày càng sâu hơn của tệ nạn xã hội vào môi trường học đường càng làm cho an ninh trường học trở nên phức tạp hơn. Trên địa bàn huyện nhà, số lượng học sinh đánh lô đề, tài xỉu qua mạng Interner ngày càng có dấu hiệu gia 6
- tăng. Đi kèm là hàng loạt các vấn nạn: trộm cắp, xin đểu, chấn lột…. Hiện nay đã có cả bóng ma của ma túy xâm nhập vào học đường. Từ các vi phạm của học sinh đặt ra yêu cầu phải làm tốt công tác giáo dục nề nếp, nhưng cách thức giáo dục như thế nào lại là một vấn đề. Nhiều giáo viên và phụ huynh quá nóng vội, muốn ngày một ngày hai con mình thay đổi nên khi thấy học sinh của mình vi phạm đã sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể, xúc phạm làm ảnh hưởng nặng nề tâm sinh lý học sinh, điều này đáng báo động. 2.3. Việc giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong thời gian vừa qua Trong thời gian vừa qua, một số thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm còn mắc một số sai lầm trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt trong việc phối hợp với gia đình và các chủ thể xã hội khác. Học sinh vi phạm, chưa tìm rõ ngọn nguồn, nóng vội trao đổi không khoa học với phụ huynh. Phụ huynh còn hạn chế trong phương pháp giáo dục, áp dụng các biện pháp và hình thức trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần con em và dẫn đến hiện tượng các em ngỗ nghịch và chai lỳ hơn hay thậm chí tự tử như báo đài đã đưa tin. Và không chỉ phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cũng mắc lỗi như vậy, nhiều vụ việc dư luận lên án gay gắt, các cơ quan giáo dục xử lý nghiêm bằng hình thức cảnh cáo toàn ngành hoặc quyết định cho ra khỏi ngành tùy theo mức độ nặng nhẹ. Tuy vậy, các hiện tượng vi phạm vẫn xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của sự nghiệp “trồng người”, nhiều giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ dựa cho học sinh bày tỏ tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều thầy cô giáo đã xử lý rất tinh tế khi học sinh phạm lỗi, biết quan tâm, tìm hiểu tìm ra cội nguồn vấn đề để xử lý. Do vậy, việc phối hợp giáo dục đi liền với chăm sóc cho học sinh khi các em mắc lỗi cần những phương pháp giáo dục đặc biệt, sáng tạo và phải xuất phát từ tình cảm và cái tâm của người thầy. Nhiều học sinh đã trưởng thành và trở thành những công dân có ích cho xã hội mà xuất phát điểm là những học trò cá biệt. Chúng ta hiểu rằng, học sinh THPT đang độ tuổi phát triển nhanh nhất về thể chất và tinh thần, các em trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thích thể hiện bản thân, tính hiếu động, nông nổi, cảm tính dẫn đến các biểu hiện thiếu tập trung trong học tập, bướng bỉnh, ham chơi, lười học…. Vì vậy, mắc lỗi cũng là điều dễ hiểu. Việc xử lý học sinh khi mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. 7
- 2.4. Một số khó khăn trong việc thay đổi nhận thức của giáo viên và phụ huynh - Một bộ phận chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến Tư tưởng Nho giáo phong kiến đã tác động không nhỏ trong suốt hàng nghìn năm qua, đặc biệt là phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ hay tư tưởng “Quân - Sư - phụ” thầy nói là trò phải nghe, thầy trên hàng cả bố mẹ, trò không được cãi lại cho dù đó là đúng hay sai, trẻ em phải phục tùng người lớn. Quan niệm này đã truyền từ đời này sang đời khác, thậm chí “thương cho roi cho vọt” thầy giáo đánh trò khi trò hư hỏng được một số phụ huynh đồng tình ủng hộ. Thậm chí ngay cả một số học trò sau này trưởng thành vẫn quan niệm là nhờ thầy cô và cha mẹ đánh mắng thì mới trưởng thành. - Thiếu hiểu biết về tâm lý học sinh Mỗi học sinh lớn lên từ bậc TH (Tiểu học), THCS (Trung học cơ sở) đến THPT đều trải qua các giai đoạn phát triển tâm sinh lý khác nhau, đặc biệt là giai đoạn THPT là giai đoạn phát triển về tâm sinh lý đặc biệt, giai đoạn mà giao thời giữa trẻ em và người lớn. Vì vậy, quá trình phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT có nhiều ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của các em. Tuổi THPT đánh dấu các em phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, từ giọng nói đến cơ thể đều phát triển nhanh, các em đều có khát khao thể hiện bản thân, thích làm người lớn, muốn được người lớn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình, không muốn người lớn can thiệp vào việc riêng tư, khi xử phạt không hợp lý, các em thường dễ xúc động, dễ tổn thương dẫn đến hành vi thiếu kiểm soát, liều lĩnh như đánh thầy thậm chí là tự tử. Vì vậy, thiếu hiểu biết tâm lý học sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên có hành động và lời nói sai lầm đối với học sinh vi phạm. - Thiếu quan tâm và nhận thức sai từ gia đình Với nhiều hoàn cảnh khác nhau, ngay từ nhỏ đã thiếu tình yêu và sự quan tâm, săn sóc của gia đình như bố mẹ ly hôn rồi bỏ rơi, bố mẹ ở xa gửi con cho ông bà chăm sóc… Những học sinh thiếu sự quan tâm che chở của gia đình thường dễ bị lợi dụng, xâm hại và có những biểu hiện bất thường. Bên cạnh đó, nhiều gia đình khá giả do bố mẹ mải làm ăn nên sao nhãng việc quan tâm chăm sóc con cái. Khi con cái vi phạm được thầy cô thông báo thì bố mẹ chửi bới và đánh đập, thiếu sự giải thích và biện pháp phối hợp giáo dục. - Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và GVCN thiếu sự lắng nghe tâm sự của con em Qua sự việc đau lòng xảy ra tại trường Chuyên Đại học Vinh gần đây nhất, 8
- chúng ta là những nhà làm giáo dục, là cha là mẹ cần phải nhìn nhận thấu đáo sự việc, chúng ta không dám nói chuyện đúng sai ở đây mà chỉ nhìn nhận lại những thiếu sót, thiếu quan tâm trong việc phối hợp dẫn đến sự việc đau lòng. + Thiếu sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và GVCN: Phụ huynh đã không hợp tác với GVCN khi nắm bắt được hiện tượng thiếu đoàn kết, có biểu hiện bạo lực (qua tin nhắn trao đổi giữa mẹ và con), lẽ ra cha mẹ học sinh phải gặp GVCN ngay lập tức để trao đổi và tìm hướng giải quyết ổn thoả nhất trước khi mọi thứ đi quá xa. + Thiếu sự phối hợp giữa GVCN và các tổ chức khác trong nhà trường: GVCN hoặc không báo cáo sự việc với BGH, Ban chấp hành Đoàn hoặc BGH và Ban chấp hành Đoàn không quan tâm và xem mọi tình huống thuộc trách nhiệm của GVCN. Các tổ chức cần nắm bắt tình huống sớm hơn, GVCN, các tổ chức trong nhà trường và cha mẹ học sinh cùng ngồi lại để tìm phương pháp giáo dục và ngăn chặn bạo lực. + GVCN thiếu sự lắng nghe tâm tư từ học sinh: Sự việc không thể xảy ra một cách bột phát mà có nguyên nhân và kéo dài, GVCN thiếu quan sát và thiếu sự tương tác để phát hiện sự việc. Thời đại công nghệ 4.0, các em học sinh trong lớp lập nhóm, lập hội không với mục đích học tập mà để tán gẫu, chém gió và rồi mâu thuẫn, xích mích, mất đoàn kết hay tệ nạn xã hội cũng xuất phát từ đây. GVCN phải thường xuyên tương tác với từng cá nhân để nghe tâm sự riêng tư của các em. Bên cạnh đó, nhờ tâm sự cá nhân mà GVCN phát hiện tình hình lớp một cách nhanh nhất và giải quyết kịp thời các tình huống xấu trước khi sự việc đi quá xa. CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HỌC SINH. I. Tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng học sinh trong lớp chủ nhiệm 1. Nghiên cứu hồ sơ 1.1. Mục đích Dựa trên cơ sở nhận xét đánh giá của các giáo viên trung học cơ sở, dựa vào kết quả học tập rèn luyện của các em ở những năm học THCS nhằm lấy cơ sở dữ liệu phục vụ cho chương trình giáo dục tiếp theo ở THPT. Cơ sở dữ liệu của THCS góp phần quan trọng trong việc xác định đối tượng giáo dục. 1.2. Cách thức thực hiện - Nghiên cứu học bạ Nghiên cứu kĩ học bạ THCS của từng em học sinh về năng lực học tập, kết quả rèn luyện, năng khiếu, năng lực đặc biệt…. Tập trung vào kết quả các môn học 9
- để nắm bắt môn học sở trường hoặc môn học còn yếu kém. Tập trung vào phần nhận xét đánh giá của GVCN và kết quả học tập của từng năm học, so sánh, đối chiếu sự tiến bộ hàng năm của các em. Hình 1: Học bạ THCS 10
- - Nghiên cứu sơ yếu lí lịch Sơ yếu lí lịch cũng là một kênh thông tin quan trọng, thông tin từ sơ yếu lí lịch giúp ta hiểu phần nào về tính cách, năng lực, hoàn cảnh, sở thích và sở trường của từng học sinh. + Hoàn cảnh gia đình Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để nắm bắt tình hình cụ thể về mức sống, hoàn cảnh kinh tế, thông tin về bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em. Dựa trên thông tin gia đình để giáo viên (GV) có hướng đánh giá và giáo dục phù hợp. + Đặc điểm vùng miền sinh sống Vùng miền sinh sống của đối tượng nghiên cứu cũng phản ánh được một phần tính cách của học sinh. Phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, thói quen của từng cá nhân. GV dựa trên cơ sở vùng miền để đánh giá, theo dõi và giáo dục học sinh có hiệu quả hơn. Hình 2: Mẫu khai lý lí lịch học sinh 1.3. Kết quả Qua công tác nghiên cứu và phân tích hồ sơ, nhóm nghiên cứu đã có được những kết quả cần thiết ban đầu nhằm phục vụ công tác phân loại và giáo dục học sinh sau này. 2. Quan sát học sinh thông qua các hoạt động giáo dục 2.1. Mục đích Dựa trên các hoạt động giáo dục như: Trải nghiệm, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động chuyên môn để phát hiện những khả năng đặc biệt, 11
- những biểu hiện khác thường của từng học sinh nhằm phục vụ chăm sóc, giáo dục có hiệu quả. 2.2. Cách thức thực hiện Giáo viên cùng tham gia với học sinh trong các hoạt động giáo dục như: Các câu lạc bộ, các hoạt động trải nghiệm, các tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động thể dục thể thao hay các hoạt động chuyên đề. Ghi chép cụ thể các chi tiết mà các em học sinh thể hiện ở trong các hoạt động. Phân tích các chi tiết đã ghi chép được, phát hiện các tài năng, phát hiện những năng khiếu đặc biệt, phát hiện các biểu hiện khác thường của học sinh trong các hoạt động giáo dục. GVCN dựa vào cơ sở trên để xây dựng kế hoạch phát triển khả năng, khai thác năng khiếu sẵn có của các học sinh, giúp học sinh ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ cuộc sống trong tương lai. Bên cạnh đó, GV cũng có thể phát hiện những học sinh có dấu hiệu không bình thường như: Không hoà đồng, thu mình, có biểu hiện trầm cảm, tự kỉ hoặc có biểu hiện tăng động, phá phách, không hợp tác khi mọi người đang tham gia hoạt động để kịp thời chăm sóc và giáo dục. 2.3. Kết quả Dựa vào các hoạt động, ghi chép và phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã thu được những kết quả có giá trị, đã phát hiện được những tài năng đặc biệt như: Năng lực tổ chức hoạt động xã hội, tài năng văn nghệ, tài năng thể thao hay tài năng tiếng Anh, đặc biệt là kịp thời phát hiện một số em có biểu hiện tâm lí không bình thường. Hình 3: Cùng trải nghiệm với các em học sinh tại khu Di tích Lịch sử Lam Kinh Hình 4: Chương trình tiếp sức mùa thi năm học 2022 của lớp B 12
- 3. Tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện, trao đổi với học sinh và gia đình 3.1. Mục đích - Tiếp xúc trò chuyện với học sinh để hiểu rõ hơn về tính cách, suy nghĩ, ước mơ, để thông cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt quan tâm đến những trường hợp nhạy cảm, dễ bị tổn thương. - Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, cùng chia sẻ những khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục con em. Đặc biệt quan tâm đến công tác vận động các bậc phụ huynh cùng cộng tác phối hợp với GVCN, nhà trường để giáo dục con em. 3.2. Cách thức thực hiện - Đối với học sinh: Nhóm nghiên cứu gặp gỡ từng nhóm học sinh theo như phần nghiên cứu đối tượng để thực hiện một số hoạt động như: tổ chức trò chơi, kể chuyện nhằm tâm sự, lắng nghe những chia sẻ hoài bão và ước mơ của học sinh dưới hình thức tư vấn tâm lý. Tạo mối quan hệ gần gũi, tạo sự tin tưởng qua lại giữa thầy- trò để học sinh mạnh dạn chia sẻ những khó khăn vướng mắc khi cần. Hình 5: Nhóm nghiên cứu tiếp xúc với các em học sinh nhóm khá giỏi - Đối với cha mẹ học sinh: + GVCN gặp gỡ các nhóm phụ huynh sau buổi hội nghị Hội cha mẹ học sinh (CMHS) đầu các kì học để trao đổi với phụ huynh có con em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có những tình huống tế nhị. + GVCN cần trực tiếp gia đình để nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh, lắng nghe ý kiến và sự chia sẻ của phụ huynh về con em họ và về nhà trường. + GVCN cần gặp gỡ, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh đối với các trường 13
- hợp chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy. + Trao đổi về phương pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. 3.3. Kết quả Sau khi thực hiện các hoạt động gặp gỡ trên, tình cảm thầy- trò gắn bó hơn, hiểu và thông cảm nhau hơn, đây là cơ sở cần thiết để GV thực hiện thành công công tác phối hợp giáo dục. Đối với phụ huynh, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự nhất trí cao, nhận được sự ủng hộ và cam kết phối hợp giáo dục gần như tuyệt đối. II. Xây dựng kế hoạch giáo dục 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp 1.1. Mục đích Đội ngũ cán bộ lớp là lực lượng giúp việc cực kì cần thiết giúp GVCN trong mọi hoạt động của tập thể lớp, có một đội ngũ cán bộ lớp giỏi, tích cực thì sự thành công của công tác chủ nhiệm dễ dàng đạt được những mục tiêu đặt ra. Nhờ đội ngũ cán bộ lớp để cùng GVCN thực hiện các kế hoạch nhà tường, GVCN và tập thể lớp đã đặt mục tiêu cho năm học. 1.2. Cách thức thực hiện - Lựa chọn ban cán sự Lựa chọn ban cán sự lớp là khâu đầu tiên đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công của giáo viên chủ nhiệm. Bởi vậy ở bước thứ nhất này giáo viên phải dành nhiều thời gian và phối hợp nhiều phương pháp, chúng tôi thực hiện theo quy trình như sau: + Đề ra tiêu chuẩn lựa chọn ban cán sự. + Nghiên cứu các hồ sơ liên quan đến học sinh. + Tìm hiểu nắm bắt học sinh thông qua (bản viết tay) giới thiệu thông tin cá nhân. + Quan sát trực tiếp thông qua các hoạt động lao động và trải nghiệm cho học sinh của lớp. + Đa dạng hóa hình thức các tiết sinh hoạt lớp. + Tạo tình huống thử nghiệm. - Hình thức lựa chọn + Thứ nhất: giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở của việc tìm hiểu và quan sát. + Thứ hai: tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín tại phiên Đại hội lớp - chi đoàn. 14
- Tốt nhất giáo viên chủ nhiệm nên đưa ra những định hướng cụ thể và trên cơ sở đó để cho tập thể lớp lựa chọn bằng hình thức bỏ phiếu kín trong phiên Đại hội lớp, biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể học sinh. Hình 6: Đại hội chi đoàn 12B năm học 2022-2023 - Bố trí chức danh Lựa chọn đúng người là bước tiên quyết tuy nhiên chọn đúng việc để giao cũng là một khâu hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải cân nhắc hết sức cẩn thận. Để bố trí chức danh phù hợp với khả năng của từng học sinh giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi, quan sát khả năng của từng học sinh để phát huy được ưu điểm từng người và phù hợp với khả năng và công việc: + Đối với Bí thư Chi đoàn: Phải là người năng nổ trong các hoạt động và phong trào của chi đoàn, của Đoàn cấp trên tổ chức, có vai trò uy tín trong đoàn viên thanh niên; ưu tiên những học sinh có năng khiếu văn nghệ thể thao. + Đối với lớp trưởng: Phải là người có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tập thể, có thể bao quát công việc của lớp, ưu tiên chọn học sinh có học lực tốt và tín nhiệm của đa số thành viên trong lớp. + Đối với lớp phó: Chọn học sinh có năng lực mà lĩnh vực mình phụ trách và dự kiến bố trí. - Xây dựng quy chế làm việc Sau khi đã hoàn thành việc bố trí chức danh, bước tiếp theo giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng một quy chế làm việc cụ thể. Trong bản kế hoạch đại hội lớp, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự để các em nắm được trách nhiệm của mình trong việc thay thế giáo viên chủ nhiệm điều hành hoạt động của lớp bao gồm: + Nguyên tắc làm việc 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
35 p | 40 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp
16 p | 47 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các hình thức ôn tập môn Lịch sử tại trường THPT Yên Khánh A
31 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
28 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong thực tế, góp phần phát triển năng lực học sinh THPT
56 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao
42 p | 96 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở phường An Lộc
15 p | 36 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên
61 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn