Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh
lượt xem 10
download
Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng các bài tập câu hỏi dạng PISA để sử dụng trong quá trình xây dựng kiến thức mới trên lớp, hoặc để ôn bài và có thể sử dụng để thiết kế đề kiểm tra kết quả học tập các bài trong chương “Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10”. Đây là một chương mà kiến thức các em được học gắn liền với nhiều tình huống hay gặp ở thực tiễn cũng như ứng dụng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI DẠNG PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO” SINH HỌC 10 CB THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo - Nguyễn Thị Lan Anh Đơn vị: Trường THPT Nghi Lộc 3 - Tổ Tự nhiên Trường THPT Nguyễn Duy Trinh - Tổ Tự nhiên Năm học 2020 - 2021
- MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Tính mới, tính sáng tạo 1 Phần II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 3 2.1.1. PISA là gì ? 3 2.1.2. Vì sao nên áp dụng PISA để xây dựng bài tập phát triển năng lực học sinh 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 2.2.1. Thuận lợi 4 2.2.2. Khó khăn 5 2.3. Phương pháp xây dựng bài tập dạng PISA 5 2.3.1. Những năng lực cần hướng tới khi xây dựng bài tập môn sinh học 5 2.3.2. Đặc điểm của bài thi PISA 6 2.3.3. Các bước xây dựng bài tập dạng PISA 8 2.3.4. Xây dựng các bài tập dạng PISA trong chương “ Thành phần hóa học của 9 tế bào” 2.5. Cách triển khai ở trường THPT 29 2.5.1. Sử dụng trong các tiết học 29 2.5.2. Là tài liệu học sinh tự học 29 2.5.3. Sử dụng để kiểm tra định kỳ và ôn thi THPT Quốc gia 30 2.6. Một số kết quả mà đề tài mang lại 30 2.6.1. Mức độ triển khai trên tại các trường THPT trên địa bàn Nghệ An 30 2.6.2. Một số minh chứng 30 2.6.3. Kiểm tra thực nghiệm đề tài 31 2.6.3.1. Đối tượng và phương pháp kiểm tra thực nghiệm 31 2.6.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 32 Phần III – KẾT LUẬN 37 3.1. Những đóng góp của đề tài 37 3.2. Đề xuất và kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
- QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ GV : Giáo viên HS : Học sinh PISA : Programme for International Student Assessment OECD Organisation for Economic Co-operation and Development SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông SL : Số lượng GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm NL3 : Nghi lộc 3 NDT : Nguyễn Duy Trinh TB : Trung bình
- PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu lớn trong các cuộc thi quốc tế. Vị trí của Việt Nam cũng được nâng lên đáng kể trong bảng xếp hạng các danh mục như chất lượng đào tạo của các trường đại học, chất lượng giáo dục cũng như trong các cuộc thi mang tầm quốc tế. Giáo dục Việt Nam đang xích gần với thế giới thông qua công nghệ số cũng như các cuộc thi, các hoạt động cùng nhau giữa các quốc gia. Không chỉ ở các trường chuyên, các trường mũi nhọn mới đưa học sinh của mình hòa nhập với thế giới mà bất kì ở đâu và giáo viên nào cũng có thể thông qua các quá trình dạy học và kiểm tra với cùng tiêu chí chung mang tầm quốc tế. Cách đánh giá PISA vì thế được lựa chọn cùng với các hoạt động kiểm tra đang tiến hành để phát triển năng lực người học vừa để đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế. Kết quả của quá trình này không chỉ đánh giá được người học mà còn xem xét được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy của người Thầy. Về phương diện rộng có thể so sánh được mặt bằng giáo dục của quốc gia này với quốc gia khác. Bản thân tôi vẫn luôn nghĩ rằng giữa các quốc gia, hay rộng hơn là quốc tế phải có chung một chuẩn về giáo dục để so sánh với nhau, tại sao học sinh thường lựa chọn du học ở các trường đại học danh tiếng bởi vì chất lượng giáo dục đã được phản ánh rõ ràng. Đến bao giờ Việt Nam mới có được những trường học mà thu hút được cả học sinh nước ngoài. Bắt đầu từ những việc làm đầu tiên đó là đưa nền giáo dục của chúng ta lên một bàn cân xem xét xem đang ở vị trí ra sao so với các nền giáo dục khác. Đây cũng là một thông số quan trọng để đánh giá nền giáo dục của một quốc gia. Tham gia PISA chính là một phương thức để giáo dục Việt Nam xích gần với thế giới, là một cách để thể hiện mình, cũng là một phương diện để kiểm tra kết quả của việc dạy và học như thế đã phù hợp hay chưa. Qua nghiên cứu về PISA, tôi và đồng nghiệp Nguyễn Thị Lan Anh giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh nhận thấy rằng cần thiết mở rộng các bài tập dạng này cho học sinh THPT, đặc biệt phù hợp khi Việt Nam đang chuyển từ bối cảnh dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học, những ưu điểm của bài tập PISA đáp ứng được yêu cầu của cách đánh giá mới này. Từ đó chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh.” 1.2. Tính mới, tính sáng tạo: Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng các bài tập câu hỏi dạng PISA để sử dụng trong quá trình xây dựng kiến thức mới trên lớp, hoặc để ôn bài và có thể sử dụng để thiết kế đề kiểm tra kết quả học tập các bài trong chương “Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10”. Đây là một chương mà kiến thức các em được học gắn liền với nhiều tình huống hay gặp ở thực tiễn cũng như ứng dụng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe con người. 1
- Mục tiêu khi xây dựng câu hỏi là chúng phải gắn với các tình huống hay gặp trong thực tiễn, khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức đã học kết hợp với thái độ tình cảm để giải quyết hiệu quả một vấn đề. Đề tài cũng sẽ nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra, giảm tải áp lực cho người dạy. Với mong muốn những học sinh tiếp cận, làm quen được với cách thức ra đề không chỉ trong các tiết kiểm tra, mà ngay cả ôn tập hằng ngày, kể cả khi không đến lớp. Chúng tôi mạnh dạn xây dựng các bài tập dạng PISA nhưng có ứng dụng công nghệ thông tin để học sinh có thể học tập trực tuyến, mọi lúc mọi nơi. 2
- PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. PISA là gì? Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình được thực hiện từ năm 2000 và cứ 3 năm lặp lại một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Vào năm 2015 có 72 nước và vùng lãnh thổ, với tổng số khoảng 540.000 học sinh tham gia chương trình. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước. PISA kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học. PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà xem xét năng lực phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Về khoa học, kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình huống thực tiễn. Mỗi học sinh làm một bài kiểm tra, một phần là các câu hỏi nhiều lựa chọn, một phần khác là các câu hỏi mà học sinh tự tạo câu trả lời, nhưng mỗi học sinh không phải được kiểm tra mọi thành phần của bài thi như nhau. Kết quả của bài thi sẽ được công bố công khai, một trong những nước gần chúng ta là Singapo có kết quả nhiều năm đứng đầu bảng. Còn Việt Nam kết quả bài thi qua các năm đều cao hơn trung bình của các nước OECD. 2.1.2. Vì sao nên áp dụng PISA để xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực người học? Chúng ta đều biết rằng đổi mới phương pháp dạy học cần gắn với đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Theo OECD đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Các bài thi, câu hỏi của PISA như đã nói ở trên không tập trung vào các kiến thức ở trong trường phổ thông mà tập trung vào việc học sinh vận dụng được chúng như thế nào vào cuộc sống. Thông qua những nhiệm vụ được giao ở thực tiễn, người học phải vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học ở trường để giải quyết nó. Chúng ta vẫn thường hay có những câu hỏi như: Tại sao học sinh A đạt điểm tốt trong bài kiểm tra, tốt nghiệp loại ưu nhưng khi đi làm kết quả làm việc chưa cao? Như vậy 3
- chứng tỏ một điều việc đánh giá ở trường chưa chú trọng phát triển năng lực người học cụ thể là kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh ở thực tiễn. PISA đề ra những tình huống gắn liền với thực tiễn, không bắt buộc người học phải học thuộc một cách máy móc mà chú trọng đến việc người học sẽ sử dụng những kiến thức đó như thế nào. Và hơn hết đánh giá của PISA hướng đến việc để học sinh phát huy được ý kiến cá nhân, không phải ghi nhớ một cách thụ động,các câu hỏi của PISA không đơn thuần là câu hỏi trắc nghiệm, mà các câu trắc nghiệm này có những ý kiến của bản thân. Đáp án nhận được không bao giờ cũng là đúng hoặc sai như ta vẫn gặp, mà đáp án tôn trọng câu trả lời của người học, có trả lời đúng một cách đầy đủ, trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ hoặc không trả lời. Câu hỏi của PISA đã phát huy ưu điểm của hai hình thức thi cử hay gặp là trắc nghiệm và tự luận. Các câu hỏi trả lời ngắn hay trả lời dài của PISA đã hạn chế được nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm chúng ta vẫn dùng là không thể hiện được tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng biểu cảm trước các vẫn đề hay gặp. Tóm lại, bài thi của PISA chú trọng phát triển năng lực người học, phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang tích cực hướng đến. Về lâu về dài việc học tập cần thiết gắn liền với cuộc sống, quay lại phục vụ cuộc sống thì việc học mới thiết thực, việc đổi mới mới có ý nghĩa. Hình thức kiểm tra PISA cũng phù hợp với sự thay đổi những năm tiếp theo mà giáo dục đang hướng tới. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Thuận lợi Ngày nay với sự xích lại gần nhau của các quốc gia trên toàn cầu, khoảng cách về địa lí dường như không còn có ý nghĩa. Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia vào các hoạt động chung, các nhà chức trách cũng luôn chú trọng phát triển giáo dục, thúc đẩy giáo dục nước nhà vươn tầm quốc tế. Việt Nam tham gia PISA năm 2012 với kết quả xếp thấp nhất trong các nước tham gia thi khảo sát. Qua các năm đến năm 2015 kết quả Việt Nam đã lọt vào tốp 10 các nước tham gia đối với lĩnh vực khoa học. Kết quả PISA 2015 cùng với kết quả trong các kì thi Olympic môn Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học và Sinh học cho thấy giáo dục Việt Nam không chỉ đạt thành tựu về phát triển quy mô, số lượng mà còn đạt chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản không thua kém các nước trên thế giới. Việc quan tâm đầu tư của nhà nước chính là một thuận lợi to lớn trong việc đổi mới kiểm tra và thi cử trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong thời gian sắp tới khi chương trình giáo dục mới được triển khai thì cách kiểm tra này là hoàn toàn phù hợp. Trong thời đại công nghệ 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) khá đơn giản và tiện lợi. Học sinh có nhiều điều kiên để sử dụng CNTT, các em cũng khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận một vấn đề mới. Về phía các em học sinh việc thi cử chú trọng ghi nhớ, tái hiện, quay cuồng với các bài toán hóc búa làm các em khá mệt mỏi và mất đi tình yêu đối với môn 4
- học, nhiều khi không biết học để làm gì. Đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực không bắt buộc phải ghi nhớ quá nhiều vì mỗi bài kiểm tra đã có phần dẫn để các em trả lời các câu hỏi, những câu hỏi có câu trả lời mang màu sắc cá nhân giúp các em thể hiện được cái tôi trước những vấn đề gặp phải. Đối với giáo viên, từ năm 2012 Bộ giáo dục cũng đã có nhiều lần tổ chức tập huấn cho giáo viên về cách thức ra đề PISA và tổ chức triển khai ở nhiều Tỉnh trong cả nước, các giáo viên vì thế cũng đã hiểu và biết cách ra đề theo PISA, nhiều đề tài nghiên cứu về PISA cũng đã được tiến hành, khái niệm PISA đã không còn xa lạ đối với nhiều giáo viên. Đối với tỉnh Nghệ An, từ 2012 đến 2019 cũng đã có nhiều cuộc tập huấn cho giáo viên về PISA, trường Đại Học Vinh cũng đã có nhiều nghiên cứu của các giáo sư và tiến sĩ về lĩnh vực này vì thế giúp giáo viên tiếp cận với việc đổi mới kiểm tra và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. 2.2.2. Khó khăn Khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là vấn đề thi cử, hiện nay thi cử vẫn chủ yếu là lí thuyết chú trọng vào ghi nhớ tái hiện, các bài tập lại thiên về tính toán chưa khai thác hết bản chất sinh học. Hầu như trong các đề thi chưa có những câu hỏi gắn liền kiến thức lí thuyết với thực tiễn, học sinh chưa vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Và hầu như trong các đề thi chỉ có các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn làm giảm khả năng trình bày, tư duy logic, và khả năng sáng tạo của học sinh. Mặc dù, cách ra đề thi theo PISA sẽ phát triển năng lực của học sinh nhưng việc thi cử như hiện nay khiến cho học sinh và phụ huynh không mặn mà với PISA bởi vì tư tưởng học để phục vụ thi, thi gì học nấy. Việc học gì thi đó sẽ khiến cho học sinh e ngại khi bỏ thời gian vào PISA, tâm lí của phụ huynh và áp lực thành tích trong các cuộc thi cũng khiến các thầy cô vì thế sẽ không dành thời gian để soạn các bài giảng theo hình thức PISA. Cách ra dạng bài tập PISA cũng tốn công sức khi soạn đề và chấm bài, đòi hỏi sự kiên trì của giáo viên. Tiếp đến đó là sự thay đổi từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nào phong trào đó. Nếu như giáo viên có đam mê, hưởng ứng nhưng các trường không triển khai, thì kết quả sẽ không khả quan. 2.3. Phương pháp xây dựng bài tập dạng PISA theo hướng phát triển năng lực học sinh 2.3.1. Những năng lực cần hướng tới đối với môn sinh học Trước tiên chúng ta cần nắm rõ một chút về dạy học phát triển năng lực, đây là một cụm từ quen thuộc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn chưa thể hiểu được nó, chưa thể soạn được một giáo án hay một bài tập theo hướng đó. Vậy chúng ta cần nắm rõ rằng dạy học phát triển năng lực khác với dạy học tiếp cận nội dung là chú trọng trang bị kiến thức kĩ năng cho người học thì tiếp cận năng lực 5
- lại chú trọng hình thành phẩm chất năng lực để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vì thế nội dung chương trình cũng không quá chi tiết, có tính mở để người dạy cập nhật kiến thức mới, thỏa sức sáng tạo trong khi dạy học. Người học vì thế không quá phụ thuộc vào tài liệu, sách giáo khoa. Trong quá trình đánh giá kết quả của học sinh cần chú trọng đến khả năng của học sinh, đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, tôn trọng câu trả lời của học sinh trong từng câu hỏi cũng như đáp án chấm điểm. Kết quả mà chúng ta cần hướng tới là đào tạo ra những con người năng động tự tin. Đối với môn sinh học những năng lực cần hướng bao gồm tất cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm. Môn sinh học giúp hình thành các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, bảo vệ sức khỏe con người. - Năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin… Để phát triển được các năng lực này đòi hỏi bài tập có nhiều hình thức khác nhau: trắc nghiệm, tự luận, bài tập thí nghiệm… để phát huy được hết ưu và nhược điểm của mỗi hình thức. Bài tập đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu làm sao vừa kiểm tra được các kiến thức đã học, cũng như phát hiện những học sinh có năng lực khác nhau như có những em tính toán tốt, có những em vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề, có những em có năng lực thiên về thí nghiệm, thực hành… Các thành tố quan trọng trong đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là sự phong phú của bài tập, chất lượng bài tập, liên kết bài tập, hiệu quả của bài tập mang lại. 2.3.2. Đặc điểm của bài thi dạng PISA - Mỗi bài thi của PISA là một chuỗi những nhiệm vụ liên quan đến phần dẫn hoặc tình huống, một bộ đề thi gồm nhiều bài thi. - Phần dẫn là một trích đoạn hay một đoạn văn nói về một vấn đề cụ thể, xác thực. Đối với các môn khoa học phần dẫn chính là những kiến thức, lập luận liên quan đến một khái niệm, định nghĩa hay tính chất nào đó. Phần dẫn phải đảm bảo các yếu tố: tính khoa học, văn hóa phù hợp, ngôn ngữ phù hợp, gây hứng thú cho độ tuổi học sinh. - Mỗi một câu hỏi là một nhiệm vụ được nêu ra kèm với các phương án trả lời hoặc yêu cầu học sinh viết ra câu trả lời. Các câu hỏi và phương án trả lời phải đáp ứng yêu cầu: diễn đạt bằng ngôn ngữ càng đơn giản càng tốt, phải dự kiến được những câu trả lời của học sinh, tránh những câu hỏi mơ hồ, không logic. Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi dạng PISA: - Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: đây là dạng câu hỏi học sinh đã quá quen thuộc trong đề kiểm tra định kì và đề thi THPT quốc gia. Vẫn cần chú ý nguyên tắc 6
- khi ra đề cần giới hạn phương án trả lời (thường là 4 đáp án trong đó có 1 đáp án chính xác), các đáp án không trùng nhau, không có đáp án nào có mệnh đề: “không có đáp án nào đúng” hoặc “ tất cả các đáp án đều đúng” làm câu trả lời. Các câu hỏi cần ra đúng mức độ trong ma trận. - Câu hỏi trắc nghiệm khách quan phức hợp. Câu hỏi là một mệnh đề cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, một kiến thức nào đó, nếu câu hỏi có nhiều mệnh đề thì các mệnh đề này phải liên quan đến một khái niệm hay quy trình. Câu trả lời có hai đáp án và hai đáp án này phải trái ngược nhau, đúng/không đúng, có/không, nên/không nên… - Câu hỏi mở. Có hai dạng câu hỏi mở là câu hỏi mở trả lời ngắn và câu hỏi mở trả lời dài. Đây là một dạng câu hỏi khác lạ mà học sinh ít gặp. Nó gần giống như một câu hỏi dạng tự luận, học sinh tự viết câu trả lời của mình vào. Cần chú ý khi viết câu trả lời mở: phải viết rõ ràng, không mơ hồ, phải viết thế nào để câu trả lời có thể phân vào câu trả lời tiêu chuẩn, viết thế nào để tránh những câu trả lời hời hợt. Việc học sinh có thể ghi đáp án của mình vào sẽ khuyến khích được sự sáng tạo của học sinh, bày tỏ được quan điểm cá nhân. Tuy nhiên nó sẽ dẫn đến tình trạng có thể nhiều học sinh ghi đáp án chưa đúng, đáp án đúng nhưng chưa đủ, điều này đòi hỏi trong hướng dẫn chấm phải dự trù được những tình huống mà người học có thể đưa ra và cho biểu điểm một cách hợp lí nhất (điều này sẽ được trình bày ở phần hướng dẫn chấm và mã hóa sau đây). - Hướng dẫn chấm và viết mã hóa. Hướng dẫn chấm là giống như đáp án và biểu điểm trong bài kiểm tra mà chúng ta thường gặp. Hướng dẫn chấm phải khớp với mục đích câu hỏi, có mô tả chính xác và phải bao quát được tất cả các câu trả lời. Với cách chấm điểm các câu trắc nghiệm mà chúng ta hay gặp thì chỉ có hai mức sai không có điểm, đúng đạt điểm tối đa của câu hỏi đó. Đối với trắc nghiệm dạng PISA người chấm phải chỉ rõ các mức đạt được như sau: Mức đầy đủ: Trả lời đúng câu hỏi. Đối với các câu hỏi trả lời mở, mức đầy đủ là mức trả lời trọn vẹn về các vấn đề nêu trong đề bài, thể hiện được hiểu biết của người học về các khía cạnh khác nhau của vấn đề, góp phần vào phần kết luận, diễn giải hoặc đánh giá, giải thích của người học. Người chấm cho điểm tối đa đối với câu trả lời này. Nếu đáp án đúng chỉ gồm một vấn đề nào đó có thể mã hóa mức đầy đủ là mức 1 điểm. Nếu các câu trả lời dài, nhiều ý, cần có các diễn giải lập luận mức đầy đủ là mức 2 điểm hoặc 3 điểm dành cho câu trả lời có sự hiểu biết sâu rộng. Mức không đầy đủ: trả lời đúng một phần của câu hỏi. Nếu mức đầy đủ là 1 điểm thì mức không đầy đủ sẽ là 0 điểm thể hiện câu trả lời không được chấp nhận, những câu trả lời mơ hồ, không liên quan, hoặc câu trả lời tẩy xóa tới mức không đọc được. 7
- Nếu mức đầy đủ là 2 điểm thì mức không đầy đủ là 1 điểm nếu trả lời đúng một phần về các khía cạnh nêu ra, hoặc chỉ trả lời được các ý theo nghĩa đen mà chưa thể hiện được hiểu biết khi câu hỏi yêu cầu diễn giải hoặc suy luận. Mức không đầy đủ của câu hỏi này là 0 điểm nếu câu trả lời không đúng, không thể hiện được sự hiểu biết liên quan đến câu hỏi. Với câu hỏi có thang 3 điểm thì mức không đầy đủ của câu trả lời là mức 2 điểm với câu trả lời có độ đúng vừa phải, mức 1 điểm nếu câu trả lời đúng tối thiểu, và mức 0 điểm nếu câu trả lời sai. Mức không đạt: câu trả lời hoàn toàn bỏ trống, mã hóa cho mức này là mã 9. Cụ thể như sau: Mức độ đạt được của Điểm Mã hóa câu trả lời 019 0129 Mức đầy đủ 1 hoặc 2 1 2 hoặc 3 Mức không đầy đủ 1 1 hoặc 2 0 hoặc 0,5 0 hoặc 0,5 Mức Trả lời sai 0 (nếu sai 3 câu) (nếu sai 3 câu) không đạt Không trả lời 9 0 0 Nhận xét: Như vậy, các câu hỏi của PISA định hướng phát triển năng lực học sinh ở cả câu hỏi và cả phần hướng dẫn chấm. Từ kết quả chấm có thể phân ra được các mức độ hiểu biết khác nhau của học sinh. Với cách kiểm tra thông thường ta chỉ biết được học sinh trả lời đúng hay sai, nhưng với dạng câu hỏi PISA ta biết được học sinh khi trả lời ở mức độ nào, từ nhiều câu hỏi khác nhau biết được học sinh có năng lực gì, nếu học sinh điểm thấp ta cũng biết được nguyên nhân do đâu (nếu các câu bỏ trống nhiều chứng tỏ học sinh không chú ý, lơ đãng khi học, nếu các câu thuộc mã không đầy đủ nhiều cho thấy khả năng lập luận, hiểu trọn vẹn một vấn đề chưa cao)… 2.3.3. Các bước xây dựng bài tập dạng PISA Bước 1: Với kì thi khảo sát của PISA trong mỗi bộ đề thi sẽ có nhiều đề, trong mỗi một đề sẽ có các bài, trong mỗi bài lại có những câu hỏi liên quan đến bài đó. Bài ở đây không nhất thiết phải là bài học trên lớp mà có thể là một nội dung cụ thể nào đó. Trong mỗi bài thi có phần dẫn và câu hỏi như đã nói ở trên. Như vậy cần xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn đơn vị kiến thức (chương nào, bài nào, chủ đề nào) cho từng bài tập. Chủ đề lựa chọn vừa có ý nghĩa về mặt khoa học vừa gắn liền với thực tiễn và đời sống, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của học sinh nhưng cũng không quá khó, quá trừu tượng làm học sinh nản chí. Để phù hợp với nội dung đánh giá kiểm tra trên lớp tôi xây dựng các bài tập, trong mỗi bài tập có các câu hỏi liên quan đến các vấn đề trong chương “Thành phần hóa 8
- học của tế bào”. Trong mỗi bài tập đòi hỏi phải có các câu hỏi theo các mức độ đánh giá: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao cho từng bài thi. Bước 2: Thiết kế các câu hỏi theo các mức độ, xây dựng hướng dẫn chấm và mã hóa cho từng câu trong bài. Bước 3: Đưa vào sử dụng trong các tiết học, sau đó xem xét lại mức độ phù hợp của các câu hỏi hay chưa. Từ đó chỉnh sửa và lưu trữ để sử dụng cho các tiết dạy lần sau. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá lại sự phù hợp của các phương pháp dạy học trên lớp cũng như sự nắm được kiến thức kĩ năng của học sinh ra sao để có những cách làm cho phù hợp. 2.3.4. Xây dựng các bài tập đánh giá năng lực các bài trong chương “ Thành phần hóa học của tế bào” Bài 1: Nước khởi nguồn sự sống. Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Nước có tính phân cực nên phân tử nước này sẽ hút phân tử nước kia (qua các liên kết hiđrô) và hút các phân tử nước khác tạo cho nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống. Không chỉ con người mà tất cả các sinh vật trên trái đất đều cần tới nước để duy trì sự sống. Câu 1. Nước khởi nguồn sự sống. 019 Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người? A. 30% B. 50% C. 70% D. 98% Câu 2. Nước khởi nguồn sự sống. 0129 Vì sao nước là một dung môi tốt? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 3. Nước khởi nguồn sự sống. 0129 Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể chúng ta có thể làm gì? Hãy khoanh tròn đáp án cần chọn. Nhận định Đúng hoặc sai 1. Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đúng/ sai 2. Hạn chế ăn hoa quả mọng nước. Đúng/ sai 3. Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. Đúng/ sai 9
- Câu 4. Nước khởi nguồn sự sống. 0129 Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây? A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào. B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định. Hướng dẫn đánh giá bài 1. Trong các đề thi PISA người ta có quy luật riêng để quy ra điểm tương ứng với các câu trả lời của học sinh. Tùy vào mức độ bài mà thầy cô cho điểm cho phù hợp. Ở đây tôi sử dụng quy tắc sau: với các câu trả lời mức đầy đủ cho 2 điểm, mức không đầy đủ cho 1 điểm, mức không đạt cho 0 điểm. Theo PISA những học sinh đã cố gắng làm bài mặc dù kết quả chưa đúng (mã 0) vẫn nên đánh giá cao hơn những em không làm bài (mã 9). Vì thế tôi xây dựng cách tính điểm cho hai mã này cho cả bài thi như sau, với từng câu hỏi mức không đạt là 0 điểm nhưng trong một bài thi nếu có 3 đáp án mức không đạt mã 0 cho 0,5 điểm. Câu 1. Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án C. Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. Câu 2. Mức đầy đủ: Mã 2 - Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô mà đôi electron trong mối liên kết này bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, dễ dàng liên kết với các phân tử nước khác và với các chất khác. - Mặt khác, các phân tử nước liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô (liên kết kém bền) nên các phân tử, nguyên tử hoặc các chất khác dễ bẻ gãy liên kết đó để tạo nên các hợp chất mới. Mức không đầy đủ: Mã 1. Học sinh chỉ trả lời được 1 ý đúng. Mức không đạt: Mã 0 câu trả lời không liên quan, mã 9 không trả lời. Câu 3. Mức đầy đủ: Mã 2: 1 Đúng, 2 Sai, 3 Đúng. Mức chưa đầy đủ: 10
- Mã 1. Chỉ trả lời được 2 trên 3 đáp án đúng. Mức không đạt: Mã 0 chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng. Mã 9 không trả lời. Câu 4. Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A. Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. Bài 2: Các nguyên tố hóa học. Trong 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có khoảng vài chục (25 - 30) nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sống. Những nguyên tố chủ yếu là: C, H,O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống. Dựa vào tỉ lệ tồn tại trong cơ thể, nguyên tố hóa học chia thành: Nguyên tố đại lượng và vi lượng. Hình 1.1 Một số nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sống. Câu 1. Các nguyên tố hóa học. 019 Trong cơ thể sống nguyên tố hóa học nào sau đây chiếm tỷ lệ phần trăm về khối lượng lớn nhất? A. Oxi. B. Cacbon. C. Hiđro. D. Lưu huỳnh. Câu 2. Các nguyên tố hóa học. 0129 Đặc điểm và ví dụ về nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. Hãy khoanh tròn phương án “Đúng” hoặc “Sai” 11
- Phát biểu Đúng /sai Một số nguyên tố đa lượng như: O, C, N, P, Mg, Zn,… Đúng/ sai Phân biệt nguyên tố vi lượng và đa lượng dựa trên tỷ lệ phân trăm Đúng/ sai khối lượng của các nguyên tố. Những nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn hơn 0,1% về khối lượng chất Đúng/ sai sống trong cơ thể là nguyên tố đa lượng. Câu 3. Các nguyên tố hóa học. 0129 Chọn phương án “Đúng”, “Sai” về các phát biểu “Ảnh hưởng của nguyên tố Kali đến cơ thể người” dưới đây? Phát biểu Đúng hoặc sai Kali là cation chủ chốt trong dịch nội bào Đúng/ sai Lượng Kali cần bổ sung ở người trưởng thành là 4 - Đúng/ sai 6mg/người/ngày. Kali tham gia vào quá trình điều hòa sự co bóp ở cơ vân và cơ Đúng/ sai tim. Thừa Kali có thể khiến tim đập nhanh và hiện tượng ngưng tim. Đúng/ sai Rối loạn nhịp tim, chướng bụng và bí tiểu có thể là hiện tượng Đúng/ sai do cơ thể thiếu Kali. Câu 4. Các nguyên tố hóa học. 0129 Natri được biết đến là một nguyên tố đa lượng của cơ thể người. Em hãy cho biết Natri có vai trò quan trọng đối với cơ thể người như thế nào? Hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tới cơ thể trong trường hợp thiếu và thừa Natri? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Hướng dẫn đánh giá bài 2. Câu 1. Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A. Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác. Mã 9 không trả lời. 12
- Câu 2. Mức đầy đủ: Mã 2: 1 Sai, 2 Đúng, 3 Sai. Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Chỉ trả lời được 2 trên 3 đáp án đúng. Mức không đạt: Mã 0 chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng. Mã 9 không trả lời. Câu 3. Mức đầy đủ: Mã 2: 1 Đúng, 2 Sai, 3 Đúng, 4 Đúng, 5 Đúng. Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Chỉ trả lời được 4/5 mệnh đề. Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai hoặc đúng 1 mệnh đề. Mã 9 không trả lời. Câu 4. Mức đầy đủ: Mã 2, trả lời được đầy đủ các ý sau: Nguyên nhân quan trọng: - Na là một cation quan trọng của dịch nội bào. - Liên quan tới hoạt động bình thường của cơ. - Tham gia hệ đệm trong máu. - Duy trì áp suất thẩm thấu của máu. - Tham giá quá trình điều hòa thăng bằng acid bazơ cơ thể. Một số ví dụ về ảnh hưởng của Natri. - Thừa: + Tăng huyết áp. + Nguy cơ đột quỵ. + Gãy, yếu xương. + Tổn thương thận. + Béo phì, phù. - Thiếu: + Tăng phản xạ co thắt cơ. + Mệt mỏi. + Nhức đầu, buồn nôn. + Hôn mê. Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được ít nhất 1 nguyên nhân và 1 ví dụ về ảnh hưởng của thiếu/ thừa Natri. Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác. Mã 9 không trả lời. Bài 3. Cacbohiđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 13
- Cacbohđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 loại nguyên tố là cacbon, hiđrô và ôxi. Cacbohđrat bao gồm các loại: Đường đơn, đường đôi và đường đa.Chức năng chính của Cacbohđrat là nguồn dự trữ năng lượng và làm vật liệu cấu trúc cho tế bào. Hình 2.2: Qủa chuối xanh chứa Hình 2.1: Cây bông có chứa xenlulozơ nhiều tinh bột. Hình 2.4: Cây mía chứa đường Hình 2.3: Qủa nho chứa đường saccarozơ. glucozơ. Câu 1. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 01 9 Đơn phân của xenlulôzơ là A. Glucôzơ. B. Fructôzơ. C. Glicôgen. D. Saccarôzơ. Câu 2. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 0129 Chọn phương án “Đúng”, “Sai” khi nói về Cacbohđrat? Phát biểu Đúng hoặc sai Người ăn kiêng giảm cân nên cắt hoàn toàn khẩu phần tinh bột Đúng/ sai trong bữa ăn. Con người có thể tiêu hóa được tinh bột là nhờ enzim amylase Đúng/ sai trong người phân cắt được liên kết α-glycosid. Người bị tiểu đường nên tăng khẩu phần tinh bột trong bữa ăn. Đúng/ sai 14
- Glycôgen là chất dự trữ năng lượng ở người chủ yếu có ở trong Đúng/ sai gan và cơ. Câu 3. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu 0129 Vì sao khi mệt hoặc đói uống nước đường, nước mía, nước hoa quả ta thấy khoẻ người hơn? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Câu 4. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 0129 Vì sao nhai cơm lâu trong miệng khi nuốt ta lại thấy có vị ngọt? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 5. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 0129 Tại sao cơ thể người dự trữ năng lượng bằng glycôgen mà không phải là các loại đường đơn? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 6. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 0129 Tại sao người không tiêu hóa được xelulôzơ nhưng chúng ta vẫn phải ăn rau xanh hàng ngày? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 7. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu. 0129 Trong giờ thể dục, cả lớp vừa học xong khởi động thì bỗng nhiên Hà cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi. Khi Bình cõng Hà xuống phòng y tế, cậu để ý thấy cô y tá cho Hà uống một cốc nước đường, một lúc sau Hà có vẻ khá hơn. Được biết Hà đã không ăn sáng khi tới trường, cô y tá khuyên Hà “ Em không nên nhịn ăn vào buổi sáng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngất xỉu, ảnh hưởng tới việc học”. Bình thắc mắc tại sao nước đường lại có tác dụng kì diệu đến vậy, nếu là em thì em sẽ giải đáp cho cách làm trên của cô y tá trên như thế nào? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 15
- ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Hướng dẫn đánh giá bài 3 Câu 1. Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A. Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác. Mã 9 không trả lời. Câu 2. Mức đầy đủ: Mã 2: 1 Sai, 2 Đúng, 3 Sai, 4 Đúng. Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Chỉ trả lời được 3/4 mệnh đề đúng. Mức không đạt: Mã 0 chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng. Mã 9 không trả lời. Câu 3. Mức đầy đủ: Mã 1 Giải thích: Vì đường cung cấp trực tiếp nguồn năng lượng cho tế bào. Mức không đạt: mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. Câu 4. Mức đầy đủ: Mã 1 Giải thích: Trong khoang miệng, dưới tác dụng của enzim amilaza (trong nước bọt) tinh bột (cơm) bị thủy phân thành đường đơn mantôzơ. Tinh bột → đường mantôzơ Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantôzơ tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng có cảm giác ngọt. Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ giải thích được khi nhai tinh bột sẽ bị biến đổi thành đường đơn. Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. Câu 5. Mức đầy đủ: Mã 2: + Các loại đường đơn không được sử dụng để dự trữ năng lượng vì rất dễ bị oxi hóa tạo năng lượng, mặt khác chúng dễ bị hòa tan trong nước và khuếch tán qua màng tế bào nên rất dễ bị hao hụt. 16
- + Còn glycôgen có cấu tạo mạch phân nhánh cao, các đơn phân liên kết bằng liên kết 1 - 4α glucozit và 1 – 6 α glucozit nên không thể bị oxi hóa để sử dụng trực tiếp được mà trải qua nhiều quá trình oxi hóa cắt mạch mới sử dụng được. Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời đúng một trong hai ý trên. Mức không đạt: Mã 0 học sinh trả lời sai. Mã 9 học sinh không trả lời. Câu 6. Mức đầy đủ: Mã 2 Giải thích: Người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng vẫn ăn rau xanh vì: + Rau xanh chứa nhiều vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. + Xenlulôzơ còn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời đúng một trong hai ý trên. Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. Câu 7. Mức đầy đủ: Mã 2. - Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết thì dẫn tới lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị hạ xuống ở mức thấp gọi là hạ đường huyết. - Nhưng khi cho uống nước đường, ăn bánh kẹo, nước hoa quả thì giúp hàm lượng đường trong máu cân bằng lại nhanh chóng, điều này chứng minh cho vai trò dự trữ năng lượng của cacbohiđrat. Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 1 trong 2 ý trên. Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. Bài 4. Lipit. Lipit là hợp chất hữu cơ không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau trong đó gồm 3 nguyên tố cơ bản C, H, O. Lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Lipit có tính kị nước. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn