intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình VSEPR để dự đoán cấu trúc hình học và giải thích một số tính chất của phân tử chất vô cơ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển phẩm chất - năng lực học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp học sinh xác định thành thạo các kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm, giải thích được một số tính chất của phân tử chất vô cơ. Qua đó không những giúp các em xóa đi cảm giác sợ sệt mà còn yêu thích khi học phần kiến thức này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình VSEPR để dự đoán cấu trúc hình học và giải thích một số tính chất của phân tử chất vô cơ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển phẩm chất - năng lực học sinh

  1. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 3 I.1. Vài nét cơ bản về chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 .................................. 3 I.2. Mô hình VSEPR ............................................................................................... 11 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................... 16 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 17 III.1. Vận dụng mô hình VSEPR xác định kiểu lai hóa, dạng hình học phân tử .... 17 III.2. Dựa vào cấu trúc xác định các thuộc tính của các phân tử vô cơ .................. 20 III.3. Dựa vào cấu trúc giải thích một số tính chất của phân tử vô cơ .................... 24 III.4. Một số bài tập đề xuất .................................................................................... 26 Phần III. KẾT LUẬN............................................................................................ 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 là chƣơng trình định hƣớng giáo dục và đào tạo cho mọi cấp học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 theo thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT về "ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông". Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời với mục đích thay thế và kế thừa chƣơng trình giáo dục hiện hành 2006 đang đƣợc áp dụng cho mọi cấp học phổ thông ở Việt Nam, đồng thời "bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dƣới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phƣơng pháp giáo dục để đạt đƣợc mục tiêu đó". Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lộ trình áp dụng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới sẽ là:  Năm học 2020-2021 đối với khối lớp 1;  Năm học 2021-2022 đối với các khối lớp 2 và lớp 6;  Năm học 2022-2023 đối với các khối lớp 3, lớp 7 và lớp 10;  Năm học 2023-2024 đối với các khối lớp 4, lớp 8 và lớp 11;  Năm học 2024-2025 đối với các khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Năm học 2022-2023 học sinh lớp 10 bắt đầu học theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, môn hóa học 10 có nhiều vùng kiến thức rất mới học sinh đƣợc tiếp cận sâu hơn, bản chất hơn vì vậy mà cũng khó khăn hơn. Một trong những kiến thức khó đối với học sinh chính là phần liên kết hóa học, cụ thể là xác định kiểu lai hóa, cấu trúc phân tử của chất. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp chúng tôi đã đúc rút và mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn giúp các em không những tự tin trong học tập mà còn kích thích lòng đam mê khoa học đặc biệt là với bộ môn Hóa học. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng mô hình VSEPR để dự đoán cấu trúc hình học và giải thích một số tính chất của phân tử chất vô cơ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển phẩm chất - năng lực học sinh”. 1
  3. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp học sinh xác định thành thạo các kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm, giải thích đƣợc một số tính chất của phân tử chất vô cơ. Qua đó không những giúp các em xóa đi cảm giác sợ sệt mà còn yêu thích khi học phần kiến thức này. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 10 - Mô hình VSEPR IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU IV.1. Phƣơng pháp chủ yếu. Thể nghiệm và đúc rút kinh nghiệm: Trong quá trình vận dụng đề tài, chúng tôi đã áp dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm, bản thân cùng đồng nghiệp tiến hành dạy thể nghiệm tại nhiều lớp khác nhau với nhiều đối tƣợng khác nhau, trò chuyện, kiểm tra, đánh giá học sinh IV.2. Các phƣơng pháp hỗ trợ. Ngoài ra chúng tôi còn dùng các phƣơng pháp hỗ trợ khác nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo từ internet, tham khảo các đề thi olimpic 30 tháng 4, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh … V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này chỉ nghiên cứu về mô hình VSEPR và vận dụng giải thích một số tính chất của phân tử chất vô cơ thƣờng gặp trong giới hạn chƣơng trình Hóa học cấp THPT. Mục đích là phục vụ cho giảng dạy và ôn luyện học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT, thi đánh giá năng lực, đánh giá tƣ duy với các đối tƣợng học sinh đại trà và học sinh giỏi ở cấp THPT. 2
  4. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I.1. Vài nét cơ bản về chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 Ngày 26-12-2018, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chƣơng trình Giáo dục phổ thông (còn gọi là Chƣơng trình GDPT 2018) I.1.1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì? Theo Thông tƣ này, Chƣơng trình GDPT 2018 là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lƣợng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nƣớc nhằm bảo đảm chất lƣợng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Chƣơng trình GDPT 2018 bao gồm chƣơng trình tổng thể (khung chƣơng trình), các chƣơng trình môn học và hoạt động giáo dục. Chƣơng trình giáo dục phổ thông đƣợc xây dựng theo hƣớng mở, cụ thể là: (1) Chƣơng trình bảo đảm định hƣớng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phƣơng, nhà trƣờng trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tƣợng giáo dục và điều kiện của địa phƣơng, của nhà trƣờng, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trƣờng với gia đình, chính quyền và xã hội; (2) Chƣơng trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hƣớng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chƣơng trình; (3) Chƣơng trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. I.1.2. Sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hƣớng về phƣơng pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Nhƣ vậy, sách giáo khoa chỉ là những định hƣớng về phƣơng pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng giáo dục. Cùng một môn học của một lớp học sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa; nhà trƣờng, giáo viên có thể lựa chọn bộ sách giáo khoa theo hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh để đƣa vào dạy học sao cho đảm bảo các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, 3
  5. nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp đánh giá kết quả giáo dục theo quy định của Chƣơng trình GDPT 2018. I.1.3. Lộ trình thực hiện. Theo Thông tƣ 32, Chƣơng trình GDPT 2018 thực hiện từ năm học 2020- 2021 đối với lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11 và từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. I.1.4. Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chƣơng trình GDPT 2018 cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nƣớc và nhân loại. I.1.5. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học. Về phẩm chất: Chƣơng trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu sau: (1) yêu nƣớc, (2) nhân ái, (3) chăm chỉ, (4) trung thực, (5) trách nhiệm. Về năng lực: Chƣơng trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi sau: Có 3 năng lực chung đƣợc hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: (1) năng lực tự chủ và tự học, (2) năng lực giao tiếp và hợp tác, (3) năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; và có 7 năng lực đặc thù đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: (4) năng lực ngôn ngữ, (5) năng lực tính toán, (6) năng lực khoa học, (7) năng lực công nghệ, (8) năng lực tin học, (9) năng lực thẩm mĩ, (10) năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chƣơng trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dƣỡng năng khiếu của học sinh. I.1.6. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hình thành và phát triển năng lực của người học theo con đường nào? Năng lực đƣợc hình thành và phát triển theo thời gian, đạt đƣợc từng cấp độ từ thấp đến cao. Để phát triển năng lực của ngƣời học, Chƣơng trình GDPT 2018 đã vận dụng kinh nghiệm xây dựng Chƣơng trình GDPT của các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến, đổi mới nội dung và phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng sau đây: (1) Dạy học phân hoá: Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, Chƣơng trình GDPT 2018 một mặt thực hiện giáo dục toàn diện và tích hợp, mặt khác, thiết kế một số môn học và hoạt động giáo dục (HĐGD) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và sở trƣờng của bản thân. 4
  6. Trong giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và HĐGD bắt buộc, học sinh đƣợc lựa chọn những môn học, chủ đề và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích và định hƣớng nghề nghiệp của bản thân; (2) Dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp là định hƣớng dạy học huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn, trong đó mức độ cao nhất là hình thành các môn học tích hợp. Dạy học tích hợp là xu thế chung của Chƣơng trình GDPT các nƣớc. Ở Việt Nam, dạy học tích hợp đã đƣợc thực hiện trong Chƣơng trình hiện hành. So với Chƣơng trình hiện hành, chủ trƣơng dạy học tích hợp trong Chƣơng trình GDPT 2018 có một số điểm khác nhƣ: tăng cƣờng tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở cấp THCS theo tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dƣới và phân hoá dần ở các lớp học trên; yêu cầu tích hợp đƣợc thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. (3) Dạy học thông qua hoạt động tích cực của ngƣời học: Đặc điểm chung của các phƣơng pháp giáo dục đƣợc áp dụng trong Chƣơng trình GDPT 2018 là tích cực hoá hoạt động của ngƣời học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trƣờng học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy đƣợc để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống) đƣợc tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trƣờng thông qua một số hình thức chủ yếu nhƣ học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia seminar, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh đƣợc tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải đƣợc tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. I.1.7. Đặc điểm của môn Hóa học I.1.7.1. Vị trí và tên môn học trong chƣơng trình Giáo dục phổ thông Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác nhƣ vật lí, sinh học, y dƣợc và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu 5
  7. của hoá học đƣợc ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lƣợng, y dƣợc, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngƣ nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Trong Chƣơng trình Giáo dục phổ thông (GDPT) môn Hóa học là môn học thuộc giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông (THPT), đƣợc học sinh lựa chọn theo định hƣớng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. I.1.7.2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn Hóa học trong giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp Môn Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, môn Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, đƣợc học sinh lựa chọn theo định hƣớng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có đƣợc những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Nội dung môn Hoá học đƣợc thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dƣới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở hóa học chung làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu. Trong mỗi năm học, những học sinh có định hƣớng nghề nghiệp cần sử dụng kiến thức hoá học chuyên sâu đƣợc chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trƣờng. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp HS tăng cƣờng kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hƣớng nghề nghiệp. I.1.7.3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác Môn Hóa học là môn học có quan hệ mật thiết với các môn học và hoạt động giáo dục khác, cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá 4 học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hƣớng giáo dục đang đƣợc coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. I.1.8. Quan điểm xây dựng chương trình Chƣơng trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định đƣợc nêu trong Chƣơng trình Giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau: I.1.8.1. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển a) Chƣơng trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ƣu điểm của chƣơng trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình môn học của các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. b) Chƣơng trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu 6
  8. trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích đƣợc bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết. I.1.8.2. Bảo đảm tính thực tiễn Chƣơng trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hƣớng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phƣơng pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc sống. I.1.8.3. Thực hiện yêu cầu định hƣớng nghề nghiệp Chƣơng trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chƣơng trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hƣớng nghề nghiệp. I.1.8.4. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh Các phƣơng pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đƣợc quy định trong Chƣơng trình tổng thể. I.1.9. Mục tiêu của chương trình I.1.9.1. Căn cứ xác định mục tiêu chƣơng trình - Căn cứ Luật giáo dục - Căn cứ Nghị quyết 29/NQ-TW. - Nghị quyết 88/2014/QH13 - Chƣơng trình giáo dục phổ thông Tổng thể. - Yêu cầu xã hội phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghệ hoá, hiện đại hoá. - Tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới. - Căn cứ kinh nghiệm phát triển chƣơng trình của Việt Nam, đặc biệt là kế thừa chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành. - Điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam. I.1.9.2. Mục tiêu cụ thể của chƣơng trình 7
  9. Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. I.1.10. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù đƣợc thực hiện thông qua nội dung dạy học hoá học. Theo đó, nội dung vừa là mục tiêu, vừa là phƣơng tiện hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Phẩm chất và năng lực vừa là đầu ra của chƣơng trình môn Hoá học vừa là điều kiện để học sinh tự học, tự khám phá chiếm lĩnh hiệu quả kiến thức hoá học. I.1.10.1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt Chƣơng trình môn Hoá học xác định các yêu cầu cần đạt dựa vào các căn cứ sau đây: - Mục tiêu chung, mục tiêu 2 giai đoạn, các yêu cầu về phẩm chất năng lực trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông Tổng thể. - Mục tiêu cấp học. - Các điều kiện thực tiễn đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình. - Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học môn học. - Đặc điểm tâm sinh lí học sinh. I.1.10.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hoá học trong việc bồi dƣỡng phẩm chất cho học sinh Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu đó là: Yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động và tinh thần trách nhiệm; dựa vào các hoạt động thực nghiệm, thực hành, đặc biệt là tham quan, thực hành ở phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất và các địa bàn khác nhau để góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về việc bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động và nguyên tắc bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất, đặc biệt trong các ngành liên quan đến hoá học. Giáo viên vận dụng các hình thức học tập đa dạng để bồi dƣỡng cho học sinh hứng thú và sự tự tin trong học tập, tìm tòi khám phá khoa học, thái độ trân trọng thành quả lao động khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống. 8
  10. I.1.10.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung đó là các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo, theo các mức độ phù hợp với môn Hóa học, cấp học đã đƣợc quy định tại Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Đóng góp của môn Hóa học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh nhƣ sau: – Trong dạy học môn Hoá học, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, đặc biệt là tra cứu, xử lí các nguồn tài nguyên hỗ trợ tự học (trong đó có nguồn tài nguyên số), thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, các dự án học tập để nâng cao năng lực tự chủ và tự học ở học sinh. – Môn Hoá học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác khi học sinh thƣờng xuyên đƣợc thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành thí nghiệm theo nhóm đƣợc trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tƣởng, nội dung học tập, tạo cơ hội để giao tiếp và hợp tác. – Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc thù của việc tìm hiểu, khám phá thế giới khoa học.Thông qua các hoạt động học tập môn Hoá học, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức hoá học, từ đó tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề trong thế giới tự nhiên và đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Vận dụng phƣơng pháp học tập theo dự án và hình thức làm việc nhóm để giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. I.1.10.4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học – một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Bảng 1. Bảng mô tả các biểu hiện cụ thể của năng lực hóa học Thành phần Biểu hiện năng lực Nhận thức hoá Nhận thức đƣợc các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá học trình hoá học; các dạng năng lƣợng và bảo toàn năng lƣợng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể: – Nhận biết và nêu đƣợc tên của các đối tƣợng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học. 9
  11. – Trình bày đƣợc các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tƣợng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. – Mô tả đƣợc đối tƣợng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng. – So sánh, phân loại, lựa chọn đƣợc các đối tƣợng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau. – Phân tích đƣợc các khía cạnh của các đối tƣợng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định. – Giải thích và lập luận đƣợc về mối quan hệ giữa các các đối tƣợng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả,...). – Tìm đƣợc từ khoá, sử dụng đƣợc thuật ngữ khoa học, kết nối đƣợc thông tin theo logic có ý nghĩa, lập đƣợc dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. – Thảo luận, đƣa ra đƣợc những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề. Tìm hiểu thế giới Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; tự nhiên dƣới góc dự đoán đƣợc kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tƣợng độ hoá học trong tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể: – Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt đƣợc câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích đƣợc bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt đƣợc vấn đề. – Đƣa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích đƣợc vấn đề để nêu đƣợc phán đoán; xây dựng và phát biểu đƣợc giả thuyết nghiên cứu. – Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng đƣợc khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn đƣợc phƣơng pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập đƣợc kế hoạch triển khai tìm hiểu. – Thực hiện kế hoạch: thu thập đƣợc sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích đƣợc dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra đƣợc kết luận và và điều chỉnh đƣợc kết luận khi cần thiết. – Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng đƣợc ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết đƣợc báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do ngƣời khác đƣa ra để tiếp thu tích 10
  12. cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. Vận dụng kiến Vận dụng đƣợc kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số thức, kĩ năng đã vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình học huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể: – Vận dụng đƣợc kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích đƣợc một số hiện tƣợng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống. –Vận dụng đƣợc kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hƣởng của một vấn đề thực tiễn. – Vận dụng đƣợc kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hƣởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phƣơng pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. – Định hƣớng đƣợc ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. – Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trƣờng. I.2. Mô hình VSEPR I.2.1. Sự lai hóa các orbital nguyên tử Các nguyên tử trong phân tử khi tƣơng tác với nhau không chỉ sử dụng những orbital s, p, d “thuần khiết” để xen phủ mà trong nhiều trƣờng hợp, những orbital khác nhau này đƣợc tổ hợp thành những orbital mới có năng lƣợng, kích thƣớc, hình dạng giống nhau nhƣng định hƣớng khác nhau trong không gian. Sau đó chúng tiến hành xen phủ tạo liên kết. Sự tổ hợp này gọi là sự lai hóa. Điều kiện lai hóa: + Năng lƣợng các AO tham gia lai hóa thấp và xấp xỉ bằng nhau. + Độ xen phủ các AO lai hóa với các AO nguyên tử khác tham gia liên kết phải lớn. I.2.1.1. Lai hóa sp - Lai hoá sp là lai hoá trong đó 1 AO s tổ hợp tuyến tính với 1 AO p tạo ra 2 AO lai hoá sp thẳng hàng (góc lai hóa 1800) - Có thể hình dung quá trình lai hoá đó xảy ra nhƣ sau: 1AOs + 1AOp 11
  13. I.2.1.2. Lai hóa sp2 - Lai hoá sp2 là lai hoá trong đó 1 AO s tổ hợp tuyến tính với 2 AO p tạo ra 3 AO sp2 nằm cùng mặt phẳng hƣớng về 3 đỉnh một tam giác đều (góc lai hóa 1200) - Hình dung quá trình lai hoá và sự định hƣớng các AO trong không gian đƣợc mô tả nhƣ sau: I.2.1.3. Lai hóa sp3 - Lai hoá sp3 là lai hoá trong đó 1 AO s tổ hợp tuyến tính với 3 AO p tạo ra 4 AO lai hóa sp3 hƣớng về 4 đỉnh của một tứ diện đều (góc lai hóa 109028’ ) - Có thể hình dung quá trình lai hoá sp3 nhƣ sau: I.2.1.4. Lai hóa sp3d - Lai hoá sp3d là lai hoá trong đó 1 AO s tổ hợp tuyến tính với 3 AO p và 1 AO d tạo ra 5 AO lai hóa sp3d hƣớng về 5 đỉnh của một lƣỡng chóp tam giác. 12
  14. I.2.1.5. Lai hóa sp3d2 - Lai hoá sp3d2 là lai hoá trong đó 1 AO s tổ hợp tuyến tính với 3 AO p và 2 AO d tạo ra 6 AO lai hóa sp3d2 hƣớng về 6 đỉnh của một bát diện đều. I.2.2. Mô hình VSEPR Theo mô hình VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion – Lực đẩy của các cặp electron hóa trị), một phân tử bất kì có công thức VSEPR: AXmEn Trong đó: A là nguyên tử trung tâm X là nguyên tử xung quanh (phối tử) m là số nguyên tử X đã liên kết với nguyên tử A. E là cặp electron riêng của nguyên tử A (cũng có thể là 1 electron hóa trị riêng của A) n là số cặp electron riêng của nguyên tử A. Giá trị (n + m) quyết định hình học phân tử AXnEm Nội dung mô hình VSEPR bao gồm: 1. Hình học phân tử phụ thuộc vào tổng số các cặp electron hóa trị của nguyên tử trung tâm (n+m): * n + m = 2  A lai hóa sp  phân tử thẳng * n + m = 3  A lai hóa sp2  phân tử phẳng tam giác * n + m = 4  A lai hóa sp3  phân tử tứ diện * n + m = 5  A lai hóa sp3d  phân tử lƣỡng chóp tam giác * n + m = 6  A lai hóa sp3d2  phân tử bát diện 2. Các cặp electron hóa trị đƣợc phân bố xung quanh nguyên tử trung tâm sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất. 13
  15. 3. Lực đẩy của các cặp electron chung (X) và cặp electron riêng (E) giảm theo thứ tự: E–E>E–X>X-X Thí dụ: trong dãy hydride: CH4 NH3 H2O Góc liên kết: 109,30 107,30 104,50 Với sự tăng số cặp electron tự do của nguyên tử trung tâm góc liên kết HXH giảm xuống. Ở CH4 nguyên tử trung tâm C có 4 cặp electron liên kết đúng quy tắc octet. các cặp electron ở đây giống nhau do đó tƣơng tác đẩy bằng nhau, góc liên kết 0 HCH bằng nhau và bằng góc của tứ diện 109,5 . Khi chuyển từ CH4 → NH3 → H2O thì 1 hoặc 2 cặp electron liên kết đƣợc thay thế bằng 1 hoặc 2 cặp electron tự do, do đó nảy sinh ra chênh lệch về lực đẩy giữa các cặp. Ở NH3 tƣơng tác đẩy là E-X > X-X, bởi vậy nó làm giảm góc liên kết xuống từ 109,50 → 107,30. Còn ở H2O nguyên tử trung tâm oxygen chứa 2 cặp electron tự do, nên lực đẩy lớn hơn: E-E > E-X > X-X kết quả làm giảm góc liên kết xuống mạnh hơn, từ 109,50 → 104,50. Ngoài các phân tử mà nguyên tử chứa 4 cặp electron tuân theo quy tắc octet, ta còn gặp nhiều trƣờng hợp phức tạp hơn trong đó nguyên tử trung tâm chứa 5, 6 hoặc một số lớn hơn cặp electron. Trong các trƣờng hợp này, ngoài các orbital s và p nguyên tử trung tâm còn sử dụng cả orbital d vào lai hóa. Quy tắc này cũng cho phép giải thích tại sao cặp electron tự do thƣờng chiếm vị trí xích đạo trong cấu trúc lƣỡng chóp tam giác, nhƣ kiểu AX4E, AX3E2, AX2E3 và chiếm vị trí trục trong cấu trúc bát diện nhƣ phân tử kiểu AX4E2. Trong lƣỡng chóp tam giác mỗi nhóm ở vị trí xích đạo có 2 lân bang gần nhất với 1 góc là 900 và 2 dƣới 1 góc là 1200. Trong lúc đó ở nhóm trục có 3 lân bang gần nhất dƣới 1 góc là 900 và 1 lân bang dƣới 1 góc là 1800. Nếu chấp nhận giả thiết rằng: lực đẩy giảm đi nhanh (lực Pauli) với sự tăng khoảng cách hoặc góc giữa các cặp electron, thì lực đẩy sẽ lớn nhất khi góc này bằng 900, và sẽ giảm đi rõ rệt khi góc bằng 1200 hoặc lớn hơn. Bảng 2. Một số mô hình cấu trúc hình học của phân tử Tam Lƣỡng Đƣờng Chữ Tháp Tứ Vuông Tháp Bát giác tháp đáy thẳng V tam giác diện phẳng vuông diện phẳng tam giác 14
  16. Bảng 3. Dạng hình học và Sơ đồ đa diện một số phân tử AX mEn Đa diện Công Sơ đồ Dạng phân Phân tử liên Phân tử m+n phối trí thức cấu đa diện tử AXm kết đơn liên kết bội X mE n trúc Đoạn 2 AX2Eo (a) thẳng BeH2, BeCl2 CO2, HCN thẳng  SO3, NO3 AX3Eo (b) tam giác đều BH3, AlCl3 Tam giác HClO2 3 đều SO2, NO2 AX2E1 (c) gấp khúc SnCl2 NOCl AX4Eo (d) tứ diện CH4, NH 4 SO2 POCl3 4 4 Tứ diện tháp đáy   AX3E1 (e) NH3, OH3 SOBr2 ClO3 tam giác AX2E2 (f) gấp khúc OF2, NH 2 ClO 2 (g) tháp đôi ba SO4F AX5E0 PCl5, AsF5 phƣơng Fe(CO)5 Tháp đôi (h) tứ diện IOF3 5 AX4E1 IF4 , TeCl4 ba phƣơng không đều XeF2O2 AX3E2 (i) dạng T BrF3 -  AX2E3 (j) thẳng I3 , XeF2 - (k) IF5O AX6E0 bát diện SF6   IO 2 (OH) -4    6 Bát diện (l) tháp đáy  AX5E1 BrF5, SbCl5 XeF4O vuông AX4E2 (m) vuông ICl  , XeF4 4 15
  17. E a) AX2E0 b) AX3E0 c) AX2E1 E _ E E _ d) AX4E0 e) AX3E1 f) AX2E2 E E E E E E g) AX5E0 h) AX4E1 i) AX3E2 j) AX2E3 E E E k) AX6E0 l) AX5E1 m) AX4E2 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm học 2022-2023 học sinh lớp 10 bắt đầu học theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, môn hóa học 10 có nhiều vùng kiến thức rất mới học sinh đƣợc tiếp cận sâu hơn, bản chất hơn vì vậy mà cũng khó khăn hơn. Một trong những phần kiến thức khó không chỉ đối với học sinh mà thậm chí khó đối với cả giáo viên chính là phần liên kết hóa học, cụ thể là xác định kiểu lai hóa, cấu trúc phân tử của chất. Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh trong việc dạy – học, góp phần phát triển phẩm chất – năng lực cho học sinh, và sự thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nói chung. 16
  18. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU III.1. Vận dụng mô hình VSEPR xác định kiểu lai hóa, dạng hình học phân tử Xét phân tử AX m E n nếu: m + n = 2 → A lai hoá sp → Phân tử thẳng m + n = 3 → A lai hoá sp 2 → Phân tử phẳng tam giác m + n = 4 → A lai hoá sp 3 → Phân tử tứ diện m + n = 5 → A lai hoá sp 3d → Phân tử tháp đôi đáy tam giác m + n = 6 → A lai hoá sp 3d2 → Phân tử tháp đôi đáy vuông (bát diện) Để học sinh dễ hình dung hơn về các dạng hình học phân tử chúng tôi đã tiến hành cho các em chuẩn bị sẵn các quả cầu (bằng xốp), thanh nối và tiến hành lắp ghép. Ví dụ 1: Sử dụng mô hình VSEPR để dự đoán hình học phân tử của CS 2 (Trích phần luyện tập-Sách Chuyên đề học tập Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo) Bài giải: Mô hình VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là C; X là S; m=2; n=0  m  n  2  Phân tử dạng thẳng Ví dụ 2: Viết công thức VSEPR và dự đoán hình học của các phân tử sau: a. HCN b. SO3 c. PH3 (Bài tập số 2 – Tr 12 -Sách Chuyên đề học tập Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo) Bài giải: a. HCN Công thức VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là C; X là H và N; m=2; n=0  m  n  2  Phân tử dạng thẳng b. SO3 Công thức VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là S; X là O; m=3; n=0  m  n  3  Phân tử tam giác phẳng c. PH3 Công thức VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là P; X là H; m=3; n=1  m  n  4  Phân tử dạng chóp đáy tam giác 17
  19. Ví dụ 3: Dự đoán trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau: a. PCl3 b. CS2 c. SO2 (Bài tập số 4 – Tr 12 -Sách Chuyên đề học tập Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo) Bài giải: a. PCl3 Công thức VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là P; X là H; m=3; n=1  m  n  4  Nguyên tử trung tâm P lai hóa sp 3 b. CS2 Mô hình VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là C; X là S; m=2; n=0  m  n  2  Nguyên tử trung tâm C lai hóa sp c. SO2 Công thức VSEPR: AX m E n . Trong đó: A là S; X là O; m=2; n=1  m  n  3  Nguyên tử trung tâm S lai hóa sp 2 Ví dụ 4: Cho hợp chất có dạng AX m E n trong đó; A là nguyên tố trung tâm, X là phối tử có liên kết đơn với nguyên tố A, E là cặp electron tự do của A. Biết m+n=5. Hãy biện luận theo n, m về khả năng lai hoá của A và dạng hình học của phân tử. Bài giải: n+m=5 * m=1 n=4  AXE4: nguyên tử A lai hoá sp 3d, phân tử có cấu trúc thẳng. * m=2 n=3  AX2E3: A lai hoá sp3d, phân tử có cấu trúc thẳng. * m=3 n=2  AX3E2: A lai hoá sp3d, phân tử có cấu trúc chữ T * m=4 n=1  AX4E: A lai hoá sp3d, phân tử có cấu trúc cái bập bênh. * m=5 n=0  AX5: A lai hoá sp3d, phân tử có cấu trúc lƣỡng chóp tam giác. Ví dụ 5: Có các phân tử sau: SCl 2, PCl3, CCl4. Xác định kiểu lai hóa và dạng hình học của các phân tử trên. Bài giải: +) Phân tử SCl2: Nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp 3, có hai phối tử. Hình dạng phân tử: Dạng góc (chữ V) +) Phân tử PCl3: nguyên tử P lai hóa sp3, có 3 phối tử 18
  20. Hình dạng phân tử: tháp đáy tam giác, đỉnh là nguyên tử P +) Phân tử CCl4: nguyên tử C lai hóa sp3, có 4 phối tử Hình dạng phân tử: tứ diện đều, nguyên tử C là tâm của tứ diện Ví dụ 6: Có các phân tử sau: ICl3, XeF4, BrF5. Xác định kiểu lai hóa và dạng hình học của các phân tử trên. Bài giải: +) Phân tử ICl3 : I ở trạng thái lai hóa sp3d, xung quanh nguyên tử trung tâm I có 3 phối tử, 2 cặp e hóa trị nên phân tử ICl3 có hình chữ T +) Phân tử XeF4: Xe ở trạng thái lai hóa sp3d2, xung quanh nguyên tử trung tâm Xe có 4 phối tử, 2 cặp e hóa trị nên phân tử XeF4 có hình vuông phẳng +) Phân tử BrF5: Nguyên tử trung tâm Br lai hóa sp3d2, xung quanh nguyên tử trung tâm Br có 5 phối tử, 1 cặp e hóa trị nên phân tử BrF 5 có hình tháp đáy vuông (đỉnh là Br) Nhận xét: Khi học sinh hiểu bài và thực hành làm đƣợc các ví dụ này, sẽ đồng thời giúp phát triển phẩm chất năng lực của chính các em. Cụ thể: Phẩm chất - Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn khi viết công thức VSEPR và tìm hiểu hình học một số phân tử hoặc ion 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2