Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bài tập nâng cao hiệu quả phát cầu bằng mu bàn chân
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là giúp học sinh phát triển các tố chất về năng khiếu TDTT, và tăng cường sức khỏe chống chọi bệnh tật tốt hơn so với những em không tập. Giúp giáo viên nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong công tác giảng dạy và huấn luyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bài tập nâng cao hiệu quả phát cầu bằng mu bàn chân
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo Dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày, Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ TT tháng ,năm danh chuyên (%) sinh môn đóng góp 1 Đinh Minh 18/08/1991 Trường Tiểu Giáo Cao đẳng 100% Hùng học Thanh viên sư phạm Bình, Bình long, Bình Phước 1. Tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Bài tập nâng cao hiệu quả phát cầu bằng mu bàn chân ”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Minh Hùng - Giáo viên Trường Tiểu học Thanh Bình. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. 09/09/2019. 5. Mô tả bản chất sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Tập TDTT là một phương thức để rèn luyện sức khỏe phát triển con người toàn diện, tập luyện TDTT không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo, thông qua tập luyện TDTT đã rèn luyện cho người tập những phẩm chất như: lòng dũng cảm, đạo đức, tinh thần đồng đội, sự kiên trì nhẫn nại, sự can đảm vượt khó . 1
- Trong những năm học vừa qua thì nhà trường luôn tạo điều kiện để công tác TDTT luôn được phát triển trong đó là môn đá cầu luôn đạt được những thành tích tốt từ cấp thị xã đến cấp tỉnh và trong đó môn đá cầu luôn là thế mạnh trong các kì ĐHTDTT, HKPĐ… Công tác phát hiện nguồn nhân lực môn đá cầu kế thừa là điều rất quan trọng và cần thiết, nên công tác phát hiện và đào tạo trẻ luôn phải có chiều sâu trong toàn thị xã nói chung và nhà trường nói riêng. * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm gia đình học sinh giúp các em học sinh có tinh thần và trách nhiệm luyện tập, luôn trao dồi kiến thức kĩ thuật, các em có được nhiều cơ hội cọ sát với bạn bè đồng trang lứa và đạt được nhiều thành tích từ cấp thị đến cấp tỉnh. - Học sinh tiểu học được làm quen với trái cầu từ rất sớm. Ngay từ năm lớp 2, học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay sau đó chuyển sang học tâng cầu, chuyền cầu bằng chân ở các lớp 4 lớp 5. Đa số học sinh ngoan, chăm học, yêu thích môn học thể dục đặc biết với thể thao tự chọn môn Đá cầu. * Khó khăn. - Có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính gia đình học sinh, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể chất. - Thời gian học tập chính khóa nhiều đa phần học sinh phải học thêm cộng các môn học phụ. - Điều kiện trang thiết bị, sân bãi tập luyện cho học sinh còn chưa đúng quy cách. 5.2. Nội dung sáng kiến: * Đối với giáo viên. - Việc tuyển chọn học sinh tập luyện môn đá cầu thường là các em học sinh từ lớp 4- 5, vì các em đã có ý thức, trách nhiệm sự nhanh nhẹn, linh hoạt khi tập thì luôn có tính kĩ luật tốt trong quá trình giảng dạy sẽ luôn cho các em thi đấu với nhau để chọn lọc ra các em có thành tích tốt để bồi dưỡng nhiều hơn. - Công tác tập luyện môn đá cầu là điều phải trải qua mọi gian nan vất vả từ người thầy đến trò được tiến hành trên cơ sở dẫn dắt học sinh để đạt được thành tích tốt nhất, thực hiện đúng các yêu cầu trong các buổi tập, luyện tính cách sự nhẫn nại kiên trì tập luyên, giúp cho học sinh hiểu và đam mê trái cầu. - Nên việc tập luyện và bồi dưỡng các em phải trải từng bước với nhiều bài tập luyện lượng vận động các bài phát triển thể lực phù hợp với các đối tượng nam nữ, phải tập từ thấp đến cao từ cái đơn giản đến phức tạp, ngoài ra còn trang bị một số kiến thức tâm lý kỹ chiến thuật, và tìm tòi thông qua sách báo xem đài. - Trong môn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bàn chân, má trong, má ngoài, gan bàn chân, đùi, ngực, đầu, vai...cách sử dụng thì mỗi người một vẻ. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt đầu từ kỹ thuật 2
- cơ bản. Có kỹ thuật cơ bản rồi, có khả năng cầm cầu rồi mới phát huy được kiểu của mình. * Đối với học sinh. - Phải tích cực tập luyện siêng năng cần cù hòa đồng cùng bạn bè, chăm chú lắng nghe mọi hướng dẫn của giáo viên những gì không hiểu có thể hỏi lại giáo viên hoặc bạn bè, cùng nhau tập luyện sao cho mỗi buổi tập đạt được kết quả tốt nhất. + Kĩ thuật phát cầu bằng mu bàn chân. Trong phát cầu bằng mu bàn chân thì có 4 kỹ thuật phát cầu đá qua lưới cơ bản: - Kỹ thuật phát cầu chân thấp chính diện. - Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện. - Kỹ thuật phát cầu chân thấp nghiêng người - Kỹ thuật phát cao chân nghiêng người. Kĩ thuật phát cầu chân thấp chính diện. Đây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương (thông qua chiến thuật phát cầu) để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm. - TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm . Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu). Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất. 3
- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong đá cầu - Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu, tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm. Lực tác dụng vào quả cầu mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào chiến thuật phát cầu mà người chơi sử dụng.Người mới tập nên sử dụng một lực vừa phải để quả cầu rơi vào ô quy định, khi nào thuần thục thì sử dụng chiến thuật phát cầu - Kết thúc động tác: Khi bàn chân chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột sau đó chân đá tiếp đất, người chơi di chuyển vào trung tâm sân để chuẩn bị đón đỡ cầu của đối phương đá sang. Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện. - TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20cm và mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm. 4
- Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 45cm lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay trái đặt trên đế cầu).Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất. - Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi thực hiện kĩ thuật động tác phát cầu cao chân chính diện, gần giống như phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng chỉ khác là khi lăng chân về phía trước thì đùi được nâng lên cao hơn và mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 60cm- 70cm - Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đỡ đường cầu của đối phương đá sang Phát cầu chân thấp nghiêng người. - TTCB: Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 40 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 30cm - 40cm . Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải ) sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang. - Thực hiện kĩ thuật động tác: Tay phải cầm cầu, tung cầu nhẹ lên cao ngang tầm vai chếch ra phía trước, sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá 60cm - 80cm. Lúc cầu rơi xuống , thân trên hơi xoay sang phải, chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách mặt sân khoảng 20cm- 30cm. - Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đón - đỡ đường cầu đối phương đá sang. 5
- Kỹ thuật phát cao chân nghiêng người. - TTCB: Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 35 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm - 50cm. - Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải) sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang. - Thực hiện kĩ thuật động tác: Giống như động tác phát cầu thấp chân nghiêng mình nhưng chỉ khác là khi thực hiện thì cầu được tung cao hơn đầu chếch ra trước về phía chân đá và cách người khoảng 1m. - Khi cầu rơi xuống, thân trên nghiêng nhiều hơn để cho mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu rơi cách mặt sân khoảng 70cm- 90cm. - Những người có trình độ vận động tốt, chân sẽ tiếp xúc với cầu khi cầu rơi cách mặt sân 1m- 1,2m (đối với nam) còn đối với nữ thì thấp hơn. 6
- + Ưu điểm của kỹ thuật đá cầu bằng mu bàn chân. - Kỹ thuật này được áp dụng trong các pha chuyền cầu ngắn và trung bình. - Các vận động viên cũng có thể áp dụng kỹ thuật đá cầu này để thực hiện tấn công. - Các vận động viên có thể đảm bảo “hãm” cầu, điều chỉnh lại hướng đi của cầu cho chuẩn, đỡ cầu bằng mu bàn chân là động tác khá an toàn giúp người chơi thực hiện động tác được chuẩn hơn. + Quá trình tập luyện bổ trợ cho môn đá cầu. - Phát triển sức nhanh: Tập cứu cầu ở trước mặt hoặc ở 2 bên cách người 1-2m, chạy từ 10- 20m tư thế ban đầu luôn khác nhau đỡ được trái cầu nào thì phải quay sang tư thế phòng thủ. - Bài tập phát triển sức mạnh: Nhảy lò cò từng chân trên các đoạn 20-30m, nhảy dây tư thế nâng cao đùi trong vòng 30s. - Tập sức bền: Tập di chuyển trên sân từ phải sang trái hoặc trên xuống dưới mỗi hiệp 10-20 lần, thi đấu đối kháng trong nhiều hiệp. - Tập khéo léo: tập tâng cầu bằng nhiều kỹ thuật, tâng cầu lên cao và hãm cầu. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến được áp dụng tại Trường Tiểu học Thanh Bình với sự tham gia của học sinh khối 4,5 và đã đạt được những kết quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho công tác phát hiện nguồn nhân lực kế thừa là điều rất quan trọng và cần thiết, nên công tác phát hiện và đào tạo trẻ luôn phải có chiều sâu trong toàn thị xã nói chung và nhà trường nói riêng. - Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh trong trường và học sinh trường khác 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Sân trường thoáng mát, sạch sẽ. + Đồ dùng dạy học, dụng cụ tranh ảnh đầy đủ cho bài tập. + Giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo, thân thiện, hòa đồng, kiên trì. + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cùng phụ huynh học sinh nhắc nhở cho các em tập luyện thêm ở nhà. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Học sinh tham gia tập luyên tích cực, hứng thú, siêng năng và tự tin, năng động sáng tạo hơn, tâm lý của các em thoải mái và tự tin hơn. 7
- + Qua những tiết học và các buổi tập ngoại khóa đã giúp các em rất hăng say tập luyện với các bạn, sáng tạo và tiến bộ hơn rất nhiều. + Giúp học sinh phát triển các tố chất về năng khiếu TDTT, và tăng cường sức khỏe chống chọi bệnh tật tốt hơn so với những em không tập. + Giúp tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong công tác giảng dạy và huấn luyện. - Phát triển năng lực: Tự quản, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. + Lợi ích của sáng kiến được thể hiện thông qua kết quả thi các phong trò TDTT từ cấp thị đến cấp tỉnh như sau. Nơi diễn Nội dung Năm học ra Tổng Đơn Đơn Đôi Đôi Đôi nam nữ nam nữ nam nữ Cấp thị 2 1 1 1 1 4 giải nhất xã 1 giải nhì 2019-2020 Cấp tỉnh 1 1 3 1 3 Giải nhất 1 giải 3 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng liến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Không. + Đánh giá của tổ khối 4.5 Trường Tiểu học Thanh Bình: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ 8
- .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ XÁC NHẬN CỦA TỔ KHỐI TRƯỞNG + Đánh giá của Trường Tiểu học Thanh Bình. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ 9
- .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................ XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ Nội dung công TT tháng năm tác danh chuyên tác hỗ trợ sinh môn 1 Đinh Minh 18/08/1991 Trường TH Giáo Cao Bài tập phát Hùng Thanh viên đẳng cầu bằng mu Bình bàn chân 2 Học sinh khối Trường TH Học Học sinh hỗ 4.5 trường TH Thanh sinh trợ, hợp tác Thanh Bình Bình khối cùng giáo viên 4.5 trong giờ học thể dục và ngoại khóa 10
- Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình long, ngày 29 tháng 02 năm 2020 Người nộp đơn Đinh Minh Hùng 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn