Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số kỹ thuật xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT
- 1. Lời giới thiệu Từ năm học 20162017, trong kỳ thi THPT Quốc gia, môn Toán bắt đầu được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Với sự thay đổi lớn này, việc dạy học của giáo viên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn về nội dung cũng như kỹ thuật khi thiết kế bài giảng. Đảm bảo hình thành được ở học sinh các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho hình thức thi trắc nghiệm như: Kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán, kỹ năng phán đoán, kỹ năng loại trừ, kỹ năng vận dụng...Giúp các em trong khoảng thời gian trung bình 1.8 phút có thể giải quyết được một câu trong đề thi. Với hình thức thi tự luận chúng ta thường “luyện” cho học sinh học theo các dạng toán, xem nhẹ lý thuyết, không cần nhớ, hiểu “quá sâu”, “quá chính xác” lý thuyết, thậm chí có nội dung lý thuyết trong chương trình SGK chúng ta đã bỏ qua, không đề cập đến. Trong hình thức thi trắc nghiệm thì các câu mang tính lý thuyết rất dễ “lừa” học sinh. Để làm được các câu này học sinh phải hiểu, nhớ chính xác và sâu lý thuyết. Mặt khác, sự đa dạng của cách hỏi, hình thức hỏi về cùng một nội dung cũng là một vấn đề cần quan tâm trong công tác dạy và học, cần tập dượt cho học sinh nắm vững và xâu chuỗi các kiến thức cơ bản thông qua hình thức khai thác một dữ kiện để có nhiều câu hỏi khác nhau. Khi bắt đầu thực hiện dạy cho học sinh học để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan, bản thân tôi (cũng như các đồng nghiệp khác chia sẻ) gặp rất nhiều những khó khăn, một trong những khó khăn đó là “nguồn vốn đề” của bản thân còn hạn chế. Xin được nhấn mạnh ở “vốn đề của bản thân”, nếu chúng ta lấy một số câu hỏi sẵn có kèm theo đáp án đúng, sai thì bài giảng của ta sẽ không có “hồn”, ta không biết được những ý đồ sư phạm ẩn chứa trong mỗi bài toán đó, sẽ không hình thành được ở học sinh các hệ thống kiến thức, kỹ năng cần thiết. Chúng ta có thể khai thác, tham khảo hệ thống bài tập của đồng nghiệp trên các phương tiện thông tin, nhưng trước khi dạy học sinh ta cần đọc, giải, đánh giá, bình luận chi tiết từng câu, hướng phát triển, cách hỏi 1
- khác của câu đó...Và tốt nhất chúng ta tự xây dựng cho mình một “nguồn vốn đề” trên cơ sở chọn lọc và phát triển từ nguồn đề của đồng nghiệp. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của hình thức thi trắc nghiệm khách quan, tôi đã nghiên cứu đề tài SKKN: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT” từ năm học 2016 2017. Đề tài SKKN này tôi đã viết và báo cáo trong năm học 20172018 với các nội dung chính về cách xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm: 1. Khai thác một dữ kiện đã cho, từ đó xây dựng các câu hỏi khác nhau liên quan đến dữ kiện đó. 2. Khai thác một đơn vị kiến thức cơ bản, từ đó xây dựng các câu hỏi khác nhau từ kiến thức cơ bản đó. 3. Yêu cầu cơ bản khi thiết kế câu hỏi dạng trắc nghiệm”. (Toàn bộ 3 nội dung trên tôi đưa vào phần phụ lục trong bản báo cáo SKKN này). Để có sự nhìn nhận toàn diện hơn về đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT”, năm học 20182019 tôi tiếp tục tìm hiểu, bổ sung và phát triển thêm một số nội dung cho đề tài. Xin được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp! 2. Tên sáng kiến: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lê Hồng Thái Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học Số điện thoại: 0969 611 811. E_mail: lethaivp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Hồng Thái 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy môn Toán trong trường THPT. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/09/2016. 2
- 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số kỹ thuật xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT. Đưa ra một số ví dụ điển hình minh họa cho việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT. 7.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT như thế nào? Phạm vi nghiên cứu Môn Toán THPT 7.3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, phân tích tài liệu. 7.4. Nội dung cơ bản của sáng kiến 7.4.1. Khai thác các kiến thức “dễ bị bỏ quên” trong SGK để có những bài tập trắc nghiệm thú vị. Trước hết xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về nguyên tắc chuẩn bị bài của bản thân trước khi lên lớp, đó là đọc kỹ, đọc hết các nội dung được trình bày trong SGK (kể cả phần đọc thêm). Đọc và suy nghĩ, nghiên cứu để biết được ý đồ sư phạm, sự cần thiết của mỗi đơn vị kiến thức. Tránh được những hối hận của bản thân khi học sinh mắc sai lầm khi làm toán do ta cung cấp thiếu kiến thức hoặc chưa làm sáng tỏ các vấn đề được SGK đề cập mờ nhạt. 3
- Do vậy cần dạy các em thật kỹ để các em nhìn nhận vấn đề ở nhiều phương diện, góc cạnh khác nhau. Và cũng cần thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm để khi giải quyết học sinh thấy được “cái giá” phải trả khi hiểu biết các vấn đề một cách nông cạn, hời hợt, không toàn diện. Đồng thời cũng tạo sự thú vị cho học sinh khi các em nhận thấy rằng: “Mọi bài toán khó đều được giải quyết từ các vấn đề cơ bản”. Xin đưa ra một số minh họa sau: Minh họa 1: Trang 6, 7 SGK Giải tích 12 – Ban cơ bản có nội dung: “Cho hàm số y = f ( x ) có đạo hàm trên K. / a) Nếu f ( x ) > 0 " x ᅫ K thì hàm số f ( x ) đồng biến trên K / b) Nếu f ( x ) < 0 " x ᅫ K thì hàm số f ( x ) nghịch biến trên K” Nội dung trên được trình bày là một định lý nên được giáo viên và học sinh rất chú ý, quan tâm. Sau các hoạt động, ví dụ để củng cố, ghi nhớ, SKG có đưa một chú ý (Định lý mở rộng): “Giả sử hàm số y = f ( x ) có đạo hàm trên K. Nếu f / ( x ) ᅫ 0 ( f / ( x ) ᅫ 0) , " x ᅫ K và f / ( x ) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K”. Học sinh rất dễ bỏ qua nội dung của định lý mở rộng nếu người thầy không làm sáng tỏ nội dung hai định lý cho các em. Tốt nhất hãy xây dựng cho học sinh các bài tập sau để khi giải quyết các em sẽ hiểu vấn đề. 1 Câu hỏi 1: Tìm điều kiện của tham số m để hàm số f ( x) = x3 - (m - 1) x 2 + x + 2 3 đồng biến trên R. ᅫm < 0 ᅫm ᅫ 0 A. 0 ᅫ m ᅫ 2 B. 0 < m < 2 C. ᅫᅫ D. ᅫᅫ ᅫm > 2 ᅫm ᅫ 2 m 3 Câu hỏi 2: Cho hàm số f ( x) = x - mx 2 + m(m - 1) x + 2 - m . Tìm điều kiện của 3 tham số m để hàm số đồng biến trên R. ᅫm = 0 A. m ᅫ 2 B. m > 2 C. m ᅫ 2 D. ᅫᅫ ᅫm ᅫ 2 4
- Khi làm hai câu hỏi trên, nếu học sinh không nắm vững nội dung lý thuyết đã nêu ở trên thì sẽ có những lựa chọn đáng tiếc (Ta coi rằng các em đã vận dụng tốt kiến thức về dấu của tam thức bậc hai). Thật vậy, nếu học sinh không để ý đến nội dung của định lý mở rộng thì trong câu hỏi 1 các em sẽ chọn phương án B, trong khi đáp án đúng phải là A. Mặt khác khi các em hiểu định lý mở rộng không đầy đủ thì trong câu hỏi 2 các em lại chọn phương án đúng là D, trong khi phương án đúng là A. Vấn đề cần củng cố, khắc sâu cho học sinh là: Với hàm số trong câu hỏi 1 có f / ( x) = x 2 - 2(m - 1) x +1 . Khi m = 0 thì f / ( x) = 0 chỉ xẩy ra tại x = 1, khi m = 2 thì f / ( x ) = 0 chỉ xẩy ra tại x = 1 (Hữu hạn điểm). Vậy m = 0 hoặc m = 2 thỏa mãn. Với hàm số trong câu hỏi 2 có f / ( x) = mx 2 - 2mx + m(m - 1) . Khi m = 0 thì f / ( x ) = 0 " x ( f ( x ) là hàm hằng trên R). Khi m = 2 thì f / ( x ) = 0 chỉ xẩy ra tại x = 1 Vậy m = 0 bị loại và m = 2 thỏa mãn. m2 x - 1 Câu hỏi 3: Tìm điều kiện của tham số m để hàm số f ( x) = nghịch biến x- 1 trên khoảng ( 2;+ᅫ ) ᅫm ᅫ - 1 ᅫm 1 1- m 2 Sau khi tính được f / ( x) = học sinh rất dễ chọn đáp án là A. Và một lần nữa ( x - 1) 2 các em phải “trả giá” cho việc không nắm vững nội dung của định lý mở rộng nêu trên! Như vậy, trước một nội dung được SGK trình bày khá “mờ nhạt” (SGK chỉ đưa ra một ví dụ, chưa đủ minh họa cho nhiều tình huống mà học sinh gặp trong các đề thi), chúng ta cần phải có nhiều những bài tập minh họa để giúp học sinh rèn luyện, hình thành kỹ năng giải quyết nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, tránh được những sai lầm đáng tiếc trong các kỳ thi quan trọng. Minh họa 2: 5
- Trong bài “Tích phân” – SGK Giải tích 12 – Ban cơ bản có đưa ra bài toán: “Tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi đường cong y = x2, trục hoành và các đường thẳng x = 0; x = 1”. Việc giải quyết bài toán trên là tương đối khó đối với học sinh (Gọi S(x) là diện tích của phần hình thang cong đã cho nằm giữa hai đường thẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ 0 và x. Chứng minh S/(x) = x2). Sau đó SGK đưa ra bài toán tổng quát: “Tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi các đường thẳng x = a, x = b (a
- Học sinh rất hoang mang với các dữ kiện của bài toán, không biết khai thác giả thiết như thế nào và bắt nguồn từ đâu. Thực tế đây là một câu hỏi có thể xem ở mức độ nhận biết Nhận biết một vấn đề lý thuyết trong SKG. Nếu học sinh được giáo viên lưu ý và nhấn mạnh nội dung: “Với mỗi x ᅫ [ a; b ] , kí hiệu S(x) là diện tích của phần hình thanh cong trên nằm giữa hai đường thẳng vuông góc với Ox lần lượt tại a và x, khi đó S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên [ a; b] , nghĩa là S/ 2 (x) = f(x) " x ᅫ [ a; b] ” thì các em sẽ dễ dàng tìm ra đáp án của bài toán là I = 3 x 2 1 = 9 . Câu hỏi 2: Trong hệ trục (Oxy), xét hình phẳng (H) giới hạn bởi : Đồ thị hàm số y = f(x), trục tung, trục hoành và đường thẳng vuông góc với trục hoành tại A(x ; 0), x 0 . Biết diện tích của (H) là 2x3 và hàm số y = f(x) liên tục, đơn điệu trên 2 [ 0; 2] . Tính tích phân I = ( x 2 + 1). f ( x)dx 0 342 816 88 432 A. I = B. I = C. I = D. I = 5 15 3 15 Mới đọc chúng ta có cảm giác là bài toán quá sức với học sinh. Nhưng nếu các em đã nắm vững được vấn đề của câu hỏi 1 thì câu hỏi 2 là một bài toán rèn kỹ năng tính tích phân của hàm đa thức. Thật vậy: 3 2 2x là một nguyên hàm của f(x) nên f(x) = 6x . 2 2 2 816 Suy ra: I = � ( x + 1). f ( x )dx = 6 � ( x + 1) x dx = 6 � ( x 4 + x 2 )dx = 2 2 2 0 0 0 15 Minh họa 3: Khi dạy, học phần ứng dụng của tích phân để tính thể tích vật thể tròn xoay, người dạy, người học sẽ rất sai lầm nếu chỉ chú ý đến các công thức b b V = π f 2 ( x )dx; V = π f 2 ( x) − g 2 ( x) dx ... mà bỏ qua nội dung tính thể tích của vật thể a a bất kỳ: “Cắt một vật thể τ bởi hai mặt phẳng (P), (Q) vuông góc với trục Ox lần 7
- lượt tại x = a; x = b (a
- Nếu học sinh nắm vững bài toán về tính thể tích của vật thể bất kỳ, các em sẽ bắt tay vào việc tính diện tích của tam giác đều có độ dài cạnh bằng 2x. Diện tích đó 3 26 3 là S ( x) = 3 x . Khi đó V = 2 3x 2 dx = . 1 3 Tương tự: Câu hỏi 2: Tính thể tích V của vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng có phương trình x = 1 và x = 3, biết rằng khi cắt vật thể bởi mặt phẳng tùy ý vuông góc với trục hoành tại điểm có hoành độ x ( 1 x 3 ) thì được thiết diện là một hình tròn có đường kính là 2x. 104 26 26 104 A. V = 3 π B. V = 3 π C. V = 3 D. V = 3 Đáp án là B. Trên đây tôi đưa ra một số minh họa cho việc cần thiết phải dạy và giúp học sinh nắm được tất cả các vấn đề cơ bản trong SGK. Khi học sinh nắm được từng đơn vị kiến thức cơ bản, người thầy lại giúp các em xâu chuỗi, vận dụng các kiến dưới dạng tổng hợp này để giải quyết được các bài toán ở mức độ nhận thức cao hơn. Xin minh họa vấn đề này trong mục 7.4.2 tiếp theo. 7.4.2. Kết hợp nhiều đơn vị kiến thức cơ bản để xây dựng những bài tập trắc nghiệm. Khi dạy học, giáo viên cần cho học sinh thấy rằng: Câu hỏi ở mức độ nhận biết thường để kiểm tra một đơn vị kiến thức cơ bản. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu, đặc biệt là mức độ vận dụng chắc chắn phải có sự liên hệ của nhiều đơn vị kiến thức cơ bản. Những câu hỏi khó thường được thiết kế sao cho học sinh có sự xâu chuỗi, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức cơ bản của nhiều lớp học (Kiến thức cấp THSC, kiến thức của lớp 10, 11, 12). Căn cứ vào mục đích kiểm tra, đánh giá mà giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm trong đó có sự liên hệ của ít hay nhiều các đơn vị kiến thức cơ bản; kiến của một chương hay nhiều chương; kiến thức trong khối lớp hay của 9
- cả cấp học... Xin được minh họa nội dung này bằng một số câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu hỏi 1: Cho hàm số y = f ( x) liên tục trên R, có đồ thị là (C) và ( ) f '' ( x) > 0 ∀x � − 2; 2 . Tiếp tuyến của (C) tại điểm A(0; y1 ); B(1; y2 ) tương ứng có 8 hệ số góc là k1 = 1; k2 = . Gọi (H) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số 3 y = f '' ( x) , trục hoành, trục tung và đường thẳng x = 1. Tính diện tích S của (H). 11 5 4 2 A. S = B. S = C. S = D. S = 3 3 3 3 Bài toán có hệ thống các giả thiết khá phức tạp, để giải quyết bài toán này, học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản sau: 1 a) Xác định được S = f '' ( x)dx . 0 b) Khẳng định f ' ( x) là một nguyên hàm của hàm số y = f '' ( x) . c) Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f ( x) tại điểm có hoành độ x0 có hệ số góc là k = f ' ( x0 ) Từ các kiến thức cơ bản trên, học sinh dễ dàng giải quyết được bài toán : 1 8 5 S= f '' ( x)dx = f ' (1) − f ' (0) = − 1 = 0 3 3 Câu hỏi 2: (Câu 45 – Đề minh họa năm 2019 của Bộ GD&ĐT) Trong không gian (Oxyz), cho điểm E (2;1;3) , mặt phẳng (P): 2 x + 2 y − z − 3 = 0 và mặt cầu ( S ) : ( x − 3) 2 + ( y − 2) 2 + ( z − 5) 2 = 36 . Gọi là đường thẳng đi qua E, nằm trong (P) và cắt (S) tại hai điểm có khoảng cách nhỏ nhất. Phương trình của là x = 2 + 9t x = 2 − 5t x = 2+t x = 2 + 4t A. y = 1 + 9t B. y = 1 + 3t C. y = 1 − t D. y = 1 + 3t z = 3 + 8t z =3 z =3 z = 3 − 3t 10
- Điểm khó trong bài toán này học sinh đã quyên bài toán cơ bản về tương giao giữa đường thẳng và đường tròn trong chương trình lớp 10: “Tìm đường thẳng a đi qua điểm A nằm trong đường tròn và cắt đường tròn tại hai điểm M, N sao cho MN nhỏ nhất”. Đáp án của bài toán này là: “Đường thẳng a đi qua A, có uur véc tơ pháp tuyến là IA , I là tâm của đường tròn”. Cho học sinh nhớ lại bài toán trên và chỉ ra các kiến thức cơ bản của chương trình Hình học giải tích lớp 12 cần sử dụng: a) Vị trí tương đối của một điểm so với một mặt phẳng, mặt cầu (Để chỉ ra E thuộc (P) và E nằm trong (S)). b) Tương giao giữa mặt phẳng và mặt cầu. c) Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng; tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng (Chỉ ra tâm của đường tròn thiết diện do (P) cắt (S)). d) Viết phương trình đường thẳng biết một điểm nó đi qua và vông góc với hai phương cho trước. Xâu chuỗi các kiến thức trên, học sinh mới có cơ hội tìm ra đáp án của bài toán là: x = 2+t C. ∆ : y = 1 − t z =3 Câu hỏi 3: (Câu 50 – Đề minh họa năm 2019 của Bộ GD&ĐT) y Cho hàm số f ( x) = mx 4 + nx3 + px 2 + qx + r , (m, n, p, q , r R ) . Hàm số y = f ' ( x) có đồ thị như hình vẽ bên. Tập nghiệm của phương trình f ( x) = r có số phần tử là x A. 4 B. 3 1 O 5 3 C. 1 D. 2 4 Thoạt nhìn, nhiều người cho rằng phải khai thác, sử dụng khéo léo các tính chất “khó khó” nào đó của hàm số mới có thể 11
- giải quyết bài toán. Thực tế, đây là bài toán chủ yếu kiểm tra kỹ năng giải phương trình đại số lớp 10, kết hợp với những kiến thức đơn giản về đồ thị hàm số. Ta đi giải chi tiết bài toán này để chứng minh cho nhận định trên: x=0 f ( x ) = r � mx 4 + nx 3 + px 2 + qx = 0 � mx3 + nx 2 + px + q = 0 (1) Từ đồ thị của hàm số y = f ' ( x) ta có: m 0 nên (1) là một phương trình bậc 3. f ' ( x) = 4mx3 + 3nx 2 + 2 px + q . Từ đồ thị hàm số y = f ' ( x) suy ra f ' ( x) = 0 có ba nghiệm 5 là 1; ; 3. 4 Áp dụng định lý Viet cho phương trình bậc 3 ta có : � 3n �13 3n �x1 + x2 + x3 = − 4m �4 = − 4m n=− m 13 � � 3 � p �1 p �x1 x2 + x2 x3 + x3 x1 = ��− = � �p = −m � 2m � 2 2m �q = 15m � q � 15 q � �x1 x2 x3 = − 4m �− =− � � 4 4m x=3 13 2 Thay vào (1) và với m 0 ta có phương trình : x − x − x + 15 = 0 3 5 3 x=− 3 Vậy ta chọn đáp án là B – Tập nghiệm của phương trình f ( x) = r có 3 phần tử. Trong 03 ví dụ trên tôi có ngụ ý minh họa cho việc kết hợp các kiến thức cơ bản của nhiều lớp học để xây dựng các câu hỏi ở mức độ vận dụng. Sử dụng các kiến thức ở nhiều cấp học, lớp học khác nhau ta có được các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao hơn. Các dạng câu hỏi có kết hợp nhiều kiến thức cơ bản như vậy rất cần được giáo viên xây dựng và hướng dẫn học sinh giải quyết khi kết thúc mỗi phần học, chương học. Đó là biện pháp tốt nhất để giúp học sinh có được nền tảng kiến thức vững chắc và tâm lý tự tin trong các cuộc thi. 12
- LỜI KẾT Trong khuôn khổ một SKKN tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số vấn đề về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán THPT. Đó cũng chính là điều tôi muốn chia sẻ về cách dạy học sinh trong quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản cũng như giai đoạn ôn tập phục vụ cho hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Các vấn đề tôi đưa ra chỉ mang tính minh họa cho ý tưởng cá nhân, không đảm bảo hết sự toàn diện, không mang tính chất tuyệt đối, đó chỉ là một phần nhỏ trong thế giới toán học. Phải cần có sự hợp tác, góp sức, chia sẻ của đông đảo các bạn yêu nghề, yêu môn Toán chúng ta mới có thể cùng nhau khám phá, xây dựng được nhiều điều mới, hấp dẫn và thiết thực cho hoạt động dạy học môn Toán nói riêng và công tác giáo dục nói chung. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên cần có nhận thức sâu sắc về tính khoa học trong hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Cần có trình độ chuyên môn sâu rộng, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, không cứng nhắc, máy móc. Phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục, chịu khó tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. 13
- 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Tác động tích cực hiệu quả giảng dạy của bản thân; trình độ về chuyên môn được củng cố. + Ý tưởng trên tôi đã đưa ra trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn, đó cũng là một phần định hướng trong công tác chỉ đạo, quản lý về chuyên môn trong nhà trường. Những vấn đề tôi đưa ra đã được đồng nghiệp tiếp thu và triển khai có hiệu quả trong nhiệm vụ công tác của mỗi cá nhân. + Chất lượng điểm thi môn Toán của học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học trong các kỳ thi do nhà trường cũng như Sở GD&ĐT tổ chức luôn có mức tăng trưởng đáng khích lệ. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Tổ Toán –Tin –CN 1 Trường THPT Nguyễn Hoạt động dạy học Khai Quang – Vĩnh Yên Thái Học môn Toán THPT 2 Lê Hồng Thái Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2019 Tác giả sáng kiến Lê Hồng Thái 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn