Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua các thí nghiệm, hình vẽ sách giáo khoa giáo viên rèn luyện kỉ năng lí thuyết và thực hành cho học sinh. Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ hóa chất, cách mắc dụng cụ, thao tác thí nghiệm,...đặt ra các câu hỏi mở, các bài tập cơ bản dễ hiểu để học sinh lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào quá trình thực hành thí nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực cho bộ môn hóa học nặng về thực nghiệm, kiểm chứng. Thông qua đó giúp cho giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong quá trình xây dựng đề kiểm tra và làm bài thi đạt hiệu quả cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông
- ĐỀ TÀI “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỪ CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT Ở SÁCH GIÁO KHOA NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” MÔN HÓA HỌC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 === === ĐỀ TÀI “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỪ CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT Ở SÁCH GIÁO KHOA NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” MÔN HOÁ HỌC Tác giả : Lê Văn Hậu Tổ : Tự nhiên Năm học: 2019 - 2020 Số điện thoại : 0987469646
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lí do chọn đề tài 1 I.2. Mục đích của đề tài 1 I.3. Nhiệm vụ của đề tài 1 I.4. Phạm vi của đề tài 2 I.5. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 II. 1. Cơ sở lý luận 2 II. 2. Cơ sở thực tiễn 3 II. 3. Phương pháp tiến hành đề tài 4 II. 3. 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài 4 II.3.2. Thực hành đề tài 4 II.3.2.1. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 4 phần điều chế trong bài “Clo”, thực hành điều chế Clo (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế Clo. II.3.2.2. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 6 phần điều chế trong bài “HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA”, thực hành điều chế axit clohiđric (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế axit clohiđric. II.3.2.3. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 8 phần điều chế oxi trong bài “OXI - OZON”, thực hành điều chế oxi (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế oxi. II.3.2.4. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 10 phần thử tính chất của khí hiđro sunfua trong bài “HIĐRO SUNFUA- LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT” (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần hiđro sunfua. II.3.2.5. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 12 phần điều chế lưu huỳnh đioxit trong bài “HIĐRO SUNFUA- LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT” (hóa học 10
- cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần lưu huỳnh đioxit. II.3.2.6. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 13 phần sự chuyển dịch cân bằng hóa học trong bài “CÂN BẰNG HÓA HỌC” (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần cân bằng hóa học. II.3.2.7. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 15 phần phản ứng tạo thành chất khí trong bài “PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” và phần điều chế cacbon đioxit trong phòng thí nghiệm trong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần câu hỏi, bài tập có phương trình tạo khí cacbonic. II.3.2.8. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 17 phần thử tính tan của NH3, tính chất của NH3 và điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm, nhiệt phân muối amoni trong bài “AMONIAC VÀ MUỐI AMONI” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần amoniac và muối amoni. II.3.2.9. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy phần điều chế 21 HNO3 trong phòng thí nghiệm trong bài “AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần axit nitric và muối nitrat. II.3.2.10. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy trong bài 22 “PHOTPHO” và bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần photpho. II.3.2.11. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy phần phân 24 tích định tính và định lượng trong bài “MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần sơ lược phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. II.3.2.12. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 26 phần điều chế khí metan trong bài “ANKAN” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần ankan. II.3.2.13. Các câu hỏi được vận dụng vào dạy phần điều chế 28 khí etilen trong bài “ANKEN” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần anken. II.3.2.14. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 30 phần điều chế khí axetilen trong bài “ANKIN” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần ankin.
- II.3.2.15. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 33 phần tính thăng hoa của naphtalen trong bài “BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần naphtalen. II.3.2.16. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 34 phần tính chất của phenol khi tác dụng với nước brom trong bài “PHENOL” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần tính chất này. II.3.2.17. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy 36 phần sơ đồ điện phân điều chế kim loại và nhôm (hóa học 12 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần điều chế kim loại. II. 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài 39 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay với cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật thời kì 4.0 các nước trên thế giới đều tập trung vào đào tạo tay nghề cho người lao động và nâng cao năng lực làm việc của mọi người dân. Việt Nam hiện nay cũng đang tìm mọi cách để tạo điều kiện cho mọi người được học tập lí thuyết và tham gia thực hành để nâng cao tay nghề, học đi đôi với hành, tránh trường hợp lí thuyết xa rời thực tiễn, thừa thầy thiếu thợ. Hiện nay trong trường học, các môn học đang thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp nhằm phát triển năng lực học sinh và nâng cao tính tự lập, tự học cho học sinh. Đối với môn hóa học, ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học trên lớp để phát triển năng lực cho học sinh, thì hóa học còn là bộ môn thực nghiệm nên giáo viên còn phải tích cực cho các em tham gia trực tiếp làm thí nghiệm. Giáo viên đặt ra những câu hỏi, xây dựng những bài tập để giúp cho các em ngoài nắm vững lí thuyết, còn phải biết kiểm chứng lí thuyết bằng thực nghiệm. Chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở và luôn suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em được thử nghiệm, thí nghiệm thực hành, suy nghĩ trả lời các câu hỏi, làm các bài tập liên quan đến các thí nghiệm trong sách giáo khoa Hóa học Trung học phổ thông. Vì vậy, tôi lựa chọn và triển khai viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông” nhằm phát triển kỹ năng lí thuyết và thực hành cho học sinh trong quá trình học tập, thực hành thí nghiệm bộ môn Hóa học ở bậc Trung học phổ thông hiện nay. I.2. Mục đích của đề tài Thông qua các thí nghiệm, hình vẽ sách giáo khoa giáo viên rèn luyện kỉ năng lí thuyết và thực hành cho học sinh. Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ hóa chất, cách mắc dụng cụ, thao tác thí nghiệm,...đặt ra các câu hỏi mở, các bài tập cơ bản dễ hiểu để học sinh lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào quá trình thực hành thí nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực cho bộ môn hóa học nặng về thực nghiệm, kiểm chứng. Thông qua đó giúp cho giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong quá trình xây dựng đề kiểm tra và làm bài thi đạt hiệu quả cao hơn. I.3. Nhiệm vụ của đề tài Sắp xếp, hệ hống hóa các hình vẽ trong sách giáo khoa từ lớp 10 đến lớp 12 theo chương trình bài học. Scan các hình vẽ trong phạm vi đề tài đưa vào đề tài phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nêu lên được vai trò, tác dụng của mỗi hình vẽ. Xây dựng câu hỏi, bài tập cho từng hình vẽ. Hướng dẫn và trả lời các câu hỏi, bài tập đã đặt ra. 1
- I.4. Phạm vi của đề tài Đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông” là đề tài có nội dung chuyên về thí nghiệm, điều chế, các sơ đồ hình vẽ đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do thời lượng đề tài có hạn, cá nhân thực hiện đề tài chưa khai thác hết những sơ đồ hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học bậc trung học phổ thông. Trong đề tài này bản thân tác giả chỉ đề cập đến những sơ đồ, hình vẽ mà bản thân tác giả cho là quan trọng, cần thiết và có nhiều khả năng xây dựng được câu hỏi và bài tập trong quá trình dạy học các bài ở sách giáo khoa trung học phổ thông. I.5. Tính mới của đề tài Trong nội dung đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông” đề cập những vấn đề mà trong nội dung sách giáo khoa chỉ nói đến phương trình phản ứng điều chế, sơ đồ điều chế nhưng chưa đặt ra câu hỏi, bài tập, nêu rõ vai trò, tác dụng của những sơ đồ, thí nghiệm hóa học được nghiên cứu trong nhiều bài học ở sách giáo khoa trung học phổ thông. Thông qua đề tài tác giả muốn cung cấp thêm cho giáo viên một số kiến thức hóa học đúng ra cần được sách giáo khoa nêu ra để giáo viên sử dụng trong các bài dạy, nhưng do nhiều nguyên nhân mà sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ để phục vụ cho quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU II. 1. Cơ sở lý luận Để hình thành được khả năng tư duy nhanh nhạy khi trả lời câu hỏi, làm bài tập về thực hành, thí nghiệm, giáo viên cần giảng dạy, hướng dẫn kĩ cho các em những kiến thức về lí thuyết, các sơ đồ thiết bị thí nghiệm trong sách giáo khoa hóa học trung học phổ thông. Trong những nội dung ở sách giáo khoa chỉ nói sơ bộ về lí thuyết, cho sơ đồ hình vẽ nhưng không giải thích rõ ràng thì trong quá trình giảng dạy giáo viên mở rộng vấn đề, đào sâu kiến thức, nêu vấn đề, đặt câu hỏi, ra bài tập gắn liền đến kiến thức đã học, sơ đồ thí nghiệm trong bài học, học sinh trao đổi, thảo luận và đưa ra phương án trả lời của mình, giáo viên tổng hợp, kết luận và đưa ra đáp án. Thực hành các thí nghiệm trong sách giáo khoa, làm được thí nghiệm, viết được phương trình phản ứng, giải thích được hiện tượng, xác định được vai trò các chất tham gia phản ứng là điều kiện cần thiết đối với mỗi học sinh. Tuy nhiên những câu hỏi mở, những vấn đề chưa rõ, còn vướng mắc mà sách giáo khoa chưa giải thích, hoặc giải thích chưa rõ thì giáo viên và học sinh cần phải đọc thêm các tài liệu, tạp chí hóa học và ứng dụng, tìm kiếm thông tin qua thực 2
- nghiệm, trãi nghiệm thực tế, qua trang mạng để có câu trả lời đúng và nhanh nhất. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, thực hành thí nghiệm ở phòng bộ môn, giáo viên không ngừng đặt câu hỏi, ra bài tập gắn liền với các thí nghiệm hóa học để bổ sung kiến thức phục vụ cho việc thực hiện các bài dạy có nội dung kiến thức thí nghiệm liên quan đến đề tài. Trong phạm vi sách giáo khoa hóa học trung học phổ thông, có rất nhiều thí nghiệm, sơ đồ thí nghiệm, phương trình phản ứng điều chế các chất. Tuy nhiên do thời lượng đề tài có hạn, thiết bị, dụng cụ, hóa chất còn nhiều thiếu thốn, số lượng học sinh đam mê, theo đuổi môn hóa học ngày càng giảm do đặc thì thi tốt nghiệp và chọn khối thi như hiện nay, nên tác giả cũng chỉ đề cập đến những sơ đồ thí nghiệm mà bản thân tác giả thấy quan trọng, cần thiết, tâm đắc, có sự hỗ trợ cho học sinh, giáo viên trong quá trình học tập, giảng dạy, làm thí nghiệm, kiểm tra và ôn thi các cuộc thi về hóa học trong chương trình trung học phổ thông. II. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, bộ môn hóa học thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, việc các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chọn khối xét tuyển lần lượt rời xa môn hóa học. Thứ hai hóa học là bộ môn khó nên gây nhiều trở ngại cho các em học sinh trong quá trình học tập. Thứ ba, hóa học là bộ môn thực nghiệm, tuy nhiên dụng cụ hóa chất đủ để các em tự làm thí nghiệm kiểm chứng, chứng minh đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn và hạn chế. Thứ tư, việc học hóa học của các em học sinh chưa hình dung ra được vai trò quan trọng của hóa học trong đời sống thực tiễn nên xem nhẹ và xa rời bộ môn hóa học. Thứ năm nhiều tiết thực hành cần thời gian làm thí nghiệm nhiều hơn 45 phút, các hóa chất chuẩn bị công phu, đầy đủ mới tiến hành tiết dạy và thực hành đạt kết quả cao như yêu cầu của bài học đề ra, nhưng hóa chất thiếu, kèm theo cán bộ thiết bị không chuyên trách bộ môn hóa học nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tiết thực hành thí nghiệm. Thứ sáu nhiều mẫu vật, cấu tạo hóa học của các chất trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên và học sinh chỉ được nhìn thấy từ sách giáo khoa, chưa đủ hóa chất và điều kiện phương tiện để nhìn thấy trực tiếp và hiểu chúng một cách rõ ràng, đầy đủ. Nhiều học sinh kỉ năng làm bài tập rất tốt, nhưng khi giải thích hiện tượng thí nghiệm, lắp đặt dụng cụ thí nghiệm, giải thích cách mắc dụng cụ còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát học sinh Trường Trung học phổ thông Quỳnh lưu 4 về phương pháp dạy học khi chưa sử dụng đề tài tác giả thu thập được số lượng các em học sinh quan tâm và nắm được các hình ảnh, sơ đồ hình vẽ, nhớ được phương trình phản ứng, làm được thí nghiệm, trả lời các câu hỏi và bài tập ở sách giáo khoa liên quan đến sơ đồ thực nghiệm là còn hạn chế. Xét cho các khối lớp, tác giả thu được kết quả trung bình như sau: Ban khoa học tự nhiên trung bình cho các lớp trực tiếp giảng dạy khoảng 95% học sinh nắm kiến thức và hình ảnh, hình vẽ thí nghiệm. 3
- Ban khoa học xã hội trung bình cho các lớp trực tiếp giảng dạy khoảng 85% học sinh nắm kiến thức và hình ảnh, hình vẽ thí nghiệm. Chính vì vậy, tác giả viết đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông” nhằm khắc phục phần nào những khó khăn của các em học sinh và giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy các tiết học ở trên lớp cũng như các tiết thực hành ở chương trình hoá học bậc Trung học phổ thông. II. 3. Phương pháp tiến hành đề tài II. 3. 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các tài liệu dạy học bao gồm: sách giáo khoa hoá học lớp 10, 11, 12, sách bài tập hoá học 10, 11, 12, sách tham khảo hóa học, đề thi học sinh giỏi môn hóa học của các trường, các tỉnh qua các năm, cập nhật các thông tin về hóa học trên trang mạng google, sách báo, tạp chí hóa học và ứng dụng và nhiều tài liệu, sách tham khảo khác để soạn thảo các câu hỏi, bài tập phục vụ quá trình giảng dạy các bài có sơ đồ hình vẽ thí nghiệm, các bài thực hành thí nghiệm trong phạm vi đề tài. Thực hiện liên hệ các tiết dạy trên các lớp 10, 11, 12 theo giáo án khối lớp, mà ở đó lực học của học sinh khác nhau để rút ra những kết luận đúng nhất, nắm được kết quả chính xác nhất nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có khuynh hướng đi theo các chuyên ngành khoa học thực nghiệm như y học, dược học, hóa sinh, nông lâm, chế biến, nuôi trồng thủy sản, kỹ sư nông nghiệp,... Qua các tiết dạy, giáo viên tổng kết, đánh giá, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thời lượng chương trình cũng như đảm bảo những vấn đề liên quan đến khoa học của bộ môn được đưa vào các phần điều chế, ứng dụng, các bài thực hành thí nhiệm trong chương trình hóa học trung học phổ thông mà đề tài tiến hành nghiên cứu. II.3.2. Thực hành đề tài II.3.2.1. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần điều chế trong bài “Clo”, thực hành điều chế Clo (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế Clo. Câu 1. Cho sơ đồ điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, các dụng cụ và hóa chất theo chỉ dẫn trong sơ đồ, để làm khô khí Cl2 ta có thể thay bình đựng dung dịch H2SO4 đặc bằng bình đựng chất nào sau đây A. CuSO4 khan. B. Dung dịch KNO3 đặc. C. Dung dịch K2SO4. D. Dung dịch HCl. 4
- Trả lời: Chọn đáp án A, vì trong 4 chất trên, chỉ có CuSO4 hút nước tốt nhất CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O Khan(trắng) ngậm nước(xanh) Câu 2. Cho sơ đồ hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm như sau: Chọn phát biểu không đúng trong các câu sau: A. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH. B. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl đặc. C. Với MnO2 cần phản đun nóng, nếu thay MnO2 bằng KMnO 4 thì có thể đun nóng hoặc không. D. Trong phòng thí nghiệm, khí Clo được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7. Trả lời: Chọn A Không thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH được, vì CaO (vôi sống) khi hút nước và dung dịch NaOH (xút ăn da) đều có tính bazơ phản ứng được với Cl2 CaO + H2O Ca(OH)2 5
- Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H 2O Cl2 + 2NaOH NaClO + NaCl Trong sơ đồ trên, vai trò của dung dịch NaCl để giữ HCl, còn dung dịch H2SO4 đặc có tính háo nước để làm khô khí Cl2, yêu cầu của chất làm khô là có tính háo nước và không tác dụng với chất đem làm khô. Câu 3: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K 2Cr2O7, KClO3 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, đun nóng nếu cần thiết. Giả sử hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Chất tạo ra lượng khí Cl2 với thể tích lớn nhất là A. CaOCl2 B. KMnO4 C. KMnO4 và KClO3 D. KClO3 và K2Cr2O7 Trả lời: Sơ đồ thiết bị điều chế khí Clo Các phương trình phản ứng xảy ra: CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H 2O 1 mol 1 mol 22,4 lít 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 1mol 2,5mol 56 lít K2Cr2O 7 + 14HCl 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O 1mol 3mol 67,2 lít KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O 1mol 3mol 67,2 lít Kết luận: Hai chất KClO3 và K 2Cr2O7 thu được khí Cl2 với thể tích lớn nhất. Chọn D. II.3.2.2. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần điều chế trong bài “HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA”, thực hành điều chế axit clohiđric (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế axit clohiđric . Câu 1. Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm: 6
- Chọn phát biểu đúng trong các câu sau A. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo thành là Cl2. B. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr và HI. C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng. D. Ở nhiệt độ cao trên 4000C sản phẩm tạo ra chỉ có là NaHSO4 và HCl. Trả lời: Chọn B Không thể dùng sơ đồ thiết bị hóa chất trên để điều chế khí HBr và khí HI, vì hai khí này có tính khử mạnh nên khi gặp axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh chúng tác dụng trực tiếp với nhau, không tồn tại HBr và HI sau thí nghiệm 2HBr + H2SO4 (đặc) Br2 + SO2 + 2H2O 8HI + H2SO4 (đặc) 4I2 + H2S + 4H 2O Câu 2: Cho 5,85 gam tinh thể natriclorua vào ống nghiệm đựng dung dịch axit sunfuric đặc, dư. Đun nóng hỗn hợp ở 2000C, khí sinh ra được sục vào 497,08 ml nước. Biết hiệu suất phản ứng là 80%, tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan khí vào nước. Trả lời: Phương trình phản ứng 0 200 C NaCl + H2SO4 đặc, dư NaHSO 4 + HCl 5,85 0,1.80 0,1mol 0, 08mol 58,5 100 Vì D(H2O) = 1g/ml nên mddHCl = mHCl + mH O = 0,08.36,5 + 497,08 = 500 gam 2 Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là: mHCl 2,92 C %(ddHCl ) .100 .100 0, 584% mddHCl 500 Câu 3: Khí hiđro clorua tan rất nhiều trong nước. Trong thí nghiệm thử tính tan của khí này trong nước, có hiện tượng nước phun vào bình chứa khí HCl được mô tả như hình vẽ dưới đây. Vì sao nước lại phun vào bình? 7
- A. Vì khí hiđro clorua tan rất nhiều vào nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình B. Vì khí hiđro clorua tác dụng với nước kéo nước vào bình. C. Vì trong bình chứa khí hiđro clorua ban đầu không có nước. D. Vì nước có pha quỳ tím, nên quỳ tím đẩy nước vào bình khí hiđro clorua. Trả lời: Chọn A Câu 4: Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây: HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)? Trả lời: Phương pháp sunfat là cho muối halogenua của kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng để điều chế hiđrohalogenua dựa vào tính dễ bay hơi của hiđrohalogenua để thu lấy chúng. Phương pháp này chỉ áp dụng được để điều chế HF, HCl, không điều chế được HBr, HI vì axit H 2SO4 đặc, nóng là chất oxi hóa mạnh còn HBr và HI trong dung dịch là những chất khử mạnh. Do đó áp dụng phương pháp sunfat không thu được HBr và HI mà thu được Br2 và I2. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau: CaF2 + H2SO4 đặc 2HF + CaSO 4 NaCl + H2SO4 đặc HCl + NaHSO4 NaBr + H2SO4 đặc HBr + NaHSO4 2HBr + H2SO4 đặc SO2 + 2H2O +Br2 NaI + H2SO4 đặc HI + NaHSO 4 8HI + H2SO4 đặc H 2S + 4H2O + 4I2 II.3.2.3. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần điều chế oxi trong bài “OXI - OZON”, thực hành điều chế oxi (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần thí nghiệm điều chế oxi. Câu 1. Cho sơ đồ thiết bị chỉ dẫn hóa chất điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và các phát biểu như sau: 8
- 1. Khi nhiệt phân chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn ta cần lắp ống nghiệm nằm ngang sao cho miệng ống nghiệm hơi chúc xuống để đề phòng hỗn hợp có chất rắn ẩm, khi đun hơi nước không chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm. 2. Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng áp suất trong ống nghiệm giảm nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun. 3. Nếu cùng khối lượng chất nhiệt phân thì từ KMnO4 điều chế oxi ít hơn từ KClO3, nhưng KMnO4 dễ mua, không cần dùng chất xúc tác và ít gây nguy hiểm. 4. Nếu thay KMnO4 bằng KClO3 thì cần trộn thêm chất xúa tác MnO2 với KClO3 trước khi đem vào nhiệt phân điều chế oxi. 5. Có thể thay KMnO 4 bằng H2O2 xúc tác MnO2 để điều chế oxi theo sơ đồ trên. 6. KClO 3 là chất dễ gây nổ nên không nghiền cho vào ống nghiệm với khối lượng lớn khi nung, tránh trộn với những chất dễ tác dụng gây nổ như hỗn hợp cac bon (C) và lưu huỳnh S. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. 3. B. 4. C.5. D.6. Trả lời: Chọn đáp án D Câu 2: Nhiệt phân 31,6 gam KMnO 4 thu được V lít khí O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 90%, theo sơ đồ sau: Giá trị của V là A. 2,016 lít. B. 2,24 lít. C. 1,792 lít. D. 2,128 lít Trả lời: Chọn A 9
- 0 t 2KMnO4 K2MnO 4 + MnO2 + O2 0,2 mol 0,1 mol Theo phương trình phản ứng, khi nhiệt phân 31,6 gam KMnO 4 (0,2mol) thì thu được 0,1mol khí O2, vì H=90% nên chỉ có 0,09 mol O2 tạo ra. Vậy V= 0,09.22,4 = 2,016 lít. Câu 3: Cho sơ đồ hình vẽ mô tả thí nghiệm nhiệt phân chất rắn X để điều chế khí Y như sau: Chất rắn X và khí Y trong hình vẽ trên là những chất nào sau đây: A. KClO3, Cl2 B. KClO 4, Cl2 C. CaCO 3, CO2 D. KMnO4, O2 Trả lời: Chọn D II.3.2.4. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần thử tính chất của khí hiđro sunfua trong bài “HIĐRO SUNFUA- LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT” (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần hiđro sunfua. Câu 1. Cho sơ đồ và chỉ dẫn như hình vẽ. Phản ứng nào tạo ra lưu huỳnh bám vào đáy bình cầu khi làm lạnh bằng nước A. FeS + 2HCl FeCl2 + H 2S o t B. 2H2S + O2(thiếu) 2H2O + 2S o t C. 2H2S + 3O 2 2H2O + 2SO2 D. 2H2S + SO2 3S + 2H2O 10
- Trả lời: Chọn B Câu 2. Cho sơ đồ và chỉ dẫn như hình vẽ sau: Cho biết phản ứng nào xảy ra trong ống nghiệm trong số các phản ứng sau A. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S B. FeS + 2HCl FeCl3 + H2S o t C. FeS + 2HCl FeCl2 + 2S + H2 D. 2H2S + SO2 3S + 2H2O Trả lời: Chọn A Câu 3: Cho 17,6 gam sắt(II)sunfua tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Đốt cháy hoàn toàn khí sinh ra trong môi trường thiếu oxi thu được m gam lưu huỳnh. Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Tính V và m. Trả lời: Các phương trình phản ứng xảy ra FeS + 2HCl FeCl2 + H2S 11
- 17, 6 0, 2mol 0,2 mol V = 0,2.22,4 = 4,48 lít 88 o t 2H2S + O2 thiếu 2S + 2H 2O 0,2 mol 0,2 mol m = 0,2.32 = 6,4 gam II.3.2.5. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần điều chế lưu huỳnh đioxit trong bài “HIĐRO SUNFUA- LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT” (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần lưu huỳnh đioxit. Câu 1. Cho sơ đồ hình vẽ và các phát biểu sau: 1. Khí SO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch H2SO4 tác dụng với muối Na2SO3 2. Khí SO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch H 2SO4 đặc nóng tác dụng với tinh thể Na2SO3. 3. Bông tẩm dung dịch NaOH để không làm khí SO2 thoát ra ngoài không khí. 4. Lưới amiăng dùng để tránh sự tụ nhiệt ở đáy bình cầu gây nứt vỡ khi đun nóng bình cầu trên ngọn lữa đèn cồn. 5. Khí SO2 nặng hơn không khí nên khi vào bình tam giác nó sẽ chiếm chỗ của bình từ dưới lên trên cho đến khi đầy bình. Số phát biểu đúng trong số các phát biểu trên là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Trả lời: Chọn A Câu 2: Cho hình vẽ dưới đây, khi mở khóa cho H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu, cho biết phản ứng nào sẽ xảy ra trong bình tam giác đựng nước brom? A. SO2 + Br2 + 2H 2O 2HBr + H 2SO4 12
- B. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O C. Na2SO 3 + Br2 + H2O Na2SO4 + 2HBr D. H 2S + 4Br2 + 4H2O 8HBr + H2SO 4 Dung dịch H2SO4 đặc Na2SO3 tinh thể dung dịch Br2 Trả lời: Chọn A Câu 3: Khi cho chất A (một hợp chất của Natri) tác dụng với axit B thì được khí C không màu, mùi hắc. Dẫn khí C qua nước vôi trong đã nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein thì thấy màu đỏ bị mất màu, đồng thời tạo kết tủa D màu trắng. Biết rằng C có thể tác dụng với một chất khí không màu, không mùi, có trong không khí để tạo thành chất E, khi cho E vào nước được axit B. Tìm A, B, C, D, E và viết các phương trình hóa học xảy ra. Trả lời: Dựa vào các dữ liệu của bài ra, ta tìm được các chất A, B, C, D, E phù hợp như sau: A là Na2SO3; B là H2SO4; C là SO 2; D là CaSO3; E là SO 3 + Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra: Khi cho Na2SO3 tác dụng với axit H2SO4 thì giải phóng khí SO2 không màu, mùi hắc o t Na2SO3tt + H 2SO4 đặc Na2SO4 + SO 2 + H 2O Khi cho SO2 qua nước vôi trong có pha phenolphtalein thì màu đỏ bị mất do SO2 tác dụng với Ca(OH)2 làm mất môi trường kiềm dẫn đến phenolphtalein mất màu, kết tủa trắng xuất hiện là CaSO3 SO2 + Ca(OH)2 CaSO 3 + H2O Khí SO2 có thể tác dụng với oxi trong không khí để tạo ra SO3, sau đó SO3 tác dụng với nước thu được axit sunfuric 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O H 2SO4 II.3.2.6. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần sự chuyển dịch cân bằng hóa học trong bài “CÂN BẰNG HÓA HỌC” (hóa học 10 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần cân bằng hóa học. 13
- Câu 1: Cho cân bằng: 2NO2 (nâu) N 2O4 (không màu) (1). Cho hai ống nghiệm có nhánh (a) và (b) được nối với nhau bằng đoạn cao su có khóa K, trong hai ống nghiệm đựng đầy khí NO2 và được đậy kín bằng nút cao su. Nhúng ống nghiệm (a) vào cốc nước đá, sau một thời gian thì: A. Màu nâu của khí trong ống nghiệm (a) vẫn giữ nguyên như ban đầu. B. Màu nâu của khí trong ống nghiệm (a) đậm hơn ban đầu. C. Màu nâu của khí trong ống nghiệm (a) nhạt hơn ban đầu. D. Màu nâu của khí trong ống nghiệm (a) chuyễn sang màu khác. Trả lời: Đáp án C Phản ứng (1) đã cho là phản ứng tỏa nhiệt. Khi nhúng ống nghiệm (a) vào cốc nước đá tức là giảm nhiệt độ, cân bằng (1) sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt tạo ra N2O 4 vì thế màu nâu sẽ nhạt dần. Câu 2: Trong một ống nghiệm đây kín đựng khí NO 2 màu nâu đỏ. Ngâm ống nghiệm trong chậu nước đá thấy màu nâu nhạt dần. Đã xảy ra phản ứng hóa học sau: 2NO2(k) N2O4(k) . Điều khẳng định nào sau đây về phản ứng hóa học trên là sai? A. Phản ứng thuận là phản ứng theo chiều giảm số mol khí. B. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt. D. Khi ngâm ống nghiệm trong nước đá, cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận. Trả lời: Khi giảm nhiệt độ ống nghiệm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, là chiều của phản ứng tỏa nhiệt. Chiều nghịch là phản ứng thu nhiệt, do đó khẳng định B sai. Chọn B 14
- Câu 3: Cho cân bằng sau trong một ống nghiệm đậy kín 2NO2(k) N 2O4(k) Màu nâu đỏ không màu Biết khi nhúng ống nghiệm vào chậu nước đá thì màu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A. < 0, phản ứng thu nhiệt. B. > 0, phản ứng thu nhiệt. C. < 0, phản ứng tỏa nhiệt. D. > 0, phản ứng tỏa nhiệt. Trả lời: Theo đề ra: 2NO2(k) N2O4(k) Màu nâu đỏ không màu Khi nhúng ống nghiệm vào chậu nước đá màu nâu đỏ nhạt dần chứng tỏ phản ứng xảy ra theo chiều thuận. Vì vậy phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt, < 0 chọn C. Câu 4: Trong một ống nghiệm đậy kín có cân bằng hóa học sau 2NO2(k) N2O4(k) Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong ống nghiệm so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 25,3 và ở nhiệt độ T2 bằng 36,8. Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng? A. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt. B. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng. C. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm. D. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Trả lời: Chọn D II.3.2.7. Các câu hỏi và bài tập được vận dụng vào dạy phần phản ứng tạo thành chất khí trong bài “PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” và phần điều chế cacbon đioxit trong phòng thí nghiệm trong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” (hóa học 11 cơ bản) và ôn tập, ôn thi phần câu hỏi, bài tập có phương trình tạo khí cacbonic. Câu 1: Cho sơ đồ hình vẽ và chỉ dẫn mô tả thí nghiệm điều chế khí CO2 từ dung dịch axit clohiđric (HCl) và canxi cacbonat (CaCO 3) như sau: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn