Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5
lượt xem 5
download
Sáng kiến giúp học sinh hiểu được vai trò quan trọng của các hoạt động học tập trong giờ học Tiếng Anh; biết cách chơi một số trò chơi Tiếng Anh, biết hát những bài hát Tiếng Anh thiếu nhi, tự giác vận dụng kiến thức được học vào hoạt động giao tiếp qua những vở kịch đơn giản, từ đó giúp học sinh mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp Tiếng Anh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang I. Đặt vấn đề 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 II. Giải quyết vấn đề 1 Cơ sở lý luận 1 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3 4 Tính mới của giải pháp 14 5 Hiệu quả của SKKN 15 6 Phạm vi áp dụng 16 7 Phạm vi ảnh hưởng 16 III. Kết luận, kiến nghị 1 Kết luận 16 2 Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 18
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một quốc gia. Tiếng Anh như là sợi dây kết nối mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người ở các quốc gia khác nhau, là cầu nối thông thương thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước cũng như trên toàn cầu. Hòa cùng sự phát triển của thế giới, vai trò và vị trí của tiếng Anh ở Việt Nam đang được cả xã hội cùng quan tâm. Môn học Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân từ cấp Tiểu học cho đến đại học. Tuy nhiên việc dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học không giống với các môn học bằng tiếng Việt. Học sinh được học cả bốn kĩ năng nghenóiđọcviết trong một tiết học và hình thức học chủ yếu là bắt chước và lặp lại cho nên rất dễ gây nhàm chán. Vậy làm sao để các em học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng có thể vận dụng kiến thức tiếng Anh vào thực hành giao tiếp hiệu quả và hứng thú học tập? Làm sao để học sinh vận dụng thực hành tốt kiến thức vừa được học thay vì phải học rập khuôn lí thuyết ? Qua thực tế dạy học môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học, tôi nhận thấy những hoạt động như tổ chức trò chơi, đóng kịch, tập bài hát, xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh… có tác dụng rất lớn trong việc kích thích tinh thần học tập của học sinh. Học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp các em phát huy khả năng học tập của bản thân, tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu, không khí lớp học sôi nổi, môi trường học tập giữa thầy cô, bạn bè trở nên thân thiện. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Giúp học sinh hiểu được vai trò quan trọng của các hoạt động học tập trong giờ học Tiếng Anh; biết cách chơi một số trò chơi Tiếng Anh, biết hát những bài hát Tiếng Anh thiếu nhi, tự giác vận dụng kiến thức được học vào hoạt động giao tiếp qua những vở kịch đơn giản, từ đó giúp học sinh mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp Tiếng Anh. Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên và tinh thần học tập của các em học sinh lớp 5, đưa ra một số biện pháp gây hứng thú trong giờ học Tiếng Anh nhằm kích thích tinh thần học tập sôi nổi, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học có sẵn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 2
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực văn hóa, giải trí, chính trị, kinh tế,…. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết và là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học của Việt nam. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐTTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Mục tiêu của đề án là thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Do đó, việc học ngoại ngữ trong các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và đặc biệt trong các trường tiểu học đã, đang được Đảng, nhà nước rất quan tâm. Vấn đề dạy và học tiếng Anh cho học sinh tiểu học rất quan trọng nhằm tạo đà cho các em có kiến thức vững chắc ở những cấp học tiếp theo. Nội dung chương trình sách giáo khoa phong phú, đa dạng gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cho nên học sinh tiểu học không cảm thấy bỡ ngỡ khi học môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, với tâm lí trẻ nhỏ là ham cái mới lạ, nhanh chán, mau quên thì những hoạt động thực hiện trong một giờ học môn Tiếng Anh cần phải sôi nổi, vui nhộn và đa dạng. Giáo viên phải là người hướng dẫn, gợi mở tính sáng tạo trong học tập cho học sinh, giúp học sinh vận dụng hiệu quả các kĩ năng vào hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động gây hứng thú trong giờ học môn Tiếng Anh là cần thiết và thiết thực. 2.Thực trạng Trong những năm học qua, việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường tiểu học Krông Ana luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cũng như quý phụ huynh học sinh. Giáo viên tích cực, chủ động vận dụng các phương pháp dạy học mới. Các em học sinh mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động học tập, vận dụng nhanh kiến thức vào thực hành. Số lượng, chất lượng học sinh tham gia các cuộc thi và đạt giải ở năm học sau cao hơn năm học trước. Phụ huynh học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của Tiếng Anh trong thời đại mới cho nên động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu học tập nâng cao kiến thức môn Tiếng Anh. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 3
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 Bên cạnh những thuận lợi có được thì cũng còn không ít khó khăn trong dạy và học Tiếng Anh như: Giáo viên ít tổ chức các hoạt động giải trí lồng ghép trong giờ học môn Tiếng Anh; Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học, ngại tổ chức trò chơi trong giờ học cho nên mỗi giờ học diễn ra nhẹ nhàng, đơn điệu, ít hiệu quả. Những trò chơi, bài hát được thiết kế trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 5 còn ít, đơn giản và lặp lại nhiều lần nên không gây được hứng thú cho các em học sinh. Tâm lí các em học sinh lớp 5 hiếu động nhưng bắt đầu e ngại, các em chưa có phương pháp học tập môn tiếng Anh hiệu quả nên không tập trung vào bài học, nhanh chán. Một số học sinh sợ học môn Tiếng Anh. Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tiếng Anh của con em mình. Nguyên nhân ưu điểm Nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana, lãnh đạo trường Tiểu học Krông Ana luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường. Bộ phận chuyên môn kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, kế hoạch đến từng đồng chí giáo viên Tiếng Anh để việc dạy và học Tiếng Anh ngày càng đạt hiệu quả. Đội ngũ giáo viên dạy môn Tiếng Anh đạt chuẩn B2 theo yêu cầu của khung năng lực Châu Âu, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Chủ động nghiên cứu kĩ tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học để tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học giúp học sinh thoải mái, tự tin trong mỗi giờ tiếng Anh. Cha mẹ học sinh sống ở địa bàn thuận lợi về mặt kinh tế cho nên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em tham gia học tập, sinh hoạt nhằm cải thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc viết Tiếng Anh. Nguyên nhân hạn chế Nội dung chương trình sách giáo khoa được Bộ giáo dục xây dụng nhằm đạt được mục tiêu mà Đề án ngoại ngữ 2020 đưa ra nên lồng ghép nhiều kĩ năng trong một giờ học dẫn đến học sinh cảm thấy quá tải. Số lượng trò chơi, bài hát được thiết kế trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 5 không nhiều, đơn giản và lặp lại nhiều lần nên gây nhàm chán cho học sinh. Một số giáo viên quan niệm chưa đúng về phương pháp đổi mới hình thức dạy học, trong đó có phương pháp trò chơi ngôn ngữ. Tâm lí của các em học sinh lớp 5 bắt đầu có sự thay đổi, một số học sinh nhút nhát, hạn chế về năng lực học tập cho nên các em ngại không muốn tham gia vào các hoạt động thực hành với bạn của mình. Một số phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, có tâm lí chủ quan, xem nhẹ môn Tiếng Anh nên ít nhắc nhở con cái học tập ở nhà, hoặc do là môn đặc thù nên việc giúp đỡ con học tập ở nhà còn gặp khó khăn. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Biện pháp 1: Động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 4
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 Chúng ta ai cũng từng nghe những câu nói như : “lời nói là gói bạc, lời nói là đòn đau” hay “Lời khen chân thành và đúng lúc là động lực để thay đổi cả một cuộc đời”… Một lời khen tặng đúng lúc như sự tiếp sức, cổ vũ, định hướng cho bản thân đối với việc đang làm, con đường đang đi và tương lai đang hướng tới. Vậy tại sao chúng ta không áp dụng chúng trong mỗi giờ học Tiếng Anh? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng giá trị của lời khen đối với học sinh rất quan trọng. Khi các em trả lời câu hỏi hay hoàn thành một nhiệm vụ học tập thầy cô giáo chúng ta nên khen ngợi, tuyên dương kịp thời. Như vậy học sinh sẽ rất vui vì được thầy cô giáo công nhận thành tích của chúng và ở những giờ học tiếp theo chúng sẽ nỗ lực hơn nữa để được thầy cô khen. Ngoài ra việc thường xuyên khen ngợi, động viên học sinh còn giúp giáo viên thực hiện tốt qui định về đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016TTBGDĐT. Bên cạnh đó, khi học sinh làm sai chúng ta nên nhẹ nhàng giải thích, sữa lỗi cho các em. Đôi lúc thầy cô có thể giả vờ mình làm sai để học sinh phát hiện lỗi sai điều này nghe có vẻ vô lí nhưng rất hiệu quả. Việc làm sẽ giúp học sinh khắc phục được tâm lí sợ sai khi phát biểu ý kiến. Giờ học sẽ thành công khi giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn thể hiện được quan điểm của cá nhân. Trong mỗi giờ học, ngoài lời khen dành cho học sinh tôi thường sử dụng thêm một số hình thức khác để động viên, khích lệ học sinh như: trao phần thưởng cho học sinh bằng những đồ dùng học tập bút, thước, tẩy hay cắt những bông hoa nhỏ tặng học sinh, phát cho học sinh một cái kẹo nhỏ. Hay tổ chức thi đua học tập cho học sinh bằng cách chia lớp thành các đội nhỏ và cộng điểm thưởng cho mỗi đội khi các bạn trong đội làm bài tốt. Tất cả những phần thưởng nêu trên tuy nhỏ nhưng các em học sinh rất thích và hăng hái học tập vì tâm lí trẻ nhỏ lúc nào cũng muốn được tặng quà. Vậy để thực hiện thành công biện pháp động viên, khích lệ học sinh trong mỗi giờ học thì giáo viên cần nắm được tâm lí và tình hình học tập của các em học sinh từng khối, lớp. Giáo viên hãy là bạn với học sinh, như vậy chúng ta sẽ dễ dàng hiểu hơn tâm tư, suy nghĩ của các em, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả nhất. Ví dụ: Khi tôi làm sai một bài tập và học sinh phát hiện ra lỗi sai của cô giáo, đầu tiên tôi phải cảm ơn học sinh và nhận lỗi về mình, sau đó nhờ các em giải thích xem tôi đã làm sai ở đâu và tôi nên sửa lại như thế nào cho đúng. Việc làm này giúp học sinh mạnh dạn hơn khi bày tỏ ý kiến của bản thân và các em hiểu ý kiến của chúng cũng được thầy cô tôn trọng, và giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn khi các em tự tin trả lời câu hỏi của thầy cô. Ví dụ 2: Qua cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh năm học 20182019. Khi mới nhận được công văn thông báo nội dung và thể lệ cuộc thi của Phòng giáo dục và đào tạo, cả tôi và các em học sinh được chọn đi thi đều rất hoang mang, lo lắng và áp lực. Nhưng sau khi nói chuỵện với ban giám hiệu nhà trường thì chúng tôi cảm thấy thoải mái và tự tin hơn rất nhiều. Thầy hiệu trưởng không Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 5
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 chỉ động viên chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà còn thường xuyên quan tâm, khen ngợi các em học sinh. Sự quan tâm nhiệt tình của thầy là động lực để các em tham gia cuộc thi với thành tích cao: em Nguyễn Thị Cẩm Vân đạt giải nhất hùng biện Tiếng Anh cấp huyện, giải nhì toàn đoàn hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh… Học sinh tham gia Hùng biện Tiếng Anh cấp huyện Hình ảnh học sinh tham gia Hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh Sau đây là một số lời khen thường dùng trong giờ học Tiếng Anh: Well done! Good job! Làm tốt lắm Great! Excellent! Smart! Rất tốt You’re doing great! You’ve done a great job! Em làm việc tốt lắm Amazing! Wonderful! Tuyệt vời! Fantastic! Thật là không tưởng Beautiful! Breathtaking! Đẹp quá!! Excellent speech! I really enjoyed it! Một bài thuyết trình tuyệt vời! Cô thực sự thích nó! What a marvelous memory you’ve got! Bạn thật là có một trí nhớ tuyệt vời. What a smart answer! Thật là một câu trả lời thông minh! I really must express my admiration for your performance. Cô thực sự ước ao có được tài năng biểu diễn như em. You deserve the highest praise. Bạn xứng đáng nhận lời khen ngợi tốt nhất. You have good taste! Bạn thật có con mắt thẩm mỹ! You are quite good with your hands. Bạn thật khéo tay. You are qualified person. Em đúng là người có năng lực. She is so prospective. Cô ấy đầy triển vọng. You are really a genius. Bạn đúng là thiên tài. She is very good with languages. Cô ấy rất giỏi ngoại ngữ. You have a very thoughtful mind. Em suy nghĩ thật chu đáo. You are so careful. Bạn cẩn thận quá! You’re looking very smart today! – Bạn trông rất đẹp (sang trọng) hôm nay! You are excellent! Bạn thật tuyệt vời You are very good! Em giỏi quá I am really proud of you. Cô thật tự hào về em. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 6
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 You are always beautiful em lúc nào cũng đẹp I like your voice very much. Cô rất thích giọng nói của em Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động học tập gây hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học như: trò chơi, âm nhạc, xem phim, đóng kịch Mỗi một môn học có một phương pháp giảng dạy khác nhau, mỗi một giáo viên có cách thức giảng bài khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn có một tiết dạy hứng thú, học sinh hiểu bài và nhớ bài lâu. Đối với môn Tiếng Anh cũng vậy, giờ học càng sôi nổi bao nhiêu thì học sinh sẽ mạnh dạn thực hành giao tiếp bấy nhiêu cho nên giáo viên nên linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập vui nhộn và có tính đồng đội để học sinh tham gia như: các trò chơi, bài hát, đóng kịch, xem phim….Sau đây tôi mạnh dạn trình bày một số hoạt động mà tôi thường tổ chức cho học sinh trong mỗi giờ học Tiếng Anh. Hoạt động 1. Học Tiếng Anh qua trò chơi Khi thiết kế các hoạt động cho một bài dạy trên lớp thì ngoài kiến thức trọng tâm giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp nội dung bài học. Sau đó giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế lớp học cũng như đối tượng học sinh, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để sắp xếp hợp lí các hoạt động dạy học, hoạt động trò chơi có thể được tổ chức ở giai đoạn giới thiệu bài mới, kiểm tra bài cũ, sau khi giới thiệu từ vựng hay phần củng cố của bài học. Trò chơi được chuẩn bị cần thể hiện rõ ràng mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và giáo dục học sinh. Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh lớp 5 và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Ngoài những trò chơi quen thuộc như: Bingo, Simon says, Slap the board,… tôi đã tìm hiểu thêm một số trò chơi như: Ai nhanh hơn, ai là triệu phú, nhanh tay nhanh mắt, hái hoa dân chủ,… Ví dụ 1: Trò chơi Ai về đích sớm nhất. Mục đích: Trò chơi này dùng để cũng cố, luyện đọc từ vựng hoặc mẫu câu cho học sinh. Trò chơi đòi hỏi học sinh phải làm việc theo nhóm, nhớ được kiến thức trong mỗi chủ đề và có phản xạ nhanh. Cách chơi: Tôi chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một đại diện đứng ra ngoài theo hai đường thẳng song song. Hai đại diện này sẽ di chuyển về phía trước khi đội mình đọc đúng từ vựng hoặc câu. Giáo viên qui định chủ đề của trò chơi và đích đến. Các thành viên trong mỗi đội sẽ đọc to từ vựng hoặc mẫu câu theo chủ đề mà giáo viên qui định. Nếu đội nào đọc đúng thì người đại diện bước lên một bước, nhưng nếu đội nào đọc sai từ thì người đại diện phải lùi lại hai bước. Đội thắng cuộc là khi bạn đại diện của đội này bước về đích trước đội bạn. Qua trò chơi học sinh sẽ cảm thấy hồi hộp khi sắp về đích, tạo tính kiên nhẫn cho học sinh, và cần có kiến thức của bài cũ. Ví dụ 2: Trò chơi Hái hoa dân chủ Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 7
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 Mục đích: Rèn kĩ năng nghe, đọc cho học sinh, ôn luyện các mẫu câu đã học. Chuẩn bị: Một cây cảnh được gắn các bông hoa bằng giấy màu trong đó có ghi các câu hỏi bằng Tiếng Anh. Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp. Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh xung phong lên bảng hái một bông hoa và đọc to câu hỏi có trong bông hoa đó, sau đó trả lời câu hỏi trước lớp. Nếu học sinh trả lời đúng thì nhận thưởng phần thưởng và lời khen của giáo viên. Học sinh trả lời sai thì bạn khác được quyền trả lời và được nhận thưởng. Sau khi học sinh hoàn thành lượt chơi của mình thì những bạn ở dưới lớp sẽ nghe và nhận xét các đọc câu hỏi và phần trả lời câu hỏi của bạn mình. Qua trò chơi chúng ta nhận thấy tất cả học sinh đều phải tập trung lắng nghe phần trình bày của bạn, từ đó luyện được kĩ năng nghe và ôn tập kiến thức đã học. Hình ảnh học sinh đang chơi trò “Slap the board” Hoạt động 2. Học tiếng Anh qua bài hát Học Tiếng Anh qua các bài hát có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp học sinh nhớ lại phần kiến thức đã học, luyện đọc – nói mẫu câu của các bài học. Các em sẽ tiếp thu kiến thức một các chủ động, nhẹ nhàng và sẽ nhớ bài rất lâu. Các bài hát được sử dụng trong tiết dạy sẽ củng cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ, nắm chắc các đặc điểm từng mẫu câu, giúp các em dễ thuộc bài hơn. Ngoài ra, các bài hát nhỏ này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự vui tươi, hưng phấn học tập cho các em trong mỗi giờ học, đặc biệt là những tiết học về từ vựng, trọng âm, ngữ điệu của câu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diện hơn. Để thực hiện tốt hoạt động này trên lớp, tôi thường soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu quen thuộc, dễ bắt chước để dạy cho các em. Đặc biệt là các bài chant, giai điệu của những bài chant trong sách giáo khoa thường rất nhanh, gây khó khăn cho học sinh khi luyện đọc và nhớ nội dung. Cho nên tôi mạnh dạn khuyến khích học sinh chuyển những bài chant thành bài hát theo giai điệu của những bài hát thiếu nhi Việt Nam và nước ngoài. Tôi định hướng cho học sinh thêm câu, từ sao cho phù hợp với giai điệu của bài hát được chọn. Tôi nhận thấy các em rất hào hứng với hoạt động này, nhiều học sinh rất có năng khiếu sáng tác âm nhạc. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 8
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 Ví dụ 1: Unit 13: What do you do in your free time? Lesson 3: 3.Let’s chant. Nếu đọc bài chant thì giai điệu lặp lại như những bài chant khác cho nên tôi khuyến khích học sinh chuyển thành giai điệu của bài hát: “ Kìa con bướm vàng” và có sự thêm vào phần lời bài hát như sau: Lời bài chant Lời bài hát What do you do? What do you do? What do you do? What do you do, What do you do In your free time? In your free time? In your free time? I watch cartoons. I watch cartoons. I watch cartoons. What does he do In my free time. In my free time. In his free time? What does He goes fishing. me? In his free time? He goes fishing. He goes fhe do, What does he do, What does she do In his free tiishing. He goes fishing. In her free time? In his free time. In his free time She goes shopping. What does she do, What does she do, She goes shopping. In her free time? In her free time? She goes fishing. She goes fishing. In her free time. In her free time. +Bên cạnh đó, tôi đã tổ chức nhiều cách hát đa dạng phong phú, làm tăng hiệu quả sử dụng các bài hát của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích nội dung các bài hát, sau đó cho học sinh đọc trôi chảy lại lời một lần trước khi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và dễ nhớ hơn. Kiến thức ngôn ngữ được lồng vào giai điệu của bài hát nhiều lần, linh hoạt và khắc sâu hơn vào tâm trí các em học sinh. +Tạo cho các em thói quen hát một bài hát tiếng Anh vào mỗi đầu tiết học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi, rồi nhịp một, nhịp Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 9
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn, rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học. Hình ảnh học sinh nghe nhạc và thể hiện hoạt động +Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát; Hát kết hợp chơi như “Hát thi”. Hay nghe nhạc và làm theo các cử chỉ theo yêu cầu, hoạt động này thích hợp cho phần Warm up trước khi vào bài.Ví dụ như bài A ram sam sam, baby shark,… +Hướng dẫn học sinh tự tìm những bài hát thiếu nhi hay trên mạng, nghe và tập hát theo. Đặc biệt là nghe những bài hát có cùng chủ đề với bài mình vừa học xong nhằm giúp các em nhớ bài lâu hơn. Đây là điều thuận lợi trong điều kiện công nghệ thông tin hiện nay, hơn nữa là cơ hội để các em vận dụng thực hành có hiệu quả môn Tin học. Ví dụ 2: Sau khi học xong Unit 18: What will the weather be like tomorrow? –Lesson 2: Tôi cho các em nghe thêm bài hát Seasons song. Sau khi nghe bài hát các em sẽ cũng cố lại các từ vựng chỉ mùa, đặc điểm về thời tiết trong mỗi mùa và nhớ bài lâu hơn qua các hình ảnh sinh động trong clip. Hình ảnh bài hát The seasons Một giờ học mà cả cô và trò cùng hát, cùng biểu diễn âm nhạc sẽ tạo ấn tượng rất lâu cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Cho nên học Tiếng Anh qua bài hát cũng là một phương pháp đang được áp dụng ở trường Tiểu học Krông Ana và nhiều nơi khác. Hoạt động 3. Học Tiếng Anh qua phim hoạt hình Tại sao nên học Tiếng Anh qua phim hoạt hình ? Trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ thấy được lợi ích quan trọng của những bộ phim hoạt hình bằng Tiếng Anh: +Trẻ em tiếp thu ngôn ngữ Tiếng Anh rất tự nhiên. Chúng học ngôn ngữ Tiếng Anh một cách mà chúng không nhận ra mình có ý thức là đang học, không giống với người lớn chúng ta. Trẻ em có khả năng bắt chước phát âm Tiếng Anh và tự tạo quy tắc cho chính mình. Chính vì vậy trẻ em ngày từ khi nhỏ cần phải luyện kỹ năng phản xạ Tiếng Anh, nghe nói trước để ngôn ngữ thấm dần vào trí não của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên. Vậy chúng ta hãy tạo môi trường luyện tập hằng ngày cho trẻ thông qua những bộ phim hoạt hình Tiếng Anh. +Học Tiếng Anh qua phim hoạt hình sẽ giúp não trẻ em tiếp xúc tiếng Anh một cách phản xạ, lâu dần sẽ giúp trẻ em có thói quen nghe, nói tiếng Anh rất tốt. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 10
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 +Nhân vật trong phim phát âm rõ ràng. Điều đó nghĩa là họ phát âm từ vựng rất chuẩn nên học sinh có thể dễ dàng hiểu và bắt chước. +Phim hoạt hình thiếu nhi tập trung vào các tình huống giao tiếp. Vì vậy học sinh có thể nghe được các nhiều cụm từ và cuộc hội thoại thực tế +Phim hoạt hình thiếu nhi sử dụng đủ lượng từ vựng đơn giản để người mới bắt đầu học Tiếng Anh có thể hiểu, ngoài ra sẽ có nhiều cụm từ khó hơn dành cho những học sinh có trình độ cao hơn. + Nhiều phim hoạt hình được tạo ra để học từ vựng và các cụm từ Tiếng Anh. Nội dung phim hoạt hình lặp đi lặp lại rất nhiều lần các từ, cụm từ và cả cấu trúc câu. Điều này rất tốt cho học sinh nếu xem phim thường xuyên Vì vậy học Tiếng Anh qua phim hoạt hình là một cách học thú vị và không bao giờ nhàm chán. Đây là phương pháp giúp học sinh luyện nghe có hiệu quả nhất. Tuy nhiên giáo viên nên quán triệt cụ thể đến học sinh những bộ phim nào nên xem, thời gian nào phù hợp nhất và các em nhớ được gì sau khi xem xong mỗi bộ phim. Việc cho trẻ xem những bộ phim hoạt hình thường xuyên tiếng Anh của học sinh mới được thuận lợi. Cho nên trong mỗi giờ học Tiếng Anh tôi thường dành 5 10 phút cho các em xem phim hoạt hình, sau đó hỏi lại các em xem bộ phim nói về điều gì, nhân vật chính là ai? Đưa ra một số từ vựng yêu cầu học sinh đọc lại và nêu nghĩa của chúng,… Ví dụ: bộ phim hoạt hình Gogo love English là tổng hợp các chuyến phiêu lưu của chú rồng nhỏ nhiều phép thuật tên là Gogo với bạn bè của chú. Với những đoạn phim hoạt hình nhiều màu sắc và âm thanh của trẻ thơ, GOGO mang đến cho các bạn nhỏ rất nhiều từ mới đơn giản, dễ nhớ, tạo phản xạ tốt cho trẻ, lôi cuốn trẻ đi từ những trò chơi này tới các cuộc phiêu lưu khác. Đây là chương trình khá hay dành cho trẻ từ 3 – 9 tuổi, chắc chắn trẻ sẽ thích ngay từ đoạn phim đầu tiên. Trước hoặc sau khi học bài Unit 15: What would you like to be in the future? Tôi cho học sinh xem hoạt hình Gogo love English tập 31. Nội dung của tập phim có liên quan đến ước mơ nghề nghiệp trong tương lai và những ảnh về không gian. Qua đó giúp học sinh hiểu hơn nội dung của hoạt động 4.Read and tick True(T) or False(F)– Lesson 3. Hình ảnh học sinh xem phim hoạt hình Gogo tập 31 Hoạt động 4. Học Tiếng Anh bằng hoạt động đóng kịch Hoạt động diễn kịch bằng tiếng Anh là một hình thức học tiếng Anh sinh động, thú vị giúp học sinh phát triển kỹ năng nói, phát triển sự tự tin trên sân khấu. Đối với học sinh tiểu học thì hoạt động này vô cùng thú vị, chúng ta sẽ được thưởng thức những lời thoại đơn giản thơ ngây, những khuôn mặt biểu cảm vô cùng dễ thương của học sinh. Và đặc biệt là kĩ năng nói, kĩ năng trình Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 11
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 diễn vô tư, hồn nhiên trên sân khấu và tinh thần làm việc nhóm thể hiện rất rõ thông qua hoạt động đóng kịch. Do đó, sau mỗi giờ học Tiếng Anh tôi thường giao cho các em học sinh đóng một vở kịch theo nhóm 3 đến 5 học sinh và sẽ biểu diễn ở tiết học của tuần sau. Nội dung của vở kịch là nội dung kiến thức mà các em vừa học. Đặc biệt việc khai thác có hiệu quả nội dung các bài học trong sách giáo khoa chuyển thành lời thoại của các vở kịch nhằm giúp giúp học sinh vừa học bài vừa thư giãn sau mỗi bài học. Cụ thể như sau: giáo viên chủ động kết hợp giữa phần 1.Look, listen and repeat với phần 3/Let’s talk trong sách giáo khoa để luyện nói bằng một vở kịch. Hoạt động này sẽ rất thành công vì không làm mất thời gian chuẩn bị của học sinh. Đối với học sinh trung bình, yếu: giáo viên chỉ yêu cầu học sinh diễn kịch theo bài có sẵn ở mục 1/Look, listen and repeat, có thể kết hợp thêm đạo cụ và đồ dùng sẵn có hoặc tự làm. Ngoài ra, sau mỗi chủ để sẽ có một câu chuyện ngắn Cat and mouse, giáo viên sử dụng hoàn toàn nội dung của câu chuyện và yêu cầu học sinh đóng kịch. Đối với học sinh giỏi, khá: giáo viên nêu yêu cầu cao hơn như là thêm các lời thoại hoặc sáng tạo một vở kịch khác nhưng cùng nội dung. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chọn vở kịch, cùng nhau bàn luận sôi nổi về nội dung, cách phát âm, ngữ điệu. Từ những câu thoại trong các bộ phim hoạt hình, sách thiếu nhi và trong sách giáo khoa cũng được các em sử dụng không chỉ trong vở kịch mà các em có thể ứng dụng trong giao tiếp hằng ngày. Như vậy tinh thần trách nhiệm của mỗi học sinh được nâng lên, sự tự tin khi lên sân khấu thể hiện rõ ràng và giờ học rất sôi nổi. Tôi thường tổ chức cho các em đóng kịch sau khi hoàn thành bài học. Mục đích để các em thư giãn, cũng cố mẫu câu và luyện nói với bạn. Đối với tôi nhờ có phương pháp này mà có nhiều học sinh năng khiếu Tiếng Anh đã đạt giải cao trong các cuộc thi hùng biện các cấp như: năm học 20162017: em phạm Hữu Quân giải nhất cấp tỉnh, năm học 20182019: em Nguyễn Thị Cẩm Vân đạt giải nhất cấp tỉnh, và nhiều học sinh tiêu biểu khác như: Lê Quỳnh Hương, Phan Tường Vi, Huỳnh Phạm Linh Châu…. Ví dụ: Hình ảnh các em học sinh lớp 5B đang đóng kịch. 4. Tính mới của giải pháp Biện pháp 1: Dựa trên tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, tôi mạnh dạn trò chuyện, làm bạn với học sinh để biết thêm những khó khăn trong quá trình học tập môn Tiếng Anh. Đưa ra lời khuyên về phương pháp học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh hiểu. Nhẹ nhàng, nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ khi các em đặt câu hỏi. Biện pháp 2: Ngoài những bài hát, trò chơi có sẵn trong sách giáo khoa, tôi tìm tòi, sáng tạo thêm những trò chơi mới, những giai điệu bài hát dễ thuộc để Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 12
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 học sinh hát. Tôi mạnh dạn chuyển từ bài chant sang bài hát để học sinh nhanh thuộc bài và giờ học vui hơn. Hướng dẫn học sinh tìm và học bài hát Tiếng Anh trên kênh Youtube. Đặc biệt hoạt động đóng kịch được tổ chức thường xuyên, giúp học sinh phải luôn năng động tìm hiểu cái mới và biết tìm kiếm thông tin trên internet. Khai thác có hiệu quả các hoạt động trong sách giáo khoa qua việc linh động cho học sinh thực hành nói bằng cách chuyển hoạt động 3/Let’s talk. (Lesson 1 và 2) bằng hoạt động phân vai đóng kịch dựa theo hoạt động 1/Look, listen and repeat. (Lesson 1 và 2) hoặc các câu chuyện Cat and Mouse. Đối với hoạt động xem phim hoạt hình, tôi chủ động cho học sinh xem phim hoạt hình trước khi vào bài học, trong khi học bài và sau khi hoàn thành bài học để cải thiện thêm kĩ năng nghe, cũng cố kiến thức và thư giãn sau một giờ học căng thẳng. Hướng dẫn học sinh tìm và xem những bộ phim hoạt hình Tiếng Anh dành cho trẻ em trên kênh Youtube. 5. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Sau khi kết hợp giữa động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh với tổ chức tốt các hoạt động học tập vui nhộn như: trò chơi, âm nhạc, xem phim, đóng kịch vào giảng dạy ở môn Tiếng Anh đối với học sinh khối lớp 5 năm học 20162017 và năm học 20182019, tôi đã thu được kết quả như sau: Giáo viên tự đánh giá được mức độ thành công trong mỗi bài giảng, nắm được mức độ và thái độ học tập của các em học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp, giải pháp khắc phục khuyết điểm của bản thân và kịp thời giúp đỡ học sinh tiến bộ hơn. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm. Góp phần tạo ra những giờ học tiếng Anh sôi nổi, các em học sinh hứng thú học tập, Học sinh tích cực học tập, mạnh dạn phát huy khả năng của bản thân, thể hiện tinh thần và thái độ học tập tích cực trong việc tham gia các hoạt động học tập. Vận dụng nhanh kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp đồng thời có thêm cơ hội thực hành nghe, nói, đọc, viết bằng Tiếng Anh với các bạn trong lớp, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cuối năm học. Học sinh yêu thích môn Tiếng Anh và biết tự lên mạng tìm hiểu, nghiên cứu những trang web học Tiếng Anh dành cho thiếu nhi.Cụ thể kết quả như sau: +Kết quả khảo sát thái độ học tập môn Tiếng Anh, khối 5 năm học 2018 2019. Số lượng học sinh được khảo sát: 171 Câu hỏi: Em cảm thấy như thể nào khi học môn Tiếng Anh? Phương án trả lời: A. Em thích học môn Tiếng Anh. B. Em không thích học môn Tiếng Anh. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 13
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 Đầu Cuối năm học năm học Yêu A B Thích SL % SL % SL % SL % 76 44,4 95 55,6 110 64,3 61 35,7 +Năm học 20162017: Đội tuyển học sinh dự thi Giao lưu Tiếng Anh cấp huyện OTE đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích. Cấp tỉnh: đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích. +Năm học 20182019: Đội tuyển học sinh tham gia giao lưu hùng biện Tiếng Anh cấp huyện đạt: 1 giải nhất và giải ba toàn đoàn, cấp tỉnh đạt: 3 giải nhất và giải nhì toàn đoàn. 6. Phạm vi áp dụng Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5” được áp dụng đối với học sinh khối 5 trường Tiếu học Krông Ana” và ứng dụng có hiệu quả cho học sinh lớp 3, 4 và những môn học khác. 7. Phạm vi ảnh hưởng Những biện pháp nêu trên không chỉ là động lực hỗ trợ cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Krông Ana học tập tốt môn Tiếng Anh mà còn có ảnh hưởng tích cực tới tâm lí của học sinh trong mỗi giờ học môn Tiếng Anh. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Học mà chơi, chơi mà học là mục tiêu hướng đến cho đề tài “biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5” tôi vừa trình bày trên đây. Kiến thức của mỗi bài học sẽ được khái quát trong các hoạt động vui chơi, giải trí không chỉ là cơ hội để học sinh thực hành các kĩ năng nghe, nói đọc, viết bằng Tiếng Anh mà còn giúp giáo viên đánh giá được mức độ học tập của các em cả về năng lực và phẩm chất. Để các em học sinh lớp 5 có được một giờ học bổ ích và thú vị đối với môn Tiếng Anh nói riêng và những môn học khác nói chung thì giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo làm sao gây được hứng thú học tập cho học sinh, tạo được nhiều niềm vui trong học tập. Giáo viên cần tích cực học hỏi, sáng tạo thêm nhiều trò chơi thú vị, bổ ích, sưu Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 14
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 tầm những giai điệu bài hát hay để áp dụng trong mỗi giờ học. Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện. Các em học sinh chăm học, mạnh dạn phát huy hết khả năng học tập của bản thân trong các hoạt động giao tiếp. 2. Kiến nghị Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo tổ chuyên môn chuyên biệt Tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên đề về tổ chức các hoạt động gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 nói riêng, trong dạy và học Tiếng Anh tiểu học nói chung, tạo điều kiện cho giáo viên dạy tiếng Anh được tham gia các lớp tập huấn dạy tiếng Anh tiểu học do các cấp tổ chức; Có kế hoạch tổ chức các sân chơi bổ ích cho học sinh và giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học đáp ứng việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao hơn. Buôn Trấp, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Thị Hồng Thanh Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 15
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP HUYỆN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 16
- Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh lớp 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ST Tên tài liệu Tác giả T 1 Sách Tiếng Anh lớp 3,4,5 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2 Sách Giáo viên Tiếng Anh lớp 3,4,5 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3 Sách Tiếng Anh cho giáo viên tiểu NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh học Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Tiểu học Krông Ana 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn