intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ trực tuyến hồ sơ giáo viên tại trung tâm GDTX, TH&NN tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ trực tuyến hồ sơ giáo viên tại trung tâm GDTX, TH&NN tỉnh Ninh Bình" nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nói chung tại trung tâm và đang góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trung tâm, quảng bá hình ảnh trung tâm, nâng cao vai trò vị thế của trung tâm trong ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ trực tuyến hồ sơ giáo viên tại trung tâm GDTX, TH&NN tỉnh Ninh Bình

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, LƯU TRỮ TRỰC TUYẾN HỒ SƠ GIÁO VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ TỈNH NINH BÌNH Đồng tác giả: 1. Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Phó giám đốc Trung tâm GDTX, TH&NN. 2. Ông Phạm Thanh Lịch, Phó trưởng phòng Trung tâm GDTX, TH&NN. 3. Ông Tạ Văn Hải, Giám đốc Trung tâm GDTX, TH&NN. 4. Ông Vũ Văn Cường, Phó trưởng phòng Trung tâm GDTX, TH&NN. 5. Ông Nguyễn Đình Toản, Chủ tịch CĐ Trung tâm GDTX, TH&NN. Đơn vị: Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp, trực thuộc Sở GD&ĐT Ninh Bình. Ninh Bình, tháng 5 năm 2022
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm Sáng kiến ngành GD&ĐT Ninh Bình Chúng tôi gồm: 2
  3. Tỷ lệ % Trình đóng góp Năm độ TT Họ và tên Nơi công tác Chức danh vào việc tạo sinh chuyên ra sáng môn kiến 1 Nguyễn Xuân Cảnh 1977 Trung tâm GDTX, Phó giám đốc Thạc sĩ 20% TH&NN 2 Phạm Thanh Lịch 1984 P.trưởng phòng Thạc sĩ 20% 3 Tạ Văn Hải 1962 Giám đốc Thạc sĩ 20% 4 Vũ Văn Cường 1985 P.trưởng phòng Thạc sĩ 20% 3
  4. 5 Nguyễn Đình Toản 1982 CT Công đoàn Đại học 20% I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ trực tuyến hồ sơ giáo viên tại trung tâm GDTX, TH&NN tỉnh Ninh Bình”. II. Lĩnh vực áp dụng: Công nghệ thông tin, Quản lý giáo dục. III. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2021 - 2022 IV. Mô tả bản chất sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Hồ sơ giáo viên bao gồm kế hoạch cá nhân, kế hoạch bài học, sổ công tác, sổ chủ nhiệm,… hiện nay tại trung tâm GDTX, TH&NN vẫn sử dụng hình thức viết tay hoặc soạn trên máy rồi in ra duyệt thủ công. Với cách thức thực hiện và quản lý như vậy gây ra rất nhiều hạn chế như: Mỗi năm, giáo viên một số môn học nhiều tiết phải in tới 7-8 trăm trang giáo án nộp lên Ban giám đốc và tổ trưởng chuyên môn để kiểm tra, ký duyệt khiến cho giáo viên cũng như người duyệt mệt mỏi. Nhưng rồi, năm này qua năm khác thì chuyện tổ chuyên môn duyệt giáo án mỗi lần một tuần theo quy định và mỗi học kỳ Ban giám đốc duyệt 1 lần cứ lặp đi, lặp lại. Ngoài ra, mỗi khi kiểm tra chuyên đề, kiểm tra nội bộ, thanh tra thì giáo viên còn được kiểm tra giáo án thêm một vài lần nữa. Giáo viên cứ ôm đi, ôm về và phải giữ gìn cẩn thận từng trang giáo án suốt cả năm học cũng khiến cho họ cảm thấy chán ngán. Không chỉ giáo án mà các hồ sơ sổ sách khác cũng tương tự. Đặc biệt đây cũng là một tiêu chí thi đua quan trọng của giáo viên, được đánh giá, cho điểm rất chặt chẽ tuy nhiên với cách thực hiện thủ công nên đôi khi vẫn xảy ra tình trạng thiếu sót và chưa minh bạch. 2. Giải pháp mới cải tiến Ngày nay Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) là điều không còn quá xa lạ với mọi người. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, áp dụng những tiến bộ đó vào trong sản xuất khiến cho năng suất lao động ngày càng tăng cao, đó là tự động hóa trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, các hệ thống không gian mạng thực – ảo, điện toán đám mây, điện toán nhận thức, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,… Đây được coi là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Chính vì thế CNTT&TT là những hành trang không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại. 4
  5. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, cải cách thủ tục hành chính dạy và học trong ngành GD&ĐT nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng là yêu cầu cấp thiết giúp cho việc quản lý nắm bắt đầy đủ, toàn diện, minh bạch, chi tiết, khoa học, chính xác trong bất kỳ thời điểm nào, tiết kiệm được thời gian, nhân lực, vật lực, đồng thời giảm thiểu những phiền hà, góp phần nâng cao chất lượng, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Do đó, việc triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin đổi mới trong quản lý, cái cách thủ tục hành chính, dạy và học tại Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình là rất cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại nêu trên, giúp cho việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học một cách đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp mọi lúc, mọi nơi qua các thiết bị CNTT&TT có kết nối Internet. Đặc biệt, trong Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 10/11/2020 vừa qua cũng đã gợi mở cho các ngành giáo dục địa phương và nhà trường có thể áp dụng nhiều cách quản lý hồ sơ số sách khác nhau. Khoản 4, Điều 21 quy định rõ: “Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy (quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 21) theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Từ kinh nghiệm rút ra qua nhiều năm theo dõi, tham mưu chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống lưu trữ và quản lý trực tuyến hồ sơ giáo viên tại Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình giúp cho việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học một cách đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm. Hệ thống được lập trình bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở sữ liệu MySQL và được tích hợp vào website của trung tâm tại địa chỉ: https://hsgv.gdtx- thnn.ninhbinh.vn 2.1 Mô tả bản chất của giải pháp mới: Để xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ trực tuyến hồ sơ giáo viên của trung tâm nhóm tác giả đã sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; đây cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. - PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay còn gọi là một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ. Nó được khởi chạy ở phía server nhằm sinh ra các mã html trên client. Các mã lệnh PHP có thể được nhúng vào trong HTML nhờ sử dụng cặp thẻ PHP. 5
  6. - MysQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu với một hệ cơ sở dữ liệu tự do mã nguồn mở. Hiện nay, nó là hệ quản trị cơ sở dữ liệu được các nhà phát triển lập trình ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong quá trình phát triển dữ liệu. MySQL có hệ quả trị cơ sở dữ liệu ổn định và rất dễ sử dụng. Nó có tính khả chuyển và được hoạt động trên một hệ điều hành được cung cấp một hệ thống lớn bao gồm các hàm có tính tiện ích cao. Ngoài ra, MySQL còn có tính bảo mật rất cao. Nó rất thích hợp với những ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải MySQL miễn phí từ các trang chủ của nó. Hệ thống quản lý, lưu trữ trực tuyến hồ sơ giáo viên của trung tâm được xây dựng với các tính năng cơ bản sau: a) Quản trị hệ thống: Hệ thống quản lý, lưu trữ hồ sơ được chia thành 4 cấp người sử dụng với các tính năng, quyền truy cập sử dụng khác nhau: Trong đó cao nhất là Ban giám hiệu đồng thời là quản trị hệ thống, tiếp đến là các tổ trưởng chuyên môn, rồi đến giáo viên (có giáo viên chủ nhiệm và không chủ nhiệm) cuối cùng là nhân viên. b) Hồ sơ giáo viên: Phần này dành cho giáo viên thực hiện việc quản lý, lưu trữ trực tuyến toàn bộ hồ sơ, sổ sách công tác của từng năm học, bao gồm sổ chủ nhiệm, sổ công tác năm học, kế hoạch công tác tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân, kế hoạch bài học (giáo án), sổ theo dõi học sinh…Với không gian lưu trữ rất lớn trên host sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên các giáo viên có thể thoải mái lưu trữ toàn bộ hồ sơ, sổ sách của mình một cách hệ thống, và dễ dàng truy cập trên nhiều thiết bị chỉ cần có kết nối internet. 6
  7. c) Quản lý hồ sơ giáo viên: Phần này dành cho Ban giám đốc quản lý, theo dõi, xét duyệt, kiểm tra các loại kế hoạch, giáo án, sổ sách… của từng giáo giáo viên, từng tổ chuyên môn trực tuyến mà không cần phải in ra nộp. Ban giám đốc cũng có thể thực hiện quản lý danh sách phòng chuyên môn, tổ chuyên môn cũng như danh sách toàn bộ cán bộ giáo viên của trung tâm. 7
  8. d) Thống kê, báo cáo: Thực hiện việc thống kê, theo dõi, kiểm tra để chấm điểm thi đua cho các giáo viên cũng như các tổ chuyên môn. Có thể xuất điểm ra định dạng Excel để kết hợp với điểm chấm thi đua của các nội dung khác. Việc thực hiện chấm điểm thi đua nội dung này của giáo viên đảm bảo được tính công bằng, công khai, minh bạch. 2.2 Tính mới, tính sáng tạo của hệ thống Hệ thống ra đời đáp ứng các tiêu chí chủ yếu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới trong quản lý, cải cách thủ tục hành chính, dạy và học; Hệ thống đã cung cấp đầy đủ, đa dạng, kịp thời, nhanh chóng, chính xác các thông tin về quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học một cách đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm tại Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh. Hệ thống giúp giáo viên tiết kiệm rất nhiều giấy mực; không còn phải lo quên, mất hồ sơ, sổ sách, chỉ cần có thiết bị thông minh và internet là có thể truy xuất để sử dụng, kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa khi cần. Hệ thống giúp cho cán bộ quản lý có thể dễ dàng kiểm tra, duyệt hồ sơ, sổ sách của giáo viên một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời cũng giúp cán bộ quản lý có thể thông báo, triển khai các kế hoạch chuyên môn đến tất cả các cán bộ, giáo viên một cách nhanh chóng, kịp thời mà không phải triển khai họp trực tiếp. Hệ thống cũng giúp cho việc chấm điểm thi đua của danh mục hồ sơ giáo viên được minh bạch, rõ rang. Các giáo viên có thể theo dõi, kiểm tra chéo nhau trên hệ thống. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội Sau hơn 01 năm triển khai, có thể đánh giá hiệu quả của hệ thống như sau: 8
  9. a) Lợi ích về mặt kinh tế Thực tế khi áp dụng giải pháp mới tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh trong năm học 2021 - 2022 cho toàn thể cán bộ, giáo viên đã tiết kiệm được khoảng 55 triệu đồng so với giải pháp cũ. Cụ thể 9
  10. Khái toán kinh phí (triệu đồng) TT Nội dung công việc Giải Giải Chi phí Ghi chú pháp cũ pháp mới tiết kiệm Chi phí cho in ấn giáo Giải pháp cũ: 1.000.000đ x 50 án, phô tô tài liệu, văn người /năm 1 50 0 50 bản điều hành, thông Giải pháp mới: 0 đồng. báo, lịch công tác, …. Kinh phí chi cho quản Giải pháp cũ: 500.000đ x 10 2 lý, chỉ đạo, kiểm tra, ký 5 0 5 người /năm duyệt định kì hàng năm Giải pháp mới: 0 đồng. 10
  11. Khái toán kinh phí (triệu đồng) TT Nội dung công việc Giải Giải Chi phí Ghi chú pháp cũ pháp mới tiết kiệm Tổng chi phí mỗi năm: 55 0 55 11
  12. b) Hiệu quả xã hội - Giảm được chi phí: Với sự phát triển của Internet, mạng xã hội chi phí cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, giải quyết một số thủ tục hành chính, dạy và học sẽ được giảm đáng kể. - Tính linh hoạt: Đa số người học, người dân đều có máy vi tính, IPAD, điện thoại thông minh, … nên có thể truy cập vào hệ thống, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi tham gia vào hệ thống không phụ thuộc vào không gian và thời gian thông qua máy tính, các thiết bị di động và mạng xã hội có kết nối Internet. - Tính đồng bộ: Hệ thống đã được thiết kế trên nền tảng công nghệ mới, nội dung được xây dựng dựa trên các yêu cầu, nhu cầu về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm nên đảm bảo khai thác, sử dụng đồng bộ trong Trung tâm. - Tự định hướng, tự điều chỉnh: Vì hệ thống được phân tích, xây dựng thiết kế bởi đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nên có thể tự định hướng, thay đổi, điều chỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị. - Tương tác và hợp tác: Trên hệ thống trực tuyến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh, học viên có thể trao đổi, tương tác với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp; ngoài ra có thể giao lưu, trao đổi, thảo luận, mở rộng quan hệ, tương tác với một người hoặc một nhóm người cùng lúc. 4. Khả năng áp dụng của sáng kiến a) Điều kiện áp dụng - Về điều kiện cơ sở vật chất: Tính đến cuối năm học 2020-2021, Trung tâm đã có 05 đường truyền Internet tốc độ cao, phủ sóng Wifi tại tất cả các điểm của Trung tâm (tại cả 02 cơ sở) phục vụ hoạt động của đơn vị. Trung tâm có 04 phòng ứng dụng CNTT&TT với gần 100 máy tính có kết nối mạng, ngoài ra đã trang bị hơn 20 máy tính cho cán bộ, giao viên nhân viên khai thác sử dụng có cài đặt các chương trình ứng dụng và chương trình quét virus an toàn. 100% cán bộ, giáo viên, đa số phụ huynh học sinh có điện thoại di động (trong đó nhiều người có máy vi tính, điện thoại thông minh). - Về nhân lực: Trung tâm có phòng CNTT&TT riêng phụ trách theo dõi, quản trị Hệ thống; có 68 cán bộ, giáo viên đã được tập huấn, kiểm tra, sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng, thiết kế bài giảng. Ngoài ra, hằng năm Trung tâm liên tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học; phong trào ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập được đẩy mạnh, giáo viên thường xuyên sử dụng internet, bài giảng, giáo trình điện tử phục vụ dạy học. - Đối với người sử dụng: Chỉ cần có máy tính, Iphone, IPad kết nối mạng Internet để truy cập vào hệ thống. b) Khả năng áp dụng 12
  13. Với các điều kiện về cơ sở hạ tầng CNTT&TT và nhân lực đảm bảo, việc áp dụng thành công hệ thống là rất rõ. Từ năm học 2020-2021, giải pháp của chúng tôi đã triển khai tốt tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh đáp ứng yêu cầu đặt ra của nhóm tác giả khi phân tích, thiết kế hệ thống được cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học viên học sinh nhiệt tình ủng hộ triển khai. Hiện tại: Hệ thống đang hoạt động ổn định tại địa chỉ https://hsgv.gdtx- thnn.ninhbinh.vn Tương lai: Nhóm tác giả đang phát triển để xây dựng thêm nhiều tính năng hữu ích nữa. - Nhóm tác giả sẽ chuyển giao công nghệ đến các cơ sở giáo dục (các trường TH, THCS, THPT, TT GDNN-GDTX) trong và ngoài tỉnh có nhu cầu. Từ các số liệu thống kê, nhóm tác giả nhận định cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực trong ngành đảm bảo đủ điều kiện để triển khai hệ thống thành công. c) Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 13
  14. TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Trình độ Nội dung công việc Phó giám Áp dụng thử và áp dụng 1 Nguyễn Xuân Cảnh 21/07/1977 ThS đốc sáng kiến lần đầu Phó giám Áp dụng thử và áp dụng 2 Dương Thành Trung 19/04/1979 ĐH đốc sáng kiến lần đầu Phó giám Áp dụng thử và áp dụng 3 Lê Thị Bình 01/03/1984 ĐH đốc sáng kiến lần đầu Phó giám Áp dụng thử và áp dụng 4 Lê Kiên Trung 26/12/1979 ThS đốc sáng kiến lần đầu Trưởng Áp dụng thử và áp dụng 5 Nguyễn Thị Nhung 09/04/1982 ĐH phòng sáng kiến lần đầu Trưởng Áp dụng thử và áp dụng 6 Phạm Ngọc Đăng 07/01/1984 ĐH phòng sáng kiến lần đầu Văn thư, Áp dụng thử và áp dụng 7 Dương Thị Nhung 09/01/1982 TH giáo vụ sáng kiến lần đầu Nhân viên Áp dụng thử và áp dụng 8 Vũ Thị Phương 15/08/1990 ĐH CNTT sáng kiến lần đầu Trưởng Áp dụng thử và áp dụng 9 Đào Thị Lệ Thủy 05/11/1977 ĐH sáng kiến lần đầu phòng 1 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Vũ Văn Cường 11/01/1985 ThS 0 phòng sáng kiến lần đầu 1 Áp dụng thử và áp dụng Đặng Anh Tuấn 23/04/1974 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 1 1 Áp dụng thử và áp dụng Bùi Lan Hương 11/11/1988 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 2 1 Áp dụng thử và áp dụng Trần Văn Hải 27/09/1989 Giáo viên ThS 3 sáng kiến lần đầu 1 Trưởng Áp dụng thử và áp dụng Đào Thị Hải Yến 11/11/1983 ThS 4 phòng sáng kiến lần đầu 1 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thị Thuý Vân 25/08/1979 ThS 5 phòng sáng kiến lần đầu 1 Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thị Thuý 28/10/1976 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 6 1 Áp dụng thử và áp dụng Trương Thị Phương 10/06/1985 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 7 1 Áp dụng thử và áp dụng Đinh Thành Đạt 17/02/1984 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 8 1 Trưởng Áp dụng thử và áp dụng Lưu Thị Hà 19/04/1978 ĐH sáng kiến lần đầu 9 phòng 2 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Đinh Thị Thu Hà 06/09/1982 ĐH sáng kiến lần đầu 0 phòng 2 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thị Hiền 21/09/1981 ĐH sáng kiến lần đầu 1 phòng 14
  15. TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Trình độ Nội dung công việc 2 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Lê Đức Dầu 27/02/1980 ĐH sáng kiến lần đầu 2 phòng 2 Áp dụng thử và áp dụng Vũ Thị Thanh Nhàn 18/01/1985 Giáo viên ThS sáng kiến lần đầu 3 2 Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thị Hảo 07/11/1985 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 4 2 Áp dụng thử và áp dụng Lưu Kim Luyện 06/01/1981 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 5 2 Áp dụng thử và áp dụng Đỗ Thị Khánh 02/09/1982 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 6 2 Áp dụng thử và áp dụng Trần Thị Minh Hảo 05/03/1985 Giáo viên ThS sáng kiến lần đầu 7 2 Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thanh Khiết 31/07/1970 Giáo viên ĐH sáng kiến lần đầu 8 2 Chủ tịch Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Đình Toản 11/11/1982 ĐH sáng kiến lần đầu 9 CĐCQ 3 Trưởng Áp dụng thử và áp dụng Lê Thị Doanh 11/08/1984 ĐH sáng kiến lần đầu 0 phòng 3 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thị Phương 21/12/1979 ĐH sáng kiến lần đầu 1 phòng 3 Phó trưởng Áp dụng thử và áp dụng Phạm Thanh Lịch 06/08/1984 ThS 2 phòng sáng kiến lần đầu 3 Bi thư Đoàn Áp dụng thử và áp dụng Nguyễn Thị Hồng Lan 10/05/1981 ĐH 3 TNCSHCM sáng kiến lần đầu 15
  16. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Bình, ngày 05 tháng 5 năm 2022 16
  17. XÁC NHẬN NGƯỜI NỘP ĐƠN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Nguyễn Xuân Cảnh 17
  18. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế tị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; 2. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; 3. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. 4. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 5. Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 6. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. 18
  19. 7. Quyết định số 80/2014/Đ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. 8. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. 9. Web 2.0 for eGovernment: why and how? - David Osimo, Clara Centeno, Jean-Claude Burgelman (JRC – IPTS European Commission). 10. Libraries and E-Learning - CARL E-Learning Working Group 11. Web 2.0 Tutorials - http://www.ala.org 12. Ontological Web Portal for Educational Ontologies - Darina Dicheva, Sergey Sosnovsky, Tatiana Gavrilova, Peter Brusilovsky (Winston-Salem State University, Department of Computer Science 601 Martin Luther King, Jr. Drive, Winston Salem, N.C. 27110, USA). 13. Trung tâm Điện toán và truyền số liệu (2005), Quản trị mạng và các thiết bị mạng, Hà Nội./. 14. ICT Transforming Education 15. E-Learning, A Guidebook of Principles, Procedures and Practices 19
  20. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRUNG TÂM TIN HỌC – NGOẠI NGỮ VÀ HƯỚNG NGHIỆP -----  ----- PHỤ LỤC SÁNG KIẾN XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, LƯU TRỮ TRỰC TUYẾN HỒ SƠ GIÁO VIÊN TẠI TRUNG TÂM GDTX, TH&NN TỈNH NINH BÌNH Đồng tác giả: 1. Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Phó giám đốc Trung tâm GDTX, TH&NN. 2. Ông Phạm Thanh Lịch, Giáo viên Trung tâm GDTX, TH&NN. 3. Ông Nguyễn Đình Toản, Chủ tịc CĐ Trung tâm GDTX, TH&NN. 4. Ông Phạm Hoài Thanh, Chuyên viên Sở GD&ĐT. Đơn vị: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình Ninh Bình, tháng 4 năm 2022 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1