intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán tìm số trung bình cộng

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

62
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, tránh những sai sót khi giải toán đồng thời tạo sự hứng thú đối với môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán tìm số trung bình cộng

  1. PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY              CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM TRƯỜNG TH TÂN THỦY               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Thủy, ngày 23 tháng 11  năm 2020 BÁO CÁO  BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT DẠNG TOÁN TRUNG  BÌNH CỘNG 1. Lý do trình bày biện pháp Ở cấp Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển  những cơ sở ban đầu, rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách con người Việt  Nam. Đặc biệt là môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì: Các kiến thức,   kỹ  năng của môn Toán  ở  Tiểu học có nhiều  ứng dụng trong đời sống. Chúng rất  cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học  và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán lớp   4. Nội dung chủ  yếu của mạch kiến thức này bao gồm: Tiếp tục giải các bài toán  đơn, toán hợp có dạng đã học từ lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó đối với các   phép tính trên phân số và các số đo đại lượng mới học ở lớp 4. Đồng thời toán lớp 4  còn đề cập đến những dạng toán mới như giải toán về: “Tìm số  trung bình cộng”;  “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”; “Tìm hai số  khi biết tổng ( hoặc   hiệu)  và tỉ  số của hai số đó”; “ Tìm phân số của một số”… Trong đó dạng toán “   Tìm số  trung bình cộng” là dạng toán thường gặp, đây là một dạng toán khó đối  với học sinh.  Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy chủ  nhiệm lớp  4A với số học sinh là 31 em, qua thực tiễn quan sát tôi thấy với dạng toán “ Tìm số  trung bình cộng ” học sinh thường lúng túng mơ  hồ  và sai lầm; khó tìm ra hướng   giải quyết và thường nhầm lẫn từ dạng này sang dạng khác, không phát hiện số các  số  hạng và cách giải. Ngôn ngữ  toán học của học sinh còn hạn chế, kĩ năng tính  toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, học toán và giải toán một cách máy   móc nặng nề  về  rập khuôn, bắt chước. Nếu không xác định cho học sinh những  1
  2. kiến thức cơ bản ban đầu vững chắc thì học sinh sẽ không giải quyết được những  bài toán  ở  dạng cơ  bản (đối với học sinh trung bình) và nâng cao lên (đối với học  sinh khá giỏi).    Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 tôi đã học hỏi, mạnh dạn nghiên  cứu  “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt  dạng toán tìm số trung bình cộng” với  mong muốn  giúp  học sinh có kĩ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa  chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, tránh những   sai sót khi giải toán  đồng thời tạo sự hứng thú đối với môn học. 2. Nội dung biện pháp 2.1 Đánh giá thực trạng        Dạng toán Tìm số  trung bình cộng được đưa vào chương trình Toán 4 gồm 3   tiết.  Cụ thể là:  ­ 1 tiết cung cấp quy tắc và công thức tính Trung bình cộng của một dãy số  cách đều trang 26 ­ 27;  ­ 1 tiết Luyện tập áp dụng công thức vừa học trang 28; ­ 1 tiết cuối cùng là ôn tập về tìm số trung bình cộng trang 175.  Với thời lượng ít như vậy nên giáo viên chưa đầu tư nhiều vào dạng toán này. Vào đầu năm học 2020  ­ 2021, tôi đã được Nhà trường và chuyên môn phân  công chủ  nhiệm và giảng dạy lớp 4A, lớp có 31 học sinh. Qua một thời gian dạy  học, tôi đã tiến hành làm bài kiểm tra. Sau khi thu bài kiểm tra tôi đã thu được một số kết quả như sau:  9­ 10 7­ 8 5­ 6 3­ 4 0­ 2 5( 24%) 6 (28%) 13(3 6%) 7(12%) 0 ( 0%) 2
  3. Đề bài kiểm tra gồm cả phần tự luận và trắc nghiệm với các mạch kiến thức:  đọc viết số, chia cho số  có 1 chữ  số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải   toán dạng Tìm số  trung bình cộng. Tôi phân tích cụ  thể  các dạng bài tập của bài   kiểm tra và nhận thấy đa số các em đọc và viết số số thành thạo, biết cách chia cho  số  có 1 chữ  số  và tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tuy nhiên kỹ  năng giải  toán về Tìm số Trung bình cộng còn rất yếu.  Qua nhìn nhận  thực tế  tôi thấy rằng chất lượng bài kiểm tra chưa cao là do  nhiều nguyên nhân : *Về phía giáo viên ­ Thời lượng ít như  vậy và trên thực tế  giáo viên phải dạy nhiều môn, thời   gian dành để  nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối  tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú  ý nghe giảng của học sinh.  ­ Nhận thức về  vị  trí, tầm quan trọng của các bài toán điển hình trong môn  Toán cũng chưa đầy đủ  bởi đây là một dạng toán mới đầu tiên các em gặp khi  bước vào lớp 4. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn   dàn trải. *Về phía học sinh:            ­ Học sinh chưa có hứng thú với các môn học nói chung, môn Toán nói riếng   và đặc biết là dạng Toán tìm số trung bình cộng    ­ Sĩ số  học sinh của lớp đông, 31 em,số  lượng học sinh tiếp thu chậm, yếu   toán có lời văn tương đối nhiều. Học sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn. Trình   độ của học sinh không đồng đều trong  lớp: có em làm nhanh nhưng cũng có em làm  chậm. Các em bước đầu chuyển từ  tư  duy cụ  thể  sang tư  duy trừu tượng cho nên   việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó khăn, chưa mang lại kết quả  như chương trình đề ra. ­ Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự  đổi mới, khoa học hơn song   3
  4. chương trình kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản, đến lớp 4 học sinh phải gặp những   kiến Qthức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn cho cả  người dạy và người học.   ­ Một số  học sinh đọc đề  vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ  kiện  trọng tâm của đề toánMột số  học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư  duy khi gặp  những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu  , khi gặp bài toán đòi  hỏi tư  duy, suy luận một chút  các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy  nghĩ. Một số  em tiếp thu bài một cách thụ  động, ghi nhớ  bài còn máy móc nên còn   chóng quên các dạng bài toán, vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. 2.2 Khơi gợi, tạo hứng thú học tập cho học sinh Nhà tâm lí học Pôlya nói rằng: “… Con người chỉ  tư  duy tích cực khi có nhu  cầu. Hoạt động nhận thức chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích, tự giác và tích   cực”.                                                              (Pôlya, Tâm lý học, Tập II, Tr 128) Do đó trong dạy học giải toán tôi đã khéo léo sử dụng các phương pháp thích  hợp có tác dụng khơi gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của  học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ  ý nghĩa thực tiễn của giờ  đang   học. Đặc thù của việc giải toán đòi hỏi có các đức tính cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nhẫn  nại, thẩm mĩ, … nhưng học sinh tiểu học do tâm lý lứa tuổi thường hay phân tán sự  tập trung, chóng chán. Hoạt động gợi nhu cầu nhận thức, gây hứng thú môn học có   thể được sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Không nhất thiết, đơn thuần   chỉ sử dụng ngay đầu tiết dạy. Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự  tò mò, khơi dậy hứng thú của  học sinh về  chủ  đề  sẽ  học, bản thân tôi nghiên cứu kỹ  tài liệu, sách giáo khoa để  lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố  vui, kể chuyện,   một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác          Ví dụ      : Bài : Tìm số Trung bình cộng     1 Trước khi vào tiết học, GV tổ chức HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Các em  sẽ  cùng nhau tính nhanh 1 bài toán nhỏ  gắn với thực tế  các em: Bạn Lan có 4 cái  kẹo, bạn Bình có 6 cái kẹo. Nếu chia đều số kẹo đó thì mỗi bạn được bao nhiêu cái   ? Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần   gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú   trong học. Cũng bắt đầu từ  đây giáo viên dẫn dắt vào bài mới và giới thiệu đây là  4
  5. dạng toán mới trong chương trình lớp  4 mà các em được tìm hiểu, từ  đó  các em  muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới. 2.3  Tổ  chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích, khám phá và rút ra được  kiến thức mới Để  hình thành khái niệm số trung bình cộng và tìm ra được quy tắc của dạng  toán tìm số trung bình cộng tôi đã sử dụng hình thức thảo luận nhóm 4, yêu cầu HS  tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng tìm ra quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số  hạng. Muốn làm được điều đó điều đầu tiên đỏi hỏi các em phải tìm hiểu nội dung bài  toán (đề  toán) thông qua việc đọc bài toán dù bài toán cho  ở  dạng có lời văn hoàn   chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ. Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề toán cho   biết cái gì? Bài toán hỏi gì? Nếu trong bài toán nào có có thuật ngữ  học sinh chưa   hiểu rõ thì giáo viên  phải    hướng dẫn để  cho học sinh hiểu được nội dung và ý  nghĩa của từ đó ở trong bài toán đang làm. Khi đọc đề xong có thể gạch chân các từ  ngữ quan trọng trong đề bài.  Yêu cầu các nhóm thảo luận tóm tắt .                                       Khi các em tóm tắt được có nghĩa là các em đã phân tích được bài toán, hiểu  được nội dung bài toán.   Nếu nhóm nào còn lúng túng trong câu hỏi thì tôi đưa ra thêm câu hỏi gợi ý   giúp nhóm đi vào tiến trình phân tích thuận lợi hơn  .Như  vậy các em sẽ  dễ  dàng  nắm bắt kiến thức hơn. Bản thân các em sẽ  cảm thấy hứng thú hơn với giờ  học  bởi chính mình đã tự tìm ra quy tắc này, tự khắc sâu kiến thức cho bản thân mình.  Học sinh rút ra được cách tìm số trung bình cộng như sau:  ­ Bước 1: Tính tổng của các số đó   ­ Bước 2: Chia tổng đó cho số các số hạng Sau khi tìm ra được công thức của dạng toán này, học sinh sẽ  thực hành để  vận dụng kiến thức mới đó thông qua các bài tập cụ thể hình thành cho học sinh kĩ   năng giải toán dạng này. Mục tiêu ở  đây là hình thành năng lực khái quát hóa và kĩ  năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập. Ta có thể  tiến hành giải  pháp sau đây: cho HS giải các bài toán nâng dần mức độ  phức tạp trong mối quan  hệ giữa số đã cho và số phải tìm hoặc là điều kiện trong bài toán.  Ví dụ:       Bài toán 1: Tìm số trung bình cộng của các số 34, 76, 55. 5
  6.      Bài toán 2: Nhóm Hoa Lan làm được 24 bông hoa. Nhóm Sao Băng làm được  nhiều hơn nhóm Hoa Lan 12 bông hoa nhưng lại ít hơn nhóm Vành Khuyên 2 bông  hoa. Hỏi trung bình mỗi nhóm làm được bao nhiêu bông hoa?      Bài toán 3: Số trung bình cộng của hai số là 14. Biết một trong hai số là 9.  Tìm số kia. Điều quan trọng và chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp cho học sinh tự  mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của  bài toán và thiết lập được các phép tính số  học tương  ứng.   Trước khi cùng nhau  bước vào phần thực hành, yêu cầu học sinh trong nhóm nhắc lại các bước giải 1 bài  toán:  *Bước 1: Tìm hiểu nội dung của bài toán *Bước 2: Tìm tòi cách giải của bài toán *Bước 3: Hướng dẫn thực hiện cách giải bài toán *Bước 4: Kiểm tra kết quả của bài toán         Để củng cố phần hình thành kiến thức này giáo viên đưa ra hình thức trò chơi  "Ô cửa bí mật".    Mỗi ô cửa là 1 bài tập nhỏ  về  tìm số  trung bình cộng. Trong 1   khoảng thời gian nào đó các em làm nhanh, nếu bạn nào nhanh và đúng thì sẽ được  phần thưởng. Đó là một trong những hình thức khắc sâu kiến thức cho học sinh. 2.4  Hướng dẫn học sinh khắc phục một số sai lầm hay mắc phải  Ở  bài toán Tìm số  trung bình cộng này  qua quan sát tôi đã phát hiện ra sai  lầm của các em là nhầm lẫn số các số hạng hoặc là xác định số các số hạng   chưa đúng. Sau đây là một số ví dụ cụ thể tương ứng với các dạng:  Dạng 1: Các bài toán giải trực tiếp nhờ công thức  Ví dụ    : Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh lần lượt cân nặng là 36kg, 38kg, 40kg,  34kg. Hỏi trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu kg?  * Nguyên nhân sai: Học sinh tính được  tổng  song xác định sai số  các số  hạng, áp  dụng công thức tìm số trung bình cộng một cách máy móc rập khuôn. (Học sinh cứ  nghĩ số các số hạng ở đây là 2) Bài giải: Số mét kg cân nặng của bốn em là: 36 + 38+ 40 + 34 = 148(kg) Trung bình mỗi em cân nặng số kg là 148 :  4 = 37(kg) 6
  7. Đáp số: 37 kg Dạng 2: Các bài toán chưa giải trực tiếp nhờ công thức Ví dụ 1: Tổ Một góp được 36 quyển vở. Tổ Hai góp được nhiều hơn tổ Một 2   quyển nhưng lại ít hơn tổ  Ba 2 quyển. Hỏi trung bình mỗi tổ  góp được bao nhiêu   quyển vở? Bài giải sai Tổng số vở của 3 tổ là: 36 + 2 + 2= 40 (quyển vở) Trung bình mỗi tổ góp được số quyển vở? 40 : 2 = 20(quyển vở) Đáp số: 20 quyển vở *Nguyên nhân sai: Học sinh tìm hiểu dữ kiện bài toán không kĩ nên chưa xác  định được tổng của ba số, xác định sai số  các số  hạng. Học sinh cứ  áp dụng công   thức trực tiếp để làm. Bài giải (đúng) Tổ Hai góp được số quyển vở là 36 +2 = 38 (quy ển vở) Tổ Ba góp được số quyển vở là 38 + 2 = 40 (quyển vở) Tổng số vở của 3 tổ là: 36 + 38+ 40= 114 (quyển vở) Trung bình mỗi tổ góp được số quyển vở là: 114 : 3 = 38(quyển vở) Đáp số: 38 quyển vở   ụ 2   *Ví d    :  Trung bình cộng của hai số là 30. Biết một trong hai số đó bằng 18,   tìm số kia? * Nguyên nhân sai: Học sinh đọc không kĩ đề, xác định chưa đúng nội dung bài  toán (bài toán cho biết trung bình cộng chứ không phải tìm số trung bình cộng),học   sinh vẫn áp dụng máy móc cách tính trung bình cộng dẫn đến bài giải sai.  Dạng 3: Dạng toán trung bình cộng của dãy số cách đều:           Đối với những bài tập dạng này sẽ được chia thành 2 loại: 7
  8.           ­ Loại bài dành cho dãy số có số số hạng lẻ.          ­ Loại bài dành cho dãy số có số số hạng chẵn. * Ví dụ 1: Tìm 5 số lẻ liên tiếp có tổng là 105. * Phân tích: Ta biết rằng 2 số lẻ liên tiếp cách nhau 2 đơn vị. Vậy số thứ ba   (là số chính giữa dãy số) của 5 số lẻ liên tiếp bằng trung bình cộng của 5 số đó. Từ  đó tìm ra các số khác.                                                        Bài giải: Vì dãy có 5 số lẻ liên tiếp nên số chính giữa chính là trung bình cộng của 5 số.                                      Số chính giữa (số thứ 3) là:   105 : 5 = 21                                      Số thứ hai là:  21 – 2 = 19                                      Số thứ nhất là: 19 – 2 = 17                                      Số thứ tư là: 21 + 2 = 23                                      Số thứ năm là: 23 + 2 = 25                                                    Đáp số: 17; 19; 21; 23; 25 Dạng 4:  Dạng toán liên quan đến bản chất của số trung bình cộng trong một  dãy Đối với dạng này, giáo viên cần cho học sinh nắm được bản chất sau: Nếu ta  xem trung bình cộng của một dãy số có n số là 1 đoạn thẳng thì tổng của n số đó  chính là có  n đoạn như thế gộp lại. * Ví dụ: Lân có 20 viên bi, Long có số bi bằng một nửa số bi của Lân, Quý có  số bi nhiều hơn trung bình cộng của 3 bạn là 6 viên. Hỏi Quý có bao nhiêu viên bi?                                                                                                   Bài giải: Số bi của Long là: 20 : 2 = 10 ( viên bi ) Số bi của Long và Lân là: 10 + 20 = 30 ( viên bi ) Trung bình cộng số bi của 3 bạn là: ( 30 + 6 ) : 2 = 18 ( viên bi ) 8
  9. Số bi của Quý là: 18 + 6 = 24 ( viên bi ) Đáp số: 24 viên bi     Từ việc thống kê được một số lỗi sai lầm học sinh thường mắc phải khi giải các   bài toán Tìm số trung bình cộng, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, đó  là: ­ Cần suy nghĩ về tình huống bài toán để  hiểu ý nghĩa các số  đã nêu trong bài   toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm. ­ Tóm tắt bài toán bằng sơ  đồ  hoặc bằng ngôn ngữ  kí hiệu ngắn gọn. Thông   qua đó để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. ­ Phân tích bài toán để  tìm cách giải. Kết quả  của bước này là xác định một  trình tự để giải toán.          ­ Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự  giải đó. Có để  đi tới đáp số.   Cần thử  lại sau mỗi phép tính và đáp số  để  tự  kiểm tra xem mình đã chắc chắn  chưa, sau đó viết cẩn thận  bài giải vào vở. 2.5  Linh  hoạt   trong  lựa  chọn cách  kiểm   tra và   đánh  giá  học  sinh theo TT   27/2020/TT­BGDĐT Trong quá trình dạy học, giáo viên có sổ nhật kí ghi lại những vấn đề học sinh  chưa nắm được để  có biện hỗ  trợ  hướng dẫn học sinh làm bài. Quan tâm tới mức  độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để giúp các em vượt qua khó khăn. Hiện  nay giáo viên không được ra bài tập về nhà nhưng không vì thế mà học sinh có thể  quên kiến thức đã học. Giáo viên cần có biện pháp củng cố bài cũ trước khi vào bài   mới, bổ sung bù đắp kiến thức còn thiếu cho học sinh kịp thời để các em có thể học   tốt hơn bài học mới. Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng cần có sự  khen ngợi động viên học  sinh kịp thời dù sự  tiến bộ  của các em rất nhỏ. Động viên học sinh tham gia nhận  xét, góp ý bạn trong quá trình học tập. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp linh  hoạt. Có thể vận dụng môn hình dạy học nhóm, dạy học theo đối tượng. Giáo viên   cũng cần nghiên cứu kỹ  chuẩn kiến thức kỹ  năng của từng bài học để  giảng dạy   hợp lý, tránh quá sức đối với học sinh.  Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái.   Càng đưa ra nhận định cụ  thể  càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho   những hoạt động sau mang tính khích lệ động viên học sinh.  9
  10. 2.6  Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh Xây dựng mối quan hệ Gia đình – Nhà trường có vai trò quan trọng trong tất cả  các môn học. Riêng phân môn Toán đặc biệt là giải toán có lời văn thì giáo viên cần  có biện pháp phối kết hợp cùng gia đình để  rèn luyện kỹ  năng giải toán cho học  sinh. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ  chức họp phu huynh và thống nhất một số  vấn  đề về học tập của học sinh. Tôi cũng đã lập nhóm Zalo, thường xuyên cập nhật tin  tức, tình học tập của lớp đến với phụ  huynh; ngoài ra còn thường xuyên gọi điện   hỏi thăm tình hình, đến nhà để  kiểm tra việc học của các em. Tôi luôn xem PH là  những người bạn, cùng hỗ trợ giáo dục, giúp đỡ các em HS tiến bộ từng ngày. 3. Kết quả thực hiện biện pháp         Trong quá trình dạy học tôi luôn áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy.  Sau đó tôi đã tiến hành khảo sát lại học sinh. Kết quả đạt được như sau:                   Mức đạt được Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành  Số     % Số     % Số     % Dạng toán lượng lượng lượng Đọc, viết số  có nhiều chữ  19 70,4 8 29,6 0     0 số Chia số có một chữ số      18 66,7 9 33,3 0     0 Tìm số trung bình cộng       14 51,9 13 48,1 0 0 Tìm thành phần chưa biết       22 81,5 5 18,5 0      0 Tôi nhận thấy rằng sau khi áp dụng các biện pháp trên đối với dạng toán trung   bình cộng  các em  học sinh đã phân loại,  nhận ra dạng toán  được toán trung bình  cộng để từ đó trình bày được bài giải, chất lượng học tập của học sinh có chuyển  biến rõ rệt, các em sôi nổi tích cực xây dựng bài, hứng thú hơn trong giờ học. 4. Kết luận nội dung trình bày Qua nghiên cứu lý thuyết kết hợp với việc áp dụng thực tế,  Biện pháp giúp   10
  11. học sinh lớp 4 học tốt dạng toán tìm số  trung bình cộng ”    đã  góp phần nâng cao  chất lượng dạy học dạng toán tìm số trung bình cộng.        Để  thực hiện dạy học có hiệu quả  các bài toán liên quan đến trung bình cộng   cho học sinh thì người giáo viên cần: ­ Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích, say mê học toán: tạo ra không khí tự  nhiên, thoải mái cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề  sau đó dẫn dắt học sinh   tìm cách giải quyết. ­ Xây dựng nề nếp học toán: Xây dựng cho học sinh những thói quen, cách học   hợp lý, có trật tự, chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài, chia sẽ những  ý kiến trong giờ học; lựa chọn đúng, hợp lý các thành viên trong Ban học tập...  ­ Phân hóa đối tượng học sinh trong quá trình dạy học, xác định những kiến  thức mà học sinh mình đang gặp khó khăn khi thực hiện. Từ  đó, giúp các em nắm   chắc lý thuyết về  giải toán trung bình cộng một cách đơn giản nhất, phù hợp với  trình độ  của mình và hướng dẫn thực hành làm các bài tập từ  dễ  đến khó, từ  đơn   giản đến phức tạp.     ­Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức   dạy học, kỹ thuật dạy học, sử dụng thiết bị dạy học phù hợp đồng thời luôn quan  tâm giúp đỡ học sinh kịp thời, động viên, khuyến khích học sinh, kích thích học sịnh   tự  tìm tòi, vận dụng vào thực tế  một cách sáng tạo. Đặc biệt chú ý những lỗi học   sinh hay mắc phải và khắc phục lỗi kịp thời trong khi thực hiện các bài toán liên   quan đến trung bình cộng.  Trong thời gian tới đây, tôi sẽ tiếp tục mạnh dạn thực hiện các biện pháp trên vào  trong quá trình giảng dạy, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để rút ra những ưu nhược   điểm và khắc phục những nhược  điểm của các giải pháp nhằm nâng cao chất  lượng dạy học nói riêng, phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung. Đây là một vài biện pháp nhỏ  mà cá nhân tôi đã đúc rút được trong quá trình   giảng dạy, trên thực tế  cũng có những thành công nhất định. Nhưng do khả  năng   của bản thân còn hạn chế  nên các biện pháp mà tôi đưa ra không thể  tránh khỏi   những thiếu sót. Rất mong được sự  đóng góp chân thành của quý ban giám khảo,  đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để giúp tôi có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện mình  hơn trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết         DƯƠNG THỊ HOÀN 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2