Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số
lượt xem 9
download
Mục tiêu của sáng kiến giúp giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung phép chia. Trang bị cho các em những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống. Từ đó giúp học sinh lớp 4A rèn kĩ năng chia cho số có hai, ba chữ số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. Đặt vấn đề 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lí luận 3 II. Thực trạng 4 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 IV. Tính mới của giải pháp 14 V. Hiệu quả của sáng kiến 14 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 I. Kết luận 15 II. Kiến nghị 17 1 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong các môn học ở tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Một học sinh có sở trường, có năng khiếu môn học này, hay môn học khác không phải ngẫu nhiên mà có. Chắc chắn các em phải trải qua cả một quá trình rèn luyện, học tập. Nền móng học tập môn toán của một học sinh phải được rèn giũa, phát triển từ những lớp dưới. Vì vậy, tạo cho trẻ thói quen suy luận hợp lý, thành thạo những phép tính (+; –; x; :) là giúp cho trẻ có một nền móng vững chắc để phát triển sau này. Trong chương trình toán ở tiểu học, phép tính chia bắt đầu học từ lớp 2 (bảng chia), nâng cao dần ở các lớp 3, 4, 5. Vấn đề học sinh còn vướng mắc, khó khăn nhất là việc thực hiện phép chia “Chia cho số có 2, 3 chữ số” (hay là chia cho số có nhiều chữ số). Đây là một trong những phép tính khó nhất trong chương trình toán tiểu học. Vì khi học sinh thực hiện phép chia không được sẽ kéo theo nhiều vấn đề học sinh giải quyết không được như giải các bài toán liên quan. Để giải quyết được vấn đề trên thì giáo viên phải có biện pháp giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, dần dần rèn luyện và hình thành kĩ năng chia một cách thành thạo. Trong việc hình thành kĩ năng chia, việc ước lượng thương là vô cùng quan trọng. Nếu nắm được cách ước lượng thương và có một số kĩ năng ước lượng thương thì việc thực hiện phép chia đối với học sinh không còn là một vấn đề nan giải nữa. Nhờ thế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép chia mà không còn tốn nhiều thời gian, học sinh sẽ hứng thú hơn, say mê hơn trong học toán. 2 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Mặt khác, việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng ước lượng thương trong phép chia là một việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình dạy học toán mà nhiều giáo viên đang quan tâm, trăn trở. Vậy làm thế nào để hướng dẫn các em hiểu và biết cách thực hiện phép chia một cách nhanh nhất, thành thạo nhất. Đó chính là điều mà tôi thường trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số”. Qua đề tài này, tôi muốn vừa giảng dạy vừa lường trước mọi sai sót của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai sót và có biện pháp giúp học sinh nhận ra sai sót của mình, của bạn. Từ đó các em tự điều chỉnh lại cho đúng và nâng cao kĩ năng tính toán của bản thân. Các em sẽ không còn sợ phép tính chia nữa và yêu thích môn toán hơn, học toán tốt hơn. Trong điều kiện và năng lực có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4A cách ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số ở trường TH Nguyễn Thị Minh Khai góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các môn học. Tôi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm học 2017 – 2018 đến nay. II. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung phép chia. Trang bị cho các em những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống. Từ đó giúp học sinh lớp 4A rèn kĩ năng chia cho số có hai, ba chữ số. Giáo dục học sinh ý thức, thái độ học tập đúng đắn. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. I. Cơ sở lí luận Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là một môn học khó khăn và mang nặng tính tư duy, trừu tượng. Việc dạy môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu cần được thể hiện một cách phong phú. Nhờ vào việc học Toán mà học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, tính tích cực, rèn luyện và hình thành những phẩm chất cần thiết của người học. Học tốt môn toán học sinh sẽ có nền tảng vững chắc để học các môn khác và học lên các bậc học trên. Ngoài ra, học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các pháp dạy học toán, chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học toán, những kiến thức có trong bài học, tham khảo một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán ở tiểu học. Thông tư 22 ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học, bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua II. Thực trạng Ở những năm học lớp 2, lớp 3, học sinh đã được học và hình thành bảng nhân, chia từ 2 đến 9. Học sinh đã được học và vận dụng thực hành phép chia cho số có một chữ số, nắm được các bước tính. Giáo viên cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn các em thực hiện phép chia. Đến đầu năm lớp 4, các em cũng được ôn lại phép chia cho số có một chữ số. Nhưng thực tế cho thấy, học sinh thực hiện phép chia rất khó khăn. Nhiều em không thực hiện được phép chia hoặc chia được nhưng rất chậm chiếm rất nhiều thời gian mới chia được. 4 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Kết quả kiểm tra khảo sát của những lớp làm theo cách cũ cụ thể như sau: HS chưa thực hiện HS thực hiện HS thực hiện Thời Tổng được phép chậm phép chia được phép chia Năm học Lớp điể số HS chia m Tỉ lệ SL Tỉ lệ % SL SL Tỉ lệ % % Cuối 33.4% 20172018 4B 27 8 29.6% 10 37.0% 9 kì 1 Cuối 4B 27 4 14.9% 10 37.0% 13 48.1% kì 2 Cuối 1 4C 26 8 30.8% 38.5% 8 30.8% kì 1 0 20172018 Cuối 4C 26 4 15.4% 10 38.5% 12 46.1% kì 2 Điểm mấu chốt của vấn đề học sinh thực hiện chia cho số có nhiều chữ còn lúng túng là các em chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng ước lượng thương. Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số. Đối với giáo viên, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương đôi khi không được chú ý một cách tỉ mỉ, chưa mạnh dạn đưa một số kinh nghiệm của mình vào dạy học Toán, chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học. Quả vậy, để học sinh thực hiện phép tính này một cách dễ dàng và có những 5 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. bài giải toán nhanh thì việc hướng dẫn cho học sinh cách “ước lượng thương” và rèn cho học sinh kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia và đặc biệt là phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, tìm tòi phương pháp thích hợp trong dạy toán và cần nhiều thời gian, kết hợp với sự kiên trì, tính cần mẫn dịu dàng hướng dẫn, biết khích lệ đúng lúc và khơi dậy lòng say mê chăm chỉ miệt mài của học sinh trong học toán ở lớp cũng như luyện tập toán ở nhà, chứ không dễ dàng gì đạt được kết quả mong muốn trong một sớm một chiều. Bởi vậy, cho nên khi tiến hành công việc, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình về vấn đề này, tôi đã từng bước cố gắng khắc phục. Vậy những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Về phía học sinh: + Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc được bảng nhân, bảng chia, chưa nắm được các thành phần của phép chia; không hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhiều em khi thực hiện phép chia mà số dư lớn hơn số chia cũng không biết. + Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. + Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. + Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em không thực hiện được phép chia là những em không chú ý chuyên tâm vào việc học, không xác định được mục đích của việc học. 6 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. + Khả năng tư duy của các em còn hạn chế: Một số học sinh thuộc bảng nhân nhưng các em thuộc kiểu học vẹt, các em không hiểu gì cả, không hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia dẫn đến không ước lượng được thương, thực hiện phép chia khó khăn. Về phía giáo viên: + Trong quá trình dạy học, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương trong phép chia đôi khi không được chú ý một cách tỉ mỉ, chưa linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp. + Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng sáng kiến của mình vào dạy toán. Sử dụng sách giáo viên một cách cứng nhắc (sách giáo viên chỉ có 1bàihướng dẫn cách ước lượng thương) nên việc hướng dẫn học sinh ước lượng thương mang tính qua loa, chưa tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy chia cho số có nhiều chữ số. + Giáo viên chưa tìm các giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh (chưa cá thể hóa). III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Việc hướng dẫn rèn luyện kĩ năng ước lượng thương cho học sinh là cả một quá trình. Ở lớp 2, lớp 3, học sinh đã học bảng nhân, chia và thực hiện phép chia cho số có một chữ số. Sang lớp 4, học sinh học phép chia cho số có nhiều chữ số. Để ước lượng thương tốt, học sinh phải thuộc bảng nhân, chia. Biết cách nhân nhẩm, trừ nhẩm nhanh. Biết lấy mấy số để chia, biết cách che bớt số, biết cách làm tròn số. Để giúp học sinh thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số có một số biện pháp sau: 7 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. 1. Biện pháp 1. Kiểm tra phân loại học sinh: Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số. Bao nhiêu em đã có kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia này và ứng dụng tốt vào giải toán có liên quan. Bao nhiêu em chưa thực hiện phép chia được. Vì sao? Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm, Nguyên nhân? 2. Biện pháp 2: Kiểm tra bảng nhân, bảng chia Đối với những học sinh không thực hiện được phép chia từ nguyên nhân không thuộc bảng nhân, bảng chia thì giáo viên phải kiểm tra. Việc học sinh thuộc được bảng nhân, bảng chia xem như giáo viên đã thành công một bước trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia. Vì vậy, trong mỗi tiết học toán giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bảng nhân, bảng chia. Ngoài ra, vào đầu giờ học giáo viên dành 15 phút để các em tự kiểm tra lẫn nhau, tạo điều kiện để các em học thuộc bảng nhân, bảng chia. Để các em ứng xử nhanh, giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi “xì điện” trả lời nhanh, đúng kết quả để các em có kĩ năng nhớ lâu, nhẩm nhanh khi thực hiện tính. 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn cách chia cho số có nhiều chữ số 3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số theo các bước sau: Ví dụ 1: Phép chia 93: 31 Đặt tính Tính từ trái sang phải. Lấy 93: 31 + Che chữ số 3 ở số bị chia 93→ 9 8 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. + Che chữ số 1 ở số chia 31→3 + Hướng dẫn học sinh lấy chữ số hàng chục ở số bị chia chia cho chữ số hàng chục ở số chia, lấy 9: 3 được 3, nên ta ước lượng thương 93: 31 là 3. + Nhân 31 × 3 = 93 và bằng số bị chia, lấy 93 – 93 = 0, vậy 93: 31 = 3. Ví dụ 2: Phép chia 714:34 Lần 1: Hướng dẫn học sinh lấy 2 số ở số bị chia là 71 chia cho 34. + Che bớt chữ số 1 ở số bị chia 71→ 7 + Che bớt chữ số 4 ở số chia 34→ 3 + Lấy 7: 3 được 2, nên ta ước lượng thương 71: 34 là 2. + Nhân 34 × 2 = 68
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Vậy khi chia cho số có ba chữ số, ở mỗi lần chia, ta che đi hai chữ ở tận cùng của số bị chia và số chia, rồi ước lượng thương giống như chia cho số có một, hai chữ số. 3.3. Chia cho số có hai, ba chữ số bằng cách làm tròn Đối với những học sinh chưa biết cách ước lượng thương nhanh thì giáo viên phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ. Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình. Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để làm được việc này, ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ấy. Sau đó nhân lại để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy lên. Như vây, muốn ước lượng cho tốt, học sinh không những thuộc bảng nhân, chia và biết nhân nhẩm, trừ nhẩm nhanh mà còn phải biết cách làm tròn số thông qua một số trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Số chia tận cùng là 1, 2 hoặc 3 Ví dụ 1: Phép chia 96: 32 Lấy 96: 32 + Che chữ số 6 ở số bị chia 96→ 9 + Che chữ số 2 ở số chia 32→3 + Lấy 9: 3 được 3, nên ta ước lượng thương 96: 32 là 3. + Nhân 3 × 32 = 96 và bằng số bị chia, lấy 96 – 96 = 0; vậy 96: 32 = 3. Ví dụ 2: Phép chia 5784: 723 Lấy 5784: 723 + Che hai chữ số 84 ở số bị chia 5784→ 57 + Che hai chữ số 23 ở số chia 723→7 + Lấy 57: 7 được 8, nên ta ước lượng thương 5784: 723 là 8. 10 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. + Nhân 8 × 723 = 5784 và bằng số bị chia, lấy 5784 – 5784 = 0, vậy 5784: 723 = 8. Từ hai ví dụ trên, ta nhận thấy: Nếu số chia tận cùng là 1, 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm, tức là bớt đi 1, 2 hoặc 3 đơn vị ở số chia. Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt một hoặc hai chữ số tận cùng ở số bị chia và số chia. Trường hợp chia có dư cũng tương tự. b. Trường hợp 2: Số chia tận cùng là 7, 8, 9. Ví dụ 1: Phép chia 530: 58 Lấy 530: 58 + Che chữ số 8 ở số bị chia 58, vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ số 5→6 + Che chữ số 0 ở số chia 530 vì 0 bằng 0 nên ta giữ nguyên 53 + Lấy 53: 6 được 8, nên ta ước lượng thương 530: 58 là 8. + Nhân 8 × 58 = 464
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. + Che 2 chữ số tận cùng của số bị chia 896 vì 9 gần 10 nên ta tăng thêm 1 đơn vị 8→ 9. + Che 2 chữ số tận cùng của số chia 293 vì 9 gần 10 nên ta tăng thêm 1 đơn vị 2→ 3. + Lấy 9: 3 được 3, nên ta ước lượng thương 896: 293 là 3. + Nhân 293 × 3 = 879; lấy 896 – 879 =17; 896: 293 được 3. Lần 2: Hạ 5 xuống được 175
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. + Che chữ số 5 tận cùng của số chia 245 còn lại số chia là 24. (làm tròn giảm) + Che chữ số 6 tận cùng của số bị chia 46 còn lại số chia là 4. + Lấy 24: 4 được 6, nên ta ước lượng thương 245: 46 là 6. + Nhân 6 × 46 = 276; 245 s ố chia), ch ưa phù hợp. 13 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Nếu trong trường hợp cả làm tròn tang và làm tròn giảm đều khoonh được ta có thể ước lượng thương như sau: + Vì 7
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. 1 × 12 = 12 không đúng với đầu bài 2 × 12 = 2. Đúng với đầu bài. Do đó: 2 :12 = 2 Ví dụ 2: 5781: 47 + Ở lượt chia đầu tiên muốn ước lượng 57: 47 ta làm như sau: 1 × 47 = 47 (chọn) 2 ×47 = 94 (loại) Như vậy 57: 47 được 1 lần 57 – 47 = 10; hạ 8 xuống ta có lượt chia thứ hai: 108: 47 ta tiếp tục thử như lượt chia thứ nhất. 1 × 47 = 47 (loại) 2 × 47 = 94 (chọn) 3 × 47 = 141(loại) Vậy 108: 47 được 2 lần còn thừa 14 hạ 1 xuống ta có 141: 47 Ở lượt chia thứ ba ta tiếp tục thử: 1 ×47 = 47 (loại) 2 ×47 = 94 (loại) 3 × 47 = 141 Do đó: 141: 47 được 3 lần. Vậy: 5781: 47 = 123 Biện pháp 5. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập: Sau khi các em đã nắm được cách ước lượng thương, bên cạnh những bài thực hành sau mỗi ví dụ đã hướng dẫn ngay tại tiết dạy theo chương trình vào buổi học chính khóa. Giáo viên cho các em tiếp tục luyện tập bằng những bài tập luyện tập thêm vào những tiết dạy ôn luyện buổi chiều, cũng như ở nhà. Trong khi các em luyện tập, giáo viên luôn theo dõi và giúp đỡ kịp thời cho những em yếu, chấm và chữa bài cụ thể cho cả lớp cùng theo dõi. Sau đó cho các em yếu thực hiện lại 15 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. với bài tập ví dụ mới ngay tại lớp. Đối với các em yếu, ngoài việc hướng dẫn cách ước lượng thương giáo viên còn phải ra thêm bài tập ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng. Luôn động viên khích lệ các em khi các em có tiến bộ. Sau mỗi giờ học giáo viên phải kiểm tra kĩ năng ước lượng thương của học sinh thông qua việc tổ chức luyện tập thực hiện phép tính chia xem các em đã biết cách chia chưa rồi giao bài về nhà cho các em. Giao bài về nhà ngoài mục đích rèn kĩ năng chia mà còn phải chuẩn bị cho bài mới. Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên giao việc cho phù hợp. chú ý ra bài luyện tập với số lượng và mức độ phù hợp cho từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và có kiểm tra sửa chữa và khen ngợi động viên kịp thời để tạo sự hứng thú học tập với phép tính này. IV. Tính mới của giải pháp Qua cách hướng dẫn của tôi đã giúp học sinh dễ dàng thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số và biết ước lượng thương nên khi làm bài tập không còn khó khăn như trước nữa. Học sinh đã dần dần làm đúng và hứng thú ham thích hơn trong giờ học toán. Bài tập các em làm chất lượng được nâng cao rõ rệt. Cụ thể đầu năm học có nhiều em rất yếu toán, kĩ năng tính toán rất chậm, không thuộc bảng nhân, bảng chia. Qua từng thời gian các em đã cơ bản thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số một cách thành thạo và quan trọng hơn là biết cách thử lại khi thực hiện xong một phép chia. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trên đây tôi đã trình bày một số biện pháp khi hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện phép tính chia cho số có nhiều chữ số. Với cách làm này chất lượng môn Toán của lớp tôi giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều em từ chỗ chưa chia được 16 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. vào đầu năm học đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, chắc chắn. Điều này đã được chứng minh qua kết quả khảo nghiệm các kì làm bài kiểm tra của lớp 4 do tôi phụ trách khi thực hiện phép chia, năm học 2017 – 2018 và năm 20182019 như sau: HS chưa HS thực thực hiện HS thực hiện Năm Thời Tổng hiện chậm được phép được phép chia học điểm số HS phép chia chia SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Đầu 29 9 31.0% 11 39.9% 9 31.0% năm 2017 Cuối 29 3 10.4% 7 24.1% 19 65.5% 2018 HK I Cuối 29 0 0% 5 17.2% 24 82.8% HK II Đầu 34 11 32.4% 11 32.4% 12 35.2% năm 2018 Cuối 34 5 14.7% 5 14.7% 24 70.6% 2019 HK I Giữa 34 1 2.9% 4 11.8% 29 85.3% HK II Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Ý nghĩa của sáng kiến: Đề tài này đã góp phần hạn chế được những khó khăn mà học sinh đã mắc phải khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số và cũng đã từng bước đẩy lùi được tình trạng học sinh không thực hiện được phép 17 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. chia, từ đó đã nâng dần chất lượng dạy học của nhà trường ngày càng đi lên. Bên cạnh đó cũng bổ sung thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, bổ sung thêm nguồn tư liệu tham khảo cho các giáo viên trong trường về việc rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh. Khả năng áp dụng và phát triển của sáng kiến kinh nghiệm: Các giải pháp được đưa ra trong đề tài có thể áp dụng cho tất cả các em học sinh khối 4 của trường TH Nguyễn Thị Minh Khai. Những năm tiếp theo tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này để giúp học sinh học tốt hơn. Bên cạnh đó tôi sẽ tích lũy nghiên cứu tiếp một số kinh nghiệm mới giúp học sinh có một lượng kiến thức vững chắc để học tốt hơn. Bài học kinh nghiệm: Từ việc nghiên cứu và thực hiện bản than tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giúp học sinh thực hiện tốt hơn cách ước lượng thương như sau: + Giáo viên cần giúp học sinh thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia nhẩm và thường xuyên làm bài tập. Cần phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học toán, giúp học sinh hiểu rõ những vướng mắt để làm bài tập đúng. + Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đối với các tiết luyện tập, giúp học sinh hiểu và nhớ lâu bài, khắc sâu những kiến thức đã học và không còn sai sót. Nắm được tâm sinh lý của học sinh. + Phải phân loại từng đối tượng học sinh theo nhóm, đối tượng và thường xuyên đánh giá kịp thời, bổ sung các dạng bài tập có tính thực tế để phát huy khả năng nhận xét, tư duy giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành và phát triển trí tuệ. 18 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Học sinh phải được thực hành nhiều ở trên lớp cũng như ở nhà với nhiều hình thức để tự bản thân chiếm lĩnh được kiến thức, mở rộng nâng cao tầm hiểu biết và vốn sống. + Giáo viên phải không ngừng học hỏi tu dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Sáng kiến là bài học thiết thực cho giáo viên tìm hiểu một cách có căn bản, tính hệ thống, cách vận dụng phương pháp khi giảng dạy mảng kiến thức nhân chia số có nhiều chữ số này, từ đó sẽ truyền đạt bài học một cách sáng tạo, linh hoạt và đạt hiệu quả cao +Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường để hiểu được một số thông tin và việc học tập của học sinh để vận dụng trong giảng dạy. Khi học sinh nắm vững về ước lượng thương thì các em sẽ không còn thấy băn khoăn, lo lắng, e sợ khi gặp bài tập có phép chia. Dạy học là một quá trình vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Để quá trình dạy học có hiệu quả, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ mỗi giáo viên và mỗi học sinh. Phép tính chia cho số có nhiều chữ số là một trong những phép tính khó nhất trong chương trình toán tiểu học. Để giúp học sinh thực hiện đạt kết quả, cần giúp cho các em nắm được các bước cơ bản của phép chia, thành thạo trong việc ước lượng thương. Chỉ khi nào thực hiện được vấn đề đó thì hiệu quả dạy và học phép tính chia cho số có nhiều chữ số mới đạt được hiệu quả. Đó cũng là góp phần vào việc được nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán nói riêng, chất lượng giáo dục tiểu học nói chung, đáp ứng được nhu cầu của giáo dục hiện nay 2. Kiến nghị Phòng giáo dục cần tổ chức nhiều chuyên đề, giao lưu về những kinh nghiệm liên quan đến các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm. 19 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
- Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số. Nhà trường nên bổ sung thêm một số sách hay về phương pháp dạy học các môn học để giáo viên tham khảo, học tập. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số. Chắc rằng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa chỉ ra được. Rất mong được học tập thêm ở các bạn đồng nghiệp, Hội đồng ban giám khảo. Tôi xin chân thành cảm ơn! E Bông, ngày 4 tháng 4 năm 2019. Người viết Lương Thị Thanh Hương Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường Chủ tịch hội đồng Nguyễn Thị Minh Thủy Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện 20 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn