Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều" nhằm mục đích đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế. Thông qua quá trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi (1): Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Ngày tháng năm Chức TT Họ và tên Nơi công tác chuyên vào việc sinh vụ môn tạo ra sáng kiến Trường THPT chuyên Giáo 1 Phạm Thị Lanh 15-04-1985 Đại học 33,33% Lương văn Tụy viên Giáo 17-02-1979 Trường THPT chuyên Đại học 33,33% 2 Nguyễn văn Chính viên Lương văn Tụy Giáo 3 Lê Thùy Dương 31-12-1985 Trường THPT chuyên Đại học 33,33% viên Lương văn Tụy 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục Stem: Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều” - Lĩnh vực áp dụng: Dạy và học môn công nghệ. 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm Mô tả giải pháp cũ: Để dạy các bài sau: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Công nghệ 11), Bài 9. Bản vẽ cơ khí (Công nghệ 11), Bài 15. Vật liệu cơ khí (Công nghệ 11) giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại: - Phương pháp dạy học truyền thống là những phương pháp được cha ông chúng ta truyền lại qua nhiều thế hệ, phương pháp này sẽ lấy người thầy, người dạy học là trung tâm. - Phương pháp dạy học hiện đại là phương pháp dạy cho học sinh chủ động trong suy nghĩ, tư duy và hành động. Trong phương pháp này, người thầy chỉ giữ vai trò định hướng, đưa ra ý kiến gơi ý, hướng dẫn tìm kiếm tài liệu, tổ chức các buổi thảo luận, tranh luận cho học sinh của mình. Từ đó học sinh sẽ chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và trưởng thành, tự tin hơn qua mỗi bài học. Nhược điểm của giải pháp cũ: - Nhược điểm của cách dạy truyền thống là học sinh dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi vì không có nhiều cơ hội thực hành, nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
- 2 - Phương pháp dạy học hiện đại cần yêu cầu tốt về cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ dạy học, học sinh đã được chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, tuy nhiên đối với môn công nghệ là môn học sinh không thi tốt nghiệp, không xét tuyển đại học thì học sinh chưa thực sự hứng thú. b. Giải pháp mới cải tiến: Triển khai dự án học tập STEM (bài học stem). Học sinh thiết kế chế tạo ra được sản phẩm là máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. Thông qua việc chế tạo ra sản phẩm học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức nền của các bài: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Công nghệ 11), Bài 9. Bản vẽ cơ khí (Công nghệ 11), Bài 15. Vật liệu cơ khí (Công nghệ 11). Ngoài ra học sinh tìm hiểu thêm kiến thức về động cơ điện một chiều, nguồn một chiều, công tắc điện... Mỗi bài học STEM trong chương trình đều đề cập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó. Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật (Hình 1), trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" (background research) trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên; vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế. Thông qua quá trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực. Xác định vấn đề Nghiên cứu kiến thức nền Toán Lý Hóa Sinh Tin CN Đề xuất các giải pháp/bản thiết kế Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế (Nội dung dạy học theo chương trình được sắp xếp lại phù hợp) Chế tạo mô hình (nguyên mẫu) Thử nghiệm và đánh giá Chia sẻ và thảo luận Điều chỉnh thiết kế Hình 1: Tiến trình bài học STEM
- 3 Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Cụ thể là việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Vì vậy, mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm. – Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề. Cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động này là tìm hiểu, thu thập thông tin, “giải mã công nghệ” để từ đó học sinh có hiểu biết rõ ràng về một tình huống thực tiễn; nguyên lí hoạt động của một thiết bị công nghệ hoặc một quy trình sản xuất công nghệ; xác định được vấn đề cần giải quyết hoặc đòi hỏi thực tiễn theo nhiệm vụ được giao; xác định rõ tiêu chí sản phẩm phải hoàn thành. – Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ... Nội dung chủ yếu của hoạt động này là tìm tòi, khám phá tình huống/ hiện tượng/ quá trình trong thực tiễn; tìm hiểu quy trình công nghệ; nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị công nghệ. Tùy vào điều kiện cụ thể mà hoạt động này được tổ chức theo các hình thức khác nhau: nghiên cứu qua tài liệu khoa học (kênh chữ, hình, tiếng); khảo sát thực địa (tham quan, dã ngoại); tiến hành thí nghiệm nghiên cứu. Cùng một nội dung, tùy vào điều kiện, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động ở trên lớp hoặc ngoài thực tiễn. Vấn đề quan trọng là giáo viên phải giao cho học sinh thật rõ ràng yêu cầu thu thập thông tin gì và làm gì với thông tin thu thập được. Để thực hiện hoạt động này có hiệu quả, yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hết sức quan trọng, sau đó mới tổ chức để học sinh trình bày, thảo luận về những gì thu thập được kèm theo ý kiến của cá nhân học sinh về thông tin đó (trong nhóm, trong lớp). – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ). - Thông tin mà học sinh thu thập được từ việc tìm hiểu thực tiễn; - Ý kiến của cá nhân học sinh về hiện tượng/ quá trình/ tình huống thực tiễn hoặc quy trình, thiết bị công nghệ được giao tìm hiểu. Những thông tin và ý kiến cá nhân này có thể sai hoặc không hoàn thành ở các mức độ khác nhau. Giáo viên có thể và cần phải dự đoán được mức độ hoàn thành của sản phẩm này để định trước phương án xử lí phù hợp. – Cách thức tổ chức hoạt động:
- 4 Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ). - Đánh giá: Trên cơ sở các sản phẩm của cá nhân và nhóm học sinh, giáo viên đánh giá, nhận xét, giúp học sinh nêu đươc các câu hỏi/ vấn đề cần tiếp tục giải quyết, xác định được các tiêu chí cho giải pháp (sản phẩm khoa học hoặc sản phẩm kĩ thuật) cần thực hiện để giải quyết cấn đề đặt ra. Từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học sinh. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng. – Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp. Mục tiêu của hoạt động này là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. – Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế. Về bản chất, nội dung của hoạt động này là học kiến thức mới của chương trình các môn học cần sử dụng để xây dựng và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra. Học sinh được hướng dẫn nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, làm thực hành, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Các nhà trường, giáo viên sử dụng khung thời gian dành cho việc thực hiện nội dung này của chương trình để tổ chức hoạt động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; tăng cường hướng dẫn học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu bổ trợ để tiếp nhận và vận dụng kiến thức (ngoài thời gian trên lớp), dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, làm thực hành, thí nghiệm để nắm vững kiến thức và phát triễn các kĩ năng. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế). Sản phẩm mà mỗi học sinh phải hoàn thành khi nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu bổ trợ là những kiến thức cơ bản (số liệu, dữ liệu, khái niệm, định nghĩa, định luật…), lời giải cho những câu hỏi, bài tập mà giáo viên yêu cầu, kết quả thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình; nội dụng đã thống nhất của nhóm; nhận xét, kết luận của giáo viên về kiến thức, kĩ năng cần nắm vững để sử dụng. Để hoàn thành sản phẩm của một chủ đề STEM có thể cần nhiều bài học trong chương trình với nhiều đơn vị kiến thức, bao gồm cả các kiến thức, kĩ năng đã biết (trong môn học triển khai dự án STEM và các môn học liên quan). – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo
- 5 khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. - Đánh giá: Căn cứu vào sản phẩm học tập của học sinh và các nhóm học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận; đồng thời nhận xét, đánh giá, “chốt” kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. – Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế. – Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa chọn/hoàn thiện. Có nhiều sản phẩm trung gian trong quá trình thực hiện hoạt động của học sinh. Giáo viên cần dự kiến các mức độ có thể của giả thuyết khoa học/ giải pháp giải quyết vấn đề; phương án thí nghiệm/ thiết kế mẫu thử nghiệm để chuẩn bị cho việc định hướng học sinh thực hiện có hiệu quả. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. - Đánh giá: Theo từng bước trong quy trình hoạt động, giáo viên cần tổ chức cho học sinh/ nhóm học sinh trao đổi, thảo luận để lựa chọn hướng đi phù hợp. Sản phẩm cuối cùng được học sinh/nhóm học sinh trình bày để giáo viên đánh giá, nhận xét, góp ý hoàn thiện. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. – Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế. – Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử nghiệm và điều chỉnh. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật… đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. – Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.
- 6 – Nội dung: Trình bày và thảo luận. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật... đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưng bày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục hoàn thiện. 3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được – Nâng cao hứng thú học tập môn công nghệ: Các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh. – Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. – Hướng nghiệp, phân luồng: học sinh được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng Sáng kiến có thể sử dụng để dạy stem theo nhóm nhỏ hoặc dạy stem theo lớp. Dạy học stem có thể áp dụng đối với tất cả các đơn vị kiến thức của môn công nghệ lớp 11 và môn công nghệ lớp 12. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Ninh Bình, Ngày 2 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn Phạm Thị Lanh Nguyễn Văn Chính Lê Thùy Dương Phụ Lục: “Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục Stem: Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều”
- 7 (Số tiết: 3 tiết – Nhóm lớp 11)
- 8 1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Với chủ đề này, HS sẽ tìm hiểu và thực hiện dự án chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều dựa trên nhiệm vụ mà nhóm được giao. Để thực hiện chủ đề này HS cần học tập chiếm lĩnh kiến thức mới trong các bài học: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Công nghệ 11). Bài 9. Bản vẽ cơ khí (Công nghệ 11). Bài 15. Vật liệu cơ khí (Công nghệ 11). Ngoài ra học sinh tìm hiểu thêm kiến thức về động cơ điện một chiều, nguồn một chiều, công tắc điện... Giới thiệu chủ đề: Vấn đề cần giải Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. quyết Tổ chức Stem theo nhóm nhỏ. (3 nhóm học sinh, mỗi nhóm có Tổ chức nhóm 3 học sinh là học sinh lớp 11 Chuyên Sinh). Tên nhóm: Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3. Vật liệu cần thiết Động cơ một chiều, nguồn điện một chiều 12V (pin hoặc ắc cho mỗi nhóm quy), công tắc, vật liệu chế tạo lưỡi cắt (thép...) Không gian Lớp học, ở nhà...
- 9 Mục tiêu bài học: Vận dụng kiến thức môn học chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều và tìm giải pháp, đánh giá hiệu quả giải pháp thiết kế, nhận diện các hạn chế thiết kế, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả. Kiến thức liên quan: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật, bản vẽ cơ khí, vật liệu cơ khí, động cơ điện một chiều, nguồn điện một chiều… Tiến trình học: Học sinh vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật gồm 8 bước để giải quyết vấn đề đặt ra: 1. Tìm hiểu thực tiễn, xác định vấn đề 2. Nghiên cứu kiến thức nền 3. Động não – tìm giải pháp 4. Lựa chọn giải pháp khả thi Kế hoạch bài học 5. Thiết kế - chế tạo mẫu thử nghiệm 6. Thử nghiệm mẫu thiết kế 7. Báo cáo và thảo luận kết quả 8. Đánh giá và thiết kế lại Trong chuyên đề này quy trình 8 bước được thể hiện qua 5 hoạt động chính HĐ1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo) HĐ2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế HĐ3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế HĐ4: Chế tạo mô hình/ thiết bị...theo phương án thiết kế HĐ5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo, điều chỉnh thiết kế ban đầu.
- 10 2. MỤC TIÊU: Trong chủ đề này, học sinh sẽ thực hiện việc chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. Theo đó, học sinh phải tìm hiểu và nắm vững các kiến thức: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Công nghệ 11). Bài 9. Bản vẽ cơ khí (Công nghệ 11). Bài 15. Vật liệu cơ khí (Công nghệ 11). Kiến thức về động cơ điện một chiều, nguồn một chiều... a. Kiến thức, kĩ năng: - Thiết kế và trình bày nguyên lý làm việc của máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện 1 chiều. - Vẽ được sơ đồ nguyên lí và bản thiết kế máy, trong đó thể hiện rõ vị trí gắn kết các chi tiết của thiết bị. - Chế tạo được máy theo bản thiết kế. - Thuyết trình, phản biện và tranh biện về bản thiết kế và sản phẩm. b. Phát triển phẩm chất: - Có thái độ tích cực, hợp tác làm việc nhóm. - Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học. - Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường. c. Phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. - Năng lực hợp tác để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể. 3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Một số nguyên vật liệu như: Động cơ một chiều, nguồn điện một chiều 12V (pin hoặc ắc quy), công tắc, vật liệu chế tạo lưỡi cắt (thép...), giấy vẽ... - Máy tính 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
- 11 (1 tiết - 45 phút) A. Mục đích HS hợp tác tham gia các trải nghiệm để nhận thức được tác dụng của máy cắt cỏ. Tiếp nhận nhiệm vụ chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện 1 chiều và tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá sản phẩm. B. Nội dung - GV cho HS quan sát một số hình ảnh: - GV tổ chức thảo luận: Tại sao phải cắt cỏ thường xuyên khi trồng cỏ tạo cảnh quan? - GV giao dự án học tập: chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. - Tổ chức HS thực hành tìm hiểu: Các thiết bị điện như: Động cơ một chiều, nguồn điện một chiều 12V (pin hoặc ắc quy), công tắc, vật liệu chế tạo lưỡi cắt (thép...) - GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được: - Nhận biết và phân công nhiệm vụ trong nhóm theo công việc được giao. - Bản ghi chép tiêu chí sản phẩm của dự án, bản ghi chép tìm hiểu một số thiết bị điện. - Hoàn thiện bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên, thời gian thực hiện dự án. D. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ a. HS tiến hành các bước trong dự án học tập. - Xác định chủ đề: Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. - Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc + Dự kiến công việc và xác định phương pháp tiến hành. + Thời gian làm việc ở nhà, ở trường…
- 12 b. GV đặt hàng để học sinh thiết kế (mục đích tạo sự thi đua giữa các nhóm có cùng nhiệm vụ). Bước 2: HS thực hành tìm hiểu về: Động cơ một chiều, nguồn điện một chiều 12V (pin hoặc ắc quy), công tắc, vật liệu chế tạo lưỡi cắt (thép...) - GV giảng về: Động cơ một chiều, nguồn điện một chiều 12V (pin hoặc ắc quy), công tắc, vật liệu chế tạo lưỡi cắt (thép...). - GV phát thiết bị và hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của các thiết bị. Bước 3: Thống nhất việc thực hiện dự án “Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều.” và đặt ra tiêu chí của sản phẩm. Sản phẩm máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều cần đạt được các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau: Phiếu đánh giá số 1: Yêu cầu đối với sản phẩm máy cắt cỏ
- 13 Yêu cầu Điểm Điểm đạt được Có thể cắt được cỏ mềm 15 Ứng dụng thực tiễn 5 Tính tái chế và tính thẩm mỹ 5 Hiệu quả kinh tế 5
- 14 Tổng điểm 30
- 15 Bước 4: GV thống nhất kế hoạch triển khai
- 16 Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Xác định vấn đề (đặt vấn đề, giao nhiệm vụ dự án) 1 tiết 1 tuần (HS tự Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp học ở nhà) Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (Báo cáo phương án thiết kế) 1 tiết 2 tuần (HS tự Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm và đánh giá làm ở nhà theo nhóm)
- 17 Hoạt động 5: Chia sẻ (Triển lãm, giới thiệu sản phẩm), thảo luận, 1 tiết điều chỉnh Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2: Thực hiện dự án học tập “Tìm hiểu về những nội dung kiến thức sau và thiết kế mind map: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Công nghệ 11), Bài 9. Bản vẽ cơ khí (Công nghệ 11), Bài 15. Vật liệu cơ khí (Công nghệ 11). Nghiên cứu kiến thức liên quan: Động cơ điện 1 chiều, nguồn điện 1 chiều... - Các tiêu chí đánh giá trình bày kiến thức nền được sử dụng theo phiếu đánh giá số 2. Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo kiến thức nền Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được Về phần trình bày kiến thức nền Nội dung chủ đề được trình bày đầy đủ, rõ ràng, 15 lo gic, dễ hiểu, sáng tạo ở mind map. Ngôn ngữ và phong cách trình bày lôi cuốn bao 5 quát Tranh luận, trao đổi Chú ý trao đổi, lắng nghe ý 5 kiến phản biện, góp ý và đưa ra ý kiến của nhóm. Phương án thiết kế sản phẩm 5 Tổng điểm 30 Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (HS làm việc 1 tuần ở nhà) A. Mục đích Nghiên cứu các kiến thức nền: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Công nghệ 11). Bài 9. Bản vẽ cơ khí (Công nghệ 11). Bài 15. Vật liệu cơ khí (Công nghệ 11). Nghiên cứu kiến thức liên quan: Động cơ điện 1 chiều, nguồn điện 1 chiều... Học sinh từ kiến thức nền và kiến thức liên quan được tìm hiểu đề xuất các giải pháp để chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. B. Nội dung - Từ yêu cầu/ tiêu chí đánh giá sản phẩm, HS tìm hiểu các kiến thức nền và kiến thức liên quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên Internet....để đưa ra các giải pháp chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. - Các nhóm thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1 ý tưởng tốt nhất.
- 18 - Đề xuất giải pháp thiết kế máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều. Các bài học có nội dung chính như sau: BÀI 8. THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT I. THIẾT KẾ Trong sản xuất, muốn chế tạo một sản phẩm công nghiệp hay thi công một công trình xây dựng trước tiên phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức năng của chúng. Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn. 1. Các giai đoạn thiết kế Các quá trình thiết kế trải qua các giai đoạn chính sau: a) Điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường và nguyện vọng người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế. b) Căn cứ vào mục đích và yêu cầu đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm. c) Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử. d) Thẩm định, phân tích đánh giá phương án thiết kế, nếu cần sửa đổi cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất. e) Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật. Hồ sơ gồm có các bản vẽ tổng thể và chi tiết sản phẩm, các bản thuyết minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm. Ngày nay máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Thiết kế trợ giúp bằng máy tính (Computer Aided Design, viết tắt là CAD) đã mang lại hiệu quả rất to lớn. 2. Thiết kế hộp đồ dùng học tập: a) Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, bút, thước, compa,… Nếu tất cả đồ dùng này được bày trên bàn học thì mất mĩ quan, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó cần thiết kế một chiếc hộp để đựng các đồ dùng học tập. Chiếc hộp cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- 19 - Hộp chứa được một số cuốn sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác như thước, êke, compa, tẩy, … - Hộp được đặt trên bàn học, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp, làm bằng vật liệu rẻ tiền. b) Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên hình thành phương án thiết kế, phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập. Hộp có chiều dài 350mm, rộng 220mm, gồm 3 bộ phận: - Ống đựng bút (1). - Ngăn để sách vở (2). - Ngăn để dụng cụ (3). Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng.
- 20 c) Làm mô hình, chế tạo hộp đựng thử, sau đó đặt sách vở, đồ dùng học tập vào hộp xem có hợp lí và thuận tiện không? d) Phân tích, đánh giá phương án thiết kế theo các yêu cầu thiết kế đề ra. Về kết cấu và kích thước, hình dạng, màu sắc và vật liệu có gì cần thay đổi và cải tiến: - Ngăn đựng sách vở cần tạo dáng đường cong đẹp hơn, thuận tiện hơn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn