Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược
lượt xem 7
download
Đây là mô hình dạy học dựa trên bài giảng điện tử Elearning kết hợp hài hòa giữa học trực tuyến và học chính khóa được nhiều giảng viên tại các trường học ở Mỹ, Autralia và nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng; những năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược
- 1. Lời giới thiệu Trong nền giáo dục truyền thống từ xa xưa đến nay, chúng ta đã khá quen thuộc với hình ảnh những ông đồ mặc áo dài the gõ đầu trẻ; rồi đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, người học ngồi dưới cắm cúi, hý hoáy chép từng từ từng chữ. Kết quả sau đó chắc ai trong chúng ta cũng đã nắm được, người học như những cỗ máy kiến thức khô khan, không biết thực hành hay ứng dụng vào thực tiễn. Đó chính là hệ quả của một nền giáo dục truyền thống với việc lạm dụng quá nhiều kiến thức lý thuyết mà không có sự chú trọng tới vận dụng, thực hành. Với cách dạy học như vậy, nền giáo dục không thể đạt được mục tiêu giáo dục của thời đại mới là nhằm đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng tự học suốt đời, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác… Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, và phải có một cuộc cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy: Thay vì phải ép người học phải ngồi hàng tiếng đồng hồ nghe những bài giảng đã quá quen thuộc và thiếu sự hấp dẫn, tại sao chúng ta không tận dụng quãng thời gian đó dành cho các hoạt động tương tác trên lớp? Bởi lẽ những hoạt động đó mang lại nhiều giá trị, nhiều lợi ích cho người học hơn trong yêu cầu của xã hội hiện nay. Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ của ICT mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: học mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt đời (life long), dạy cho mọi người (any one) ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Năng lực tự học trở thành năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho người học ngay từ bậc học phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông (THPT). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay? Những năm gần đây, chắc hẳn những người quan tâm đến giáo dục đã không còn xa lạ với thuật ngữ Elearning – học trực tuyến, một hình thức tự học hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông. Elearning mang lại sự thay đổi lớn lao trong việc tiếp cận các nguồn tài 1
- nguyên giáo dục cùng với hàng loạt các ưu điểm khác nhau như thoải mái, linh hoạt, cá nhân hóa người học,... mở ra nhiều cơ hội, điều kiện học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người, góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh (HS). Tuy nhiên, Elearning cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như đòi hỏi học sinh phải có tính tự chủ lớn, có động lực học tập cao. Thông qua Elearning, HS chủ yếu học được kiến thức hơn là học được cách vận dụng kiến thức và không có nhiều điều kiện để học và rèn luyện các năng lực cần thiết như năng lực giao tiếp, năng lực làm việc theo nhóm và năng lực tự học như ở các lớp học chính khóa. Như vậy có thể thấy rằng không thể thay thế, phủ nhận vai trò của lớp học chính khóa đối với việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Thời gian trên lớp dùng để triển khai kênh giao tiếp trực tiếp giữa GV với HS và giữa HS với nhau, giúp khuyến khích, nâng cao động lực học tập, góp phần bồi dưỡng cho HS năng lực tự học. Trên lớp, HS không chỉ được học kiến thức mà còn được học nhân cách, phương pháp truyền đạt kiến thức, cách thức làm việc, học tập, nghiên cứu của thầy, trao đổi, học hỏi với các bạn, … là những nhược điểm mà Elearning chưa giải quyết được. Mặt khác, trong điều kiện giáo dục Việt Nam, lớp học chính khóa ở bậc THPT còn gặp nhiều khó khăn như bị giới hạn thời gian của tiết học, phụ thuộc nhiều vào kiến thức nền tảng và khả năng học tập của mỗi HS. Với những khó khăn trên, tôi mạnh dạn đề xuất tới phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (FL) – một mô hình có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm nội tại của cả Elearning và lớp học chính khóa. Lớp học đảo ngược sẽ điền khuyết những vấn đề còn thiếu sót của Elearning và ngược lại. Trong lớp học đảo ngược, Elearning được sử dụng như một phương tiện hiện đại, giúp phân phối các tài nguyên học tập, các bài giảng video, câu hỏi đóng kiểm tra mức độ tiếp thu giúp cá nhân hóa việc học, để HS tự học ở nhà,... Giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu hơn đồng thời bồi dưỡng cho học sinh các năng lực tự học. Môn Lịch sử với phương pháp dạy học truyền thống nhiều năm trước đã không còn gây được hứng thú, chú ý và sự yêu thích của nhiều thế hệ học sinh. Bởi đặc thù 2
- kiến thức khiến nhiều học sinh cảm thấy khô khan, khó nhớ, khó thuộc,…, lại thêm phương pháp giáo dục truyền thụ một chiều, thiếu sự linh động và hấp dẫn đã khiến cho nhiều học sinh cảm thấy chán nản và xa rời dần bộ môn này. Những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và quyết tâm đổi mới căn bản toàn diện của Bộ giáo dục, đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học, nhiều giáo viên đã cố gắng tìm tòi, thử nghiệm nhiều phương pháp dạy học tiên tiến có sự ứng dụng khá hiệu quả của các phương tiện công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều giáo viên vẫn chưa ứng dụng tốt công nghệ thông tin, khiến bài giảng trở thành một bài thuyết trình với những slide trình chiếu đơn thuần, hoặc vì áp dụng quá nhiều phương pháp và hoạt động vào tiết học, dẫn đến hiện tượng “cháy giáo án” hoặc làm cho học sinh cảm thấy ngạt thở, rối rắm, không tập trung được vào kiến thức cơ bản. Mô hình “Lớp học đảo ngược” – Flipped Classroom sẽ là một giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Đây là mô hình dạy học dựa trên bài giảng điện tử Elearning kết hợp hài hòa giữa học trực tuyến và học chính khóa được nhiều giảng viên tại các trường học ở Mỹ, Autralia và nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng; những năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Hy vọng với phương pháp dạy học mới này sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn của giáo dục nói chung, của việc dạy và học môn Lịch sử nói riêng, góp phần làm cho chất lượng giáo dục được nâng cao. 2. Tên sáng kiến: “Xây dựng và sử dụng bài giảng Elearning vào dạy học Tiết 20 Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Hoài. Địa chỉ: Trường THPT Bình Xuyên – Huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0395.728.270. Email: phanhoai.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn. 3
- 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Hoài Địa chỉ: Trường THPT Bình Xuyên – Huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 12 trường THPT Bình Xuyên (Năm học 2018 – 2019). 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đâu: 10/11/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: (Nội dung sáng kiến) 7.1. Những vấn đề chung. 7.1.1. Một vài nét chung về bài giảng điện tử Elearning: Khái quát chung: Trong những năm qua, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, việc dạy học với sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet đã và đang trở nên quen thuộc, đặc biệt là thuật ngữ ELearning đã ngày càng phổ biến. Thuật ngữ ELearning được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ sáng kiến này, người viết đề cập đến bài giảng Elearning theo tài liệu tập huấn bài giảng điện tử Elearning của Cục công nghệ thông tin – Bộ giáo dục và Đào tạo như sau: Elearning (Còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Bài giảng Elearning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện gồm: phim, hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh,… và tuân thủ một trong các chuẩn như HTML, SCROM. Như vậy, qua cách tiếp cận trên cho thấy bài giảng Elearning khác hoàn toàn với các khái niệm như giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (power point) thường thấy. Những bài giảng điện tử thông thường không có khả năng tương tác với người học, và chỉ được sử dụng làm công cụ hỗ trợ cho giáo viên trong các 4
- giờ học chính khóa. Còn bài giảng Elearning có thể dùng cho học ngoại tuyến (offline) hay trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường lớp, không bị gò bó bởi thời gian. Để soạn được bài giảng điện tử Elearning có thể dùng rất nhiều phần mềm soạn thảo. Nhưng trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ xin đề cập tới cách soạn thảo bài giảng Elearning dựa trên phần mềm MPowerpoint kết hợp với phần mềm Ispring 8.7 cùng một số phần mềm hỗ trợ như Camtasia,… Đặc điểm của Elearning Trên cơ sở các nghiên cứu thực tiễn, các nhà nghiên cứu giáo dục đã khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng ELearning trong hoạt động dạy và học, bồi dưỡng cho HS những năng lực cần thiết. Từ các kết quả nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm của Elearning như sau: Tính linh hoạt: Với mỗi bài học Elearning có thể tùy biến theo nhu cầu và hoàn cảnh của học viên. Người học tự do lựa chọn bài học, chương trình học theo ý thích, phù hợp với trình độ, tốc độ tiếp thu của bản thân, mở ra nhiều cơ hội học tập cho mọi người. Sự thoải mái: Với bài giảng Elearning, người học không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Người học có thể học tập mọi nơi, mọi lúc theo nhu cầu của mình chỉ cần có máy tính, Tablet, smartphone được kết nối mạng. Tất cả các bài giảng và tài liệu cần thiết được cung cấp qua các nền tảng trực tuyến, dễ dàng để truy cập. Khi học với Elearning, người học không phải mất thời gian, chi phí đi lại đến lớp, không cần tuân thủ theo thời gian biểu cứng nhắc (phải dậy sớm, mặc quần theo quy định khi đến lớp...). Khả năng tự học tự định hướng: Người học tự xác định lịch trình học tập theo nhu cầu cá nhân của mình; có thể hoàn thành các mục tiêu bất cứ lúc nào. Với ưu điểm này, E learning cho phép họ tiến bộ với nhịp điệu riêng, phù hợp với họ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khóa học Elearning có thể yêu cầu thời hạn hoàn 5
- thành. Ví dụ, HS phải hoàn thành khóa học trước khi khóa học kết thúc theo lịch quy định của nhà trường. Có khả năng tiêu chuẩn tái hiện: Các khóa học Elearning được thiết kế theo một quy trình chuẩn hóa và nhất quán trong việc phân phối nội dung. Nội dung học tập đa phương tiện, phong phú, lôi cuốn. Người học dễ dàng xem lại, kéo nhanh hoặc lưu lại lâu hơn ở các đơn vị kiến thức mà cá nhân quan tâm, cần hiểu rõ hơn. Tài liệu học, các bài kiểm tra đã làm có thể được lưu trữ lại và người học có thể tham khảo lại khi cần. Tương tác chia sẻ: Người học có thể tương tác với nhau hoặc với GV, phản hồi và chia sẻ những điều đã biết, qua đó tiếp nhận và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của bản thân. Khi cần hỗ trợ hoặc thắc mắc, người học chỉ cần truy cập bảng hỗ trợ để gửi câu hỏi đến GV. Phản hồi tức thì: Thông thường cuối mỗi môđun, người học được làm kiểm tra để đánh mức độ tiếp nhận kiến thức vừa học. Elearning hỗ trợ phản hồi kết quả ngay lập tức, qua đó người học sẽ biết được mức độ tiếp thu của mình, kiến thức nào cần nghiên cứu lại hoặc gửi thông báo chúc mừng họ đã hoàn thành môđun học đó. Tự do thể hiện: Trong quá trình học tập, đôi lúc người học có thể mắc các sai sót. Elearning cho phép người học không phải xấu hổ khi bị sai sót. Điều này khuyến khích việc khám phá và thử nghiệm các ý tưởng. Nếu làm sai, người học hoàn toàn có thể bắt đầu lại mà không gặp trở ngại gì. Nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính và Internet: Học tập với Elearning giúp người học rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính một cách dễ dàng. Bằng cách sử dụng máy tính mỗi khi học, họ sẽ dần dần trở nên giỏi hơn trong việc truy cập Internet và máy tính. Trên cơ sở những đặc điểm của Elearning, chúng ta có thể thấy đây là phương pháp dạy học mới, có ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tăng cường khả năng tự học của Học sinh và sẽ trở thành môi trường học tập trong xã hội tương lai. Tuy 6
- nhiên, trong thời điểm hiện tại khi kho bài giảng Elearning chưa thực sự được chuẩn hóa, cũng như người học với khả năng tự học bằng giáo trình Elearning chưa cao thì việc có sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp để tiếp cận dần với bài giảng Elearning là vẫn rất cần thiết. Nhất là bài giảng Elearning đôi khi chưa thể chuyển tải hoàn toàn đầy đủ các kiến thức quan trọng hoặc đi vào chiều sâu của kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức… Lúc này, vai trò của thầy cô giáo trên lớp học cũng còn khá quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp cận dần với bài giảng Elearning cũng như giúp các em làm sáng tỏ những vấn đề mà chưa tự mình tìm ra được, nâng cao khả năng tìm tòi sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 7.1.2. Một vài nét về mô hình lớp học đảo ngược * Khái quát chung: Lớp học đảo ngượ c (FL Flipped Classroom) là mô hình giáo dục tiên tiến đượ c ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ Elearning và phươ ng pháp đào tạo hiện đại. Mô hình này (FL) được hiểu một cách đơn giản nhất là “đảo ngược/đảo trình lớp học là chuyển đổi những hoạt động trong lớp ra ngoài lớp và ngược lại”. Hoạt động này có thể tóm tắt dưới dạng bảng sau: Bảng 1. Hoạt động chuyển đổi giữa lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống. Loại hình Trong lớp học Ngoài lớp học Lớp học truyền thống Bài học/Bài giảng Bài tập và luyện tập Lớp học đảo ngược Bài tập và luyện tập Bài giảng Elearning (Video bài giảng) Đặc điểm lớn nhất của mô hình lớp học đảo ngược đó chính là dạng thức học tập kết hợp (Elearning) giữa học tập trực tuyến và học tập giáp mặt và có sự đảo ngược tiến trình học tập của người học. Theo phươ ng pháp dạy học truyền thống thì học sinh tới trườ ng, lắng nghe th ầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập… Nhưng với mô hình lớp học đảo ngượ c thì học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. 7
- Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt độ ng hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu như giải đáp các thắc mắc của học sinh, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức... * Ưu điểm Việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình ELearning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập mức độ cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking". Như vậy những nhiệm vụ mức độ cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò. Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những giáo trình E Learning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không xao lãng mà tập trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương pháp ELearning. Giáo viên phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến thức thông qua các bài tập nhỏ đi kèm với bài giảng Elearning. Một ưu điểm khác là học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, Ipad, tivi hoặc máy tính bàn có kết nối Internet... Phân biệt rõ thời gian trên lớp chỉ luyện tập và ôn tập, hỏi đáp kiến thức, không bị lẫn với thời gian nghe giảng như phương pháp truyền thống. Giảm được thời gian dành cho những khái niệm mà học sinh dễ dàng nắm bắt để tập trung vào các vấn đề khó hơn, đào sâu hơn. Lý do này xuất phát từ việc đôi khi giáo viên khó xác định chính xác khái niệm nào học sinh dễ nắm bắt và khái niệm nào thì khó khăn. Đôi khi, giảng kĩ một khái niệm cho nhóm học sinh này sẽ lấy đi thời gian của các nhóm học sinh đã hiểu còn lại. Cách giải quyết là học sinh chỉ cần tua video xem lại đoạn chưa hiểu. Như vậy, lớp học đảo ngược sẽ giúp: 8
- Hướng vào dạy học cá thể. Giáo viên có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếp cận các học sinh yếu kém. • Học sinh có thể thu lại hoặc xem đi xem lại đoạn video bài giảng chưa hiểu. • Học sinh vắng mặt sẽ không bỏ lỡ bài giảng. • Có được nhiều thời gian hơn cho các hoạt động học trên lớp. • Phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên trong việc hướng dẫn học tập của học sinh. Nhược điểm Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm khi vận dụng vào quá trình dạy học ở phổ thông do đặc thù của giáo dục mỗi nước cũng như tính cách và kỹ năng của học sinh. Trước hết nó làm mất nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giảng của giáo viên. Với khối lượng kiến thức khổng lồ và số môn học trong một năm quá nhiều thì việc học tập theo phương pháp này là khó khả thi. Cộng với việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa rõ ràng theo tiêu chí đánh giá toàn diện chứ không chỉ chú trọng đánh giá về mặt nội dung thì giáo viên vẫn còn vất vả chạy theo kiểu “thi gì dạy nấy". Ngoài ra, muốn thực hiện các bài giảng ELearning và sử dụng các công cụ khác để tổ chức hoạt động học tập trong lớp thì đòi hỏi giáo viên phải giỏi về công nghệ và vững về phương pháp. Mặc dù vậy, không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác hoặc do đường truyền Internet kém sẽ gây gián đoạn việc học tập ở nhà. Cuối cùng giáo viên, tổ bộ môn phải có một kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học vì không phải bài học nào cũng phù hợp với phương pháp này. Nếu khắc phục được những nhược điểm trên thì phương pháp lớp học đảo ngược Flipped classroom sẽ là rất tuyệt vời cho việc rèn kỹ năng trong thế kỷ 21. 7.1.3. Tiện ích Google Classroom – nơi quản lý bài học trực tuyến hiệu quả. Giới thiệu chung về tiện ích Google Lớp học. Tiện ích Lớp học trên Google (Google Classroom) là một công cụ mới trong công cụ Google hỗ trợ giáo dục (Google Apps for Education) giúp giáo viên tạo và sắp xếp bài học, bài tập một cách nhanh chóng, cung cấp phản hồi một cách hiệu quả và giao tiếp với các lớp học của họ một cách dễ dàng. Lớp học này còn giúp học sinh sắp 9
- xếp bài tập của mình trong Google Drive, hoàn thành và nộp bài tập cũng như trực tiếp giao tiếp với giáo viên và bạn cùng lớp của họ bằng hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, nó còn có chức năng tạo và thu bài tập, chấm điểm: Lớp học kết hợp với Google Tài liệu, Drive và Gmail giúp giáo viên tạo và thu bài tập không cần giấy. Họ có thể nhanh chóng xem những ai đã hoặc chưa hoàn thành bài tập và cung cấp phản hồi trực tiếp, theo thời gian thực đến từng học sinh. Thêm vào đó, nó còn có vai trò nâng cao hiệu quả giao tiếp trong lớp: Giáo viên có thể thông báo, đặt câu hỏi và nhận xét về học sinh theo thời gian thực—nâng cao hiệu quả giao tiếp trong và ngoài lớp học. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chỉ sử dụng tiện ích Google Classroom nhằm tạo ra một kho kiến thức theo từng bài học để học sinh và giáo viên có thể dễ dàng thuận tiện trao đổi với nhau, lưu giữ thông tin… trong thời gian ngoài giờ trên lớp. 7.1.4. Sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình lớp học đảo ngược với bài giảng Elearning bằng tiện ích Google Classroom. Trên cơ sở hiểu những nét cơ bản nhất về bài giảng Elearning, mô hình – phương pháp lớp học đảo ngược, và tiện ích Google Classroom, tôi nhận thấy hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp dạy học đảo ngược thông qua các bài giảng Elearning và đăng tải, quản lý nó bằng tiện ích Lớp học của Google. Đây là Tiện ích đơn giản mà học sinh và giáo viên dễ dàng có thể thực hiện các thao tác để điều hành lớp học trực tuyến. Lớp học đảo ngược là sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc học trực tuyến và học chính khóa trên lớp, nó phát huy được những ưu điểm và hạn chế được các khuyết điểm của hai hình thức này, nhằm mục tiêu cuối cùng là giúp tăng cường khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. 7.2. Các giải pháp thực hiện – Quy trình thực hiện: 7.2.1. Giáo viên lập kế hoạch dạy học: Lựa chọn bài học: 10
- Giáo viên lựa chọn bài dạy là Tiết 20 bài 14: (Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản): Phong trào cách mạng 1930 – 1935(tiết 1). Xác định mục tiêu bài học: Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh nắm được: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 19291933. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 19301931. Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh. Về tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin về sức sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nhiệp cách mạng dân tộc đi lên. Về kĩ năng: Xác định kiến thức cơ bản của bài “Xô Viết Nghệ – Tĩnh”; Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. Về định hướng năng lực hình thành: Năng lực quan trọng nhất là năng lực tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu kiến thức mới, làm việc độc lập; năng lực ứng dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,… Xác định phương pháp: Sử dụng phương pháp Lớp học đảo ngược. Phương tiện: Máy tính, hoặc điện thoại thông minh có nối mạng. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng Elearning về Phong trào cách mạng 1930 – 1931, phiếu học tập (bản cứng hoặc bản mềm). Máy tính, máy chiếu (trên lớp). Chuẩn bị của học sinh: Máy tính hoặc điện thoại thông minh có nối mạng, tự học bài Elearning và làm phiếu học tập ở nhà… 11
- 7.2.2. Soạn bài giảng Elearning: Cách sử dụng các phần mềm như M powerpoint, Camtasia, Ispring,… được viết khá cẩn thận thành các tài liệu tập huấn cơ bản cho giáo viên. Trong phạm vi bài viết của mình, tôi không đi sâu vào từng bước hay cách thức cụ thể để xây dựng bài giảng Elearning mà chỉ có đôi điều lưu ý trong từng bước thực hiện cũng như cách thức sử dụng các phần mềm mà trong thực tế quá trình làm tôi rút ra. Bước 1: Soạn bài giảng powerpoint Bài giảng Powerpoint dùng để thiết kế Elearing có đôi chút khác biệt so với bài giảng powerpoint dạng thô mà giáo viên dùng để giảng dạy hay thuyết trình trên lớp. Nó cần đảm bảo tính đồng nhất, khoa học, rõ ràng, mạch lạc,… Bước 2: Ghi âm, ghi hình (Có sử dụng phần mềm Camtasia tạo, cắt ghép video lời giảng cho phù hợp). Trước khi thực hiện ghi âm, ghi hình, cần viết lời dẫn như một kịch bản sẵn có để ghi âm và ghi hình. Ghi âm: Nên ghi âm bằng điện thoại cho tiếng trong, rõ ràng. Tuy nhiên file ghi âm bằng điện thoại có đuôi m4a, không tương thích với phần mềm soạn bài E learning, bởi vậy cần chuyển đổi đuôi sang mp3 (dùng phần mềm hay có thể chuyển đổi trực tuyến) để chèn vào bài giảng. Ghi hình: Trong quá trình thực hiện, tôi thấy ấn tượng nhất là các video mà có hình giáo viên đứng giảng trên nền là 1 video hoặc 1 hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. Thực tế, làm được điều đó, đầu tiên, tôi quay video đứng giảng bài, trên phông nền là màu xanh lá. Sau đó sử dụng phần mềm Camtasia để lồng hai video vào với nhau, sẽ ra được một video khá thú vị, hấp dẫn. 12
- (Hình 1). Video giáo viên giới thiệu bài học ghép trên nền video về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Bước 3: Sử dụng phần mềm Ispring suit 8.7 để đồng bộ âm thanh, hình ảnh và xây dựng các câu hỏi tương tác. Một vài lưu ý: Nên sử dụng phần mềm Ispring bản 8. vì nó ổn định và dễ làm hơn. Hơn nữa, có thể đầu tư mua bản Việt hóa để giáo viên tự làm thuận tiện, biết các chức năng của từng mục mà không mất công phải dịch hay ghi nhớ nội dung nào. Trong quá trình đồng bộ âm thanh phải làm sao cho khớp các slide với từng hiệu ứng và có thể cho thêm nhạc nền âm lượng nhỏ làm mềm bài giảng hơn, đồng thời có thể che được những tiếng ồn nhỏ do trong quá trình ghi âm bị xen lẫn tạp âm. (Nên dùng nhạc không lời kích thích tư duy cho học sinh). Bên cạnh đó, trong quá trình đồng bộ cũng cần chỉnh sửa âm thanh cho đều nhau tránh chỗ tiếng quá to, chỗ tiếng nhỏ, hay bị hụt hơi… 13
- Xây dựng các câu hỏi tương tác: Thông thường, nhiều giáo viên thường xây dựng các câu hỏi ở đầu bài và cuối bài học nhằm kiểm tra bài cũ và ôn tập lại kiến thức vừa học. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là cần kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh cả trong qua trình lĩnh hội kiến thức mới (ở dạng nhận biết và thông hiểu). Nên trong bài học tôi có xây dựng 5 câu hỏi với 3 hình thức trắc nghiệm: Lựa chọn phương án đúng nhất, Đúng/Sai và Điền khuyết ngay chính trong phần tìm hiểu kiến thức mới. Như vậy bài giảng Elearning có tính tương tác cao hơn, yêu cầu học sinh phải tập trung vào bài học và giáo viên có thể kiểm tra được từng học sinh qua quá trình trả lời. Bởi vì sau mỗi câu hỏi sẽ có phần gửi kết quả phản hồi về email cho giáo viên. Bước 4: Xuất bản bài giảng Elearning: Cần xuất bản bài giảng Elearning theo chuẩn HTML hay SCROM để dễ dàng tương thích với giao diện của các loại máy tính, điện thoại nối mạng. Trong bài làm của mình tôi đã xuất bản theo chuẩn HTML, bài giảng được xem thông qua file index.html hoặc flash.html. 7.2.3. Sử dụng tiện ích của Google Lớp học để đăng tải và quản lý bài học. Bước 1: Trước hết phải yêu cầu học sinh cả lớp cung cấp danh sách học sinh và địa chỉ gmail. Để thuận tiện, cũng có thể giáo viên tạo gmail đồng bộ cho học sinh trong lớp theo số thứ tự. Bước 2: Tiếp theo, giáo viên Đăng nhập vào Gmail và click chuột vào mục ứng dụng. Sau đó, Click vào biểu tượng Lớp học để tạo lớp học mới. (Trong bảng này, đặt Tên Lớp học (bắt buộc) (Tôi đặt tên là lớp 12A7), nếu bạn giảng dạy nhiều học phần có thể mô tả thêm trong mục Phần, bạn có thể tạo chủ đề cho lớp học bằng cách điền vào dòng Chủ đề). 14
- Hình 2. Đăng kí tạo lớp học mới trên Tiện ích Google Classroom. Bước 3: Thêm học sinh vào lớp học (Dựa trên danh sách gmail theo thứ tự đã được chuẩn bị sẵn). Bước 4: Tạo chủ đề bài học và tải phần bài Elearning lên Google Classroom. 7.2.4. Phát phiếu học tập và hướng dẫn HS tự học ở nhà. Giáo viên có thể phát phiếu học tập bằng giấy và yêu cầu các em vào gmail trong Google Classroom để học bài mới qua bài giảng Elearning. Thực tế, tôi đã soạn phiếu học tập, in ra và phát cho học sinh. Phiếu học tập bao gồm các bước cơ bản: hướng dẫn học sinh vào google classroom để lấy bài giảng Elearning, các bước thực hiện và các nhiệm vụ cần làm ở nhà. (Mẫu phiếu học tập tôi phát cho học sinh ở phần phụ lục số 2 trang 28) 7.2.5. Dạy học trên lớp. Tất cả các công đoạn từ số 1 đến số 4 đều là sự chuẩn bị ở nhà của cả giáo viên và học sinh. Giờ học thực tế thường có cấu trúc như sau: Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của học sinh (10 phút) 15
- Giải đáp các thắc mắc và hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức mới (10 phút) Để củng cố thêm kiến thức cho học sinh, tôi cũng dùng một số trò chơi vận động theo từng nhóm để học sinh có sự tương tác, phát huy năng lực hợp tác và để khắc sâu kiến thức (20 phút). Cuối giờ học, tôi lại tiếp tục đưa ra tình huống mang tính vấn đề và yêu cầu HS về nhà thực hiện nghiên cứu tiếp bài giảng Elearning Tiết 21 Bài 14 Phong trào cách mạng 1930 1935 (Tiết 2) đã được đăng tải trên Google Classroom của lớp học và phát phiếu hướng dẫn tự học cho bài học mới (5 phút). Nội dung của phần dạy trên lớp được thể hiện rất rõ trong phụ lục số 1 về giáo án trên lớp, trang 26 16
- 8. Những thông tin cần bảo mật (Không có). 9. Điều kiện để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Điều kiện: Điều kiện về con người: HS lớp 12 Trường THPT Bình Xuyên – Huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Giáo viên: có năng lực ứng dụng CNTT, biết soạn bài giảng Elearning, biết sử dụng thông thạo Gmail, có vốn tiếng Anh nhất định, có tư duy đổi mới và yêu nghề, tâm huyết với nghề. Học sinh: Có phương tiện là máy tính hoặc điện thoại thông minh có nối mạng. Biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, dùng thành thạo gmail, có sự nhiệt tình, ham học hỏi… Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng lớp học, đồ dùng, máy tính, máy chiếu, các thiết bị dạy và học nói chung, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, các tài liệu chuyên môn và tài liệu đổi mới phương pháp giáo dục,… Các phần mềm như M Powerpoint, Camtasia, Ispring suit, … Máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối mạng,… Thời gian: trong năm học Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp đặc biệt là sự quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, phương tiện học tập cho con em mình của các bậc phụ huynh. Kiến nghị: Để sáng kiến có thể áp dụng vào thực tiễn, tôi xin có một số kiến nghị sau: Đối với các cấp quản lí giáo dục: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, kết nối mạng internet...để 17
- giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả nhất. Hỗ trợ giáo viên các công cụ để tạo bài giảng mô hình lớp học đảo ngược. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng được một hệ thống bài giảng Elearning chuẩn hóa đầy đủ để thực hiện việc dạy học được hiệu quả. Tổ chức các đợt tập huấn trên diện rộng cho giáo viên về cách ứng dụng CNTT vào dạy học: cách soạn bài giảng Elearning, sử dụng các phần mềm giáo dục cơ bản,... Bốn là, thay đổi cách đánh giá năng lực người học: người dạy có thể tạo bài tập, rà soát và cho điểm dễ dàng thông qua Google Drive. Năm là các cơ sở giáo dục cần tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho các giáo viên dám mạnh dạn thực hiện các ý tưởng về phương pháp dạy học mới. Đối với giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng: Cần chú trọng việc nâng cao ý thức tự giác học tập của người học bằng cách thay đổi phương pháp giảng dạy ngay từ các bậc đào tạo cấp tiểu học, THCS. (Hiện nay, các cuộc thi online như Olympic toán và Tiếng Anh sẽ là nền tảng quan trọng để học sinh từ bậc tiểu học được làm quen với máy tính và mạng internet phục vụ cho mục đích học tập). Việc chuyển từ lối giảng dạy theo cách truyền đạt kiến thức sang giảng dạy tích cực, bồi dưỡng năng lực người học. phải được áp dụng một cách tích cực và triệt để. Với giáo viên dạy sử, cần phải tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những phương pháp dạy học mới. Từ đó biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại đê phat triên năng l ̉ ́ ̉ ực cho cac em, đông th ́ ̀ ơi t ̀ ạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng môn học lịch sử trường THPT. Đặc biệt, giáo viên phải không ngừng nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Giáo viên tích cực tìm đọc các tài liệu tham khảo, co s ́ ự hiêu biêt vê cac vân đê ̉ ́ ̀ ́ ́ ̀ thực tiên hiên nay: ô nhiêm môi tr ̃ ̣ ̃ ường, xung đôt trên thê gi ̣ ́ ới, biên đao, xu thê toan câu ̉ ̉ ́ ̀ ̀ hoa...làm cho gi ́ ờ học thêm hấp dẫn, sinh động hơn. Đối với học sinh: 18
- Cần chủ động hơn nữa trong học tập: chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức … Ngoài ra, học sinh cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong việc học tập như sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học, thiết kế bài học bằng những hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho mình và cho các bạn xung quanh. Đối với phụ huynh: Cần kết hợp, hỗ trợ giáo dục con em trong những thời gian ngoài giờ lên lớp; tạo điều kiện về phương tiện học tập (máy tính hay điện thoại có kết nối mạng internet), quan tâm đến việc tự học ở nhà của học sinh. Và có sự liên hệ mật thiết với giáo viên để hiệu quả học tập của học sinh trở nên tốt hơn. 10. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả. 10.1.1. Tính hiệu quả. 10.1.1.2. Hiệu quả thực tiễn Tôi đang dạy 02 lớp là lớp 12A6 và 12A7 đều là hai lớp ban Khoa học xã hội (12A6 là khối C, 12A7 là khối D1). Về năng lực học tập môn Lịch sử của hai lớp này tương đối đồng đều. Theo kết quả khảo sát chuyên đề đầu năm, điểm trung bình môn sử của hai lớp như sau: Lớp Lớp 12A6 Lớp 12A7 ĐTB KS 6.89 6.93 Trong quá trình thử nghiệm phương pháp mới, tôi chọn lớp 12A7 thực hiện phương pháp lớp học đảo ngược, còn lớp 12A6 là áp dụng phương pháp dạy học truyền thống. Sau bài học, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá thì nhận được kết quả như sau: (theo kết quả điểm kiểm tra sau bài học trong phụ lục số 4 trang 33): 19
- Lớp Lớp 12A6 Lớp 12A7 Điểm kiểm tra TB 6.97 7.76 Sau khi áp dụng kinh nghiệm trên vào phần lịch sử thế giới lớp 12 ở trường THPT Bình Xuyên, tôi nhận được những kết quả khả quan như sau: Học sinh chú ý và hứng thú hơn trong giờ học lịch sử, những trường hợp làm việc riêng hay ngáp dài không còn nữa. Do đã nắm được trước nội dung bài học nên trong giờ, học sinh thảo luận sôi nổi, tích cực, thường xuyên giơ tay để được trả lời các câu hỏi. Các em có ý thức tự giác học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới tốt hơn. Điểm kiểm tra lịch sử của các em cao hơn. So với lớp 12A6 (theo phương pháp truyền thống) thì chất lượng học tập của lớp 12A7 sau tiết dạy thực nghiệm được tăng lên đáng kể. Kết quả bài kiểm tra sau giờ học: Kết Khá Trun Dưới TB quả giỏi g bình Tổng Lớp SL % SL % SL % số HS 12A6 36 25 69,44% 8 22.22% 3 8,33% 12A7 38 32 84.21% 6 15.79% 0 0 → Kết quả trên cho thấy mặc dù hai lớp HS có trình độ tương đối đồng đều, nhưng khi áp dụng phương pháp dạy học mới, lớp 12A7 học sinh có kết quả bài kiểm tra tốt hơn (tỉ lệ khá giỏi là 84,21% trong khi lớp đối chứng 12A6 chỉ có 69,44%), và đặc biệt lớp thực nghiệm (12A7) không có học sinh bị điểm dưới trung bình. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn