Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10" nhằm tìm hiểu điều kiện và thực tiễn giảng dạy kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà môn bóng chuyền THPT. Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10” LĨNH VỰC: MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tác giả: Phan Văn Thành SĐT: 0982560100 Đơn vị: Trường THPT Phan Thúc Trực Năm học 2022 – 2023
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 I - Lý do chọn đề tài. 1 II - Mục đích nghiên cứu. 2 III - Đối tượng nghiên cứu. 2 IV - Phương pháp nghiên cứu 2 V - Thời gian nghiên cứu 2 VI - Tính mới của đề tài. 2 Phần 2 - NỘI DUNG. 3 I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà trong 4 bộ môn bóng chuyền 1.2. Dạy học phát triển năng lực học sinh 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1. Thực trạng về dạy kỹ thuật đập bóng theo 6 phương lấy đà của giáo viên 2.2. Mức độ hứng thú của học sinh đối với các bài 6 tập và trò chơi đập bóng theo phương lấy đà trong môn bóng chuyền II - Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng 6 cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10 1. Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ 6 thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà 1.1 Tập các động tác không bóng 6
- 1.2. Các bài tập có bóng 10 2. Các trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả 19 dạy học kỹ thuật chuyền bóng và đệm bóng 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các 22 giải pháp đề xuất III - Thực nghiệm sư phạm 25 1. Mục đích thực nghiệm 25 2. Nhiệm vụ thực nghiệm 25 3. Tiến hành thực nghiệm 25 PHẦN III - KẾT LUẬN 28 I. Những đóng góp của đề tài 28 1. Tính mới của đề tài 28 2. Tính khoa học 28 II. Một số khó khăn khi áp dụng đề tài 28 III. Kiến nghị, đề xuất 28 1. Với các cấp quản lí giáo dục 28 2. Với giáo viên 28 3. Với học sinh 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. GDTC Giáo dục thể chất 2. HS/ GV Học sinh, Giáo viên 3. THPT Trung học phổ thông 4. PPDH Phương pháp dạy học 5. PPCT Phân phối chương trình
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Giáo dục thể chất ( GDTC) góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần. Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh (HS) bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Trong hoạt động dạy và học môn Thể dục trong trường THPT việc “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10” đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, hình thành kỷ thuật tạo nên hưng phấn đam mê tập luyện cho các em học sinh. Đặc biệt trong giảng dạy môn Bóng chuyền nếu giáo viên không có các bài tập đưa ra hợp lí thì hiệu quả giờ dạy sẽ không cao, cụ thể là hầu hết các em học sinh khó thực hiện được kỹ thuật vì: trong kỹ thuật môn bóng chuyền đòi hỏi các em học sinh phải có tố chất về sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khéo léo mới thực hiện được kỹ thuật. Trong đó điểm yếu nhất của các em đặc biệt các em nữ là thể lực yếu, tâm lí tiếp xúc với bóng sợ sệt, việc kết hợp với các động tác kỹ thuật không chính xác và linh hoạt. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. II. Mục đích nghiên cứu 1
- Tìm hiểu điều kiện và thực tiễn giảng dạy kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà môn bóng chuyền THPT. Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10 III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường THPT Phan Thúc Trực- huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp điều tra sư phạm. - Phương pháp tính toán và xử lý số liệu V. Thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 - Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Phan Thúc Trực tỉnh Nghệ An. - Trang thiết bị nghiên cứu: Bóng chuyền 15 quả, lưới bóng chuyền, cọc, cờ VI. Tính mới của đề tài - Vận dụng một số bài tập mới vào giảng dạy không bị động vào phân phối chương trình - Phát huy được tính tự giác tập luyện cho học sinh - Chủ động đổi mới phương pháp không bám theo phân phối chương trình - Tìm hiểu điều kiện và thực tiễn giảng dạy kỹ thuật đập theo phương lấy đà nội dung bóng chuyền THPT. - Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10 2
- PHẦN II - NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp, không va chạm thân thể trực tiếp bởi do lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu Bóng chuyền theo hướng toàn diện - nhanh - cao - biến. Toàn diện trong thi đấu Bóng chuyền thể hiện ở việc thực hiện một loạt kỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn. Kỹ thuật thực dụng thi đấu (vận dụng cụ thể trong thi đấu); kỹ thuật sở trường, tức khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó được đào tạo phù hợp với điều kiện cá nhân (chuyền 2, libero, chủ công, phụ công, hoặc sở trường về phát, phòng thủ, chuyền 1, chắn), độc chiêu, tức có trình độ kỹ xảo cao mang tính sáng tạo, độc đáo của cá nhân mà người khác chưa đạt tới. Cuối cùng xuyên suốt mang tính nền móng cơ sở tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các kỹ thuật trên mà mọi tài năng muốn phát triển đến trình độ cao nhất cần có là công cơ bản (công tay, công thân, công chân, công mắt và năng lực phán đoán cảm nhận). Ngoài toàn diện về kỹ thuật ra còn phải toàn diện về tri thức, vận dụng kỹ chiến thuật cá nhân và tập thể, năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khoẻ, tâm lý, nhân cách và thể lực chuyên môn. Sự toàn diện thể hiện năng lực, trình độ thi đấu gắn chặt hữu cơ thống nhất ở con người. Tính toàn diện này là hướng ứng dụng của quá trình đào tạo, huấn luyện, đồng thời là yêu cầu toàn diện của từng cá nhân VĐV, chưa kể phạm vi trình độ tổng hợp một đội bóng hình thành sức mạnh thể hiện về trình độ thi đấu cao trước mọi đối thủ. Nhanh trong Bóng chuyền chỉ năng lực thực hiện động tác nhanh, tần số động tác nhanh (bật đập nhanh, ghìm nhanh, xoay chuyển nhanh), nhanh trong sự điều khiển của thần kinh theo hướng tăng tốc và nhanh trong giảm tốc. Nhanh chính là điều kiện để thực hiện được các dạng biến hoá. Cao trong Bóng chuyền chỉ chiều cao đứng, cao với tay, bật cao, xa có đà hoặc không có đà, cao thể hiện năng lực khống chế không gian cao, xa tạo điều kiện cho VĐV khống chế tầm cao, không gian chiều cao theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Biến hoá chỉ năng lực điều khiển cao nhất với trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao vận dụng trong điều kiện biến đổi của thi đấu. Biến hoá phải thể hiện trên cơ sở nhịp điệu tốc độ biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều, biến hình động tác, biến lực...). Bóng chuyền phải vận động đến bóng, tiếp xúc bóng trong thời gian rất ngắn (theo luật), bóng lại luôn chuyển động trên không, không dừng lại nên biến hoá là mục tiêu cao nhất mang tính nghệ thuật sáng tạo cao, tức tài năng Bóng chuyền cần có năng lực linh hoạt cao 1.1. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà trong bộ môn bóng chuyền 3
- 1.1.1. Kỹ thuật đập bóng – Tư thế chuẩn bị Đứng cách lưới khoảng 2 – 3m (nếu đứng sát lưới thì không có chỗ lấy đà và nhảy lên sẽ bị chạm lưới). Không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và gốc độ chạy lấy đà. Đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân, mắt theo dõi người chuyền bóng. 1.1.2. Kỹ thuật đập bóng – Lấy đà Để có sức bật cao hơn và điều chỉnh khoảng cách, vị trí đập bóng cho thích hợp. Thời gian lấy đà: Khi đã xác định được đường bóng và hướng bóng nâng tới. Thông thường là khi bóng vừa rời tay người nâng. Nếu đập bóng càng thấp càng phải lấy đà sớm hơn, đập bóng cao lấy đà chậm hơn. Góc độ của đường lấy đà (so với lưới) phụ thuộc vào khả năng người đập, người đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc với lưới (900 ). Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạm vào lưới, và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới) thông thường từ 350 – 500; với người mới tập thì trung bình 45 0. Số bước lấy đà: có thể 1 – 4 bước nhưng thông thường là 3 bước. 1.1.3. Kỹ thuật đập bóng – Giậm nhảy Việc chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang giậm nhảy phải thật liên tục cũng có người giậm nhảy một chân. Nhưng thường giậm nhảy bằng hai chân. Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng, vì phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng ở tầm trước mặt. Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên. Muốn bật được cao phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân. 1.1.4. Kỹ thuật đập bóng – Nhảy và đập Chuẩn bị đập bóng được bắt đầu khi thân người bật lên tới tầm cao nhất, người ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng, hai chân hơi gập tự nhiên, không khép sát quá cũng không dang rộng quá. Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳng và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng. Tay kia cũng từ phía trên hạ xuống phối hợp. 4
- Khi đập vào bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt chừng 10 – 15cm. Bóng nâng cao hay thấp tuỳ theo quả đập cao, trung bình hay thấp. Những điểm chạm bóng vẫn phải ở tầm cao nhất cho nên bất cứ đập kiểu nào cũng phải nhảy thật cao. 1.1.5. Kỹ thuật đập bóng – Rơi xuống Sau khi đập xong, muốn cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng, chạm lưới hay vượt qua vạch giữa thì phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu. 1.2. Dạy học phát triển năng lực học sinh. PPDH phát triển năng lực học sinh khái niệm để chỉ những phương pháp giáo dục hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính chủ động sáng tạo của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính chủ động của người dạy. Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa GV và HS. Nếu GV chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì GV giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể HS đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của các em. GV phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Mối quan hệ GV- HS sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của HS. Khi GV dạy học bằng phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh, HS thấy được học chứ không bị học. HS được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. được chủ động trong việc học, cho các em được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. GV cần giúp các em có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Và muốn HS có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình, các em cần được học theo phương pháp chủ động. Chỉ khi các em được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của họ. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng, thể hiện sự chú ý đến đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, có sự hứng thú thỏa mãn đối tượng. Trong môn hoc giáo dục thể chất. Học sinh được tạo điều kiện chủ động với nội dung học sẽ thoả được đam mê và hứng thú bất tận. 5
- 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng về dạy kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà của giáo viên. Giảng dạy theo định hướng PPCT dẫn đến thiếu bài tập, học sinh khó hình thành động tác. Giáo viên cứng nhắc không phát huy được phẩm chất năng lực và tính tự giác, tích cực của học sinh 2.2. Mức độ hứng thú của học sinh đối với các bài tập và trò chơi đập bóng theo phương lấy đà trong môn bóng chuyền. Trong kỹ thuật môn Bóng chuyền đòi hỏi các em học sinh phải có tố chất về sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khéo léo mới thực hiện được kỹ thuật. Trong đó điểm yếu nhất của các em đặc biệt các em nữ là thể lực yếu, tâm lí tiếp xúc với bóng sợ sệt, việc kết hợp với các động tác kỹ thuật không chính xác và linh hoạt Nguyên nhân của thực trạng. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà môn Bóng chuyền nếu giáo viên chỉ bám theo phân phối chương trình mà không có sự đầu tư đổi mới phương pháp, cũng như không biết vận dụng các bài tập vào giảng dạy thì hiệu quả của giờ dạy không cao, không phát huy được tính tự giác tập luyện cho học sinh. Từ đó không thực hiện được mục đích cơ bản giáo dục sức khỏe cho học sinh. II. Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10 Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giờ học thể dục nội dung đập bóng theo phương lấy đà môn bóng chuyền khối 10. Tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy các bài tập và trò chơi bổ trợ như sau: 1. Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà Để nắm vững kĩ thuật đập bóng, học sinh phải chú ý các tư thế động tác ngay từ ban đầu: Tư thế chuẩn bị, chạy đà, thân người và tay đập bóng. 1. 1. Tập các động tác không bóng Bài tập 1: Bài tập hình thành động tác cơ bản của tay, vai và thân người khi đập bóng * Mục đích Nhằm hình thành động tác cơ bản ban đầu của đông tác đập bóng trong đó hình thành cơ bản động tác của tay vai và thân người 6
- * Cách tập luyện Vận dụng đội hình khởi động để tập luyện -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai): - Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước lên cao, tay đập bóng đưa ra sau cao hơn đầu 1 chút, tay còn lại dừng ở phía trước mặt thân người căng hình cánh cung. Trọng tâm dồn về chân sau. - Nhịp 2: đạp chân sau và kết hợp với đánh bóng. Tay đánh bóng vươn lên bàn tay tiếp xúc phía trên và sau bóng. Tay còn lại chuyển động xuống dưới và hơi ra sau. Kết thúc gập thân và gập bàn tay đánh bóng. - Số lần tập: thực hiện mỗi lần tập: 10 lần. Nghỉ giữa lần tập 1 phút, tập 3 lần. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình cả lớp(nhóm). Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còi để học sinh tập nhanh. GV Bài tập 2: Các bài tập hình thành động tác chạy đà đập bóng a. Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng (không có bóng) * Mục đích Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. 7
- - Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 2: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau. - Nhịp 3: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình cả lớp(nhóm). Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còi để học sinh tập nhanh. GV b. Đà 2 bước thực hiện động tác đập bóng (không có bóng) * Mục đích Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân không thuận ở sau, chân thuận trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân sau lên 1 bước sau đó bước chân thuận bước lên 1 bước - Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. 8
- * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng. Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còi để học sinh tập nhanh. GV c. Đà 3 bước thực hiện động tác đập bóng (không có bóng) * Mục đích Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân không thuận ở trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước, sau đó bước chân không thuận lên 1 bước tiếp - Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng. Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còi để học sinh tập nhanh. 2 hàng bên trái thực hiện xong vòng trái về đứng cuối hàng. 2 hàng bên phải thực hiện xong vòng phải về đứng cuối hàng. 9
- GV 1. 2 Tập các động tác có bóng Bài tập 1: Gõ bóng vào tường. * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản ban đầu của động tác đập bóng trong đó hình thành cơ bản động tác của tay vai và thân người * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). Tay không đập bóng ngữa bàn tay đỡ bóng ở phía trước bụng, tay đập bóng đặt trên trên bóng. - Nhịp 1: Tung bóng lên 1 cao ở phía trước chếch sang bên tay đập bóng khoảng cao hơn tầm với của tay đập bóng, đồng thời đưa tay đập bóng lên cao ra sau. Căng thân hình cánh cung. - Nhịp 2: đạp chân sau và kết hợp với đánh bóng. Tay đánh bóng vươn lên bàn tay tiếp xúc phía trên và sau bóng. Tay còn lại chuyển động xuống dưới và hơi ra sau. Kết thúc gập thân và gập bàn tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng. Giáo viên dùng tín hiệu còi để học sinh tập luyện. GV Bài tập 2: Tung bóng 1 bước bật nhảy gõ bóng vào tường. 10
- * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản ban đầu của động tác đập bóng trong đó hình thành cơ bản động tác bật nhảy và động tác của tay vai, thân người. * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). Tay đập bóng ngữa bàn tay đỡ bóng ở phía trước bụng, tay không đập bóng buông tự nhiên. - Nhịp 1: Tung bóng lên 1 cao ở phía trước chếch sang bên tay đập bóng khoảng 1,5m. - Nhịp 2: Bước chân sau lên 1 bước dài sau đó nhanh chóng đưa chân còn lại về cùng chân trụ chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau. - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ bàn tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng 4 em. Giáo viên dùng tín hiệu còi để học sinh tập luyện. GV Bài tập 3: Chạy đà đập bóng treo 11
- a, Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng treo * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 2: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 3: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng em. Học sinh thực hiện xong vòng trái về đứng cuối hàng. GV b, Đà 2 bước thực hiện động tác đập bóng treo * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện: 12
- -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân không thuận ở sau, chân thuận trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân sau lên 1 bước sau đó bước chân thuận bước lên 1 bước - Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng em. GV c. Đà 3 bước thực hiện động tác đập bóng treo * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân không thuận ở trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước, sau đó bước chân không thuận lên 1 bước tiếp 13
- - Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng em. GV Bài tập 4: Chạy đà đập bóng do giáo viên hoặc bạn tung a, Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng do giáo viên hoặc bạn tung * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 2: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau 14
- - Nhịp 3: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng em. b, Đà 2 bước thực hiện động tác đập bóng do giáo viên hoặc bạn tung * Mục đích: Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân không thuận ở sau, chân thuận trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân sau lên 1 bước sau đó bước chân thuận bước lên 1 bước - Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng em. GV c, Đà 3 bước thực hiện động tác đập bóng do giáo viên hoặc bạn tung * Mục đích: 15
- Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng * Cách tập luyện: -Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau, chân không thuận ở trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai). 2 tay buông tự nhiên. - Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước, sau đó bước chân không thuận lên 1 bước tiếp - Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân. - Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thân người lên căng hình cánh cung. Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau - Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng. * Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng em. GV Lưu ý: Giáo viên hướng dẫn góc độ chạy đà là 45 độ sô với đường giữa sân. Bài tập 5: Chạy đà đập bóng do giáo viên hoặc bạn chuyền * Mục đích: 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 40 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
38 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn