intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy - học bài Ngữ Cảnh (Ngữ văn 11)

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học bài Ngữ Cảnh phù hợp với yêu cầu của đổi mới phát triển giáo dục và thực tiễn xã hội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy - học bài Ngữ Cảnh (Ngữ văn 11)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đềtài: VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO TỔ CHỨC DẠY – HỌC BÀI NGỮ CẢNH MÔN: NGỮ VĂN Têntácgiả: TRƯƠNG THỊ LOAN Tổ :Văn - Ngoạingữ Nămthựchiện: 2021 Điệnthoại: 0919561817 1
  2. MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………. 1 1. Lý do chọnđềtài …………………………………………………………...... 1 2. Mụctiêu, nhiệmvụcủađềtài……………………………………………….. 2 3. Tínhmớicủađềtài…………………………………………………………… 2 4. Phươngphápnghiêncứu …………………………………………………….. 3 5. Phạmvinghiêncứu………………………………………………………....... 3 Phần II. NỘI DUNG …………………………………………………………... 4 1. Tổngquanvềcáccôngtrìnhnghiêncứuliênquanđếnđềtài…………… 4 2. Cơsởlýluậnvàcơsởthựctiễn…………………………………………..... 4 2.1. Cơsởlýluận…………………………………………………………........... 4 2.1.1. Kháiniệmgiáodục STEM………………………………………………. 4 2.1.2.Xuthếtấtyếucủadạyhọc STEM hiện nay ……………………………... 6 2.1.3.Vìsaonênvậndụnggiáodục STEM vàotổchứcdạyhọcbàiNgữcảnh?……………………………………………………… ………………........ 8 2.1.4. Quytrìnhxâydựngbàihọc STEM……………………………………... 10 2.2. Cơsởthựctiễn…………………………………………………………... 12 2.2.1. ThựctrạngdạyhọcmônNgữvănvàvậndụngphươngpháp STEM…... 12 2.2.2. Nhữngthuậnlợivàkhókhănkhivậndụng STEM vàodạyhọcmônNgữvănvàbàihọcNgữcảnh…………………………….…………… ……… 15 2
  3. 3. Cácgiảiphápkhivậndụnggiáodục STEM vàotổchứcdạyhọcbàiNgữcảnh……………………………………………………... ......................... 17 3.1. Chiếnlượcgợimở, xâydựngtìnhhuốngthựctiễn……………………….. 17 3.1.1. Xâydựngtìnhhuốngbằngcâuhỏigợimở, câuhỏitìnhhuống……….. 18 3.1.2. Tìnhhuốngphảithựctế, gầngũivớihọcsinhvàcótínhgiáodụccao… 18 3.2. Sửdụngphươngpháphoạtđộngnhóm………………………………....... 19 3.2.1. Tổchứcnhóm, giaonhiệmvụchomỗinhóm…………………………... 19 3.2.2. Tổchứcthựchiện………………………………...................................... 19 4. Vậndụnggiáodục STEM vàotổchứcdạy-họcbàiNgữcảnh…………. 20 4.1. Tênbài học………………………………................................................... 20 4.2. Môtảbàihọc………………………………................................................ 20 4.3. Mục tiêu………………………………........................................................ 22 4.4. Thiếtbị, phươngpháp, kỹthuậtdạy - học……………………………........ 23 4.5. Thiếtkếtiếntrìnhtổchứchoạtđộngdạy - học…………………………… 23 4.5.1. Hoạtđộng 1:Xácđịnhvấnđề, giaonhiệmvụ.........…………………… 24 4.5.2. Hoạtđộng 2: NghiêncứubàiNgữCảnh, phântíchngữcảnhcủatìnhhuốngvàlựachọngiảiphápgiảiquyếttìnhhuống...................... ..................... 28 4.5.3. Hoạtđộng 3: Xâydựngvàbáocáocácgiảiphápđểgiảiquyếttìnhhuốngthựctiễnnhómđãlựa.................. ...................……………………................. 31 4.5.4. Hoạtđộng 4: Thửnghiệmvàđánhgiá..................................................... 34 4.5.5. Hoạtđộng 5: Trìnhbày, chia sẻkếtquảvàkếtluận................................. 35 5. Sảnphẩm minh họa………………………………....................................... 37 5.1. Môtảtìnhhuống……………………………….......................................... 37 3
  4. 5.2. Phiếuhọctâpcủanhóm………………………………................................ 37 5.3. Khảosáttìnhhuống………………………………...................................... 38 5.4. NghiêncứukiếnthứcbàiNgữcảnh………………………………............. 39 5.5. Phântíchngữcảnhcủatìnhhuống………………………………............... 40 5.6. Đềxuấtvàlựachọngiảipháp………………………………...................... 41 5.7. Ápdụnggiảipháp………………………………........................................ 43 5.8. Phântíchkếtquả……………………………….......................................... 43 6. Kếtquảthựchiệnđềtài………………………………................................ 43 6.1. Đốivớigiáoviên……………………………….......................................... 43 6.2. Đốivớihọcsinh………………………………........................................... 44 6.3. Bảngkhảosátniềmyêuthíchhọctậpcủahọcsinhvàđốichứngthựcnghiệmvềhiệuquảcủađ ềtài………………………………............................. 45 Phần III. KẾT LUẬN………………………………………………………… 47 1. Kếtluận …………………………………………………………………...... 47 2. Khảnăngứngdụng, triểnkhaiđềtài…………………………………......... 47 3. Kiếnnghị, đềxuất …………………………………………………………... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………… 49 PHỤ LỤC…..………………………………………………………………… 50 Phần I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Vận dụng giáo dục STEM là xu hướng giáo dục xuất phát từ yêu cầu thực tế hướng đến giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, phát huy năng lực, phẩm chất, trau dồi kĩ năng sống của học sinh. Đây là một yêu cầu cấp thiết, là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. 4
  5. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018), giáo dục STEM được thể hiện ở những điểm sau: - Chương trình xây dựng có các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) - Cải thiện rõ rệt vị trí của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ trong hệ thống chương trình - Định hướng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học; góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh - Tính mở của chương trình cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hóa. (Dẫn theo Nguyễn Thanh Nga, Hướng dẫn thự hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM, NXB Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, trang 5,6) Qua giáo dục STEM, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc thực sự, nhạy bén trong ứng xử với các tình huống vô cùng của cuộc sống. Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức nền (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. 5
  6. Giáo dục STEM phù hợp với một số chủ đề/ bài học trong chương trình Ngữ văn THPT, trong đó có bài Ngữ Cảnh (Ngữ văn 11). Bài học Ngữ Cảnh đặt ra nhiều tình huống thực tế cho học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Qua đó rèn luyện phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh trong quá trình hoàn thiện nhân cách và kĩ năng sống của mình.Cụ thể, bài học góp phần phát triển cho học sinh những phẩm chất chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm và những năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ... Qua khảo sát thực tế dạy học của các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tôi nhận thấy việc vận dụng giáo dục STEM vào dạy học mới chỉ được giáo viên các môn tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh áp dụng thực hiện còn giáo viên môn Ngữ văn thì chưa quan tâm đến phương pháp dạy học này. Bởi những lí do trên, từ năm học 2019 – 2020 đến nay, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng, đúc kết kinh nghiệm để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy - học bài “Ngữ Cảnh” (Ngữ văn 11) 2. Mục tiêu, nhiệm vụcủa đề tài - Mục tiêu: Đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học bài Ngữ Cảnh phù hợp với yêu cầu của đổi mới phát triển giáo dục và thực tiễn xã hội hiện nay. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Sở giáo dục đào tạo Nghệ An. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục STEM và các biện pháp phát triển năng lực đó trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập thực tiễn, dự án học tập… và vai trò của nó trong việc dạy – học STEM. + Nghiên cứu bài học: Ngữ Cảnh. + Đề xuất các biện phápvận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy – học bài Ngữ Cảnh. 6
  7. 3. Tính mới của đề tài - Đề tài thực hiện phương pháp, cách thức dạy - học mới đang là xu thế tất yếu của giáo dục: phương pháp giáo dục STEM. - Xuất phát từ một tình huống thực tiễn, nhu cầu thực tiễn, học sinh nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa, trong bài học trên lớp để giải quyết tình huống đó bằng kiến thức học trong nhà trường. - Học sinh làm chủ kiến thức phổ thông; biết vậndụnghiệuquảkiếnthứcvàođờisống; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; Nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê - Phương pháp thực nghiệm khoa học - Phương pháp so sánh, đối chiếu 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Bài học Ngữ cảnh, chương trình Ngữ văn lớp 11. - Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 11 trường THPT Diễn Châu 3, trường THPT Diễn Châu 2, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong năm học 2019 – 2020,2020 – 2021. 7
  8. Phần II.NỘI DUNG 1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan tâm hàng đầu. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc, các kĩ năng mềm của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách hương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông Qua tìm hiểu các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã làm của các giáo viên, tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh như dạy học chủ đề, dạy học dự án, dạy học trải nghiệm, … Trong đó có một số sáng kiến kinh nghiệm vận dụng giáo dục STEM vào dạy học của các bộ môn như Sinh học, Toán, Hóa, Vật lý... Riêng môn Ngữ văn tôi chưa thấy có sáng kiến kinh nghiệm nào về STEM. 8
  9. Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tìm được, có những cuốn sách viết khá đầy đủ về giáo dục STEM như: “Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo” của tác giả Nguyễn Thành Hải, Nxb Trẻ, 2020; “Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT”, chủ biên Nguyễn Thanh Nga, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2020. Tuy nhiên cuốn sách của tác giả Nguyễn Thành Hải viết lý luận chung về STEM, cuốn sách của Nguyễn Thanh Nga hướng dẫn thực hiện 16 chủ đề nhưng không có chủ đề nào thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Như vậytôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục STEM trong dạy học môn Ngữ văn. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài Sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy học Ngữ văn trong trường THPT hiện nay. 2. Cơ sở lý luậnvà cơ sở thực tiễn 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm giáo dục STEM Khái niệm dạy học STEM là thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp nội dung và các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Bộ giáo dục và đào tạo), khái niệm giáo dục STEM được nêu như sau: Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. 9
  10. Kiến thức trong giáo dục không mới với nhân loại nhưng lại mới đối với đối tượng học sinh chưa học đến kiến thức này. Xuất phát từ một tình huống thực tiễn, nhu cầu thực tiễn, học sinh nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa, trong bài học trên lớp để giải quyết tình huống đó bằng kiến thức học trong nhà trường. Đặt học sinh trước những vần đề của thực tiễn cần giải quyết. Từ đó đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, sau đó quay lại vận dụng kiến thức để thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn cần giải quyết đó. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM: - Đảm bảo giáo dục toàn diện - Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Kết nối trường học với cộng đồng. - Hướng nghiệp, phân luồng. Để thực hành dạy học STEM, giáo viên có thể áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Mấu chốt của vấn đề là tất cả học sinh đều được áp dụng đúng quy trình học tập để HS có tư duy như một nhà khoa học (science): gồm toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích, tiên đoán có thể kiểm tra được. Nó nhấn mạnh đến những vấn đề đã được nghiên cứu kĩ lưỡng và có bằng chứng xác thực. Trong dạy học STEM, cách rút ra một,một số luận điểm khoa học của các môn Tự nhiên như Toán, lí, hoá, sinh, Địa, công nghệ khác hẳn các môn xã hội như văn, sử, địa, GDCD; cũng khác các môn nghệ thuật như mỹ thuật, âm nhạc. Yếu tố khoa học(Science) trong dạy học STEM thể hiện ở các điểm: - Nỗ lực tìm hiểu, dự đoán và giải thích các sự vật, sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn - Sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu: có thể là phương pháp thực nghiệm, khảo sát, phân tích xử lí dữ liệu... 10
  11. - Tiến hành nghiên cứu, đạt kết quả. Sau khi kiểm định kết quả là đúng và đáng tin cậy thì công bố kết quả. - Lý thuyết khoa học phải đưa ra giả thuyết, dự đoán. Trong quá trình nghiên cứu, học sinh sẽ nêu giả thuyết, dự đoán và thực hành nghiên cứu chứng minh giả thuyết. - Nếu giả thuyết đúng, đưa kết luận, nếu giả thuyết sai, thì sửa. Giả thuyết cần phải được kiểm chứng bằng kinh nghiệm. Yếu tố T (technology) là vật thể, hệ thống kiến thức, quy trình nghiên cứu được HS áp dụng để giải quyết vấn đề (dự đoán trên). Trong trường hợp này là giấy, bút, hệ thống dữ liệu từ sách giáo khoa và quy trình HS đã phát hiện để tìm ra câu trả lời cho giả thuyết. Yếu tố E (Engineering) được sử dụng là tất cả các kĩ thuật mà học sinh sử dụng để giải quyết vấn đề trên: kĩ thuật sử dụng câu từ, tra cứu, lập bảng hỏi, lập thống kê, trích lục tài liệu, dẫn chứng từ các nguồn khác nhau bằng thử nghiệm, thực hành, phân tích đánh giá,... Như vậy, trong trường hợp dạy học giáo dục STEM, mỗi một nhóm học sinh phải được rèn luyện cách tư duy như một nhà khoa học (Science), để giải quyết một vấn đề mang tính thực tiễn, trong quá trình đó áp dụng công nghệ (Technology) để hình thành quy trình xử lý kiến thức (Engineering), trong đó ít nhất có áp dụng các kiến thức toán học (Math). Trong các môn khoa học xã hội và nhân văn, tinh thần, cốt lõi nhất của dạy học STEM là học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề thực tiễn dựa trên quá trình nghiên cứu thực tiễn đời sống, kiến thức bài học, phân tích, lí giải, lựa chọn giải pháp, thiết kế sản phẩm và thuyết trình bảo vệ quan điểm của mình. 2.1.2. Xu thế tất yếu của dạy học STEM hiện nay Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu trọng tâm của chương trình là: học sinh làm được gì?Mục tiêu cụ thể là giúp HS: 11
  12. - Làm chủ kiến thức phổ thông; - Biết vậndụnghiệuquảkiếnthứcvàođờisống và tựhọcsuốtđời; - Có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; - Biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; - Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; - Nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chính vì vậy mà giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra. Trong những năm học qua, cấp trên đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong có liên quan đến giáo dục STEM được ban hành: Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 3535/BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học. Sở Giáo duc Đào tạo Nghệ An trong công văn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH cũng nói rõ trong mục đổi mới hình thức dạy học cần: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức 12
  13. dạy học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; tăng cường các hoạt động trải nghiệm; tổ chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa, với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn, nhất là những chủ đề xây dựng theo tỉnh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) trong việc thực hiện CT GDPT ở những môn học liên quan. Khuyến khích mỗi nhóm chuyên môn xây dựng một chủ đề giáo dục STEM, tập trung vào mức độ “Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM”. Công văn số1841/SGD&ĐTGDTrH ngày 7/10/2019 V/v Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019-2020 chỉ rõ: Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông đề cập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó. Giáo dục STEM đảm bảo giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú học tập các môn học, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, kết nối trường học với cộng đồng, góp phần hướng nghiệp, phân luồng. Trường THPT Diễn Châu 3, trong năm học 2020 – 2021 đã triển khai tập huấn giáo dục STEM,chuyển giao tài liệu học tập đến toàn thể giáo viên trong nhà trườngvà giao nhiệm vụ mỗi nhóm chuyên môn thực hiện ít nhất 01 bài học STEM trong năm học. Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. 13
  14. Với kỹ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Từ đó học sinh có khả năng liên kết các kiến thức để thực hành và có tư duy sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Kỹ năng công nghệ giúp học sinh có khả năng sử dụng, quản lý và truy cập công nghệ từ những vật dụng đơn giản đến những hệ thống phức tạp. Kỹ năng kỹ thuật giúp học sinh có cái nhìn tổng quan và đưa ra được những giải pháp trong các vấn đề liên quan đến thiết kế, xây dựng quy trình. Và cuối cùng, kỹ năng toán học là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trong đời sống. Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy STEM là xu thế dạy học tất yếu hiện nay. 2.1.3.Vì sao nên vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy - học bài Ngữ Cảnh (Ngữ văn 11)? Ở bộ môn Ngữ văn, tinh thần, cốt yếu nhất của dạy học STEM là học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề thực tiễn dựa trên quá trình nghiên cứu thực tiễn đời sống, kiến thức bài học, phân tích, lí giải, lựa chọn giải pháp, thiết kế sản phẩm và thuyết trình bảo vệ quan điểm của mình. Trong cuộc sống, học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi con người cần có cách ứng xử phù hợp với ngữ cảnh để đạt được những kết quả giao tiếp tốt nhất có thể. Bản thân mỗi người luôn có nhu cầu bộc lộ quan điểm riêng, chia sẻ hiểu biết, tình cảm, cảm xúc với người khác để có thể kết nối cá nhân mình với nhiều người trong xã hội, qua đó khẳng định cái “tôi” cá nhân của mình. Tuy nhiên, nếu không biết dựa vào ngữ cảnh, không biết phân tích, đánh giá ngữ cảnh trong giao tiếp sẽ không lường hết được những hậu quả xảy ra trong đời sống. 14
  15. Vì sao trong nhà trường vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh đánh nhau, chửi nhau, giận nhau, thậm chí từ mặt nhau; hiện tượng học sinh ghen tuông mù quáng dẫn đến ứng xử tiêu cực; hiện tượng học sinh lười học, bỏ học, trốn tránh lao động; hiện tượng học sinh rụt rè trong giao tiếp vì không tự tin, luôn sợ hãi, nhút nhát; lại có một bộ phận học sinh quá mạnh bạo trong lời ăn tiếng nói, hành động ngay cả với giáo viên? Vì sao trong gia đình khoảng cách giữa cha mẹ, ông bà với con cháu vẫn xa vời vợi. Ông bà cha mẹ cho rằng con cháu mình không tình cảm, ít trách nhiệm, ít gắn bó với gia đình. Con cháu lại cho rằng ông bà, cha mẹ không hiểu mình, không quan tâm đến mình. Trong giờ đọc hiểu, vẫn còn nhiều học sinh hiểu sai hoặc hiểu hời hợt từ ngữ, hình ảnh, câu văn… Chính vì vậy, để giảm bớt những xung đột trong đời sống, để trở thành người tiếp nhận thông minh, con người ta cần phải biết phân tích ngữ cảnh để giải quyết các tình huống thực tế, có kĩ năng giao tiếp dựa vào ngữ cảnh nhằm làm cho “người gần người hơn”. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. *Các nhân tố của ngữ cảnh: bao gồm nhân vật giáo tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, văn cảnh. a, Nhân vật giao tiếp: - Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết), người nghe (đọc, hiểu). - Quan hệ của các nhân vật giao tiếp: đều có một “vai” nhất định. Các vai sẽ chi phối nội dung và hình thức lời nói. b, Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: - Bối cảnh giao tiếp rộng: + Những nhân tố về xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán ... 15
  16. + Với tác phẩm văn học: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Bối cảnh giao tiếp hẹp: + Nơi chốn, thời gian, hiện tượng, sự việc xảy ra câu nói. - Hiện thực được nói tới: + Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp (những yếu tố về thiên nhiên, xã hội) +Hiện thực bên trong: Tâm trạng của nhân vật giao tiếp (vui, buồn, cười, khóc...) + Các hiện thực này không chỉ làm nên thông tin miêu tả mà còn làm nên thông tin bộc lộ (thái độ, tình cảm) c, Văn cảnh. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ có trong văn bản (âm, tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn…) đi trước và sau một đơn vị ngôn ngữ tạo nên văn cảnh của nó. Văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ *Vai trò của ngữ cảnh: - Đối với người nói khi tạo ra văn bản: Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra các phát ngôn giao tiếp, nó chi phối cả nội dung và hình thức phát ngôn. - Đối với người nghe khi lĩnh hội văn bản:Nhờ ngữ cảnh mà lĩnh hội được thông tin, giải mã các phát ngôn, hiểu được các thông tin. Những điểm vận dụng giáo dục STEM vào bài học Ngữ Cảnh là: - Xác định đựơc các tình huống khó khăn học sinh thường gặp trong cuộc sống, trong học tập, ở trường lớp, ở gia đình, ngoài xã hội - Hiểu rõ thế nào là ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh - Đồng thời biết vận dụng, nhận biết, phân tích được ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh, lường trước được kết quả giao tiếp trong từng tình huống thực tiễn cụ thể. 16
  17. Để từ đó có cách ứng xử phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao trong giải quyết tình huống thực tiễn cụ thể. Vận dụng giáo dục STEM vào bài học, học sinh được rèn luyện cách tư duy như một nhà khoa học (Science) để nắm kiến thức nền, phân tích logic của tình huống, nỗ lực tìm hiểu, dự đoán và giải thích các tình huống thực tiễn, sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu như phương pháp thực nghiệm, khảo sát, tiến hành nghiên cứu, đạt kết quả, kiểm định kết quả nếu là đúng và đáng tin cậy thì công bố kết quả giải quyết tình huống thực tiễn. Học sinháp dụng công nghệ (Technology) như biểu bảng, ti vi, bút màu…để tổ chức trình bày sản phẩm. Học sinh áp dụng những yếu tố kỹ thuật (Engineering) như quy trình xử lí tình huống để cho ra sản phẩm phù hợp nhất, kĩ thuật sử dụng câu từ, lập thống kê, dẫn chứng từ các nguồn khác nhau bằng thử nghiệm, thực hành, phân tích đánh giá,... Học sinh áp dụng kiến thức toán học để thống kê, khảo sát, tính phần trăm để thấy mức độ phổ biến hay không phổ biến của tình huống trong đời sống… Như vậy, vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy - học bài học Ngữ Cảnhkhông chỉ nhằm giải quyết tốt những tình huống giao tiếp xảy ra trong cuộc sống mà còn giúp học sinh phát triển nhiều phẩm chất và năng lực cần thiết của một con người hiện đại trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 2.1.4. Quy trình xây dựng bài học STEM. Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019- 2020, Sở Giáo dục Nghệ An có Công văn số:1841/SGD&ĐT-GDTrH ngày 7/10/2019 cụ thể như sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối 17
  18. với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: - Hoạt động 1: Xác định vấn đề; - Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; - Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp; - Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá; - Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh. Trong mỗi hoạt động cần đưa ra được 4 nội dung: -Mục tiêu của hoạt động -Nội dung của hoạt động -Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh -Cách thức tổ chức hoạt động. Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật, trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh là người 18
  19. chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ dưới sự hướng dẫn của giáo viên; vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm; chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế. Thông qua quá trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực. 2.2.Cơ sở thực tiễn 2.2.1.Thực trạng dạy học môn Ngữ văn và vận dụng phương pháp giáo dục STEM a, Tiến hành khảo sát Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát 27 giáo viên Ngữ văn và 294 học sinh tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu (Diễn Châu 2, Diễn Châu 3, Diễn Châu 5) từ tháng 9 năm 2020 bằng phiếu khảo sát và thống kê toán học để phân tích số liệu. Bảng 1: Phân bố phiếu điều tra giáo viên và học sinh tại địa bàn huyện Diễn Châu TT Trường THPT Số lượng GV Tỉ lệ % Số lượng HS Tỉ lệ % 1 Diễn Châu 2 9 33.33 83 28.23 2 Diễn Châu 3 10 37.04 170 57.82 3 Diễn Châu 5 8 29.63 41 13.95 Tổng số 27 100% 294 100% b, Kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn Ngữ văn và vận dụng phương pháp giáo dục STEM Bảng 2. Kết quả điều tra từ giáo viên: TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất cần Không 1 Cần thiết thiết cần thiết 19
  20. Phát triển năng lực và phẩm (27 GV) (0 GV) (0 GV) chất cho học sinh qua môn Ngữ 100% 0% 0% văn có cần thiết không? Thầy (cô) có quan tâm tới giáo Rất quan Quan tâm Không quan dục STEM không? tâm tâm 2 (2 GV) (5 GV) (20 GV) 7.4% 18.51% 74.07% Thầy (cô) đã vận dụng STEM Đã vận Mới có ý Chưa có ý vào tổ chức dạy học bộ môn dụng định vận định vận 3 Văn của mình chưa? dụng dụng (0 GV) (04 GV) (23 GV) 0,0% 14,8% 85,18% Thầy (cô) sử dụng phương PP phát vấn PP hoạt PP dạy học pháp hoặc kĩ thuật dạy học nào động nhóm dự án 4 đối với bài học Ngữ cảnh? (21 GV) (06 GV) (0 GV) 77,77% 22.23% 0% Khi kiểm tra, đánh giá học Kiến thức Vận dụng Cả hai sinh, thầy (cô) chú trọng đánh kiến thức giá kiến thức hay khả năng vận 5 (06 GV) (06 GV) (15 GV) dụng kiến thức vào thực tiễn? 22.23% 22.23% 55,54% Bảng 3. Kết quả điều tra từ học sinh: TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất cần Không Phát triển năng lực và phẩm Cần thiết thiết cần thiết 1 chất cho học sinh qua môn Ngữ (201 HS) (93 HS) (0 HS) văn có cần thiết không? 68,36% 31,64% 0% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2