Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực với môn Toán lớp 2 qua một số trò chơi khi dạy học trực tuyến và trực tiếp
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực với môn Toán lớp 2 qua một số trò chơi khi dạy học trực tuyến và trực tiếp" nhằm tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy các trò chơi trong chương trình môn Toán lớp 2; Tìm hiểu hệ thống bài tập Toán có thể thiết kế thành trò chơi; Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng trò chơi trong giờ học Toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực với môn Toán lớp 2 qua một số trò chơi khi dạy học trực tuyến và trực tiếp
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ TRANG 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Thời gian nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn Toán trong trường Tiểu học 3 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học 3 1.3. Tác dụng của trò chơi Toán học đối với học sinh lớp 2 3 2. Thực trạng của chất lượng dạy và học môn Toán đối với học sinh lớp 2 4 a) Thực trạng chung của nhà trường 4 b) Thực trạng việc học Toán của lớp chủ nhiệm 4 6 3. Các biện pháp thực hiện 4. Một số trò chơi Toán học lớp 2 7 4.1. Nguyên tắc tổ chức và thiết kế trò chơi trong môn Toán 7 4.2. Quy trình tổ chức trò chơi 7 8 4.3. Một số phần mềm đã sử dụng 4.3.1. Phần mềm Microsoft Powerpint 8 4.3.2. Phần mềm Quizzi 8 4.3.3. Phần mềm Class Point 9 9 4.3.4. Phần mềm Azota 10 4.3.5. Phần mềm Classkick 10 4.3.6. Phần mềm Google Form 4.4. Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn Toán 11
- 4.4.1. Trò chơi 1: “Bướm tìm hoa” 11 4.4.2. Trò chơi 2: “Ngộ không giả, ngộ không thật” 12 4.4.3. Trò chơi 3: “Thử tài nhanh trí” 14 4.4.4. Trò chơi 4: “Tìm chuồng cho thỏ” 15 4.4.5. Trò chơi 5: “Truyền điện” 17 4.4.6. Trò chơi 6: “Kiến tha mồi” 17 4.4.7. Trò chơi 7: “Ai nhanh ai đúng” 19 4.4.8. Trò chơi 8: “Thi quay kim đồng hồ” 20 4.4.9. Trò chơi 9: “Năm cánh hoa xinh” 21 4.4.10. Trò chơi 10: “Vòng quay kì diệu” 22 5. Thực nghiệm sư phạm: 23 5.1. Mục đích của việc thực nghiệm: 23 5.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm các tiết học Toán có sử dụng trò chơi toán học. (Có minh chứng kèm theo) 23 5.3. Kết quả thực nghiệm 23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 26 1. Kết luận chung 26 2. Khuyến nghị 26 2.1. Đối với công tác quản lý 26 2.2. Đối với nhà trường 26 2.3. Đối với giáo viên Tiểu học 27 2.4. Đối với học sinh 27 PHẦN IV. CÁC MINH CHỨNG
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp giáo dục, coi: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của quốc gia.” Đặc biệt là giáo dục Tiểu học vì đây là bậc học nền tảng quan trọng nhất, góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh. Trong đó, phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của Toán học. Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. Chính vì thế mà yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là tạo cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui, sự say mê, yêu thích học Toán cho các em bằng cách lôi cuốn các em vào những “trò chơi Toán học” hấp dẫn, phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng Toán học một cách dễ dàng, các em còn được củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc; tạo cho các em niềm vui, niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm, từ đó giúp các em phát triển năng lực học Toán một cách tốt nhất. Vậy “Làm thế nào để học sinh tích cực hơn, chủ động hơn, tương tác nhiều hơn; làm thế nào để tạo được hứng thú cho các em trong học tập, giúp cho giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực”, học sinh được “học mà chơi, chơi mà học?”. Vì vậy, tôi đã thiết kế các trò chơi trong giờ học Toán lớp 2 và tôi đã đưa vào các giờ học Toán ngay từ đầu năm học. Tôi nhận thấy kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt. Đến giờ học Toán các em không còn cảm thấy khô khan, nhàm chán với những con số, không còn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi khi tham gia vào các hoạt động học tập nên kết quả học tập của các em cũng cao hơn. Với thời gian thử nghiệm vừa qua tôi thấy việc thiết kế trò chơi trong giờ học Toán lớp 2 là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì thế tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực với môn Toán lớp 2 qua một số trò chơi khi dạy học trực tuyến và trực tiếp.” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy các trò chơi trong chương trình môn Toán lớp 2. - Tìm hiểu hệ thống bài tập Toán có thể thiết kế thành trò chơi . 1
- - Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng trò chơi trong giờ học Toán. - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, tạo cho các em cảm giác tự tin, thoải mái, dễ chịu từ đó học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ dàng đồng thời gây hứng thú học tập cho các em. - Kích thích sự tìm tòi, khám phá, phát hiện và tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt, giúp các em năng nổ, hoạt bát; kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ, tư duy trừu tượng, tư duy logic và khoa học cho các em đồng thời giúp các em phát triển tư duy mềm dẻo, biết cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp; tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: Tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. Vì vậy, trò chơi Toán học thực sự vô cùng quan trọng và rất cần thiết trong giờ học Toán ở Tiểu học. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, “lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động học”, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực với môn Toán lớp 2 qua một số trò chơi khi dạy học trực tuyến và trực tiếp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Học sinh lớp 2A4, trường Tiểu học Nam Trung Yên - Tài liệu nghiên cứu: Sách giáo khoa Toán lớp 2, sách giáo viên Toán lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, sách trò chơi Toán học, chuyên đề về Giáo dục Tiểu học, phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, … 4. Thời gian nghiên cứu: - Trong năm học 2021 - 2022 từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học các trò chơi Toán học lớp 2 hiện nay. - Tìm hiểu về các trò chơi, phần mềm học tập môn Toán lớp 2. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra, quan sát - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm, soạn giáo án, dạy thực nghiệm và thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài. + Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi Toán học và những tồn tại khi dạy Toán lớp 2. + Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. 2
- PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn Toán trong trường Tiểu học: Chương trình Toán của Tiểu học có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, giúp các em phát triển tư duy, phát triển khả năng suy luận lôgic và biết diễn đạt đúng bằng lời, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo cho học sinh. Môn Toán là ''chìa khoá'' mở của cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. Học sinh lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi luôn luôn hiếu động, ham chơi, thích thay đổi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với các em, trò chơi là một niềm vui, một sự yêu thích, say mê. Chơi là một nhu cầu hết sức cần thiết. Có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, nghỉ, học tập trong đời sống của các em. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Do vậy quan điểm: “Học mà chơi, chơi mà học”, “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là hết sức cần thiết. Nó phù hợp với trường tiểu học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi Tiểu học. 1.3. Tác dụng của trò chơi Toán học đối với học sinh lớp 2: Trò chơi không chỉ là phương tiện, là hoạt động mà còn là phương pháp giáo dục. Nó không chỉ giúp các em giải trí, thư giãn, mà nó còn giúp cho các em có những phát hiện mới, kích thích trí tò mò, trí tưởng tượng, óc sáng tạo và tư duy linh hoạt, lô gic muốn tìm hiểu, muốn khám phá. Trò chơi học tập, ngoài việc làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực hơn. Nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi Toán học không chỉ nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới mà nó còn giúp người học tự khám phá, tự phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi, học sinh 3
- được thực hành, luyện tập, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học, học sinh nắm được kiến thức mới của bài học một cách nhẹ nhàng, dễ dàng, các em dễ ghi nhớ kiến thức của bài học, nhớ kiến thức lâu và bền vững. 2. Thực trạng của chất lượng dạy và học môn Toán đối với học sinh lớp 2. a) Thực trạng chung của nhà trường: Qua tìm hiểu một số giáo viên dạy lớp 2, tìm hiểu học sinh, tài liệu tham khảo, vv… tôi nhận thấy phần lớn các đồng chí giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc đưa trò chơi Toán học vào giảng dạy thường xuyên trong các tiết học hoặc có đưa trò chơi Toán học vào giờ học cũng chỉ chủ yếu trong những giờ thao giảng, thi giảng hoặc giảng dạy các chuyên đề. Sở dĩ có tình trạng trên là do các đồng chí giáo viên chưa nhận thức được hết vai trò và tác dụng to lớn của trò chơi đối với sự phát triển trí tuệ, sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong giờ học Toán. Vì vậy mà giờ học Toán còn trầm, học sinh chưa thực sự hứng thú trong học tập, chưa phát huy hết được tính tích cực, sự chủ động và tương tác của các em. Một số học sinh yếu, kém còn ngại học Toán, đến giờ học Toán các em không hứng thú, không tương tác nên dẫn đến kết quả học tập chưa cao. b) Thực trạng việc học Toán của lớp chủ nhiệm: Năm nay tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2A4. Lớp tôi có 51 học sinh trong đó có: 24 em nữ, 27 em nam. Các em vừa mới chuyển từ lớp 1 lên lớp 2 nên việc giao tiếp và các kĩ năng của các em còn nhiều hạn chế. Một số em không mạnh dạn, tự ti, mất tự tin, nhút nhát, e sợ, rụt rè vv ... khi tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi. Hiểu được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao cho lớp mình hoạt động sôi nổi hơn, các em tích cực, tự giác hơn, tương tác nhiều hơn trong các giờ học và các hoạt động, đặc biệt là trong giờ học Toán. Vì vậy, tôi cho các em điền vào phiếu thăm dò đánh giá học sinh (có minh chứng kèm theo) để tôi nắm được thông tin từ chính các em về sở thích, hoạt động, vv… của các em trong các môn học. Từ đó giúp tôi phần nào hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những mong muốn, những sở thích hay những ưu, nhược điểm của các em để có thể giúp các em phát huy tối đa được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu của các em trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động. Đặc biệt, qua phiếu thăm dò tôi thấy đa số các em không thích học môn Toán nhiều như các môn học khác. Các em cho rằng môn Toán khó học, khó hiểu, khó nhớ, phải suy nghĩ, phải tính toán nhiều và nó cũng khô khan, nhàm chán. Phần lớn các em thích được thay đổi các loại hình hoạt động trong một tiết học, thích có trò chơi trong các giờ học Toán, vv ... Khi tiến hành điều tra, khảo sát, lấy ý kiến thăm dò học sinh về việc học Toán, tìm hiểu sở thích, sở trường, tâm tư, nguyện vọng của các em, … qua phiếu đánh giá thăm dò học sinh tôi đã thu được kết quả như sau: 4
- BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THĂM DÒ HỌC SINH (Trước khi nghiên cứu) TSHS Giai Hs rất Hs thích Hs không Hs thích Hs không Ghi chú 2A4 đoạn thích học học Toán thích học Trò chơi thích trò Toán Toán Toán học chơi Toán học SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % % Trước Ngày 51 khi 8 15,7 9 17,6 34 66,7 51 100 0 0 nghiên 10/9/2021 cứu Ngoài ra, tôi còn cho các em làm bài khảo sát chất lượng các môn học (có minh chứng kèm theo) để tôi nắm được mức độ kiến thức, kết quả học tập và chất lượng học tập của các em (có minh chứng kèm theo). Khi tiến hành khảo sát môn Toán, tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN (LẦN 1) (Giai đoạn trước khi nghiên cứu) Số Các đợt HS ĐIỂM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KSCL Lớp 2A4 Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 9; 10 7; 8 5; 6 3; 4 1; 2 KSCL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL lần 1 % % % % % (Ngày 51 10/9/2021) 12 23,5 34 66,7 11 21,6 5 9,8 0 0 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN (LẦN 1) (Giai đoạn trước khi nghiên cứu) TSHS 2A4 Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn Giai tốt thành Ghi chú đoạn SL TL SL TL SL TL % % % Trước 51 khi Ngày 12 23,5 34 66,7 5 9,8 nghiên 10/09/2021 cứu 5
- - Qua khảo sát chất lượng môn Toán của các em tôi nhận thấy kết quả học tập môn Toán của các em còn thấp, vẫn còn 5/51 học sinh chưa hoàn thành môn học, đạt tỉ lệ 9,8%. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay là do: - Khả năng tiếp thu kiến thức của một số học sinh còn chưa tốt, các em bị mất căn bản hoặc có nhiều lỗ hổng kiến thức ở lớp dưới, do không tập trung khi học do ít thực hành, luyện tập nên làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. - Tâm lý e ngại ở một số học sinh yếu kém là không tự tin trong học tập, trong lớp học các em thường thụ động, ít phát biểu, thậm chí không trả lời khi được giáo viên hỏi đến, ít tương tác với các bạn và giáo viên. - Đa số phụ huynh học sinh bận đi làm, công việc nhiều, áp lực công việc, thời gian dành cho con cái ít, phó thác cho thầy cô, ít quan tâm đến việc học tập hay bài vở của con, việc kèm cặp con ở nhà còn nhiều hạn chế. - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc kèm các em học tập đặc biệt là trong môn toán. - Một số học sinh không thích học Toán, không có hứng thú trong học tập môn Toán, vv ... 3. Các biện pháp thực hiện: Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp thực hiện như sau: * Biện pháp chung: Để học sinh khối 2 nói chung và học sinh lớp 2A4 nói riêng học tốt môn Toán thì người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức theo các gợi ý, hướng dẫn đã có sẵn trong sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách máy móc, dập khuôn làm cho học sinh học tập một cách thụ động mà đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học theo hướng tích cực, phù hợp với mức độ nhận thức, năng lực và trình độ của các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trong đó việc tổ chức các trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng củng cố vững chắc sâu kiến thức một cách vững chắc tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập và đạt hiệu quả cao. * Các biện pháp cụ thể: Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho các em, thu hút các em vào giờ học, giúp các em không chỉ yêu thích mà còn say mê học Toán và làm sao để môn Toán thật sự là môn học số 1 mà các em yêu thích. Thế là tiết học Toán đầu tiên sau đó tôi đã cho các em chơi trò chơi nhằm củng cố bài sau tiết học. Bước đầu tôi đã nhận thấy trên gương mặt của các em đã được cải thiện, đã xuất hiện những nét mặt vui tươi, hồ hởi, những nụ cười rạng rỡ sự chiến thắng. Các em thấy vui hơn, nhanh hơn, tự tin và bạo dạn hơn. Đặc biệt, tôi thấy các em còn mạnh dạn trao đổi với bạn về những gì chưa hiểu, những gì còn băn khoăn, vướng mắc. Từ đó tôi đã mạnh dạn thiết kế các trò chơi trong giờ học Toán và đưa vào áp dụng trong các giờ học. Từ đầu năm, lớp học rất trầm; khi tôi đưa các trò chơi Toán 6
- học vào áp dụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập sôi nổi hơn, tích cực hơn, một số em ngày thường còn rụt rè, nhút nhát và chậm chạp thì cũng đã tự tin, năng động hơn. Những em có tính tự ti cũng hoà nhập với các bạn hơn. Qua các đợt thao giảng, thi giảng, các tiết dạy chuyên đề và các đợt thanh tra của nhà trường BGH đã đánh giá sáng kiến của tôi có hiệu quả cao, làm cho chất lượng của lớp vượt trội hơn trước rất nhiều. Sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em học sinh hứng thú, tự tin, tích cực, chủ động, tương tác tốt trong giờ học mà còn giúp các em biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và chăm ngoan, tích cực hơn trước rất nhiều, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 2. 4. Một số trò chơi Toán học lớp 2 và các phần mềm đã sử dụng. Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi Toán học lớp 2, một số phần mềm mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học trực tiếp và trực tuyến môn Toán. Khi tổ chức các trò chơi Toán học cần chú ý sử dụng linh hoạt các trò chơi trên các phần mềm, thiết bị dạy học và chú ý các nguyên tắc tổ chức, thiết kế và quy trình tổ chức trò chơi để giờ học đem lại chất lượng và hiệu quả cao nhất. 4.1. Nguyên tắc tổ chức và thiết kế trò chơi trong môn Toán: - Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. - Mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học. + Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh. 4.2. Quy trình tổ chức trò chơi: Trò chơi Toán học được tổ chức thông qua các bước: - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi. - Mục đích của trò chơi: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. - Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. - Phổ biến luật chơi, cách chơi và thời gian chơi: + Nêu lên luật chơi: Giáo viên phổ biến luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Nêu rõ luật chơi. + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành. 7
- + Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút. + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. - Tiến hành chơi thử, chơi thật. - Tổng kết, đánh giá kết luận: + Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. + Thưởng - phạt phân minh, đúng luật chơi, làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như hát một bài, nhảy lò cò, vv ...) - Thảo luận rút ra kiến thức. 4.3. Một số phần mềm đã sử dụng: 4.3.1. Phần mềm Microsoft Powerpoint: Hiện nay, dạy học với giáo án điện tử đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường học các cấp, đây là loại giáo án được biên soạn trực tiếp trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng, giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo trình, chỉnh sửa... Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép bạn tạo dựng những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. Microsoft Powerpoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh. 4.3.2. Phần mềm Quizzi: https://quizizz.com/ Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với việc học trực tuyến. 8
- 4.3.3. Phần mềm Class Point: https://www.classpoint.app/ Classpoint là một công cụ được tích hợp vào Microsoft PowerPoint, nhằm tạo ra các câu hỏi trực tiếp và có tính tương tác mạnh mẽ ngay trên Slide bải giảng. Việc sử dụng Classpoint sẽ giúp giáo viên xây dựng sự tương tác trực tiếp với học sinh nhằm cải thiện chất lượng dạy và học. Đây là một trong những công cụ phù hợp để giáo viên tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 4.3.4. Phần mềm Azota: https://azota.vn/ Azota là một nền tảng ứng dụng giao, chấm bài online. Ứng dụng này ra đời để hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy khi muốn kiểm tra chất lượng kiến thức của học sinh. Nhìn chung, giáo viên sẽ giao bài trực tiếp trên Azota. Học sinh sẽ nhận và thực hiện bài kiểm tra của mình. Sau đó, bài sẽ được gửi lại đến giáo viên để chấm điểm ngay trên ứng dụng. 9
- 4.3.5. Phần mềm Classkick: https://app.classkick.com/ Classkick là một dịch vụ web nước ngoài hỗ trợ việc học tập, làm việc trực tuyến mà cụ thể nó phù hợp dành cho việc học ở nhà trường. Nơi giáo viên có thể tạo bài tập và hướng dẫn, trợ giúp học sinh của mình làm bài. Còn người tham gia là học sinh, có thể trao đổi với bạn học khác hay giáo viên của mình nếu bí khi làm bài. 4.3.6. Phần mềm Google Form: https://docs.google.com/forms/ Goole Form với nhiều chức năng thông minh hỗ trợ giáo viên và học sinh trong học trực tuyến dễ dàng, với nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau, giáo viên có thể thiết kế trên nhiều môn học, các dạng câu hỏi như: + Câu trả lời ngắn (1 dòng) + Câu trả lời dài (nhiều dòng) + Trắc nghiệm: người tham gia chỉ được chọn 1 lựa chọn + Giúp giáo viên thống kê điểm học sinh một cách nhanh chóng. + Nhiều lựa chọn, giáo viên sẽ tạo ra các câu trả lời sẵn để học sinh tham gia chọn…. 10
- * Lưu ý: - Các phần mềm trên thường được sử dụng trong dạy học trực tuyến hoặc học sinh có thể tự luyện ở nhà. - Khi sử dụng một trong những phần mềm tương tác này trong các tiết học Toán cho học sinh, giáo viên cần có kế hoạch xây dựng bài dạy chi tiết, rõ ràng, cụ thể; xây dựng kế hoạch sử dụng các phần mềm tương tác trong việc thiết kế nội dung các hoạt động hay việc tổ chức trò chơi sao cho phù hợp với nội dung của từng bài học, phù hợp với mục đích, yêu cầu cần đạt được sau mỗi bài học hay hoạt động cụ thể, đặc biệt là ở phần trò chơi, tương tác. 4.4. Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn Toán: 4.4.1. Trò chơi 1: “Bướm tìm hoa” * Mục đích: Rèn kĩ năng cộng, trừ nhẩm nhanh các số tròn chục, trong trăm và cộng, trừ các số (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 10, 100, 1000 kết hợp rèn luyện trí thông minh, khả năng định hướng và xếp hình. * Chuẩn bị: - Đối với dạy học trực tiếp: Giáo viên chuẩn bị 2 cây hoa trên bảng phụ hoặc trên giấy Ro-ky to có ghi sẵn các kết quả của các phép tính cần tính. Các chú bướm, trên mỗi chú bướm có gắn một mảnh giấy có ghi các phép tính cộng hoặc trừ tương ứng với các tổng ghi trên mỗi cây hoa nhỏ, chẳng hạn: - Đối với dạy học trực tuyến: + Giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có sử dụng phần mềm classkick, máy tính. + Học sinh chuẩn bị máy tính, ipad hoặc điện thoại thông minh. * Cách chơi: - Đối với dạy học trực tiếp: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 3 em. Khi chơi các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên mỗi chú bướm, tìm cây hoa có kết quả tương ứng và gắn chú bướm với cây hoa đó. Khi gắn xong các em sẽ giúp các chú bướm tìm được bông hoa của mình cần đậu vào. Đội nào gắn đúng xong trước là đội thắng cuộc. (Cho học sinh chơi thử và chơi thật). - Đối với dạy học trực tuyến: Giáo viên gửi link bài, học sinh sẽ làm bài trực tiếp trên classkick bằng cách di chuyển các con bướm ra chỗ bông hoa có kết quả tương ứng. Ví dụ: 11
- HS làm bài trên Classkick * Cách tổng hợp như sau: - Đối với dạy học trực tiếp: + Gắn đúng 1 bông hoa với 1 chú bướm thì được thưởng 1 ngôi sao, nếu gắn sai không được thưởng sao, gắn đúng cả 3 cây hoa thì đượn thưởng 3 ngôi sao. + Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội thắng cuộc. + Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh hơn, xong trước là đội thắng cuộc. + Nếu đội gắn xong trước mà gắn được ít hình đúng hơn đội xong sau, thì đội xong sau là đội chiến thắng. (Ở trò chơi này nên đưa ra một vài kết quả không đúng để học sinh lựa chọn.) - Đối với dạy học trực tuyến: Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh. Khen những học sinh làm đúng, nhắc nhở những bạn làm sai và yêu cầu học sinh đó chữa lại bài. * Với trò chơi này tôi có thể vận dụng sau các bài học: Ôn tập các số đến 100, phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20; bảng cộng (qua 10); phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20; bảng trừ (qua 10); Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số; phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số; phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số; phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số và các bài luyện tập, luyện tập chung về phép cộng, phép trừ, ... 4.4.2. Trò chơi 2: “Ngộ không giả, ngộ không thật”. * Mục đích: Có kĩ năng nhẩm nhanh các phép tính cộng hoặc trừ các số tròn chục, tròn trăm, các phép tính cộng hoặc trừ với đơn vị đo dung tích: lít, đơn vị đo khối lượng: ki – lô – gam, vv ... * Chuẩn bị: - Đối với dạy học trực tiếp: + Gv: Chuẩn bị các phép toán với các đáp án A, B, C, vv … + Học sinh: Chuẩn bị các tấm thẻ ghi đáp án A, B, C, vv … Chẳng hạn: 12
- - Đối với dạy học trực tuyến: + Giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có sử dụng phần mềm Classkick hoặc Class Point, máy tính. + Học sinh chuẩn bị máy tính, ipad hoặc điện thoại thông minh. * Cách chơi: - Đối với dạy học trực tiếp: Giáo viên nêu câu hỏi và các đáp án cần lựa chọn. Học sinh có 10 giây để suy nghĩ, tính nhanh kết quả của các phép tính. Hết thời gian, học sinh giơ thẻ đáp án. (Cho học sinh chơi thử và chơi thật.) - Đối với dạy học trực tuyến: Giáo viên gửi link bài, học sinh sẽ chọn đáp án trực tiếp trên phần mềm. Ví dụ: HS chơi trên Classkick HS chơi trên Class Point 13
- * Cách tổng hợp như sau: - Đối với dạy học trực tiếp: + Mỗi đáp án đúng học sinh ghi được một ngôi sao may mắn. Sau giờ học, học sinh báo cáo với tổ trưởng để ghi kết quả và tổng hợp, học sinh dành được nhièu sao nhất sẽ được khen thưởng vào cuối tuần. - Đối với dạy học trực tuyến : Giáo viên kiểm tra đáp án của học sinh. Khen những học sinh làm đúng, nhắc nhở những bạn làm sai và giải thích cho học sinh hiểu. * Với trò chơi này tôi có thể vận dụng sau các bài học: Ôn tập các số đến 100, phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20; bảng cộng (qua 10); phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20; bảng trừ (qua 10); Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số; phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số; phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số; phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số và các bài luyện tập, luyện tập chung về phép cộng, phép trừ, ... các bài tính cộng hoặc trừ với đơn vị đo dung tích: lít, đơn vị đo khối lượng: ki – lô – gam, vv ... 4.4.3. Trò chơi 3: “Thử tài nhanh trí”. * Mục đích: Có kĩ năng tìm nhanh kết quả của các phép tính cộng hoặc trừ các số tròn chục, tròn trăm, các phép tính cộng hoặc trừ với đơn vị đo dung tích: lít, đơn vị đo khối lượng: ki – lô – gam, vạn dụng trong các bài toán về ước lượng, vv ... * Chuẩn bị: - Đối với dạy học trực tiếp: + Gv: Chuẩn bị các phép toán với các đáp án A, B, C, vv … + Học sinh: Chuẩn bị các tấm thẻ ghi đáp án A, B, C, vv … Chẳng hạn: - Đối với dạy học trực tuyến: + Giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có sử dụng phần mềm Classkick hoặc Class Point, máy tính. + Học sinh chuẩn bị máy tính, ipad hoặc điện thoại thông minh. * Cách chơi: - Đối với dạy học trực tiếp: Giáo viên nêu câu hỏi và các đáp án cần lựa chọn. Học sinh có 10 giây để suy nghĩ, tính nhanh kết quả của các phép tính. Hết thời gian, học sinh giơ thẻ đáp án. (Cho học sinh chơi thử và chơi thật.) - Đối với dạy học trực tuyến: Giáo viên gửi link bài, học sinh sẽ chọn đáp án trực tiếp trên phần mềm. Ví dụ: 14
- HS chơi trên Classkick HS chơi trên Class Point * Cách tổng hợp như sau: - Đối với dạy học trực tiếp : Mỗi đáp án đúng học sinh được nhận phần thưởng đó là một tràng pháo tay hoặc một lời khen, một lời chúc mừng, vv … - Đối với dạy học trực tuyến : Giáo viên kiểm tra đáp án của học sinh. Khen những học sinh làm đúng, nhắc nhở những bạn làm sai và giải thích cho học sinh hiểu. * Với trò chơi này tôi có thể vận dụng sau các bài học: Ôn tập các số đến 1000; phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000, các bài luyện tập, luyện tập chung về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000, ... các bài tính cộng hoặc trừ với đơn vị đo dung tích: lít, đơn vị đo khối lượng: ki – lô – g.am, vv ... Các bài toán về ước lượng, thực hành và trải nghiệm với đơn vị lít, ki – lô – gam; thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch, vv ... 4.4.4. Trò chơi 4: “Tìm chuồng cho thỏ” * Mục đích: Có kĩ năng nhẩm nhanh các phép trừ trong bảng trừ có nhớ. * Chuẩn bị: - Đối với dạy học trực tiếp: Giáo viên chuẩn bị 6 chú thỏ, trên mỗi chú thỏ ghi các phép tính, mặt sau mỗi chú thỏ có gắn nam châm. Chẳng hạn: 15
- + 6 cái chuồng trên chuồng có ghi các kết quả của các phép tính tương ứng với mỗi chú thỏ, mặt sau mỗi chú ong có gắn nam châm. - Đối với dạy học trực tuyến: + Giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có sử dụng phần mềm Classkick, máy tính. + Học sinh chuẩn bị máy tính, ipad hoặc điện thoại thông minh. * Cách chơi: - Đối với dạy học trực tiếp: Chọn 2 đội, mỗi đội 3 em. + Giáo viên gắn 6 cái chuồng lên bảng và 6 chú thỏ ở bên dưới không theo trật tự đồng thời giới thiệu trò chơi: Cô có 6 chú thỏ trên những chú thỏ là các phép tính trừ, còn những cái chuồng thì ghi các kết quả tương ứng với những phép tính trên mình thỏ. Nhưng các chú thỏ không biết phải tìm như thế nào? Chúng muốn nhờ các em giúp, các em hãy giúp những chú thỏ này nhé! + 2 đội xếp thành hai hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng em lên chọn những chú thỏ để ghép với các kết quả thích hợp.Em thứ nhất lên chơi thì hai em còn lại sẽ quay lưng lại với bảng. Em thứ nhất ghép xong phép tính đầu tiên sẽ chạy về vỗ vai em thứ hai cho em thứ hai lên ghép tiếp chú thỏ tiếp theo với kết quả đúng. Cứ như vậy cho đến khi ghép hết các chú thỏ với các kết quả thích hợp. Trong vòng 1 phút đội nào tìm đúng chuồng và nhiều chuồng thì chiến thắng. Kết quả: - Đối với dạy học trực tuyến: Giáo viên gửi link bài, học sinh sẽ làm bài trực tiếp trên classkick bằng cách di chuyển các con ong ra chỗ cánh hoa có kết quả tương ứng. Ví dụ: 16
- HS chơi trên Classkick + Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh. Khen những học sinh làm đúng, nhắc nhở những bạn làm sai và yêu cầu học sinh đó chữa lại bài. * Với trò chơi này tôi có thể dạy trong các bài: Phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20, (phạm vi 100, phạm vi 1000); bảng trừ (qua 10), bài toán về thêm, bớt một số đơn vị và các bài toán về nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị, vv ... 4.4.5. Trò chơi 5: “Truyền điện” * Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị đồ dùng. * Mục tiêu : Nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100. * Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “35” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 14” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 21”. Nếu em C nói đúng được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Trò chơi này có thể áp dụng vào nhiều bài: Luyện tập các bảng cộng, trừ, nhân, chia và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: 1 em hô to “7 + 4” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả “bằng 11” hay “4 x 2” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 8”, vv ... * Hình thức chơi, cách chơi trò chơi này trong dạy trực tuyến và trực tiếp đều giống nhau. 4.4.6. Trò chơi 6: “Kiến tha mồi” * Mục tiêu: Rèn kĩ năng quan sát và tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. * Chuẩn bị : - Đối với dạy học trực tiếp: Giáo viên chuẩn bị 2 bộ đồ dùng gồm: 5 chú kiến cầm 5 biển số và 5 mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả gắn lên bảng. Chẳng hạn: 71 - 5 31 - 7 19 + 9 17 90 -25 56 + 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 95 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn