Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh lớp 2
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh lớp 2" nhằm củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản thân; Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy để tìm biện pháp giảng dạy hiệu quả nhất; Nâng cao chất lượng phân môn Đọc cho học sinh; Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng đọc lưu loát trôi chảy, đọc diễn cảm, yêu thích môn học….
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh lớp 2
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Lê Diệu Linh Đơn vị công tác: Tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021 – 2022
- MỤC LỤC STT ĐỀ MỤC TRANG 1 Mở đầu 1,2 2 Nội dung 3 6 Biện pháp giải quyết 7 7 Biện pháp thứ nhất:Kiểm tra, khảo sát thực trạng của học 7 sinh và phân loại. 8 Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án hay 8 để tạo không khí sôi nổi trong giờ học và tạo sự yêu thích môn học. 9 Biện pháp thứ ba: Chuẩn bị đồ dùng dạy học giúp học 11 sinh ghi nhớ được bài tốt hơn. 10 Biện pháp thứ tư: Luyện đọc bài trước khi lên lớp để có 11 bài đọc mẫu chuẩn. 11 Biện pháp thứ năm: Biện pháp sửa ngọng dấu hỏi (?) dấu 12 ngã (~), sửa ngọng chữ l-n 12 Biện pháp thứ 6: Hướng dẫn cách nghỉ hơi khi đọc và 13 cách đọc liền mạch. 13 Biện pháp thứ bảy: Dạy học theo hướng phát triển năng 16 lực học sinh 14 Biện pháp thứ tám: Kết hợp với phụ huynh rèn đọc thêm 16 ở nhà 15 Biện pháp thứ chín: : Nâng cao hiệu quả dạy – học đọc 17 hiểu phân môn Đọc lớp 2. 17 Kết luận và khuyến nghị 21
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết đọc, biết viết cả một thế giới mở ra trước mắt các em với bao điều lý thú. Đó là quê hương, đất nước, người thân, gia đình, bạn bè, vạn vật xung quanh. Nhiều điều mà qua các bài đọc đã góp phần nâng cao nhận thức về tự nhiên, xã hội, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho các em. Từ đó, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu gia đình, bạn bè…đồng thời góp phần không nhỏ trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập. Đọc là một trong bốn kỹ năng cơ bản “nghe, nói, đọc, viết” của chương trình tiểu học. Có đọc tốt các em mới có thể hiểu đề toán nhanh hơn, lời giải rõ ràng hơn. Có đọc tốt thì học sinh viết chính tả mới đúng, làm văn miệng mới trôi chảy, mạch lạc…Phân môn đọc đã làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, góp phần hình thành lòng yêu quý và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho các em. Trong khi đó, việc dạy đọc ở trường Tiểu học, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa đọc như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em còn phát âm sai, ngắt nhịp chưa đúng chỗ, hiểu sai nghĩa của từ. Có nhiều từ mặc dù đã được giáo viên chỉnh sửa nhiều lần vẫn cứ sai, thậm chí còn sai lại những chữ đã được sửa rồi. Dù đọc thành tiếng, đọc hiểu hay đọc diễn cảm… các em đều được thầy cô hướng dẫn kĩ càng từng tiếng, từ, từng cách đánh vần, phát âm, dấu thanh… những lỗi thông thường cứ sai đi sai lại mãi như thế thì đến bao giờ các em mới đọc đúng, hiểu đúng các từ, các văn bản của Tiếng Việt? Đối với trẻ lớp 2, các em vừa hết lớp 1 chuyển lên còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ trong quá trình học tập nói chung và môn Đọc nói riêng thì việc dạy đọc cho các em để các em đọc tốt, đọc hay, đọc hiểu càng khó hơn. Giáo viên hướng dẫn đọc và sửa lỗi phát âm cho các em như thế nào để các em đọc đúng được? Làm thế nào để các em đọc hay và yêu thích môn học này? Làm thế nào để qua môn Đọc bồi dưỡng được cho các em khả năng cảm thụ văn học? Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng Đọc cho học sinh lớp 2? Tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là góp một phần nhỏ bé của mình đưa ra một số biện pháp khi dạy đọc để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Qua đó nhờ các cấp phụ trách chuyên môn và các bạn đồng nghiệp có thêm ý kiến đóng góp vào nội dung này để việc dạy đọc cho học sinh tiểu học đạt kết quả tốt hơn.
- 2 Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh lớp 2”. 2. Mục đích nghiên cứu: Củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy để tìm biện pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Nâng cao chất lượng phân môn Đọc cho học sinh. Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng ;đọc lưu loát trôi chảy, đọc diễn cảm, yêu thích môn học…. Có cơ hội trao đổi học hỏi về đổi mới phương pháp dạy Đọc. 3. Phạm vi nghiên cứu Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là rất cần thiết bởi vì nó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Song đề tài này chỉ thưc hiện nghiên cứu trong phạm vi đổi mới phương pháp dạy Đọc cho học sinh lớp 2. Nơi thực nghiệm: Tại lớp 2 – Trường TH Ngũ Hiệp 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm những phương pháp dạy học hay và hợp lí, xác định đúng mục tiêu dạy học. Biết hướng khai thác nội dung bài một cách hợp lí, khoa học hướng học sinh vào bài một cách sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh. Luôn tự học, tự rèn để nâng cao trình độ kiến thức cũng như sự hiểu biết để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi kiến thức cho học sinh. Đọc các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, tài liệu đổi mới dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học, các tạp chí giáo dục Tiểu học,… Dạy khảo sát ở các lớp khác nhau. Quan sát, tìm hiểu, phân tích thái độ hành động của học sinh giáo viên tiếp thu ý kiến của cấp trên. Trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- 3 NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận : Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng thì việc rèn cho học sinh đọc trơn, đọc lưu loát văn bản là việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở để học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Đồng thời, nhờ đọc học sinh được mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống con người…; học sinh được bồi dưỡng về vốn hiểu biết, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ. Việc đọc đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn. Chính vì thế, khi dạy Đọc ở lớp 2, để giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc, giáo viên cần tổ chức tốt các hoạt động sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc, được trao đổi nhận thức riêng của mình với thầy cô, với bạn bè. Càng được luyện đọc nhiều, học sinh càng đọc thành thạo. Càng được trao đổi ý kiến nhiều, học sinh càng nâng cao năng lực diễn đạt và tư duy. Các biện pháp, hình thức, quy trình dạy Đọc ở mỗi lớp đều tập trung thực hiện mục đích đó. Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 chính là chìa khóa mở ra mọi tri thức.Từ đây các em hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Cao hơn nữa là các em cảm nhận được cái đẹp của thế giới xung quanh các em. Từ đó ghi nhận vào trí nhớ của các em Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm về văn chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng.
- 4 2. Nội dung chương trình phân môn Đọc ở lớp 2 + Tập một có 33 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì. HKI Chủ điểm SL Tên bài Tôi là học sinh lớp 2 Ngày hôm qua đâu rồi? Niềm vui của Bi và Bống Làm việc thật là vui EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY 9 Em có xinh không? Một giờ học Cây xấu hổ Chú đỗ con Cầu thủ dự bị Cô giáo lớp em Thời khóa biểu Cái trống trường em Danh sách học sinh ĐI HỌC VUI SAO 8 Yêu lắm trường ơi! Em học vẽ Cuốn sách của em Khi trang sách mở ra Gọi bạn Tớ nhớ cậu Chữ A và những người bạn Nhím nâu kết bạn NIỀM VUI TUỔI THƠ 8 Thả diều Tớ là Lê – gô Rồng rắn lên mây Nặn đồ chơi Sự tích hoa tỉ muội Em mang về yêu thương Mẹ Trò chơi của bố MÁI ẤM GIA ĐÌNH 8 Cánh cửa nhớ bà Thương ông Ánh sáng của yêu thương Chơi chong chóng
- 5 + Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 5 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì. HKII Chủ điểm SL Tên bài Chuyện bốn mùa Mùa nước nổi Họa mi hót Tết đến rồi VẺ ĐẸP QUANH EM 8 Giọt nước và biển lớn Mùa vàng Hạt thóc Lũy tre Vè chim Khủng long Sự tích cây thì là Bờ tre đón khách HÀNH TINH XANH CỦA EM 8 Tiếng chổi tre Cỏ non cười rồi Những con sao biển Tạm biệt cánh cam Những cách chào độc đáo Thư viện biết đi GIAO TIẾP VÀ KẾT NỐI 4 Cảm ơn anh hà mã Từ chú bồ câu đến in – tơ – nét Mai An Tiêm Thư gửi bố ngoài đảo CON NGƯỜI VIỆT NAM 4 Bóp nát quả cam Chiếc rễ đa tròn Đất nước chúng mình Trên các miền đất nước Chuyện quả bầu VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM 6 Khám phá đáy biển ở Trường Sa Hồ Gươm Cánh đồng quê em 2.1. Thực trạng : Các bài đọc được thiết kế theo cách tạo cơ hội cho HS tăng cường tham gia vào các hoạt động giao tiếp tự nhiên. Các nội dung được chọn lọc theo hướng tinh giản ở mức hợp lí, chú trọng dạy học tích hợp và dạy học phân hoá. Dạy Đọc có 3 phần: Khởi động trước khi đọc, Đọc VB, và Hoạt động sau khi đọc (Trả lời câu hỏi và Luyện tập theo văn bản đọc). Hệ thống câu hỏi đọc
- 6 hiểu được thiết kế đa dạng. Ngoài câu hỏi tự luận theo cách truyền thống, còn có câu hỏi trắc nghiệm khách quan (áp dụng chủ yếu cho những câu hỏi có thể khó nếu HS phải trả lời theo hình thức tự luận) và câu hỏi được thiết kế kèm tranh minh hoạ, HS vừa phải hiểu VB vừa phải hiểu nội dung tranh để trả lời. Sau khi đọc VB, ngoài hoạt động chính là trả lời câu hỏi, HS còn có thể luyện từ, luyện câu và thực hành một số nghi thức lời nói được quy định trong chương trình. Đối với VB đọc là thơ thì sau khi đọc VB còn có hoạt động học thuộc lòng một hai khổ thơ. Trong quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh, tôi thấy được trong quá trình giảng dạy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu chỉ đạo xây dựng chuyên đề để Giáo viên nắm vững phương pháp, quy trình dạy Đọc theo hướng đổi mới. Giáo viên có đầy đủ SGK, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, đặc biệt có những bài giảng điện tử, các video dành cho môn Đọc gây hứng thú cho học sinh và giáo viên không mất thời gian, kinh phí chuẩn bị. Học sinh biết vâng lời cô. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, của quý ban ngành địa phương cũng như của các bậc phụ huynh. Phòng học, bàn ghế được trang bị đầy đủ. Đồ dùng dạy và học, các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối đầy đủ. Đa số các em đã biết đọc. Bản thân tôi cũng đúc rút cho mình được một số kinh nghiệm trong rèn luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Đặc biệt trong năm học này, ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi rất chú ý đến các đối tượng học sinh và hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản ban đầu phục vụ cho việc học như kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán. Một trong những kĩ năng mà tôi quan tâm nhất là kĩ năng đọc. Hầu hết giáo viên đã vận dụng được việc tổ chức cho học sinh được luyện đọc nhiều, luyện đọc cá nhân, luyện đọc nhóm, tổ… Qua hoạt động luyện đọc, giáo viên luôn chú ý giúp học sinh nhận xét, sửa lỗi phát âm, đảm bảo tốc độ đọc. Trong mỗi tiết học giáo viên luôn lồng ghép các hình thức thi đua, trò chơi, nhằm cụ thể hóa, truyền thụ kiến thức nhẹ nhàng đến học sinh, phát triển năng lực tư duy của các em. Các em đã qua lớp 1 nên nhanh nhẹn hơn trong học tập.
- 7 Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong mọi công việc. 2.1.2. Khó khăn: Các em còn phát âm sai, nói ngọng nhiều, đọc chưa diễn cảm, ngắt nghỉ tự do chưa đúng ngữ điệu đọc chưa lưu loát, trôi chảy. Các em thường phát âm sai các phụ âm đầu như đọc lẫn lộn giữa n/ l... ngọng dấu hỏi, dấu ngã. Có những học sinh chưa yêu thích môn học. Còn một số em đọc yếu, đọc ê a, đọc nhát gừng, ngắt nghỉ tùy hứng. Sự chênh lệch giữa học sinh về trình độ. Các em tự ti khi đọc bài, chưa mạnh dạn, đọc rất nhỏ. Học sinh ít có điều kiện giao tiếp nên kỹ năng nói còn yếu. Khả năng tự nghiên cứu còn hạn chế. Ở phần tìm hiểu nội dung bài, khi trả lời câu hỏi, học sinh còn trả lời không đúng nội dung câu hỏi mà trả lời theo cách đọc lại các câu văn hay câu thơ trong sách giáo khoa. Phụ huynh ít có thời gian kiểm tra việc đọc của con mình. Chưa chú ý đúng mức đến rèn đọc cho con, chỉ cần con đọc không sai từ ngữ là được rồi. Chưa hiểu hết tác dụng của việc đọc đúng và hay Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhưng thao tác còn chậm làm ảnh hưởng đến thời gian tiết học. Trình độ học sinh trong lớp chưa đồng đều nên khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức. Một số em phát âm chưa chính xác, hay sai do thói quen giao tiếp ở địa phương gây khó khăn cho giáo viên trong việc rèn đọc. Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường nâng cao chât lượng phát âm chuẩn, khắc phục những nhược điểm các em hay mắc. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Biện pháp giải quyết: 3.1. Biện pháp thứ nhất: Kiểm tra, khảo sát thực trạng của học sinh để phân loại : Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh. Qua việc kiểm tra nhiều em còn đọc lí nhí trong miệng, diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ ở dấu phẩy, dấu chấm, có em lại nghỉ tự do, tùy hứng... Mặt khác, một số em đọc văn bản thì lại chưa biết biểu lộ sắc thái tình cảm trong cách đọc. Do đặc thù của địa phương, một số em còn ngọng chữ l-n dấu hỏi (?) dấu ngã (~), nên phần nào giảm bớt hiệu quả, chất lượng giờ Đọc.
- 8 Sau khi nắm rõ thực trạng môn Đọc của lớp như vậy, tôi đã phân giọng đọc của các em học sinh thành 5 nhóm: Nhóm Đầu năm học Nhóm các em đọc ngọng l/n ; đọc sai dấu 6 em – 13% Nhóm các em đọc chưa lưu loát 10 em – 22% Các em đọc đúng tốc độ nhưng ngắt nghỉ chưa hợp lý 11 em – 25% Nhóm các em đọc đúng, phát âm chuẩn, ngắt nghỉ hơi hợp lí 13 em – 29% Nhóm các em đọc hay, diễn cảm , có năng khiếu 5 em – 11% Với việc phân nhóm như vậy đã giúp giáo viên dễ dàng có những biện pháp rèn đọc phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để trong quá trình giảng dạy, khi dạy đến phần nào học sinh hay mắc phải thì thường xuyên gọi những học sinh đó để uốn nắn và động viên các em tự sửa theo cô đã hướng dẫn. VD: Những học sinh hay ngọng “ l” thì khi dạy trong bài có tiếng từ nào có chứa âm đó thì giáo viên gọi em đó lên đọc và sửa. Tương tự như vậy với những học sinh ngọng “n” hay “ ?” , “ ~” …. 3.2. Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án hay để tạo không khí sôi nổi trong giờ học và tạo sự yêu thích môn học. Để giờ dạy thành công, việc cần thiết nhất đó là soạn giáo án tốt để có giờ dạy hay. Làm được điều này tôi đã áp dụng các cách làm sau: 3.2.1. Đọc kỹ tài liệu: Để có thể hướng dẫn học sinh hoạt động hiệu quả trong các tiết học, tôi nghiên cứu bài dạy một cách cẩn thận như đọc SGK. Sách hướng dẫn, sách thiết kế, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo dục kỹ năng sống và các tài liệu có liên quan đến bài dạy để nắm được các yêu cầu trọng tâm của tiết dạy. Sau khi dự chuyên đề và thống nhất phương pháp giảng dạy, tôi ghi nhớ, nắm chắc quy trình, phương pháp giảng dạy, sau đó xây dựng một giáo án chi tiết, hay, có sức hấp dẫn học sinh… Từ những phút đầu tiên vào bài, tôi đã tạo cho học sinh có điều kiện nhập cuộc, để cho học sinh được nói; ví như ông Vũ Khắc Tuân viết: “Giới thiệu bài là cho học sinh tự nhập cuộc bài học, tạo nên tiền đề xuất phát, xuất phát hào hứng thì diễn biến của bài học sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp”. *Khởi động bằng những bài hát quen thuộc: VD1: Khi dạy bài “Cánh cửa nhớ bà” ( Sách Tiếng Việt lớp 2 tập I) tôi cho học sinh hát bài Cháu yêu bà và hỏi: Bài hát nói đến ai? , Bạn nhỏ trong bài hát có tình cảm như thế nào với bà của mình? Học sinh trả lời. Sau đó tôi giới thiệu: Thế còn bạn nhỏ trong bài Đọc – Cánh cửa nhớ bà đối với bà mình như thế nào, cô và các con cùng vào bài để biết rõ điều đó.
- 9 Hay khi dạy bài “ Vè chim”, tôi cho học sinh hát bài Con chim vành khuyên. Bài “Thư gửi bố ngoài hải đảo” tôi cho hát bài Bố là tất cả hoặc bài Ba ngọn nến…. sau đó dẫn dắt vào bài. *Khởi động bằng tranh VD: Khi dạy bài: Cây xấu hổ, sau khi trình chiếu tranh cho học sinh quan sát, tôi hỏi: “Có bạn nào biết trong tranh là loài cây nào không? Có học sinh trả lời: “Thưa cô! Là cây xấu hổ ạ”. Tôi lại giới thiệu tiếp: “ Vậy các con biết gì về cây xấu hổ?” - HSTL. Chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài cây có cái tên đặc biệt này qua bài đọc Cây xấu hổ nhé! Ở bài “Tớ nhớ cậu” tôi lại giới thiệu bằng tranh. Cô giáo treo tranh lên bảng cho học sinh xem đồng thời giới thiệu các nhân vật trong tranh: “Đây là Kiến, còn đây là Sóc. Đó cũng là các nhân vật trong câu chuyện mà cô sẽ dạy các con ngày hôm nay: “Tớ nhớ cậu”. Một đọc hết sức thú vị về tình bạn. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc bài xem tình bạn của chúng được bắt đầu thế nào và đã có chuyện gì xảy ra với đôi bạn nhỏ ấy nhé! Với cách vào bài như thế học sinh lớp 2 rất thích thú, các con bảo với nhau rằng rất thích học nhất giờ Đọc của cô giáo chủ nhiệm. *Khởi động bằng cách gợi nội dung của bài : Ví dụ: Bài Đọc “Gọi bạn” khi dẫn dắt vào đề tài tôi giới thiệu như sau: - Con dê nó kêu như thế nào? + Điều gì mà khiến Dê trắng kêu hoài “Bê! Bê!” Cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua bài Đọc ngày hôm nay “Gọi bạn”. *Tạo không khí sôi nổi trong giờ học Học sinh lớp 2 – lứa tuổi mang đặc điểm tâm sinh lý khá đặc biệt: Non nớt, ngây thơ, hồn nhiên, ít chú ý, lắm tò mò, dễ phân tán, thích học hỏi và rồi cái gì đối với các em cũng kỳ lạ, cũng thoáng qua. Tại sao thế? Vì các em còn bé vốn chưa hiểu nhiều, vốn từ còn nghèo, vốn hiểu biết còn quá ít, vốn nói năng vì vậy cũng hạn chế. Điều đó là tất yếu. Tôi đã cố gắng rèn luyện học sinh yêu thích Đọc bằng cách chuẩn bị phần đọc mẫu thật kỹ càng, cẩn thận, đọc nhiều lượt trước khi lên lớp, đọc đúng từng từ, từng ngữ, từng từ có dấu hỏi, dấu ngã; ngắt nghỉ chính xác, đọc đúng ngữ điệu và thật diễn cảm. Đọc thế nào để khi nghe, học sinh biết rung cảm trước những văn bản nhất là văn bản trữ tình. Đến phần học sinh luyện đọc, tôi lại uốn nắm cho các em từng li từng tí. Hướng dẫn học sinh cách đọc một văn bản, phải luôn tạo sự trầm bổng để gây nên sự truyền cảm, sâu lắng. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh cách đọc một
- 10 câu kể, một câu hỏi, một câu khiến, câu tỏ sự ngạc nhiên để các em thấy rằng tiếng Việt vừa giàu lại vừa đẹp, giàu trong cấu tạo, hay và đẹp trong cách đọc, cách nói. Và môn Đọc đã góp phần không nhỏ làm nổi bật cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt. Ví dụ: Khi dạy bài “Em có xinh không” tôi đã hướng dẫn cho các em đọc theo vai như sau: + Ở đoạn 1 có những nhân vật nào? Có những nhân vật là: người dẫn chuyện, voi anh, voi em, hươu, dê. + Theo em, khi đọc giọng người kể nên đọc như thế nào? (đọc rõ ràng, biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng) – Mời 2 em đọc thể hiện. + Thế còn vai voi anh đọc như thế nào? (Giọng thể hiện sự quan tâm, khen ngợi). Một học sinh thể hiện. + Con thể hiện lời của voi em như thế nào? (Giọng thể hiện sự nhí nhảnh, đáng yêu, lên giọng ở cuối câu hỏi). Một học sinh thể hiện. + Vậy còn lời của hươu và dê (giọng thể hiện sự chê bai). 2 học sinh đọc. Nhờ hướng dẫn cụ thể như vậy nên đến phần luyện đọc lại có 9 nhóm học sinh (mỗi nhóm 5 em) tự phân vai (người dẫn chuyện, voi anh, voi em, hươu và dê) thi đọc truyện rất hào hứng, các em đọc giọng của từng nhân vật thể hiện khá tốt, tự nhiên phù hợp. Tiết học nhờ vậy đã rất thành công. Ví dụ: Khi dạy bài “Chuyện bốn mùa” tôi không dừng lại ở việc hướng dẫn các em phát hiện giọng đọc của từng nhân vật mà đã kết hợp với việc làm đồ dùng như mũ phân biệt các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông, mũ vai Bà Đất để trong phần luyện đọc lại có 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 5 em) tự phân vai (người dẫn chuyện, các nàng tiên, bà Đất) thi đọc truyện. Các em có thể đội mũ và đọc theo vai rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Qua đó, chúng tôi phát hiện thấy ở các em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi đọc theo vai, các em rất thích đọc vai các nhân vật là trẻ con, là con vật, các nàng tiên…vì các nhân vật đó gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày. Như vậy, khi học sinh đã hứng thú học Đọc, các em sẽ đọc tốt hơn, kết quả học tập sẽ cao hơn. Tổ chức thi đọc theo nhóm Sau khi được luyện đọc, các em rất muốn thể hiện kết quả luyện tập của mình. Giáo viên cần tổ chức thi đọc chu đáo không qua loa đại khái. Tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm để nhiều học sinh được đọc sau đó Giáo viên mời 2 nhóm một lên đọc, nên mời các nhóm có khả năng đọc tương đương để tạo ra sự thi đua. Có thể cử một số học sinh làm ban giám khảo rồi
- 11 chấm điểm. Sau khi các bạn thi đọc xong, Ban giám khảo cho điểm từng nhóm vào bảng con, giơ lên cả lớp biết. Nên có định hướng để học sinh nhận xét: + Đọc đúng chưa? + Ngắt, nghỉ có chính xác không? + Đọc có hay không? Tổ chức cho học sinh nhận xét bạn đọc tốt chưa? Có xứng đáng với điểm Ban giám khảo cho không? Chọn những học sinh yếu trong các tổ lên thi xem nhóm của tổ nào đọc không yếu nữa, bạn học sinh nào đã có tiến bộ… Giáo viên tổ chức cho những học sinh đọc khá, giỏi của các tổ lên thi để tìm ra người đọc tốt nhất, nhóm đọc tốt nhất. Qua việc tổ chức thi đọc theo các hình thức trên học sinh rất ham luyện đọc, học sinh giỏi rồi mong muốn mình đọc tốt hơn. Còn những em đọc kém muốn luyện đọc nhiều để lên thi không phải là người đọc kém. Cần khuyến khích, động viên kịp thời những học sinh yếu mà đã có chút cố gắng để các em tự tin hơn trong học tập và mạnh dạn cùng cả lớp thi đua. Hàng tháng tôi tổ chức thi “ Đọc diễn cảm” ở các tổ và giữa các tổ với nhau. 3.2.2. Sắp xếp nội dung kiến thức Sau khi đã nắm kỹ nội dung kiến thực cần truyền đạt đến học sinh thì giáo viên cần sắp xếp chia thời gian phần kiểm tra bài cũ ,dạy luyện đọc, tìm hiểu bài,luyện đọc lại … cho có trình tự hợp lý phù hợp với nhận thức của các em đảm bảo thời gian một tiết Đọc là 35 – 40 phút. Sau khi lên được kế hoạch dạy học, tôi phải đọc, nhớ lại được trình tự tiết dạy, chi tiết bài dạy để giờ dạy được trôi chảy, liền mạch. Sau đó tôi học thuộc giáo án, tập luyện giọng nói hay, có sức truyền cảm. Có như vậy khi lên lớp, giáo viên mới đĩnh đạc, tự tin làm chủ được mọi tình huống trong khi dạy học 3.3. Biện pháp thứ ba: Chuẩn bị đồ dùng dạy học giúp học sinh ghi nhớ được bài tốt hơn Với mong muốn dạy tiết Đọc thành công thì tôi cần chuẩn bị thật đầy đủ đồ dùng. Đồ dùng môn Đọc có 2 loại: đồ dùng có sẵn của nhà trường, đồ dùng do tôi tự làm và sưu tầm. - Với đồ dùng có sẵn của nhà trường (Bộ tranh ảnh) tôi mượn trước để đầy đủ đồ dùng khi lên lớp. - Với đồ dùng tự làm, sưu tầm:
- 12 + Với tranh vẽ ở sách giáo khoa, tôi sưu tầm hình ảnh trên kho học liệu/ Internet lồng ghép vào bài giảng điện tử trình chiếu lên màn hình để học sinh dễ quan sát. + Mẫu vật: Sưu tầm các loại vật tươi sống như hoa, quả, các tranh ảnh có sẵn trong những quyển sách, quyển lịch hoặc ở trên mạng về rồi in màu (để giải nghĩa từ) Ví dụ: Khi dạy bài “Chơi chong chóng” tôi đã chuẩn bị những chiếc chong chóng đầy màu sắc cho học sinh quan sát và dùng chúng làm phần thưởng tặng HS ở phần Thi đọc. - Bài “Sự tích cây thì là” để giúp các em hiểu rõ hình ảnh loài cây “dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu” Tôi cũng chuẩn bị cây thì là đem đến cho học sinh quan sát. Học sinh lớp 2 đã rất thích thú khi quan sát, được tiếp cận với nhiều tranh ảnh đẹp, vật thật nên giờ học đã hiệu quả hơn rất nhiều, không bị đơn điệu, nhàm chán nữa. 3.4. Biện pháp thứ tư: Luyện đọc bài trước khi lên lớp để có bài đọc mẫu chuẩn Theo tôi, đây là khâu rất quan trọng: Giáo viên nhất thiết phải thực hiện bởi nó quyết định rất lớn đến sự thành công của bài dạy. Giáo viên đọc mẫu chính xác, truyền cảm không chỉ đem thông tin đến người nghe mà còn làm cho học sinh bị cuốn hút vào nội dung bài học, từ đó có sức thuyết phục lớn. Bởi thế giáo viên phải đọc bài dạy nhiều lần trước khi lên lớp. Ví dụ: Bài “Thư gửi bố ngoài đảo” cần đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, chậm rãi…. Tôi dựa vào các tài liệu tham khảo, sách giáo viên và vốn hiểu biết của mình để ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Nếu chỗ nào tôi thấy còn chưa rõ thì đem ra để giờ họp chuyên môn trao đổi thống nhất. 3.5. Biện pháp thứ năm: Biện pháp sửa ngọng dấu hỏi (?) dấu ngã (~), sửa ngọng chữ l-n Các em khi đọc các tiếng có thanh ngã (~) thường há to miệng hơi từ trong họng thoát ra miệng đọc thành “ngá”; “bãi” đọc thành “bái”; “đỗ” đọc thành “đố”… Tôi hướng dẫn sửa cho các em như sau: Tôi đọc mẫu ngã và cho các em đó quan sát miệng cô đọc, tay giữ vào phần dưới cằm phần sát cổ để theo dõi, tai thì nghe. Các em sẽ phát hiện ra khi đọc “ ngã” thì tay sẽ nhận ra ở vị trí đó có sự chuyển động mạnh đẩy xuống còn khi phát âm thành “ngá” thì có sự chuyển động không đáng kể. Sau khi các em đã phân biệt được thì hướng dẫn kỹ hơn là
- 13 đọc “ngã” thì hơi bị chặn lại ở trong cuống họng không thoát ra miệng còn đọc “ngá” thì hơi thoát từ cổ họng ra miệng. Rồi học sinh phát âm nhiều, từ đọc chậm đến đọc nhanh hơn. - Những em đọc “hỏi” thành “họi” tôi sửa như sau: Khi đọc “họi” các con sẽ thấy hơi từ trong thoát ra bị chặn lại ở hàm dưới. Nên tôi yêu cầu các em đọc kéo dài tiếng “ hỏi” thật lâu và lấy hơi từ trong thoát ra ngoài miệng( không được dừng lại ngay vì có thể sẽ đọc thành “ họi”) Địa phương Ngũ Hiệp đọc ngọng l – n nhiều, qua việc điều tra tôi thấy có 6/45 em bị ngọng l-n. Tôi sửa cho các em như sau: Khi gọi các em đọc bài, cho bạn bên cạnh phát hiện bạn ngọng ở tiếng nào, yêu cầu học sinh đó dừng lại và hướng dẫn em lấy tay bịt mũi rồi phát âm. - Những tiếng có âm đầu là l (mũi không rung hoặc rung rất nhẹ) như: lặng, lên, lòng, lênh, lời… đồng thời đề nghị các em làm theo hướng dẫn của cô, đặt đầu lưỡi lên vòm trên của hàm trên và bật ra tiếng. - Những tiếng có âm đầu là n (mũi rung nhiều tiếng nghẹt lại không to) ví dụ như: nắng, non, nên, nức nở…Với những tiếng có âm đầu “n” thì hướng dẫn các em đè lưỡi xuống rồi bật ra thành tiếng. Giáo viên phải hướng dẫn em bị ngọng nhiều lần dần dần các em đã biết cách tự sửa ngọng cho mình. Giáo viên phải phân học sinh theo nhóm đôi: Nếu trong nhóm có bạn đọc sai, phát âm chưa chính xác thì bạn bên cạnh kịp thời sửa lại. Nếu học sinh nào sửa được nhanh, giáo viên cần khen ngợi kịp thời để động viên các em. Sắp xếp cho các em phát âm chuẩn, sáng dạ, tinh ý ngồi cạnh các em còn ngọng. Thường xuyên cho học sinh thi nói đúng các câu: Ví dụ:- Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng… Hiện nay, số học sinh đọc ngọng đã giảm xuống nhiều từ 6 em đầu năm đến thời điểm này chỉ còn 2 em. 2 em này đang được tiếp tục kèm cặp và đang có hướng tiến bộ. 3.6. Biện pháp thứ 6: Hướng dẫn cách nghỉ hơi khi đọc và cách đọc liền mạch. Hướng dẫn học sinh cần nghỉ hơi ở những chỗ có dấu kết thúc câu hoặc dấu ngăn cách các bộ phận câu với nhau (dấu chấm, dấu hỏi, chấm than, hai chấm, dấu phẩy, gạch ngang) Khi gặp những dấu này, người đọc cần nghỉ một quãng bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng. Trong trường hợp kết thúc câu đồng thời kết thúc một đoạn để xuống dòng, quãng nghỉ sẽ dài gấp đôi.
- 14 - Khi đọc gặp dấu phẩy thì nghỉ hơi ít hơn dấu chấm một chút bằng thời gian ngắt hơi một dòng thơ. - Gặp dấu ba chấm (…) thì nghỉ lâu hơn dấu chấm, bằng nghỉ khi gặp dấu chấm xuống dòng. + Đưa ra các quy định về ký hiệu: /: ngắt hơi, nghỉ bằng dấu phẩy. // nghỉ bằng dấu chấm. – nhấn giọng, _lên giọng. Dạy học Đọc cho học sinh tiểu học với các văn bản đọc có câu dài, khó đọc là một vấn đề không phải giáo viên nào cũng xử lí tốt. Chúng ta thử xem một số ví dụ ngắt, nghỉ khi đọc của học sinh sau đây: - “Khủng long cũng có/ khả năng tự vệ tốt/ nhờ vào cái đầu cứng và cái quất đuôi/ dũng mãnh.//” (Đọc : Khủng Long – TV2 – tập 2) - “ Chúng tớ/ giúp các bạn/ có trí tưởng tượng/ phong phú,/ khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn.//” (Đọc: Tớ là Lê – gô – TV2 – tập 1). Ta thấy, có nhiều chỗ học sinh ngắt, nghỉ chưa đúng mà thường thì giáo viên không chú ý sửa chữa, uốn nắn cho các em. Nguyên nhân là do giáo viên chưa làm thật triệt để việc dạy học sinh đọc ngắt, nghỉ ở những vị trí không có dấu câu hoặc cũng có khi giáo viên chưa nghiên cứu kỹ để xác định được đúng chỗ ngắt, nghỉ. Khi học sinh đọc bài, ta nghe không thấy thoát ý, không thể hiện được tình cảm, cảm xúc của bài học có khi sai nghĩa của từ, sai nội dung muốn thông báo. Đặc biệt, nếu học sinh đọc đồng thanh thì nghe rất ngang tai. Khi đọc các câu văn nên trên, cần sửa lại cách ngắt hơi như sau: - “Khủng long cũng có khả năng tự vệ tốt/ nhờ vào cái đầu cứng/ và cái quất đuôi dũng mãnh.//” - “ Chúng tớ giúp các bạn/ có trí tưởng tượng phong phú,/ khả năng sáng tạo/ và tính kiên nhẫn.//” Để xác định đúng cách ngắt, nghỉ trong câu dài, khi đọc chúng ta nên căn cứ vào những đặc điểm sau: - Ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của các câu văn. - Diễn biến nội dung cây chuyện (Bài đọc). - Đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật. - Diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc. Như vậy, ngoài việc ngắt, nghỉ ở các dấu câu, còn có các trường hợp ngắt, nghỉ như: - Ngắt, nghỉ tâm lí. - Ngắt, nghỉ theo nghĩa. - Ngắt, nghỉ tình huống.
- 15 *Ví dụ: Hãy xem các tình huống Đọc sau đây, khi đọc ta ngắt, nghỉ hơi theo tình huống cụ thể của từng bài: Danh sách học sinh tổ 2, lớp 2C đăng kí đọc truyện: (TV2, tập 1, trang 51) – Ngắt nghỉ hơi sau khi đọc hết nội dung của một cột như: 1/ Trần Tường An/ Ngày khai trường. STT Họ và tên Truyện 1 Trần Tường An Ngày khai trường 2 Nguyễn Hà Anh Ếch xanh đi học 3 Nguyễn Ngọc Bảo Ếch xanh đi học 4 Đỗ Duy Bắc Ngày khai trường 5 Vũ Tiến Bình Vì sao gà chẳng giỏi bơi? Ngắt nghỉ hơi phải kết hợp tốt với nhấn giọng, ngân giọng khi đọc thì mới có thể đọc đúng, đọc hay được. Ngắt, nghỉ đúng là một yêu cầu về kỹ thuật đọc, nó chính là một điều quan trọng để đọc diễn cảm và cảm thụ các bài đọc. Vì vậy, dạy học sinh đọc diễn cảm, trước hết phải dạy học sinh ngắt, nghỉ đúng khi đọc, đặc biệt là với những câu văn dài khó đọc. Đối với các bài thơ, bài văn cần hướng dẫn học sinh nghỉ hơi kết hợp liền lấy hơi để đọc tiếp, không sẽ bị nhát gừng. Ở các mức độ bước đầu nhẹ nhàng, giáo viên cần lưu ý học sinh cách nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi đọc văn bản: Ví dụ: trong đoạn thơ sau theo tôi nên nhấn giọng ở những từ ngữ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ - Tiếng Việt2, tập 1) Nhấn giọng như vậy giúp học sinh hiểu công lao to lớn của người mẹ. Hoặc ví dụ như: Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài. (Cô giáo lớp em – Tiếng Việt2, tập 1) Cách nhấn giọng như trên giúp chúng ta cảm nhận thiên nhiên cũng muốn ghé xem các em học bài do cô giáo dạy.
- 16 Song việc hướng dẫn học sinh nhấn giọng không có nghĩa là làm cho học sinh cứ thấy chữ nào gạch dưới thì đọc to chữ ấy lên trong khi chỉ cần phát âm mạnh hơn hoặc ngân dài hơn hoặc có khi phải đọc cho hơi không thoát ra là được. Điều này giáo viên cần hết sức thận trọng, nhất là đối với trẻ lớp 2 – vốn hiểu biết từ ngữ của các em còn hạn chế. Các em cần phân biệt rõ thế nào là nhấn giọng. *Cần lưu ý đọc đoạn: - Đối với bài văn hay bài thơ dài, giáo viên chủ động chia đoạn cho học sinh luyện đọc. Gọi những học sinh khá giỏi đọc trước cho học sinh nhận xét nhanh rồi luyện đọc theo nhóm. Cũng có thể cử đại diện của các tổ đọc mẫu, sau đó chuyển sang đọc đoạn trong nhóm. Yêu cầu học sinh đọc nhóm cần lưu ý luyện đọc đúng theo cô đã hướng dẫn, giúp bạn trong nhóm sửa chỗ còn đọc sai. - Ngoài cách hướng dẫn học sinh cách ngắt, nghỉ giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc liền mạch các cụm từ để tránh đọc tự do, nhát gừng. Ví dụ: “Tự xa xưa/ thuở nào/ Trong rừng xanh sâu thẳm//” Thì học sinh hay đọc “tự/ xa xưa” và “ trong rừng xanh” nên giáo viên hướng dẫn học sinh đọc liền mạch “tự xa xưa” ngắt hơi rồi đọc đoạn tiếp “thuở nào/ trong rừng xanh/ sâu thẳm. 3.7. Biện pháp thứ bảy: Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Trong khi soạn bài tôi quan tâm đến việc đặt thêm câu hỏi ngoài sách giáo khoa (Câu hỏi mức độ 4) làm sao để phát triển tư duy cho học sinh. Thông qua giờ Đọc, không những các em được bồi dưỡng vốn kiến thức về tự nhiên , xã hội , về thế giới xung quanh mà còn được bồi dưỡng về tâm hồn, lòng yêu thiên nhiên đất nước và bồi dưỡng về các kĩ năng sống. VD: Khi dạy bài Cô giáo lớp em tôi hỏi : Trong câu thơ “ Gió đưa thoảng hương nhài.”, thoảng có nghĩa là thế nào? Bài Ngày hôm qua đâu rồi? tôi hỏi: “ Màu ước mong là màu gì?” Câu thơ Chín vàng màu ước mong diễn tả điều gì? Bài Mẹ tôi hỏi: Trong câu thơ “ Đêm nay con ngủ giấc tròn”, giấc tròn là giấc ngủ như thế nào? Bằng một hệ thống các câu hỏi đặt ra, tôi cho các em nêu ý kiến và giáo viên sẽ chốt lại câu trả lời đúng. Từ đó giúp các em nắm chắc nội dung bài, có kĩ năng sống và kĩ năng cảm thụ văn học ngay từ bé.
- 17 Ngoài ra khi dạy cách đọc tôi thường xuyên cho các em tự nêu cách đọc hoặc thảo luận tìm ra cách đọc trước sau đó giáo viên mới chốt cách đọc đúng để giúp các em xây dựng tính tự lập, khả năng động não ngay từ nhỏ. 3.8. Biện pháp thứ tám: Kết hợp với phụ huynh rèn đọc thêm ở nhà Ở cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi thông báo tình hình lớp học, khả năng đọc của từng em cho phụ huynh. Thông báo để phụ huynh nắm được chương trình, sách giáo khoa và tầm quan trọng của môn Đọc. Từ đó phụ huynh hiểu được và không còn chủ quan coi thường mà có ý thức kèm con đọc, thường xuyên quay các video đọc gửi cho giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện để con được đọc nhiều, đọc tốt. (Hình ảnh cắt từ các video đọc của HS) Yêu cầu phụ huynh cần kiểm tra bài học cũ 1 – 2 lần; con nào còn đọc yếu thì đọc lại 2 - 3 lần. Đọc trước bài hôm sau, chỗ nào con đọc sai, bố mẹ cần đọc mẫu, động viên con đọc. Cho các con đọc thêm sách báo để khả năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc trôi chảy của con tiến bộ hơn. Giáo viên luôn trao đổi những tiến bộ và những hạn chế yếu kém của con để phụ huynh có thể kèm con đọc có kết quả. Ví dụ: Em Hà Vi hay em Gia Bảo hay đọc nhát gừng tôi đã yêu cầu bố mẹ cho con đọc nhiều lần và ngồi nghe con đọc để giúp con đọc đúng ngữ điệu, tiến tới đọc tốt hơn. Hiện nay em Vi không còn ngọng tiếng có dấu hỏi nữa, em Bảo đã đọc đúng tốc độ, không nhát gừng.
- 18 Áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy phụ huynh đã thực sự “vào cuộc” cùng giáo viên giúp con em rèn đọc. Các em đọc tiến bộ hẳn lên. Đó chính là niềm vui của thầy cô và phụ huynh học sinh trong sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. 3.9. Biện pháp thứ chín: Nâng cao hiệu quả dạy – học đọc hiểu ở lớp 2. Trong nội dung, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học hiện nay có một hệ thống văn bản tương đối mẫu mực, có nhiều lợi thế để dạy đọc hiểu. Các bài Đọc được xây dựng theo những yêu cầu chặt chẽ của một văn bản, thể hiện ở sự liên kết bề mặt cũng như liên kết nội dung. Các “văn bản đọc” được sắp xếp gần gũi, thiết thực với trẻ em theo chủ điểm (đồng tâm) nhằm cung cấp cho học sinh tiểu học những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kiểu loại văn bản phong phú giúp học sinh biết đọc và hiểu kiểu văn bản. Có nhiều văn bản vui, khôi hài giúp trẻ phát huy trí tuệ, óc thông minh, khiếu hài hước. Các chủ điểm được chia nhỏ, mở rộng và nâng cao qua mỗi lớp. Văn bản có tính nghệ thuật cao hơn. Câu hỏi khai thác bài có khả năng phát triển tư duy, khơi gợi suy nghĩ của trẻ em hơn. * Tìm hiểu nghĩa của từ, ngữ trong bài: Những từ ngữ cần tìm hiểu trong bài đó là: Từ ngữ khó hiểu đối với học sinh được chú giải sau bài học, từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen, chưa biết; từ ngữ đóng vai trò “chìa khóa” (từ mắt, từ khóa) câu “chìa khóa” (câu trọng yếu, câu chốt) để giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc. Với các từ ngữ còn lại, nếu các học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng giải cho cả lớp một cách “áp đặt” thiếu tính sư phạm, tốn nhiều thời gian và công sức. Nên lựa chọn từ ngữ chính, từ ngữ có tính nghệ thuật cần hướng dẫn để học sinh hiểu và nắm được nội dung, cảm thụ tốt bài đọc. Do vậy giáo viên cần giảng nghĩa và nêu được tác dụng của nó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ để bài học, tránh giảng quá rộng, quá sâu ở Tiểu học. Sau đây là một số cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ: - Đọc phần Từ ngữ (giải nghĩa từ) trong sách giáo khoa. - Dùng lời nói, động tác hoặc cử chỉ để miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần được giải nghĩa. - Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan như: Hiện vật, mô hình, tranh ảnh, vật thật…để giải nghĩa từ ngữ. - Đặt câu với từ cần giải nghĩa. - Tìm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn