intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:41

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng về chủ đề sinh lý, ứng dụng vào giải bài tập, trả lời câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN HÒA ­­­­­­­­­­ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ DẠNG  BÀI TẬP CHƯƠNG I TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11                   Tác giả sáng kiến : HOÀNG THỊ NGỌC MAI Mã sáng kiến : 37.56.02                                                          
  2. Vĩnh phúc, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Trong xu thế  đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, dạy học vận dụng   kiến thức liên môn  nhằm phát triển năng lực học sinh là chiến lược hàng đầu  của giáo dục Việt Nam hiện nay. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn  trong mối quan hệ với các môn học khác cho phép làm sáng tỏ  các kiến thức  bộ  môn thông qua nhiều môn học, sẽ  là môi trường tạo điều kiện cho học   sinh phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học,  tự  nghiên cứu, hợp tác... từ  đó giúp học sinh nghiên cứu khả  năng vận dụng  kiến thức, kỹ  năng vào giải quyết tình huống thực tiễn.  Xuất phát từ  lý do  trên, từ  năm học 2018­ 2019; 2019 – 2020, tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng  kiến“ Vận dụng kiến thức liên môn để  giải một số  bài tập chương I trong  chương   trình   sinh   học   11”.   Từ khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy các tiết học trở nên sôi động hơn,   hấp dẫn hơn, có  ưu thế  trong việc tạo ra động cơ  hứng thú học tập  ở  học  sinh, kích thích sự  tò mò, yêu thích bộ  môn. Và đặc biệt các tiết học về  chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng  ở  thực vật và động vật thì sự  chuẩn bị của học sinh, chủ động hơn, sáng tạo hơn, tích cực tìm tòi kiến thức   hơn, không khí học tập sôi nổi hơn, điều này thực sự  mang lại hiệu quả  rõ  rệt cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của học sinh.  Tôi thấy có thể  áp dụng sáng kiến này trong các bài dạy liên quan đến  kiến thức về Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật cho  học sinh khối 11, học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi và học sinh ôn thi   THPTQG. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học sinh học nhằm luyện  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         2     
  3. tập và nâng cao cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn như  toán  học, hóa học, vật lý… để giải quyết một bài toán sinh học là rất thiết thực và  cần phải đặc biệt quan tâm,  Bởi vì lợi ích từ  sáng kiến này mang lại rất  nhiều.  Tuy nhiên để vận dụng sáng kiến hiệu quả cần một số điều kiện: Giáo  viên lập kế  hoạch giảng dạy hợp lí, giao nhiệm vụ  học tập cho học sinh   chuẩn bị  trước khi vào bài học. Học sinh cần chấp hành tốt nhiệm vụ  và có  thái độ hợp tác trong học tập. Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính  tích cực của học sinh và trước thực trạng một bộ phận học sinh không thích   học môn sinh học, tôi đã mạnh dạn, tích cực đổi mới nội dung dạy học cùng  phương pháp giảng dạy với từng chuyên đề  cụ  thể  cho phù hợp nhưng đảm   bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học. Trong đó đặc biệt là tăng cường  vận dụng kiến thức liên môn minh họa trong bài giảng giúp các em gần gũi   cuộc sống thiên nhiên và am hiểu thực tế hơn, từ đó các em có thể vận dụng   kiến thức để giải quyết các tình huống ngoài thực tiễn. Để đáp ứng được nhu  cầu thay đổi đó cũng như  góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động dạy   và học tôi đã tiến hành nghiên cứu “Vận dụng kiến thức liên môn để giải một   số dạng bài tập chương I trong chương trình sinh học 11”  Để  sáng kiến này được nhân rộng tôi đề  nghị  các cấp quản lí cần xây  dựng, bồi dưỡng đội ngũ cốt cán về  đổi mới phương pháp dạy học, cần  thường xuyên tổ  chức các buổi tập huấn về  phương pháp giảng dạy,  ứng   dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn,  nghiệp   vụ   cho   giáo   viên.   Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu có thể  còn mở  rộng thêm  ở  nhiều chuyên đề  và các bộ  môn khác. Rất mong nhận được sự  góp ý chân  thành của các bạn đồng nghiệp.  II. Tên sáng kiến:  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         3     
  4. Vận dụng kiến thức liên môn  để  giải  một số  dạng  bài tập  chương I   thuộc chương trình sinh học 11 III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến             Đề tài này có thể thực hiện như một chuyên đề và áp dụng rộng rãi cho bộ  môn sinh học ở trường THPT, các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi THPTQG... Qua thời  gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và rút kinh nghiệm về  phương pháp dạy học thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên   đáng kể. IV. Ngày sáng kiến được áp dụng thử ­ Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương trình sinh  học 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp11A2 (ban KHTN) và đội  tuyển học sinh giỏi của trường. ­ Tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm thực hiện áp dụng sáng kiến trong học kì  I năm học 2019 – 2020. V. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Cơ sở lí luận Trước đây do phương pháp dạy học truyền thống phần lớn là theo quan   điểm tiếp cận nội dung, thiết kế bài dạy nặng về  lý thuyết nên không phát  huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chính vì vậy phương pháp này  còn nhiều hạn chế: Quá nặng về  phân tích lý thuyết, thiếu vận dụng thực  tiễn, thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng thực hành và kỹ năng giao tiếp cho   học   sinh.   Hiện nay cùng với xu thế  đổi mới về  giáo dục tại Việt Nam, phương pháp   dạy học vận dụng kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực   của học sinh mang lại hiệu quả  cao trong dạy và học. Vận dụng kiến thức   liên môn để  nhằm hướng đến mục đích tạo cơ  hội cho hoạt động dạy học  theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Không những thế, sự  gắn   kết giữa giáo viên và học sinh chặt chẽ  hơn. Cách dạy học vận dụng kiến  thức liên môn hướng đến hình thành các năng lực học tập, đặc biệt năng lực   Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         4     
  5. hoạt   động   của   học   sinh.   Nó sẽ tạo cơ hội cho người học được học tập một cách toàn diện hơn, không  chỉ là kiến thức lí thuyết mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó vào   thực tiễn. Vì thế, nội dung dạy học có tính “động” hơn, người học tích cực,   linh hoạt và sáng tạo hơn. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu sáng kiến: “ Vận dụng kiến   thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh   học 11” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng: ­ Năm  học 2018 ­2019:    + Học sinh 11A2    + Đội tuyển học sinh giỏi ­ Năm học 2019­ 2020:   +  Học sinh lớp 11A2   ( HK1 năm học 2019 – 2020)   + Đội tuyển học sinh giỏi b. Phạm vi nghiên cứu: ­ Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương trình sinh  học 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp11A2  (ban KHTN) và 8  học sinh đội tuyển học sinh giỏi của trường do tôi dạy trên lớp. 3. Thực trạng của sáng kiến:    Việc giảng dạy các môn khoa học tại trường học hiện nay cần phải   phản ánh được chiều hướng phát triển của khoa học trên thế giới, không thể  giảng dạy các môn khoa học một cách riêng lẻ  như  trước. Mặt khác, với sự  tiến bộ  của khoa học kỹ  thuật, lượng kiến thức mới  được cập nhật ngày  càng nhiều và nhanh, thời gian học tập  ở  trường lại có hạn nên do đó cần  chuyển từ dạy học riêng rẽ sang dạy học tích hợp liên môn vừa giúp học sinh  nắm kiến thức một cách toàn diện, nhiều chiều mà còn tiết kiệm được thời  gian   dạy   học   tại   trường.   Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         5     
  6. Xuất phát từ đặc điểm của kiến thức sinh học 11 và thực trạng dạy học sinh   học 11  ở  các trường THPT cho thấy, không có bất cứ  ngành khoa học nào   không có sự  tích hợp tri thức của nhiều lĩnh vực. Các khoa học tự  nhiên đã   chuyển   từ   tiếp   cận   “phân   tích   ­   cấu   trúc”   sang   tiếp   cận   “tổng   hợp   ­   hệ  thống”. Sự  thống nhất của các thao tác tư  duy phân tích và tổng hợp đã tạo   nên tiếp cận “cấu trúc ­ hệ  thống” đem lại cách nhận thức biện chứng về  quan hệ giữa các ngành khoa học. Xu thế phát triển của khoa học là ngày càng   phân hóa sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng mạnh.  Điều đó dẫn đến một tất yếu là không thể  giảng dạy các khoa học như  các   lĩnh vực tri thức riêng lẻ.  Sự phát triển của sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sinh học  là ngành khoa học nghiên cứu sự  sống, nhiệm vụ  của Sinh học là tìm hiểu  bản chất của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới sống, khám phá các  quy luật sinh học. Bản chất của sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô  sinh và hữu sinh của tự  nhiên và xã hội, của giới vô cơ  và hữu cơ, giữa con  người   và   thiên   nhiên,   giữa   các   hiện   tượng   vật   lý,   hóa   học,   khí   hậu,   thổ  nhưỡng,…. Vì vậy, sinh học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ  với các  môn khoa học khác như  Vật lý, Hóa học, Địa lý,… Không những thế, Sinh   học còn là bộ môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học được hình  thành trên cơ  sở  các thí nghiệm, thực nghiệm của các nhà khoa học và thực   tiễn lao động sản xuất cũng như  quá trình đấu tranh với thiên nhiên của con   người. Con người lại sử dụng chính các kiến thức đã tích lũy được để  phục   vụ  đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y học, bảo vệ  môi trường….).   Do đó, trong dạy học Sinh học cần đặt nó vào trong mối quan hệ  tương tác  với   các   ngành,   các   chuyên   ngành   khoa   học   khác.   Ngày nay, trong sự  phát triển như  vũ bão của khoa học kỹ  thuật, đặc biệt là  sự phát triển của công nghệ thông tin, kiến thức Sinh học tăng rất nhanh theo  thời gian và có nhiều sự  đổi mới, cũng như  sự  xuất hiện của rất nhiều các   phân ngành nhỏ mới.  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         6     
  7. Các đặc trưng này đã chi phối việc sử  dụng các phương pháp dạy học   truyền thống trở  nên không còn phù hợp. Nhằm nâng cao hiệu quả  học tập  của học sinh, rút ngắn thời gian dạy học thì việc sử  dụng tích hợp liên môn   trong dạy học Sinh học là một lựa chọn sáng suốt và dần trở  thành một xu   thế phổ biến.  Ngoài ra, khi trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 11A 2 (học sinh ban KHTN)  và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi năm học 2018 – 2019. Qua khảo sát chất  lượng đội tuyển và học sinh ban khoa học tự  nhiên về  phần kiến thức giải  bài tập lên quan đến phần sinh lý thực vật và động vật tôi nhận thấy số  lượng học sinh đạt khá, giỏi tương đối thấp. Mặc dù các em là những đối  tượng đã được học nhiều và kĩ hơn về phần kiến thức này.  Kết quả cụ thể  như sau:  Lớp/ Nhóm Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu 11A2 4 10,5% 12 31,6% 16 42,1% 6 15,8% (38 HS) HSG 3 21,4% 6 42,8% 4 28,6% 1 7,2% (14 HS) 52 HS 7 13,4% 18 34,6% 20 38,4% 7 13,6% Từ đó, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học  sinh học, giúp các em  học sinh có một phương pháp giải bài tập về sinh lý đạt hiệu quả, đồng thời  nâng cao kiến thức bài tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng  ở  thực   vật và động vật nói riêng cũng như các bài toán về các dạng bài tập khác của  môn sinh học nói chung, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến và kinh  nghiệm nhỏ của bản thân về vận dụng kiến thức liên môn trong giải một số  dạng bài tập phần chương I thuộc chương trình sinh học 11 . ­ Trong quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến, ngoài kinh nghiệm của  bản thân, tôi đọc thêm tài liệu tham khảo và còn trao đổi các kinh nghiệm từ  đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ.  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         7     
  8. 4. Các biện pháp tiến hành: 4.1 Mục đích của sáng kiến ­ Đổi mới phương pháp dạy học  theo hướng  dạy học “vận dụng kiến  thức liên môn” nhằm làm sáng tỏ các kiến thức bộ môn thông qua nhiều môn  học. Ngay từ  khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy các tiết học sôi động   hơn, học sinh thích thú, tò mò, yêu thích bộ  môn hơn. Cho học sinh tiếp cận  kiến thức theo hướng quan sát hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức liên  môn để giải thích hiện tượng từ đó biết vận dụng kiến thức đã học và liên hệ  thực tế, giảm tải kiến thức trừu tượng mang tính lý thuyết hàn lâm, để  học  sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học. ­  Cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ  đảm bảo  chuẩn kiến thức kỹ năng về chủ đề  sinh lý, ứng dụng vào giải bài tập, trả lời  câu hỏi.  ­ Qua hoạt động dạy, học rèn các kỹ  năng cơ  bản, cần thiết   cho học   sinh. 4.2. Tính mới của sáng kiến  Trước đây ở bộ môn sinh học trong các trường THPT trong tỉnh chưa có   chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức liên môn trong  giải bài tập chương I thuộc Sinh học 11  trong dạy học môn sinh cho học sinh  THPT được công bố  vì vậy kinh nghiệm về vấn đề  này còn nhiều hạn chế.   Mặt khác  giáo viên sinh học  trước đây  được đào tạo theo chương trình sư  phạm đơn môn, chưa được đào tạo dạy học liên môn một cách chính thống,  khoa học, nên khi thực hiện chủ yếu là tự mày mò, tự tìm hiểu cho nên không  tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ  về  mục đích, ý nghĩa và cách   thức tổ chức dạy học liên môn. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy giáo viên  thường chỉ tập trung vào kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ  cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao cho học   sinh kĩ năng vận dụng các kiến thức liên môn vào giải bài tập sinh học. Cụ  thể, trong quá trình hình thành kiến thức mới các thầy cô thường chỉ cho học   Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         8     
  9. sinh giải bài tập một cách thuần túy, chưa đưa ra được các câu hỏi, bài tập  hoặc các tình huống có liên quan đến thực tiễn để  học sinh liên tưởng và áp  dụng các kiến thức của nhiều môn học đã học để  giải quyết. Để  chuẩn bị  cho bài mới giáo viên thường yêu cầu học sinh về đọc trước nội dung bài học  trong sách giáo khoa mà chưa chú ý trong việc giao nhiệm vụ  cho các em về  nhà tìm hiểu sự sống, cơ chế sinh lý liên quan, tìm hiểu các vấn đề trong thực  tiễn có liên quan đến bài học kế tiếp để học sinh có tâm thế vào bài mới một   cách hứng thú hơn. Giáo viên chưa dành thời gian để  các em đưa ra các thắc   mắc và giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong   đời sống. Trong các giờ  học nói chung học sinh thường chỉ  phát hiện ra các   mâu thuẫn về  mặt lí luận với lí luận là chính, việc liên hệ  giữa lí luận và  thực tiễn còn hạn chế.  Sáng kiến đưa ra cách thức vận dụng kiến thức liên môn trong giải một  số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11. 4.3 Nội dung Giảng dạy kiến thức vận dụng liên môn trong chương trình lớp 11 gồm:  Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch và của tế bào; Sức hút nước của tế bào  thực vật; Tính hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng; Tính lượng phân bón cần   cung cấp cho cây trồng. Tính thời gian và tỉ  lệ  các pha của một chu kì tim;   Tính lực tống máu....Vận dụng kiến thức các môn học vào giải bài tập sinh  học cũng như  giải thích các hiện tượng thực tế  và  ứng dụng các kiến thức,  hiểu biết của mình vào việc giải thích về  các đặc điểm sinh lí của cơ  thể  thực vật và động vật nói riêng và trong cuộc sống nói chung. ­   Cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ  đảm bảo  chuẩn kiến thức kỹ năng về chủ đề  sinh lý, ứng dụng vào giải bài tập, trả lời  câu hỏi.  ­ Qua hoạt động dạy, học rèn các kỹ  năng cơ  bản, cần thiết   cho học   sinh. 4.3.1. Phương pháp dạy chung Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         9     
  10.    Để  thực hiện tốt mục đích đặt ra, cần linh hoạt trong khâu tổ  chức   giảng dạy và việc dạy học theo dạng bài tập sẽ đạt hiệu quả cao trong việc  truyền tải kiến thức và tổ  chức dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào   giải các bài tập thực tế. a. Các giải pháp tiến hành:    Làm thế nào để  việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải các dạng  bài tập vừa tự  nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa đảm bảo được đặc   thù bộ  môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung   giáo dục vào các tiết dạy cụ  thể  để  mang lại hiệu quả  mong muốn, tôi xin   đưa ra một số giải pháp sau: * Giải pháp 1. Xác định các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài học theo  chuẩn kiến thức và kĩ năng và các kiến thức cần vận dụng. ­ Mục tiêu: Nhằm giúp cho giáo viên xác định được rõ các đơn vị  kiến  thức có trong bài học, đồng thời cũng xác định được các kiến thức liên quan  đến các môn học khác cần vận dụng. Những đơn vị kiến thức đó phải thật dễ  hiểu và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết   của học sinh. ­ Cách thức tổ chức thực hiện:   + Nắm được kiến thức bài học thông qua chuẩn kiến thức kĩ năng + Xác định kiến thức bằng cách rà soát đối chứng với chuẩn kiến thức   các môn học khác có liên quan đến việc cần vận dụng. + Bằng phương pháp giảng dạy đưa các kiến thức vận dụng một cách  đơn giản, dễ  hiểu, cụ  thể, gắn với thực tế cuộc sống, với địa phương, kết  hợp với việc nhắc nhở  của giáo viên sẽ  giúp học sinh dễ  ghi nhớ, khắc sâu  kiến thức. Đây là một trong những yếu tố  góp phần cho sự  thành công của   một tiết dạy có vận dụng kiến thức liên môn * Giải pháp 2. Xác định các mức độ cần vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         10   
  11. ­ Mục tiêu: Xác định được các hình thức vận dụng các kiến thức liên  môn sao cho phù hợp (vận dụng  ở  mức độ  toàn phần, mức độ  bộ  phận hay   chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ). ­ Cách thức tổ chức:  + Để  xác định được nội dung kiến thức và mức độ  vận dụng trong các  bài tập sinh học, trước hết cần xác định nội dung cần vận dụng kiến thức   liên môn là gì (xác định địa chỉ) bằng cách căn cứ vào mục tiêu của bài dạy đã  xác định trên chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học và các môn liên quan. + Căn cứ  vào thời lượng của bài học đó mà mà xác định hình thức sao  cho phù hợp (vận dụng  ở mức độ  toàn phần, mức độ  bộ  phận hay chỉ  dừng  lại ở mức độ liên hệ). + Sau đó giáo viên xác định cần vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào   của các môn học có liên quan, xác định các phương pháp dạy học để việc vận   dụng kiến thức liên môn đạt hiệu quả. * Giải pháp 3. Các bước cần chuẩn bị cho việc soạn giáo án theo hướng   vận dụng kiến thức liên môn ­ Mục tiêu: Giúp định hướng cho giáo viên trong quá trình xây dựng giáo  án phù hợp với trình độ  người học, điều kiện địa phương nhưng đảm bảo   được nội dung, mục tiêu, phương pháp và các năng lực cần đạt. Đồng thời   đảm bảo được đặc thù bộ môn và đảm bảo bảo tính vừa sức nhằm mang lại   hiệu quả như mong muốn. ­ Cách thức tổ chức:  + Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung có sử dụng kiến thức  liên môn + Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng của các môn học có liên quan + Chuẩn bị cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học + Yêu cầu học sinh chuẩn bị và tìm hiểu trước các kiến thức có liên quan   theo cá nhân hoặc theo nhóm để chuẩn bị cho bài học.   b. Tổ chức hoạt động học tập: Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         11   
  12. ­ Hoạt động khởi động với mục đích tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS  chưa thể  giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến  thức mới. ­ Hoạt động hình thành kiến thức + Mục đích: Trang bị  cho HS những   kiến thức  mới liên quan đến tình  huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. + Nội dung: Qua hoạt động giúp cho HS tự  lực chiếm lĩnh  kiến thức  thông qua: đọc; nghe; quan sát; thực hành; thí nghiệm, hợp tác nhóm... ­ Hoạt động luyện tập + Mục đích: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được. + Nội dung: Nhằm rèn luyện kỹ  năng, củng cố, áp dụng kiến thức liên  môn đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề. ­ Hoạt động vận dụng + Mục đích: Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc  sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Nội dung: Yêu cầu HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng  kiến thức các môn học đã học để giải quyết. ­ Hoạt động tìm tòi, mở rộng + Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học,  dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.  + Nội dung: Yêu cầu HS tự tìm tòi, mở rộng thêm nội dung bài học; đây  là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, cần sự  giúp đỡ  của  gia  đình, cộng đồng. *  Tầm quan trọng  của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải các   dạng bài tập:   Không chỉ  đối với quá trình thực hành  ứng dụng mà còn có ý  nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến  thức mới thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục   đích trong lần học trước nay trở  thành phương tiện cho lần học này hoặc  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         12   
  13. cũng có thể muốn có những kỹ năng mới thì phải vận dụng được thành thạo  những kỹ năng cũ. Vận dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình  nhận thức trong học tập.  * Sự  cần thiết của vận dụng kiến thức liên môn  vào cuộc sống  có ý  nghĩa hết sức quan trọng, vì thực tiễn luôn đặt ra những câu hỏi, những tình  huống…cần phải giải quyết.  Kỹ  năng vận dụng kiến thức liên môn là một  phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người năng động, sáng tạo   trong nhà trường. Trong nhà trường hiện nay không phải không còn những  hiện tượng học sinh trình bày lại bài học khá đầy đủ, toàn vẹn những điều   ghi nhận được từ thầy cô giáo hoặc đã được đọc từ các tài liệu nhưng lại rất   lúng túng khi vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải các bài tập thực tế.   Cho nên việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn cho học sinh  trong giờ học là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. * Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn cho   học sinh trong việc giả các bài tập phần sinh lý thực vật và động vật .  ­ Giao nhiệm vụ  cho học sinh tìm hiểu về  một số  dạng bài tập có liên  quan đến bài học.  ­ Đặt câu hỏi:  Ở mỗi phần học luôn đưa ra câu hỏi liên quan kiến thức  thực tế; giải thích các hiện tượng  thực tế, sẽ  gần gũi với các em học sinh  giúp các em dễ hiểu, dễ vận dụng hơn và khắc sâu kiến thức hơn. ­ Xây dựng tình huống thực tế: Lựa chọn xây dựng các vấn đề thực tiễn,  các bài tập tình huống gắn liền với cuộc sống và môi trường xung quanh học   sinh thông qua đó hình thành kiến thức mới cho học sinh. Bài tập tình huống  dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể  xảy ra trong quá  trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập  ấy, vừa có tác dụng củng cố  tri thức, vừa rèn luyện được kỹ  năng học tập  cần thiết. Từ đó rèn kỹ năng xử  lí các tình huống trong cuộc sống, kích thích  tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức  mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải   Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         13   
  14. quyết vấn đề   ở  nhiều góc độ  khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả  năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ  động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. ­  Quan sát thực tế  và tham quan thiên nhiên giúp học sinh kiểm chứng,  khắc sâu kiến thức, tạo mối liên hệ  thực tế, từ  đó tăng khả  năng vận dụng  thực tế, tạo hứng thú trong học tập.  ­ Lựa chọn, xây dựng bài tập sinh học có nội dung vận dụng liên quan  đến thực tiễn để rèn kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.  * Những lưu ý trong kiểm tra, đánh giá ­ Coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, …từ  đó điều chỉnh quá trình dạy của thầy, học của trò ­ Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì  mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.  ­   Xây dựng đề  kiểm tra theo ma trận với 4 cấp độ: Biết, hiểu, vận   dụng, vận dụng cao; kiểm tra về năng lực, phẩm chất… ­ Xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng mở, liên môn, tăng cường khả  năng vận dụng;  ­ Coi trọng việc đánh giá quá trình để  thấy được sự  tiến bộ  của chính   học sinh đó; mức độ  hoàn thành nhiệm vụ  học tập của học sinh trên lớp,  ở  nhà. ­ Tăng cường vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống   thực tiễn. 4.3.2.Nội dung vận dụng 4.3.2.1. Hình thức dạy:   Tổ chức dạy học theo hướng vận dụng kiến thức liên môn vào giải các  dạng bài tập. a. Mục tiêu    * Kiến thức:  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         14   
  15. ­ Học sinh phải  nắm được các nội dung kiến thức liên quan đến áp suất  thẩm thấu; sức hút nước của tế bào thực vật; tính hệ số sử dụng năng lượng   ánh sáng; tính toán dựa vào phương trình quang hợp tổng quát; tính lượng  phân bón cần cung cấp cho cây trồng. ­ Mô tả được chu kì tim. Biết cách tính thời gian và tỉ lệ các pha của một   chu kì tim; tính lực tống máu trong một chu kì tim và một số  dạng bài tập   khác. ­ Hiểu và quan sát, vận dụng được về  nhu cầu dinh dưỡng, tính được   nhu cầu phân bón hợp lý cho cây trồng;   * Kỹ năng ­  Kỹ năng tự học, tìm kiếm thông tin qua tài liệu, tổng hợp; ­ Nghiên cứu, phát hiện kiến thức qua SGK, tài liệu liên quan qua các  môn học khác liên quan. ­ Quan sát, mô tả, phân tích, giải thích các hiện tượng liên quan qua tài  liệu và ngoài thực tiễn; kỹ năng thu thập, vận dụng; ­ Kỹ năng giao tiếp, hợp tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh  với giáo viên.   * Thái độ ­ Hứng thú và quan tâm tới các hiện tượng trao đổi chất ở  thực vật; các  quá trình sinh lý ở động vật. ­ Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, hứng thú với môn học,  tích cực xây dựng bài. Say mê nghiên cứ u khoa h ọc. ­ Hình thành ý th ức yêu thiên nhiên, trồng, chăm sóc cây xanh, b ảo  vệ môi tr ườ ng. Quan tâm tới sứ c kh ỏe c ủa b ản thân và cộ ng đồ ng.   * Năng lực ­ Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được; ­ Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề  và giải quyết các vấn đề trong thực tế; Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         15   
  16. ­ Năng lực khoa học: phân nhóm, quan sát, định nghĩa, giải thích, khảo   sát, thu thập, phân tích ... ­ Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,   thuyết trình,  năng lực sử  dụng  công nghệ thông tin và truyền thông; ­ Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. b. Phương pháp, kỹ thuật dạy học Tùy theo từng đối tượng học sinh  ở  từng lớp mà sử  dụng các phương  pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau nhưng phải đạt được mục tiêu phát huy  được tính tích cực chủ động và phát huy được năng lực của học sinh, đặc biệt  là phải vận dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy và học, để học sinh  có thể  vận dụng kiến thức liên môn trong thực tiễn cuộc sống và giải thích  các hiện tượng thường gặp trong thực tiễn. 4.3.2.2.  Một số  dạng bài tập minh họa vận dụng kiến thức liên môn  trong giải bài tập phần chương I chương trình sinh học 11.  A. BÀI TẬP SINH LÝ THỰC VẬT Dạng 1. Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch và của tế bào.  * Kiến thức chung: Hiện tượng khuếch tán là sự  vận động các phân tử  từ  nơi có nồng cao đến nơi có nồng độ  thấp cho tới khi cân bằng. Tốc độ  khuếch tán phụ  thuộc vào vào một số  yếu tố  sau: Sự  chênh lệch nồng độ,  kích thước phân tử, nhiệt độ và độ nhớt cuả môi trường.     Hiện tượng thẩm thấu là một trường hợp đặc biệt của khuếch tán. Sự  đặc biệt đó là phần tử  vật chất tham gia khuếch tán là nước hay  chất tan và  phải di chuyển qua màng bán thấm. Áp suất thẩm thấu là lực gây ra sự  chuyển dịch của dung môi vào dung  dịch qua màng Áp suất thẩm thấu của tế bào chính là áp suất thẩm thấu cuả dịch bào.  Tế bào chịu một áp suất thẩm thấu của các chất hòa tan trong dịch tế bào gọi  là áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu đó thay đổi theo nồng độ của dịch tế  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         16   
  17. bào: nồng độ  càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn và chính áp suất thẩm   thấu có vai trò quan trọng trong việc hút nước của tế bào. * Công thức tính áp suất thẩm thấu cuả dung dịch:  ­Theo công thức Van­Hốp, áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính  theo công thức:                   P = RTCi Trong đó: R­ hằng số khí (R= 22,4/273 ≈ 0,082)                  T – nhiệt độ tuyệt đối (T= 273 + t0C)                  C – nồng độ chất tan (M= mol/lít)                  i – hệ số Van­Hốp biểu thị mức độ ion hóa của dung dịch Công thức tính i : i = 1 +   α(n­1); trong đó α là hệ số phân li;  n là số ion  khi phân tử phân li. Ví dụ như NaCl có n = 2. Chú ý:  + Đối với các chất trong dung dịch không phân li thành ion (như đường) thì α   = 0 → i =1 + Đối với các chất điện li mạnh trong dung dịch phân li hoàn toàn ra ion thì  α=1  + Đối với các chất điện li yếu (axit yếu, bazơ  yếu) thì phân li không hoàn  toàn ra ion thì dựa vào  α   đề  cho  hoặc dựa vào dữ  kiện tính  α  (α  = n/n 0 =  C/C0)  Trong đó: n ­ số phân tử phân li ; n0 ­ số phân tử hòa tan                 C – nồng độ phân li ra ion ; C0 – nồng độ ban đầu ­ Áp suất thẩm thấu của dung dịch = tổng áp suất thẩm thấu do mỗi   chất tan dung dịch gây lên :   Pdd  = R x T x (C1 x i1 + C2 x i2  + …. + Cn x in) * Bài tập minh họa :  Bài 1. a. Một dung dịch đường có nồng độ  0,01 M. Tính áp suất thẩm   thấu của dung dịch ở nhiệt độ 250C.  Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         17   
  18. b. Một dung dịch chứa gluczơ và saccarozơ với nồng độ lần lượt là 0,015   M và 0,03 M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch biết nhiệt độ của  dung dịch là 270C Hướng dẫn giải a.Áp suất thẩm thấu của dung dịch đường:                      P = 0,082 x (273 + 25) x 0,01 x 1 ≈ 0,24436 atm b. Áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa glucozơ và saccarozơ :                    P = 0,082 x (273 + 27) x (0,015 x 1 + 0,03 x 1) ≈ 1,1070 atm Bài 2.  a.   Xác   định   áp   suất   thẩm   thấu   của   dung   dịch   ở   27 0C   chứa   hai   chất  glucozơ 0,02 M và NaCl 0,02M b. Đưa một mô thực vật vào dung dịch đường glucozơ 0,04M ở nhiệt độ  250C thì thấy khối lượng và thể tích mô thực vật này không thay đổi. Hãy tính  áp suất thẩm thấu của các tế bào trong mô thực vật Hướng dẫn giải a. NaCl khi phân li sẽ tạo ra 2 ion (Na+ và Cl­) → n = 2, α = 1 → i = 2 Áp suất thẩm thấu của dung dịch :                P = 0,082 x (273 + 27) x (0,02 x 1 + 0,02 x 2) ≈ 1,4760 atm b.Áp suất thẩm thấu của dung dịch đường glucozơ :               P = 0,082 x (273 + 25) x 0,04 x 1  ≈ 0,9774 atm Vì khối lượng và thể tích mô thực vật này không thay đổi → đây là môi   trường đẳng trương → Ptb = Pdd = 0,9774 atm Dạng 2. Sức hút nước của tế bào * Kiến thức chung:Dưới tác động cuả  áp suất thẩm thấu cúa dịch bào,  nước sẽ di chuyển từ ngoài vào không bào qua nguyên sinh chất. Kết quả làm  cho thể tích không bào tăng lên, ép nguyên sinh chất lên thành tế bào. Lực này  gọi là sức trương của tế bào (kí hiệu là TTB). Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         18   
  19. Sức hút nước (STB) của tế bào là hiệu số giữa áp suất thẩm thấu và sức   trương nước của tế bào.  STB  = PTB ­ TTB         Trong đó : STB là sức hút nước của tế bào (atm)                         TTB là áp suất trương nước (atm)                         PTB là áp suất thẩm thấu cuả tế bào (atm) ­ Các trạng thái nước của tế bào:  + Tế bào bão hòa nước hoặc no nước hoàn toàn : S =0 → P =T + Tế  bào héo hoàn toàn, lúc này tế  bào có có sức hút nước rất lớn và  bằng áp suất thẩm thấu : T = 0 → S = P + Tế  bào thiếu bão hòa nước. Đây là trạng thái quan trọng và thường   xuyên xảy ra trong cây, do thiếu bão hòa nên tế bào phải hút nước dể trở lên  bão hòa và đó là động lực để đưa nước vào trong cây : S > 0 + Tế  bào mất nước quá lớn và đột ngột thì thành tế  bào co lại và T có  chiều dương:                                                S = P + T ­ Ý nghĩa của sức hút nước của tế bào (S): biểu thị tình trạng thiếu nước  trong tế bào do đó có ý nghĩa trong việc sử dụng chỉ tiêu này để xác định chế  độ tưới nước cho cây trồng. ­ Ý nghĩa của sức trương nước (T): T xuất hiện để chống lại sự trương  lên của tế  bào. Vì vậy khi tế  bào hút nước thì T tăng và khi tế  bào bão hòa  nước thì T = P. Khi đó, mặc dù vẫn còn chênh lệch áp suất thẩm thấu cuả tế  bào và đang lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch nhưng tế bào ngừng hút   nước và giúp bảo vệ tế bào thực vật không bị vỡ. ­ Hiện tượng xitoriz: là hiện tượng xẩy ra khi tế  bào mất nước nhưng   không phải do thẩm thấu mà do bay hơi trong môi trường không khí khô, lúc  đó tế bào mất nước rất nhanh, thể tích tế bào giảm đi do đó tế bào nhăn nheo   lại. Chất nguyên sinh trong trường hợp này không tách khỏi tế bào. Sáng kiến kinh nghiệm 2019 ­ 2020                                                                         19   
  20. * Khi cho một tế  bào vào dung dịch thì xảy ra trạng thái cân bằng   nước giữa tế  bào và dung dịch. Khi đó sức hút nước của tế  bào bằng áp   suất thẩm thấu của dung dịch:                                STB = Pdd  ↔  PTB  ­ TTB = Pdd  ↔ TTB = PTB – Pdd * Bài tập minh họa: Bài 1. Một mô thực vật gồm các tế bào giống nhau có PTB = 2,1 atm, TTB  = 0,8 atm. Người ta ngâm mô này trong dung dịch saccarozo  0,07 M  ở nhiệt   độ 250C trong thời gian 30 phút. Hãy dự đoán sự thay đổi về khối lượng ở mô  thực vật này. Giải thích vì sao? Hướng dẫn giải Áp suất thẩm thấu của dung dịch saccarozo:          Pdd = 0,082 x (273 + 25) x 0,07 ≈ 1,7105 atm Sức hút nước của tế bào: STB = PTB – TTB = 2,1 – 0,8 = 1,3 atm Vì STB 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2