intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:41

42
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống câu hỏi phần “Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật” theo các mức độ nhận thức dùng cho học sinh giỏi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật

  1. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật          A.MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT   Thực hiện việc đổi mới dạy học  ở  các trường phổ  thông, ngoài đổi  mới về chương trình, sách giáo khoa, phương tiện dạy học thì một nội dung   quan trọng là đổi mới kiểm tra đánh giá. Những yêu cầu cơ bản của đổi mới  kiểm tra đánh giá là kích thích sáng tạo, phát triển trí thông minh, đánh giá   đúng trình độ  cũng như  củng cố  kiến thức cho học sinh. Có nhiều hình thức  kiểm tra đánh giá khác nhau như vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra tự  luận, ...nhưng các câu hỏi với những yêu cầu khác nhau của một vấn đề cần   tạo ra tình huống đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức tổng hợp để  giải  quyết. Như  vậy mới gây được sự  hứng thú, niềm say mê, kích thích các em  học tập và giúp giáo viên phát hiện ra những học sinh tốt nhất. Đối với học sinh giỏi, việc đổi mới kiểm tra đánh giá cần đáp  ứng  được yêu cầu của kì thi học sinh giỏi. Dựa trên kiến thức đã học, học sinh   giỏi phải vận dụng để  giải quyết các tình huống thường gặp trong thực tế.   Hệ thống câu hỏi sẽ giúp các em hiểu bài, chủ động được kiến thức cần đạt   tới và tư duy sáng tạo để làm bài thi đạt kết quả cao nhất. Khoa học vi sinh vật là khoa học nghiên cứu sự  sống hiển vi và siêu   hiển vi. Bao gồm các cơ thể vi sinh vật, dạng chưa có tế bào như virut và các  phân tử sinh học khác. Nhiều câu hỏi trong các đề  thi học sinh giỏi cấp Tỉnh   và cấp Quốc gia đưa ra liên quan đến vi sinh vật. Vì vậy, nhu cầu cần thiết  phải có hệ thống câu hỏi cho chuyên đề này để giúp cho giáo viên bồi dưỡng  học sinh giỏi các cấp và giúp học sinh ôn luyện.  Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống câu hỏi trong   ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật”.  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN I. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy ôn thi học sinh  giỏi môn sinh học phần "Vi sinh vật".             Tài liệu về lí thuyết và bài tập vi sinh vật ôn thi học sinh giỏi.              Đề thi học sinh giỏi các cấp. II. Phạm vi triển khai  Câu hỏi chương II. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật trong ôn thi   học sinh giỏi. Khách thể: học sinh lớp 10A1, 10A4 chuyên Sinh và đội tuyển học sinh   giỏi cấp tỉnh lớp 10 môn sinh học năm học 2016 – 2017, trường THPT chuyên   Lê Quý Đôn. C. NỘI DUNG I. Tình trạng giải pháp đã biết Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên đã tổ chức các hoạt động dạy   học giúp học sinh khai thác thông tin trong sách giáo khoa theo trình tự  nội  dung của bài bằng hệ thống câu hỏi do giáo viên đặt ra hoặc trực tiếp trả lời   câu hỏi lệnh sách giáo khoa. ­  Ưu điểm: Giáo viên dễ  dàng tiến hành các hoạt động dạy học trên   lớp, không mất nhiều thời gian để chuẩn bị. ­ Nhược điểm:  Câu hỏi trong sách giáo khoa rời rạc, không hệ thống theo mức độ nhận  thức giữa các phần trong bài, trong chương làm học sinh khó hiểu. Đối với học sinh thi học sinh giỏi Tỉnh hoặc Quốc gia thì nhiều câu hỏi  đặt ra chưa xây dựng được mối liên hệ giữa kiến thức với thực tế. Học sinh   GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         không vận dụng kiễn thức để  trả  lời được những câu hỏi trong đề  thi học   sinh giỏi nên khó đánh giá được chất lượng học sinh.  Học sinh không chủ động trong học tập như tự đọc sách giáo khoa, tài   liệu tham khảo vì thiếu hệ thống câu hỏi định hướng. Hạn chế  khả  năng tư  duy, sáng tạo, liên hệ vận dụng kiến thức của học sinh.  II. Nội dung giải pháp II.1 Mục đích Xây dựng hệ  thống câu hỏi phần “Sinh trưởng và sinh sản  ở  vi sinh   vật” theo các mức độ nhận thức dùng cho học sinh giỏi. II.2 Nội dung  II.2.1 Cơ sở lí luận: 1.Nhận thức Theo quan điểm triết học Mác­Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá  trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ  óc của con   người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Theo   "Từ   điển   Bách   khoa   Việt   Nam",   nhận   thức   là   quá   trình   biện   chứng của sự  phản ánh thế  giới khách quan trong ý thức con người, nhờ  đó   con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. 2. Các cấp độ nhận thức a) Nhận biết Nhận biết là sự  nhớ  lại các dữ  liệu, thông tin đã có sẵn trước đây;  nghĩa là có thể  nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một   loại dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.  Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ  nhận thức, thể hiện ở  chỗ học sinh có thể chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự  vật, một hiện   tượng.       Cụ thể hóa:     Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.    Nhận dạng được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối  tượng trong các tình huống đơn giản.    Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các   yếu tố, các hiện tượng. b) Thông hiểu      Thông hiểu là khả  năng nêu  được, hiểu được  ý nghĩa của các khái  niệm, sự  vật, hiện tượng, giải thích, chứng minh được các ý nghĩa của các   khái niệm, sự vật, hiện tượng.       Đây là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc   thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa  các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học.       Cụ thể hóa:        Diễn tả  bằng ngôn ngữ  cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính  chất, chuyển đổi được từ  hình thức ngôn ngữ  này sang hình thức ngôn ngữ  khác.        Biểu thị, minh họa, giải thích được ý ghĩa của các khái niệm, hiện  tượng, định nghĩa, định lí, định luật.        Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết   một vấn đề nào đó.        Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc logic. c) Vận dụng ở mức thấp        Vận dụng  ở  mức độ  thấp là khả  năng sử  dụng kiến thức đã học vào  một hoàn cảnh cụ  thể  mới, vận dụng nhận biết hiểu biết thông tin để  giải   quyết vấn đề đặt ra. GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật                 Đây là mức độ  cao hơn thông hiểu, tạo ra được sự  liên kết logic giữa   các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ  chức lại các thông tin  đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo  khoa.         Cụ thể hóa:           So sánh các phương án giải quyết vấn đề.    Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm, chỉnh sửa được.     Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái  niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.    Khái quát hóa, trừu tượng hóa từ  tình huống đơn giản, đơn lẻ  quen   thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn. d) Vận dụng ở mức cao    Vận dụng  ở  mức độ  cao có thể  hiểu là học sinh có thể  sử  dụng các  khái niệm về  môn học, chủ  để  để  giải quyết các vấn đề  mới, không giống   với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù  hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ  nhận thức này.    Ở mức độ này có thể hiểu nó được tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là  phân tích, đánh giá, sáng tạo. 3. Khái niệm câu hỏi. Câu hỏi là những tình huống ra cho học sinh làm để  tập vận dụng  những kiến thức đã học. Câu được hỏi có thể về bài tập, lý thuyết, thực hành  và thí nghiệm. 4. Một số dạng câu hỏi thường dùng a) Câu hỏi tự luận    Dùng câu hỏi tự luận để đánh giá khả năng trình bày, khả năng lí luận,  cũng như sự sâu chuỗi kiến thức và tầm nhìn khái quát về  một vấn đề  được   GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         đặt ra. Bên cạnh đó những câu hỏi gợi mở còn đánh giá được sự tư duy sáng  tạo ở học sinh. Cách xây dựng câu hỏi tự luận : +Xác định nội dung cho câu hỏi (Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng) +Xác định mức độ nhận thức cần hỏi + Lựa chọn từ  ngữ, câu hỏi dùng để  hỏi (chính xác, ngắn gọn và dễ  hiểu..) Một số yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:    + Câu hỏi phải phù hợp với nội dung của chuyên đề.    + Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.   + Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.    + Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông   tin.    + Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được những yêu cầu  của giáo viên đến học sinh.    + Khi xây d ựng câu hỏi nên chú ý đến độ  dài củ a câu hỏ i, t ừ  ngữ  mạch lạc, rõ ràng.  Đối  với học sinh giỏi câu hỏi tự  luận cần phải tư  duy, suy luận và vận   dụng kiến thức liên hệ thực tế.  b) Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn   Dùng câu hỏi trắc nghiệm để  kiểm tra về  kiến thức nền, khả  năng đọc   rộng, suy luận nhanh và những đơn vị kiến thức chi tiết, những kết luận dễ bị bỏ  quên. Cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm:  + Xác định nội dung cần hỏi + Căn cứ vào đối tượng, điều kiện cụ thể để lựa chọn câu hỏi phù hợp  với mức độ nhận thức. + Lựa chọn từ ngữ dùng để hỏi (ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu… + Câu trả lời có nhiều lựa chọn nhưng phải có đáp án đúng nhất.  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         Một số yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn:   + Câu hỏi phải phù hợp với nội dung của chuyên đề.    + Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.   + Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.   + Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.    + Từ  ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ  hiểu đối với học   sinh.    + Mỗi phương án phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến   thức.   + Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai   lệch của học sinh.   + Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.    + Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.    + Không nên đưa ra phương án tất cả các đáp án đều đúng hoặc không   có phương án nào đúng. c)  Một số lưu ý khi xây dựng câu hỏi    ­ Các câu hỏi phải diễn đạt sao cho có thể giúp học sinh nêu được kiến   thức cơ bản và phân loại mức độ học khác nhau.    ­ Có thể  sử  dụng các từ  nghi vấn chung về  phẩm chất, về  phương   thức, về nguyên nhân, về kết quả, về mối quan hệ, so sánh, chứng minh,...để  tạo ra các câu hỏi cụ thể.    + Câu hỏi nhằm khai thác vốn tri thức, vốn sống, những hiểu biết đã   có của học sinh có thể dùng các từ hỏi chung như sau: em hãy cho biết? ; cho ví  dụ ?    + Câu hỏi đòi hỏi học sinh phải giải thích có thể dùng các từ hỏi chung   như sau: hãy giải thích vì sao? ; hãy giải thích tại sao? GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật            + Câu hỏi đòi hỏi phân tích, so sánh có thể  dùng các từ  hỏi chung như  sau: so sánh..., nêu những điểm khác nhau giữa...? ; đặc điểm nào chứng tỏ  ;  hãy chứng minh?    + Câu hỏi đòi hỏi học sinh nêu lên những phán đoán, dự  đoán, những  giả  định của mình có thể  dùng các từ  hỏi chung như  sau: điều gì sẽ  xảy ra   nếu..? ; hiện tượng nào có thể xảy ra nếu...?    ­ Trong câu hỏi nên sử  dụng các động từ  như  phân tích, chứng minh,  định nghĩa, đánh giá, giải thích, xác định, minh họa, liên hệ, tóm tắt, mô tả quá  trình,... II.2.2 Cơ sở thực tiễn  Trong những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi các cấp đặc biệt là đề  thi học sinh giỏi cấp Quốc Gia, những câu hỏi về phần vi sinh vật ngày càng   khó hơn, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức   để giải quyết các tình huống mới.  Nội dung về  vi sinh vật trong sách giáo khoa nâng cao, cơ  bản hay tài   liệu giáo khoa chuyên viết không nhiều. Những kiến thức đó chưa đáp ứng đủ  để  cung cấp cho học sinh làm bài thi học sinh giỏi các cấp. Các câu hỏi cũng  cần được hệ thống theo mức độ nhận thức nâng cao để dùng cho ôn luyện học  sinh giỏi. Thực tiễn đời sống có nhiều vấn đề liên quan đến vi sinh vật như dịch   bệnh, môi trường... Kiến thức về  vi sinh vật cần thường xuyên được cập  nhật, phát vấn học sinh dưới dạng câu hỏi thực tế để học sinh tìm hiểu.   Học sinh lớp 10 chuyên sinh và học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi   môn sinh học  ở  trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn có khả  năng nghiên cứu  sách giáo khoa tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, c ác thao tác tư duy khái quát lại  chưa được rèn luyện bài bản nên thiếu tính toàn diện, nhất là đối với phần kiến  thức lí thuyết như phần vi sinh vật ít bài tập tính toán nên thường gây cảm giác   nhàm chán, ngại đọc.   GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         Khi làm bài tập, bài kiểm tra, bài thi kiểu tự luận thì đa số học sinh không  trả lời đầy đủ nên các câu trả lời thường bị thiếu nội dung. Đối với các bài thi  trắc nghiệm thì cũng khoanh bừa đáp án nên kết quả chưa cao. Từ khi được giao nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi Quốc Gia chuyên đề Vi  sinh vật, tôi đã bắt đầu sưu tầm các câu hỏi và liên tục bổ  sung để  hoàn  thiện. II.3 Giải pháp II.3.1   Xây  dựng  câu  hỏi  theo  các  mức   độ  nhận  thức  phần   sinh   trưởng và sinh sản của chuyên đề  ‘vi sinh vật’. a) Sinh trưởng vi sinh vật :  * Ví dụ 1 xây dựng câu hỏi theo các mức nhận thức phần kiến thức về sinh   trưởng  vi sinh vật: Bước 1. Xác định nội dung kiến thức về sinh trưởng ở vi sinh vật ­ Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần  thể vi sinh vật.  ­ Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): là thời gian từ  khi sinh ra một tế bào  cho đến khi tế  bào đó phân chia hoặc số  tế  bào trong quần thể  tăng lên gấp  đôi.  ­Thời gian thế hệ phụ thuộc vào loài và điều kiện nuôi cấy. ­ Chỉ số sinh trưởng:  + Tại pha lũy thừa (pha log): số lượng tế bào vi khuẩn tăng theo cấp số  nhân. Tốc độ phân chia đạt cực đại và ổn định. Số lượng tế bào của quần thể  tăng theo phương trình: N = No . 2n.            Trong đó   N: Số tế bào sau (n) lần phân chia                             No: Số tế bào thời điểm ban đầu                                                      n: Số lần phân chia trong thời gian (t).       + Khi quần thể  vi sinh vật bước vào pha log, tốc độ  phân chia của tế  bào không đổi và đạt cực đại, nếu gọi khoảng thời gian giữa 2 lần phân chia  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         liên tiếp là thời gian thế  hệ thì thời gian thế  hệ  trong pha này là ngắn nhất,   không đổi và được tính theo công thức: g = t/n         Trong đó:     g: thời gian 1 thế hệ (phút)                             t: thời gian sinh trưởng (phút)                                n: Số lần phân chia trong thời gian (t).           + Hằng số  tốc độ  phân chia  µ để  chỉ  số  lần phân chia của tế  bào vi  khuẩn trong một giờ, theo công thức: µ = 1/g. Bước 2, 3 Xác định mức độ nhận thức và lựa chọn từ, câu hỏi để hỏi phù   hợp ­ Câu hỏi mức độ nhận biết: Thế nào là sinh trưởng vi sinh vật ?            ­ Câu hỏi mức thông hiểu:  Ví dụ: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào   lại phân đôi một lần. Cho bảng số liệu sau: Thời gian  Số lần      2n Số   tế   bào  (phút) phân chia  của quần thể  0 0 0 2  = 0 1 1 20  1 2  = 2 2 2 40 2 2  = 4  4 Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi thế nào ?  Nếu số lượng tế bào ban đầu (N0) không phải là một tế bào mà là 105 tế bào  thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu ?  ­ Câu hỏi mức độ vận dụng thấp:  Khi nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dinh dưỡng bắt đầu từ  4 tế  bào với thời gian pha tiềm phát dài 1h, thời gian thế hệ là 30 phút. Hãy tính số  lượng tế bào tạo thành sau 1h, 3h nuôi cấy.  + Câu hỏi mức độ vận dụng cao: (áp dụng đối với học sinh giỏi)    Cho 103 tế  bào của một chủng vi khuẩn vào bình nuôi cấy không liên  tục. Kết quả sau 24 giờ trong quần thể vi sinh vật không còn tế bào nào sống   sót. Tỉ lệ thời gian tương  ứng của pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         và pha suy vong lần lượt là (0,5: 3,5: 3: 5). Tính số tế bào có trong bình sau 10   giờ nuôi cấy? Biết rằng loài sinh vật trên có g = 20 phút. b) Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn * Ví dụ 2 xây dựng câu hỏi theo các mức nhận thức phần kiến thức về sinh   trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Bước 1. Xác định nội dung kiến thức ­  Khái niệm: Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi  cấy không được bổ  sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản  phẩm, chất độc hại của quá trình chuyển hóa vật chất. ­ Đặc điểm:  Các pha Đặc điểm ­ Là thời gian vi khuẩn thích nghi với môi trường. Pha tiềm phát ­ Vi khuẩn tổng hợp ADN và enzim mạnh mẽ để phân giải cơ  (pha lag) chất. ­ Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.  ­ Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh Pha lũy thừa ­ Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi (Pha log) ­ Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên cực đại. ­ Chất dinh dưỡng bắt đầu thiếu, các chất độc tăng, nồng độ oxi  Pha cân bằng  giảm, pH thay đổi… ­Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn giảm. ­ Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian. ­ Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc quá nhiều. Pha suy vong ­ Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần  thể bị phân hủy ngày càng nhiều. ­ Sinh trưởng kép: Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường có hai nguồn dinh   dưỡng khác nhau, đường cong sinh trưởng của quần thể có hai pha lag, hai pha log,   gọi hiện tượng này là sinh trưởng kép. Do khi sinh trưởng trong môi trường có 2  nguồn cacbon khác nhau, tế bào sẽ đồng hóa nguồn cacbon nào dễ sử dụng nhất,   GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         đồng thời cơ chất thứ nhất này kìm hãm enzim cần cho việc đồng hóa cơ chất thứ  2. Chỉ sau khi nguồn cacbon thứ nhất đã cạn thì nguồn cacbon thứ 2 mới có thể  cảm ứng tổng hợp nên các enzim cần cho việc chuyển hóa nó.  Bước 2, 3 Xác định mức độ nhận thức và lựa chọn từ, câu hỏi để hỏi phù   hợp + Câu hỏi mức độ nhận biết: Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của vi sinh  vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục. + Câu hỏi mức thông hiểu: Phân biệt 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong  môi trường nuôi cấy không liên tục. + Câu hỏi mức độ vận dụng: Trong môi trường tự nhiên (đất, nước), pha log  ở vi khuẩn có diễn ra không ? Tại sao ?      *  Ví dụ 3 xây dựng câu hỏi theo các mức độ  nhận thức phần kiến   thức về sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục. Bước 1: Xác định nội dung kiến thức ­  Khái   niệm:   Môi   trường nuôi  cấy liên  tục  là  môi  trường nuôi  cấy  thường xuyên bổ  xung thêm chất dinh dưỡng và loại bỏ  không ngừng chất   thải do đó các điều kiện môi trường luôn được duy trì ổn định. ­ Đặc điểm: +  Ở  môi trường nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy  vong vì môi trường luôn được bổ  xung thêm chất dinh dưỡng loại bỏ  chất  thải, có nồng độ oxi và pH ổn định. ­ Tuy nhiên pha tiềm phát cũng có xảy ra khi bắt  đầu nuôi cấy. Vi  khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường và tiết enzim cảm  ứng để  phân   giải cơ chất. Bước 2, 3 Xác định mức độ nhận thức và lựa chọn từ, câu hỏi để hỏi phù   hợp + Câu hỏi mức độ nhận biết: Nêu khái niệm và đặc điểm của môi trường   nuôi cấy liên tục.  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         + Câu hỏi mức thông hiểu: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi   khuẩn thì phải làm gì ?  + Câu hỏi mức độ vận dụng thấp: Tại sao nói “dạ dày – ruột người là 1  hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật” ? + Câu hỏi mức độ vận dụng cao: (dùng cho học sinh giỏi)  Tại sao “dạ  dày và ruột người là môi trường nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật” nhưng  vi sinh vật không thể  tăng trưởng với tốc độ  cao?   (hướng dẫn trả  lời phần  II.3.2) c) Sinh sản của vi sinh vật  *Ví dụ 4 xây dựng câu hỏi theo các mức độ nhận thức phần kiến thức về   sinh sản ở vi sinh vật. Bước 1. Xác định kiến thức về sinh sản vi sinh vật * Sinh sản của sinh vật nhân sơ  ­ Phân đôi:   Quá trình phân đôi ở vi khuẩn: +Tế bào tăng về kích thước. +Tổng hợp mới các enzim, riboxôm, nhân đôi ADN. + Một vách ngăn hình thành và phát triển tách 2 ADN con và tế bào chất   của mẹ thành 2 phần riêng biệt. +Thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra. ­ Nảy chồi và tạo thành bào tử. + Nảy chồi: Tế bào mẹ tạo thành 1 chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra   thành 1 vi khuẩn mới. + Tạo bào tử: Phần đỉnh của sợi khí sinh (Sợi sinh trưởng phía trên cơ  chất) phân cắt thành 1 chuỗi bào tử. Mỗi bào tử sẽ  nảy mầm thành 1 cơ  thể  mới. ­ Một số  loài vi khuẩn có khả  năng hình thành nội bào tử: Nội bào tử  được hình thành bên trong tế bào, khi vi khuẩn gặp điều kiện bất lợi của môi  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         trường như nhiệt độ cao, khô hạn,..Cấu tạo mỗi nội bào tử gồm: màng ngoài  cùng, bao ngoài, bao trong, vỏ corex (có chứa dipicolinat canxi), thành bào tử,  màng sinh chất trung tâm bào tử, ADN. Nội bào tử  không phải là bào tử  sinh  sản của vi khuẩn mà là một hình thức chống chịu của vi khuẩn với điều kiện   bất lợi từ môi trường.  * Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực. ­ Phân đôi và nảy chồi Nấm mem: + Một số  sinh sản bằng cách phân đôi, tế  bào được phân cách bằng  vách ngăn, tạo 2 tế bào con. + Đa số sinh sản bằng nảy chồi: Từ tế bào mẹ mọc ra 1 hay nhiều chồi  nhỏ, chồi lớn dần lên, nhận đầy đủ  các thành phần của tế bào. Chồi tách ra  khỏi tế bào mẹ và hình thành cơ thể độc lập. ­ Sinh sản hữu tính:  Sinh sản hữu tính ở nấm men           + Tế bào lưỡng bội giảm phân tạo bào tử đơn bội (4 hoặc nhiều hơn)   chứa trong túi bào tử. + Các bào tử  đơn bội khác nhau về  giới tính sẽ  kết hợp với nhau tạo   thành một tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ.  ­ Sinh sản bằng bào tử ở nấm sợi + Bào tử  vô tính: Tạo thành chuỗi (hoặc được tạo thành bên trong các   túi) trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh → Bào tử áo có vách dày. + Bào tử hữu tính. → Bào tử đảm: Bào tử phát sinh ở mặt dưới của mũ nấm. → Bào tử túi: Bào tử nằm trong túi hay thể quả lớn. → Bào tử tiếp hợp: Được bao bọc bởi 1 vách dày có thể chống khô hạn  và nhiệt độ cao. → Bào tử noãn: Bào tử được tạo thành ở nấm thủy sinh có lông, roi. GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         Bước 2, 3 Xác định mức độ nhận thức và lựa chọn từ, câu hỏi để hỏi phù   hợp + Câu hỏi mức độ nhận biết: Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức  nào? + Câu hỏi mức thông hiểu: Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế  nào ?   + Câu hỏi mức độ vận dụng: (dùng cho học sinh giỏi) Nếu không diệt hết  nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, biến dạng, vì sao ? (hướng dẫn trả lời ở phần sau) d) Ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng của vi sinh vật  * Ví dụ 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức phần ảnh   hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật. Bước 1. Xác định kiến thức về  nội dung ph ần  ảnh h ưởng c ủa các  yếu tố hóa học đến sinh trưở ng c ủa vi sinh v ật * Các chất dinh dưỡng chính Cac bon: ­ C chiếm 50% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn. ­ Cac bon là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sinh trưởng của  vi sinh vật: là bộ  khung cấu trúc của chất sống cần cho tất cả các hợp chất  hữu cơ tạo lên tế bào. ­ Nguồn cung cấp cacbon. + Vi  sinh vật  hóa dị  dưỡng nhận cacbon  từ  hợp chất hữu cơ  như:   prôtêin, cacbohidrat, lipit. + Vi sinh vật hóa tự  dưỡng, vi sinh vật quang tự  dưỡng lại thu nhận  cacbon từ CO2. Ni tơ ­Vai trò. GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         +Chiếm 14% khối lượng khô của tế bào. +Vi sinh vật sử dụng nitơ để tạo nhóm amin… ­ Nguồn cung cấp +Vi sinh vật phân giải protein tạo axit amin rồi tổng hợp protein mới. +Vi khuẩn lam sử dụng nitơ từ NH4+ trong 1 số hợp chất hữu cơ.  Lưu huỳnh ­ Chiếm 4% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn. ­ Dùng để tổng hợp các axit amin    Photpho ­ Chiếm 4% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn. ­ Cần cho qúa trình tổng hợp axit nucleic và photpho lipit  ở  màng sinh  chất, tổng hợp ATP. Các yếu tố sinh trưởng: ­ Khái niệm: Yếu tố sinh trưởng là các hợp chất hữu cơ quan trọng mà   một số vi sinh vật không tổng hợp được. Ví dụ: Vitamin, axit amin,… ­Phân loại: +Vi sinh vật nguyên dưỡng: Tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ  thể. +Vi sinh vật khuyết dưỡng: Không tự  tổng hợp được các các yếu tố  sinh  trưởng. Oxi Nhón VSV Đặc điểm phân biệt Đại diện Hiếu   khí   bắt  Chỉ  có thể sinh trưởng khi có  Nhiều vi khuẩn, tảo, nấm,  buộc mặt oxi động vật nguyên sinh Kị khí bắt buộc Không cần oxi (thậm chí oxi  Vi   khuẩn   uốn   ván,   vi  còn là độc cho tế bào) khuẩn sinh mê tan GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         Kị   khí   không  ­ Có oxi thì hô hấp hiếu khí. Nấm men rượu, Bacillus… bắt buộc ­   Không   có   oxi   thì   lên   men  hoặc hô hấp kị khí Vi hiếu khí Sinh trưởng khi nồng độ  oxi  Vi khuẩn giang mai… thấp hơn nồng độ  oxi   trong  khí quyển. Các chất ức chế sinh trưởng TT Hóa chất Tác dụng ức chế Ứng dụng 1. Phenol và alcohol Biến   tính   protein   và   phá  Tẩy uế và sát trùng vỡ màng tế bào 2. Các halogen  Biến tính prtein Tẩy uế, sát trùng và làm  (I,Cl,Br,F) sạch nước. 3. Các   chất   oxi   hóa  Biến tính protein Tẩy uế, sát trùng  ở  vết  (peroxit,   ôzôn,  thương sâu, sạch nước,  axit peraxetic) khử trùng. 4. Các   chất   hoạt  Giảm   sức   căng   bề   mặt  Xà phòng dùng để  loại  động bề mặt của nước và gây hư  hại  bỏ  vi sinh vật, các chất  màng sinh chất. tẩy rửa để sát trùng. 5. Các   kim   loại  Biến tính prôtêin Sản   xuất   sơn   chống  nặng (As, Zn, Hg,  nấm,   kem   chữa   bỏng,  Cu, Ag…) diệt tảo trong bể bơi.  6. Anđêhit Biến tính prôtêin Tẩy   uế,   ướp   xác  (Fomalin) 7. Chất kháng sinh Diệt   vi   khuẩn   có   tính  chọn   lọc   tác   dụng   lên  thành tế bào và màng sinh  chất,   kìm   hãm   tổng   hợp  axit  nucleic, prôtêin. GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật          Bước 2, 3 Xác định mức độ nhận thức và lựa chọn từ, câu hỏi để hỏi phù   hợp + Câu hỏi mức độ nhận biết:  Hãy kể tên các nguyên tố hóa học quan trọng  ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật.  + Câu hỏi mức thông hiểu: Thế nào là yếu tố sinh trưởng ? Tại sao một số  vi sinh vật cần yếu tố sinh trưởng ? + Câu hỏi mức độ vận dụng liên hệ thực tế: Vi khuẩn lactic chủng 1 tự tổng  hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự  tổng hợp được pheninalanin  (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng   vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và pheninalanin được không, vì sao ? (hướng dẫn trả lời phần II.3.2) Ví dụ 6: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo mức độ nhận thức phần ảnh hưởng   của các yếu tố lí học đến sinh trưởng của vi sinh vật Bước 1. Xác định kiến thức về  ảnh hưởng của các yếu tố lí học đến sinh  trưởng của vi sinh vật * Nhiệt độ: ­ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào →  làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. ­ Nhiệt độ cao làm biến tính các loại prôtein, axit nucheic.  ­ Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ thích hợp nhất cho vi sinh vật sinh trưởng. ­ Bảng phân loại nhóm vi sinh vật dựa vào nhiệt độ: Nhóm T0 tối  Đặc điểm Nơi sống Đại diện ưu GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         VSV
  20. Sáng kiến kinh nghiệm                Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi HSG phần Vi sinh   vật         +Môi trường có nồng độ đường cao: Vi sinh vật mất nước nhưng một   số nấm men, nấm mốc vẫn hoạt động. * pH. ­ pH là đại lượng đo độ  axit hay độ  kiềm tương đối. Giá trị  pH được  biểu hiện từ 0 → 14. ­ pH  ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật  chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP… ­ Phân loại: Nhóm VSV Độ pH Ảnh hưởng Đại diện Ưa trung  6­8 ­ Các iôn H  và OH   kìm hãm hoạt  Đa số vi khuẩn và  + ­ tính động của enzim trong tế bào. động vật nguyên  sinh. Ưa pH axít 4­6 ­ Iôn H+ làm màng sinh chất vững  Số ít vi khuẩn,  chắc pH nội bào trung tính. nấm Ưa kiềm > 9 ­ Duy trì pH nội bào nhờ tích lũy  H+ từ bên ngoài. ­Vi khuẩn hồ, vi  khuẩn đất kiềm. Bước 2, 3. Xác định mức độ nhận thức và lựa chọn từ, câu hỏi để hỏi phù  hợp ­ Câu hỏi mức độ  nhận biết: Hãy cho biết nơi sống của các vi khuẩn ưa  lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt.  ­ Câu hỏi mức thông hiểu: Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm   mốc mà ít khi là vi khuẩn. Hãy giải thích vì sao ? ­ Câu hỏi mức độ vận dụng (liên hệ thực tế): Khi mua một miếng thịt lợn  hoặc một con cá nhưng chưa kịp chế biến, người ta thường sát muối lên miếng thịt  hoặc con cá. Hãy giải thích tại sao ?  (hướng dẫn trả lời phần II.3.2) II.3.2 Một số câu hỏi và hướng dẫn trả lời sử dụng trong ôn thi học sinh  giỏi  GV: Đồng Thị Anh ­  Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2