Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là về qui mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy - học sẽ tiến hành. Các công việc dự kiến có thể là: khai giảng, tổ chức giảng dạy, các chương trình, quyết định, kế hoạch cấp trên ban hành, chỉ đạo. Công tác phổ cập giáo dục, bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động dạy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong các hoạt động tại nhà trường Tiểu học, hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy học tập, phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình, ... một cách sát thực nhất. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc vào việc sinh hoạt ở các tổ chuyên môn.Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ khối sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề quan trọng, vấn đề nóng bỏng mà tất cả các nhà trường đều phải quan tâm. Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động nòng cốt, không thể thiếu trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả các tổ chuyên môn ở trường tiểu học đều phát huy và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Một số tổ chuyên môn vẫn còn tình trạng sinh hoạt nhưng không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ tổ chức qua loa "đối phó". Nếu không có sự theo sát của Ban giám hiệu, tổ trưởng không say mê chuyên môn, chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì tổ chỉ hoạt động một cách hình thức... Là một cán bộ quản lý trong trường tiểu học đã nhiều năm, tôi rất băn khoăn với với công tác chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Tôi xác định rằng việc sinh hoạt tổ chuyên môn là mắt xích quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Vậy phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để thành công? Đó chính là câu hỏi khiến tôi trăn trở và mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất "Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học”. 2. Tên sáng kiến “Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Thủy 1
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Kim Long B Số điện thoại: 0386132158 Email: thuyngocdungan@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Thủy Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Kim Long B Số điện thoại: Số điện thoại: 0386 132 158 Email: thuyngocdungan@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến sử dụng trong ngành Giáo dục nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 10 tháng 9 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến * Về nội dung sáng kiến Nghiên cứu về thực trạng chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và tìm ra giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 7.1. Thực trạng công tác sinh hoạt tổ chuyên môn + Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động nòng cốt, không thể thiếu trong nhà trường. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên trong những năm qua việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường còn nhiều hạn chế như: + Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ, không sát với tình hình thực tế chuyên môn của tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Một số tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn trong chuyên môn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh. 2
- Khi tổ sinh hoạt thì chỉ có thư ký ghi chép một cách qua loa để có biên bản đảm bảo hồ sơ tổ. Các thành viên trong tổ thi sinh hoạt hời hợt không trao đổi, không có ý kiến, nếu tổ trưởng có triển khai, hướng dẫn chỉ đạo một số vấn đề trong kế hoạch nhà trường thì không ghi chép nên sau đó không nhớ để thực hiện. Các buổi chuyên đề chưa thực sự hiệu quả. Sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức. 7.2. Nguyên nhân của thực trạng Một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Biện pháp tổ chức sinh hoạt chuên môn chưa phù hợp nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá nhân. Năng lực quản lý của tổ trưởng còn hạn chế. Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ. Tổ trưởng chưa chủ động xây dựng tốt kế hoạch, kế hoạch tổ thiếu linh hoạt, còn dập khuôn và phụ thuộc vào kế hoạch nhà trường, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. 7.3. Những căn cứ đề xuất biện pháp Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường tiểu học; là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên. ̉ ưởng la ng Tô tr ̀ ươi đ̀ ứng đâu, chiu s ̀ ̣ ự quan ly cua ban giam hiêu nha ̉ ́ ̉ ́ ̣ ̀ trương. Tô tr ̀ ̉ ưởng co nhiêm vu truyên lai nh ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ưng chi đao vê cac hoat đông trong ̃ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ương trong đo hoat đông day hoc la chinh. T nha tr ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ổ chuyên môn là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; 3
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó ( Điều 18, khoản 2 điều lệ trường tiểu học) Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó (Điều 18, khoản 1 Điều lệ trường tiểu học); 7.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung, phương pháp và những biện pháp thực hiện sau: 7.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn Như chúng ta đã biết, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước. Điều lệ trường Tiểu học đã qui định về vai trò, vị trí tổ chức Đảng trong trường Tiểu học là: Tổ chức Đảng trong trường Tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Chính vì lẽ đó việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn là hết sức cần thiết và phải đặt lên vị trí hàng đầu. Việc tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn phải được thông qua việc các tổ chuyên môn phải nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt là phải nắm bắt, thực hiện kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của chi bộ nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn cũng như các hoạt động của nhà trường. Để thực hiện tốt điều này nếu có thể cơ cấu tổ trưởng các tổ chuyên môn là Đảng viên để lãnh đạo các tổ chuyên môn. Thông qua việc xây dựng các đoàn thể vững mạnh trong nhà trường, nhằm phối hợp một cách nhịp nhàng với các tổ chuyên môn trong việc cùng nhau phấn đấu để đạt được các mục tiêu đã đề ra. 7.4.2. Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn Để đảm bảo tốt chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ, thì một điều quan trọng không thể thiếu đó là phải tăng cường sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động chuyên môn của các tổ. Sự quản lý của Ban giám hiệu phải được thể hiện qua: Xây dựng tốt kế hoạch năm học, bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục tiêu công việc: Về qui mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ tiến hành. Các công việc dự kiến có thể là: khai giảng, tổ 4
- chức giảng dạy, các chương trình, quyết định, kế hoạch cấp trên ban hành, chỉ đạo. Công tác phổ cập giáo dục, bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động dạy. Công tác này sẽ giúp các tổ chuyên môn có định hướng có kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn của tổ mình. Phân bổ nguồn lực: Kế hoạch tổ chức bộ máy của trường như thành lập và bầu tổ trưởng chuyên môn, dự kiến phân công công tác cho giáo viên, việc phân công ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ, nên khi phân công, phân nhiệm cần phải chú ý đến phẩm chất đạo đức, sở trường năng lực và nhu cầu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân (nhu cầu cá nhân phải tuân theo và đặt dưới nhu cầu và lợi ích tập thể). Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học: về tổ chức, xây dựng phát triển tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm, liên đới trách nhiệm, công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt động thông suốt, trôi chảy và đạt hiệu quả cao. Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học: Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (bằng việc thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,..). Tổ chức các hoạt động sư phạm cho giáo viên bằng các hình thức cơ bản như: Thông qua phong trào sáng kiến trong dạy học, thi đua “dạy tốt, học tốt”, mở các chuyên đề, thao giảng, các khoá bồi dưỡng, các hình thức học tập khác.. Tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học trong năm học: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra đánh giá, hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học. 7.4.3. Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ khối Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của tổ khối thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối, kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, cac v ́ ướng măc vê chuyên môn đ ́ ̀ ể có biện pháp đáp ứng, giai đap k ̉ ́ ịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, phó hiệu trưởng yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tô, có th ̉ ể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khơi gợi những giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải 5
- quyết. Môi giáo viên đêu đ ̃ ̀ ưa ra cach giai quyêt, nhiêu giao viên s ́ ̉ ́ ̀ ́ ẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tổ, phó hiệu trưởng đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lý đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, phó hiệu trưởng không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng, nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt phải ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan, phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục. Hướng dẫn tô tr ̉ ưởng xây dựng nội dung buổi họp sao cho hiệu quả. Nội dung họp cần xoáy sâu vào chuyên môn, đón đầu tìm cách giải quyết cách thực hiện nội dung chương trình sắp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm lớp, trao đôi kinh nghiêm vê bôi d ̉ ̣ ̀ ̀ ương hoc sinh gioi, ph ̃ ̣ ̉ ụ đạo hoc sinh yêu, ̣ ́ ̣ ̉ ́ ơp, xây d kinh nghiêm quan ly l ́ ựng nê nêp l ̀ ́ ớp... Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, ban giám hiệu cần phải quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên. Từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng, tâm tư của mình. 7.4.4. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa tổ chuyên môn với các đoàn thể Trong một trường học mọi hoạt động muốn có hiệu quả cao, kết quả tốt thì không thể làm việc theo cách “mạnh ai nấy được”, mà phải có sự phối, kết hợp tốt giữa hoạt động của các tổ chuyên môn với nhau, giữa các tổ chuyên môn với các đoàn thể trong nhà trường dưới sự quản lý, chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường. Phối, kết hợp tốt sẽ đẩy nhanh tiến độ công việc, guồng máy hoạt động sẽ đồng bộ, chắc chắn công việc sẽ đạt kết quả tốt, hiệu quả công việc sẽ cao. 7.4.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn một cách thường xuyên, chặt chẽ và nghiêm túc, khách quan Thanh kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước. Nếu thiếu thanh kiểm tra, công tác quản lý sẽ không đạt kết quả tốt. Do đó ở đơn vị trường học phải tổ chức một đội ngũ kiểm tra nội bộ gồm Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và những giáo viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, nắm được nghiệp vụ thanh tra, có kế hoạch kiểm tra, thực hiện đúng trình tự thủ tục kiểm tra. 6
- Việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn một cách thường xuyên sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý nhà trường những thông tin cơ bản về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn. Từ đó sẽ có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm tốt mục tiêu giáo dục. Việc kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên thông qua các nội dung kiểm tra như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện qui chế, qui định chuyên môn; kết quả giảng dạy; việc thực hiện các nhiệm vụ khác, sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý trong nhà trường nắm được thực trạng hoạt động sư phạm của từng giáo viên trong trường. Qua đó có thể hình dung được bức tranh hoạt động của giáo viên trong từng tổ, trong toàn trường. Có sự đánh giá toàn diện về hoạt động chuyên môn, việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục, qui chế chuyên môn, ... Từ đó đôn đốc việc tuân thủ các qui định của Pháp luật về giáo dục; tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế; thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy. 7.4.6. Phối hợp nhịp nhàng giữa BGH và tổ trưởng chuyên Để có những buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả, sát với thực tế thì BGH và tổ trưởng phải tìm hiểu, nắm bắt được thông tin sát thực từ phía GV. Đầu năm chúng tôi phát phiếu thăm dò những vấn đề GV cần khi muốn giảng dạy tốt lớp mình phụ trách và làm tốt công tác được giao như là nội dung kiến thức gì khó, phương pháp dạy thế nào cho hiệu quả để nâng cao chất lượng của lớp, sau đó chúng tôi phân loại theo từng khối lớp, giao Tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu để lập kế hoạch chuyên đề cho cả một năm học. Vấn đề gì cần trước thì sẽ triển khai trước, lập kế hoạch chi tiết, ai là người thực hiện, thời gian nào, chuyên đề gì? BGH duyệt kế hoạch và tổ theo kế hoạch đó thực hiện. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy có những vướng mắc nào thì trong các đợt sinh hoạt GV tiếp tục đề xuất, nêu khó khăn để cùng bàn bạc trao đổi, góp ý cho nhau như gặp khó khăn trong soạn buổi chiều, tiết GD KNS, … Kế hoạch tháng của tổ cũng phải bám sát với kế hoạch của nhà trường, hàng tháng tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động của tổ, BGH duyệt kế hoạch và chỉ đạo tổ thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra. Trước đây, muốn triển khai hay chỉ đạo một nội dung nào đó thì BGH phải tập trung toàn thể GV để phổ biến kế hoạch, điều này rất khó về mặt thời gian, nếu cấp bách thì thường phải bớt giờ lên lớp của toàn thể GV. Nhưng trong năm học qua, thì những vấn đề đặc biệt quan trọng chúng tôi mới hội ý toàn thể giáo viên, còn những vấn đề đơn giản hơn thì BGH sẽ trao đổi với 3 tổ trưởng chuyên môn về triển khai chỉ đạo với GV trong tổ, làm như vậy rất gọn nhẹ và hiệu quả, có thể tranh thủ giờ nghỉ giải lao hay 15 phút sinh hoạt đầu buổi. 7
- Trong các cuộc họp giao ban đầu tuần BGH đánh giá cụ thể những việc đã làm được, hay chưa làm được và thường xuyên nhắc nhở các tổ cần thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. 7.4.7. Chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn + Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với Hiệu trưởng để chọn ra được những tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác. Muôń ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ười tô tr chi đao tôt hoat đông cua tô, ng ́ ̉ ưởng phai đam bao các đi ̉ ̉ ̉ ều kiện sau: ̉ ̀ ươi co tâm v Phai la ng ̀ ́ ơi nghê, nhiêt tinh trong công tac, châp hanh tôt ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ cac quy đinh cua nganh, co tinh thân trach nhiêm cao trong công viêc. ́ ̀ ́ ̀ ́ Ngươi tich c ̀ ́ ực đi đâu, xung phong g ̀ ương mâu trong moi hoat đông, co ̃ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ức vưng vang, có nhi kiên th ̃ ̀ ều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, lam viêc ̀ ̣ ́ ́ ̣ luôn co kê hoach. Ngươi nhiêt tinh, kiên quyêt, dam quyêt đinh, am hiêu công viêc, chiu ̀ ̣ ̀ ́ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ trach nhiêm v ́ ơi công viêc đông th ́ ̣ ̀ ơi co nhiêu đong gop trong viêc xây d ̀ ́ ̀ ́ ́ ̣ ựng tâp ̣ ̉ ưng manh. thê v ̃ ̣ Ngươi ban đông hanh, đông chi chân thanh, săn sang giup đ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̃ ̀ ́ ỡ đông̀ ̣ ̀ ̀ ̃ ̣ ́ ̀ ̀ ́ ̃ ̀ ̉ ́ ̣ nghiêp vê tinh thân lân vât chât va điêu côt loi la phai biêt đông viên tinh thân, ̀ ̣ ự cô găng phân đâu cua moi thanh viên trong tô. khich lê s ́ ́ ́ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ̉ + Bồi dưỡng tổ trưởng tổ chuyên môn: ̣ ̀ ươi tô Điêu quan trong la ng ̀ ̀ ̉ trưởng phai co uy tin, ̉ ́ ́ được tâp thê tin ̣ ̉ ́ ̣ nhiêm. Bi ết điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy cần quan tâm đến việc: Bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ….Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời; Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. 8
- Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì BGH giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu. 7.4.8. Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là kế hoạch tổ chuyên môn) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường. Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong trường tiểu học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Khi xác định các mục tiêu nhiệm vụ, cần đưa ra những chỉ tiêu, xác định mức độ, các chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ phần trăm ... Bản chất của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là xác định xem trong năm học, tổ chuyên môn hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm. Như vậy, kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế. * Qui trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học (Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ Việc 3: Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu Việc 4: Xác định các biện pháp Việc 5: Dự kiến công việc, thời gian). Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch 9
- Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch * Hướng dẫn thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn + Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn Chuẩn bị các nội dung sinh hoạt sao cho vừa thiết thực, vừa phong phú, sinh động không hề đơn giản, đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị trước về nội dung và cả cách thức thực hiện. Không nên lặp lại một kiểu sinh hoạt chuyên môn từ tháng này đến tháng khác theo kiểu đến hẹn lại lên mà nên có sự thay đổi linh hoạt và luôn tạo ra sự mới mẻ. Căn cứ yêu cầu về tính chất, nội dung công việc để lựa chọn một hình thức sinh hoạt sao cho phù hợp. Bất cứ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nào cũng nên tránh nặng về hành chính, sự vụ. Muốn vậy, hơn ai hết, BGH, tổ trưởng phải là người thủ lĩnh để tạo sinh khí phấn chấn cho đội ngũ. Trước một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng nên đặt câu hỏi trong đầu: Như thế nào gọi là mới và đổi mới ra sao? Chẳng hạn, có thể xây dựng một tiết dạy mà trước đó, tất cả các GV đã được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy hiệu quả; tổ chức cho giáo viên tiến hành dạy thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm. Hay như việc cử một giáo viên nào đó báo cáo chuyên đề, thì ít ra, tài liệu phải được phát trước cho từng GV nghiên cứu; tổ trưởng trong vai trò đạo diễn, đặt câu hỏi tìm ra vấn đề nổi cộm để tạo tình huống tháo gỡ … Nếu tất cả các tổ trưởng chuyên môn đều có tố chất như thế, chắc chắn việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ dễ dàng mà còn tạo ra niềm vui nghề nghiệp hành trang cần thiết cho mỗi người thầy. + Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ Sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là tháng hai lần vào tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng sau tuần một, như vậy tất cả các giáo viên trong tổ đã được lĩnh hội các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn, của chuyên môn trường, các đoàn thể… báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước. Như vậy phần nào giáo viên đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng bản thân. Chuẩn bị của tổ trưởng: Để chuẩn bị cho cuộc họp tổ chuyên môn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết hoạt động công tác tổ trong tháng qua một cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó tổ trưởng chuyên môn đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của 10
- nhà trường, chuyên môn và đoàn thể vừa đề ra ở cuộc họp hội đồng vào tuần 1. Phát biểu của giáo viên: Khi tổ trưởng trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ hội họp của mình. Khi tổ trưởng trình bày xong thì tổ trưởng yêu cầu từng giáo viên phát biểu ý kiến. Thông thường trong cuộc họp có một số giáo viên ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép, ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nói chuyện riêng hoặc nói chen vào, phát biểu hùa vào, có giáo viên thì lại không hề phát biểu nhất ì nhì làm thinh, như nhất trí 100% rất thông suốt nhưng khi làm thì hiệu quả thấp. Quy định của tổ: Giáo viên tham gia hội họp thì phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ý kiến, hiến mưu, hiến kế cùng tổ để có thêm những ý kiến hay bổ sung vào kế hoạch, có như vậy công tác mới trôi chảy, thực hiện được dân chủ hóa trong hội họp, công tác. Nếu giáo viên nào không làm được thì tự mình trừ điểm thi đua khi tham gia xếp loại ... Vai trò của tổ trưởng chuyên môn: Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. Tránh tình trạng họp tổ, tổ trưởng đưa ra ý kiến buộc mọi thành viên phải thực hiện, quát nạt các giáo viên vi phạm, khen chê ai hợp với mình, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Để thực hiện tốt vai trò đầu tàu của mình, người tổ trưởng phải: Là người công minh, cầm cân, nảy mực, là tấm gương cho tổ viên, là đầu tàu trong mọi hoạt động cho các thành viên trong tổ noi theo. Khi đồng nghiệp trong tổ vi phạm tổ trưởng phải là người cương quyết, nhưng nhẹ nhàng, phân tích chính xác cho đồng nghiệp hiểu rõ đúng, sai để giáo viên đó tự nhận thấy và quyết tâm sữa chữa. Khi phân công công việc, tổ trưởng phải công bằng, hợp lí, phân công phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, năng lực, sở trường, biết khơi dậy lòng nhiệt tình, sở thích và mặt mạnh của từng thành viên, biết khuyến khích kịp thời các đóng góp của họ để họ đưa hết sức lực, trí tuệ ra làm việc. Ngoài ra để cho tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trước hết tổ trưởng phải làm được vai trò trung tâm, xây dựng tốt mối đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, làm chỗ dựa tinh thần, biết lắng nghe chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khó khăn của đồng nghiệp trong tổ, không than phiền, khi có khuyết điểm góp ý thẳng thắn, quyết liệt, nhưng nhẹ nhàng, không để bụng, nhìn thấy sự tiến bộ đi lên biết khen, chê đúng lúc, biết động viên kịp thời, biết khuyết điểm đồng nghiệp mắc phải ở trong hoàn cảnh nào để phê bình hay chia sẻ thì mới có hiệu quả. 11
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ như thế, BGH hướng dẫn các tổ nên chia thành 2 phần. Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới. Phần chính là sinh hoạt chuyên môn: tổ trưởng và các thành viên trong tổ trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp, cách làm về các vần đề, công việc đã nêu ra. Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung dựa trên kế hoạch của trường và tình hình thực tế của khối để đảm bảo tính kế hoạch chung. Coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì. + Trình tự một buổi sinh hoạt chuyên môn Nội dung sinh hoạt thường kỳ Phần 1. Đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới Tổ trưởng thông qua nội dung họp tổ. Các thành viên lần lượt đánh giá, phản ánh trong tổ cùng nghe, tổ trưởng đánh giá chung. Tổ trưởng triển khai công tác mới. Phần 2. Tổ trưởng + giáo viên đưa giải pháp về các vấn đề nêu ra Tổ trưởng điều hành để các giáo viên đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra (nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị) Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. Tổ trưởng thông báo nội dung khác. Mời tổ viên có ý kiến. Tổ trưởng dặn dò chuẩn bị cho phiên họp tới. Mời đại diện BGH có ý kiến (nếu có thành viên BGH dự). Thư ký tổ thông qua biên bản. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn trong việc thực hiện chuyên đề Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh. Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh họa tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm 12
- trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện. Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt. Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản. Dự giờ dạy minh họa Tổ chức rút kinh nghiệm cho báo cáo và giờ dạy minh họa. Thống nhất những nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy. Ngoài các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, các tổ khối còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên về các nội dung: điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản theo quy định; Quyết định 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05/5/2006 về Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, cách hình thành động cơ học tập cho học sinh; Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, tiết dạy tốt một cách tỉ mỉ, cụ thể về kiến thức truyền thụ, phương pháp và hính thức tổ chức, sử dụng trang thiết bị dạy học và hiệu quả giờ dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đặc biệt là tổ chức đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng môn đánh giá bằng điểm số sau mỗi kì kiểm tra định kì. Tôi chỉ đạo các tổ và giáo viên thống kê từng kiến thức, kĩ năng một ở mức độ học sinh đạt được, chưa đạt từ đó bàn biện pháp tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh tiến bộ. 7.4.9. Tổ chức sinh hoạt nghiêm túc nhưng cởi mở, thân thiện Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng là chủ sự nên phải chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của tổ. Vì thế, các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn. Trong các buổi sinh hoạt, tất cả GV đều phải ghi chép đầy đủ để thực hiện nghiêm túc các kế hoạch của tổ. 7.4.10. Công tác kiểm tra tổ chuyên + Ý nghĩa công tác kiểm tra: Bàn về công tác kiểm tra, Hồ Chủ Tịch viết: “Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo, về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi ” (sửa đổi lề lối làm việc) 13
- + Tác dụng của kiểm tra Giúp chủ thể quản lý thu được thông tin phản hồi về tình hình đối tượng quản lý thực hiện quyết định ra sao. Do đó có căn cứ điều chỉnh tổng kết hay chuyển sang chu kỳ quản lý mới. Giúp cho hệ quản lý hiểu sâu hơn hệ bị quản lý và các điều kiện hoạt động, những khó khăn và thuận lợi, trên cơ sở đó thúc đó thúc đẩy thực hiện quyết định. Làm cho chủ thể quản lý nhận thức được mình, thấy rõ những vấn đề cần được bồi dưỡng, rèn luyện, những điều cần phải cải tiến trong quản lý. + Nội dung kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục. Kiểm tra giờ dạy trên lớp. Kiểm tra hồ sơ sổ sách. Kiểm tra việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, và thực hiện các quy chế về chuyên môn. Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra công tác phụ đạo, bồi dưỡng của giáo viên Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Việc soạn bài, chấm bài của giáo viên. + Biện pháp kiểm tra Kiểm tra qua dự giờ, thăm lớp. Phân tích kết quả kiểm tra, nêu những hạn chế, thiếu sót để chỉnh sửa kịp thời cho giáo viên. Giúp giáo viên phát huy các mặt mạnh vốn có. Thực hiện đúng các yêu cầu kiểm tra là: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. Kiểm tra chất lượng chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh. Kiểm tra chất lượng học sinh Thời gian kiểm tra từ 15 đến 20 phút để đánh giá kiến thức học sinh trực tiếp qua sổ điểm, kiểm tra cuối học kỳ, năm học và kiểm tra tập vở học sinh. Việc kiểm tra phải chuẩn bị chu đáo: Xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức kiểm tra, thời gian kiểm tra thật khách quan để thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức của giáo viên và việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 14
- Giải pháp đã được áp dụng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường tiểu học Kim Long B nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy những mặt mạnh của giáo viên, của tổ trưởng chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Có thể áp dụng trong tất cả các trường Tiểu học của huyện Tam Dương. 8. Những thông tin cần được bảo mật Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trong nhà trường 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Hiện tại sáng kiến đã được áp dụng ở trường tiểu học Kim Long B. Kết quả bước đầu mà nhà trường đạt được về phía học sinh và giáo viên so với cùng thời điểm của năm học trước có nhiều chuyển biến, cụ thể là: Vai trò của tổ trưởng đã được phát huy. Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ. Trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt và dự đoán được những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ một cách khoa học, linh hoạt và sáng tạo. Hiện tại, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường đã hiệu quả hơn. Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích cực phát biểu ý kiến, chia sẻ, trao đổi để học hỏi lẫn nhau chứ không làm đối phó, lấy lệ nữa. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn, đoàn kết hơn. Giáo viên có đầu tư cho tiết dạy, có chú ý vận dụng việc đổi mới phương pháp trong quá trình soạn giảng, xác định chính xác mục tiêu, kiến thức và kĩ năng, trong tâm c ̣ ơ bản của bai day, truy ̀ ̣ ền thụ đầy đủ, có hệ thống các kiến thức và phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. Các tiết dạy đã thể hiện được rõ 15
- việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. Nhiều học sinh đã tham gia vào các hoạt động học một cách hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Học sinh nghe, đọc, nói, viết và tính toán thành thạo, tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác; biết trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Không 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Bích Thủy Trường tiểu học Biện pháp nâng cao chất Kim Long B lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học. Kim Long, ngày tháng năm 2020 Kim Long, ngày tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Hương Nguyễn Thị Bích Thủy 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn