Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh. Hướng dẫn học sinh phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ. Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh. Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu qua ngữ cảnh. Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp. Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh hệ thống kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Phần 1: Thực trạng đề tài Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường Tiểu học. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt trong Tiếng Việt cho học sinh ở nhà trường Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ một cách chính xác và luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết. Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Thuận lợi của lớp học khi học phân môn Luyện từ và câu: lớp học 2 buổi / ngày, có cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang; được sự quan tâm của Ban Giám hiệu và phụ huynh học sinh; có thư viện với nhiều đầu sách và lịch cho học sinh mượn sách rõ ràng, có chỗ để học sinh có thể đọc sách vào giờ giải lao. Khó khăn của lớp học khi học phân môn Luyện từ và câu: nhiều học sinh dùng từ, đặt câu, thái độ học tập phân môn này chưa tốt; các em còn thụ động, chưa hăng say phát biểu xây dựng bài; vốn sống sự hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh còn hạn chế; một số học sinh chưa ham thích học phân môn Luyện từ và câu; đa số các em đều là con em gia đình lao động nên việc kèm cập các em học tập ở nhà của gia đình còn hạn chế. Qua thực tế giảng dạy lớp 5/1 và trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm kỹ hơn về khả năng mở rộng vốn từ của học sinh, hiểu nghĩa của từ và cách sử dụng từ ngữ trong nói - viết của học sinh. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh ở những tiết Luyện từ và câu đầu năm học 2018 - 2019 như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số học sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) 33 15 45,5 % 13 39,4 % 5 15,1 % Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Tiếng Việt và làm giàu vốn từ cho học sinh, trong năm học này tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” đề tài nghiên cứu nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn. Phần 2: Nội dung cần giải quyết Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 1
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Từ thực tế, tôi nhận thấy để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho giờ học Luyện từ và câu trên lớp “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn”. Tôi đã thực hiện các nội dung sau: - Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh. - Hướng dẫn học sinh phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ. - Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh. - Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu qua ngữ cảnh. - Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp. - Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh hệ thống kiến thức. Phần 3: Biện pháp giải quyết 1. Những vấn đề chung: + Đối với bản thân: - Tôi nắm vững mục tiêu và chương trình của phân môn Luyện từ và câu, thường xuyên nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tạp chí giáo dục và các tài liệu khác có liên quan để tìm và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đạt hiệu quả. - Tham dự đầy đủ các buổi thao giảng chuyên đề do trường tổ chức, dự giờ đồng nghiệp để học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy phân môn này. - Nắm bắt đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh trong mỗi tiết học. - Tôi luôn chú trọng việc soạn, giảng theo phương pháp đổi mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học thật hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý, gây hứng thú học tập cho học sinh. - Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới và sử dụng các phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lí với từng bài, với từng đối tượng học sinh để các em không bị nhàm chán. - Mỗi giáo viên phải đến với với học sinh bằng cả tình thương, không xúc phạm nhân cách học sinh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. + Đối với học sinh: - Tôi xây dựng nề nếp học tập ngay từ buổi đầu với buổi học đầu tiên, yêu cầu các em phải chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Khuyến khích, động viên các em mạnh dạn, tự tin, vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập và giúp nhau cùng tiến bộ. 2. Biện pháp cụ thể: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 2
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Nhằm nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh. *Ví dụ: dạy bài Nghĩa của Từ: Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ hoá. Nói cách khác “Nghĩa của từ là các sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng mà từ biểu thị”. *Ví dụ: + Đất: Chất rắn, ở trên đó người và các loại động vật đi lại, sinh sống, cây cỏ mọc. + Công nhân: Người lao động chân tay, làm việc ăn lương. Nghĩa của từ được miêu tả, giải thích rất rõ ràng trong các sách từ điển. Khi dạy về nghĩa của từ, chúng ta cần: - Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó biểu thị. *Ví dụ: Giải thích từ “Chôm chôm”, tôi cho học sinh nhìn thấy quả chôm chôm (quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt như quả vải). Giải nghĩa từ “bế”, “ôm” tôi cho các em làm động tác để quan sát. Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình... cho quan sát, từ đó nêu nghĩa của từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh). Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học. Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ. Bên cạnh đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối “khôi phục các biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi”... của học sinh. * Ví dụ: + Tổ quốc: Đất nước mình. + Bảo biển: Bão ở vùng biển. + Bà ngoại: Người sinh ra mẹ. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ: Song song với dạy học phù hợp đối tượng học sinh thì việc chia nhóm và phân loại hệ thống từ, phát triển từ cũng rất quan trọng. Giúp các em phát triển từ theo chủ đề, chủ điểm dẫn đến học sinh không lẫn lộn và nhầm lẫn về từ, về nghĩa của nó vừa Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 3
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” hợp đối tượng học sinh. Từ đó, tôi giúp học sinh lựa chọn nội dung phù hợp vận dụng khi thực hành luyện tập. *Ví dụ: Mở rộng vốn từ : Truyền thống. (Bài tập 3 SGK TV5 tập 2 trang 82). Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống : Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phất từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau. Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Ở bài tập này, để củng cố lại kiến thức phân loại từ, từ loại và phát triển từ đã học . Tôi gọi học sinh nhắc lại “Phân loại từ: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ người”. + Từ ngữ chỉ sự vật là từ chỉ tên của cây cối, con người (người, cha mẹ, cô dâu, chú rể, học sinh…), hiện tượng, đồ vật, con vật, cảnh vật. + Từ ngữ chỉ người là từ chỉ tên của người được nhắc đến liên quan đến sự việc. Từ đó, các em sẽ phân biệt được 2 loại từ ngữ trên và làm tốt bài tập. - Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản… - Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản. Biện pháp 3: Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh. Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy. Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 4
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách: + Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới. *Ví dụ: Bài tập 3 - Tiết 3 (Sgk 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng “đồng” (theo nghĩa là cùng). Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi đua tìm từ điền vào bài thơ sau: ...................tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành) ...................tay nắm chặt tay (đồng chí) ...................sum họp bốn phương một nhà (đồng bào) ..................quần áo quả là đẹp thay (đồng phục) ...................hội tụ một nơi (đồng qui) ..................cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam) ..................cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp) ..................thống nhất xin mời giờ tay (đồng ý) *Ví dụ: tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ). Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quí, nhưng nhiều thứ cổ khác lại quí hơn nhiều. Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để thấm thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy. Đầu xuân vui tết ____(cổ truyền). Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà. Ngôi chùa___làng ta (cổ kính). Mùa hè gió mát là đà bóng cây Quê mình đẹp nhất nơi đây Cây đa ____hồ đầy nước trong (cổ thụ) Câu chuyện ____ đêm đông (cổ tích). Bà em đã kể đầy tình yêu thương _____răn dạy bao lời (cổ nhân) Chơi nhạc ____ hai ba chục người (cổ điển) Lâu đài ____ vắng người (cổ kính) Có cây ____ giữa trời mà reo (cổ thụ). (TNTP số 5 tháng 1/2007) a. Phương pháp liên tưởng: Từ 1 từ cho trước sẽ cho ra 1 từ mới cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn. Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau: Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 5
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Sạch sẽ là không .................. ............là không lộn xộn .............là không luộm thuộm. Dạng 2: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp. Loại bài tập này giúp học sinh thu thập thêm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa mà trước nay bản thân chưa biết hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho học sinh một sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giáo tiếp ngôn từ thì có thể dễ dàng huy động các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có như vậy vốn từ của học sinh mới ngày càng phong phú, mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong hoạt động nói - viết của học sinh. *Ví dụ: dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4). Tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau: Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau: *Ví dụ: Yếu trâu còn hơn …………… bò .( khoẻ) Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to) Lành làm gáo, ……. làm muôi . (vỡ) Ở ……. người cười, ở hẹp người chê. ( rộng) (TNTP số 39A + 39B tháng 3/2002). Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa. *Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy. Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp. Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và niềm tin trong học tập. Các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những yêu thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này. Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học. b. Phương pháp láy: Tìm ra từ mới bằng cách lặp lại một bộ phận của từ, hoặc láy lại từ đã cho. *Ví dụ: Từ từ gốc “vàng” láy từ sẽ cho ra các từ: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 6
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Vàng vọt, vàng vàng. Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ: Xinh xẻo, xinh xinh, xinh xắn. Biện pháp 4: Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu qua ngữ cảnh. Xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt con người hàng ngày thì hoạt động ngôn ngữ tái hiện lại những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta. Nên khi dạy phân môn này giáo viên cần phải gắn với ngữ cảnh, những cái gần gũi với học sinh nhìn thấy và tiếp cận. Vì thế khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh vào mối quan hệ giữa ngữ cảnh để học sinh tự khám phá nắm bắt kiến thức một cách chủ động và chắc chắn. *Ví dụ: dạy bài Nghĩa của từ: Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi dạy bài: Nghĩa của từ, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là đặt từ trong ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa của từ và để học sinh hiểu vấn đề, chúng tôi cung cấp: trong các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc, không thật gần gũi quen thuộc lắm, có phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển. Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ rất nhạy bén. Đây là loại bài dễ sa vào lối giảng giải lý thuyết khô khan, nặng nề, máy móc, đơn điệu mà tôi cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tự tìm ra tri thức bằng cách gợi dẫn thích hợp bằng những ví dụ hết sức cụ thể, rõ ràng. Hay là khi dạy bài từ đồng nghĩa (tiết 1, tuần 1) chẳng hạn. Mặc dù sách giáo viên có hướng dẫn nhưng để học sinh dễ nắm bắt kiến thức về từ đồng nghĩa, hiểu dễ dàng thế nào là từ đồng nghĩa, tôi đã tiến hành như sau: Đầu tiên tôi cho học sinh quan sát tranh một chiếc máy bay bay trên bầu trời. Để tìm từ thay thế cho từ máy bay, bất ngờ chúng tôi lại đưa ra một chiếc tàu bay gấp bằng giấy rồi mô hình một chiếc phi cơ... để các em nhận biết và so sánh nghĩa của từ máy bay, tàu bay, phi cơ, các em dễ dàng hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Ở bài tập 1 của tiết 2 tôi cho học sinh tìm từ đồng nghĩa chỉ màu sắc qua hình thức tổ chức tìm từ trong đoạn thơ sau: * Ví dụ: Tìm các từ chỉ màu trắng: Đàn cò đậu trắng phau phau Đôi mắt trắng dã nhìn nhau hận thù Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 7
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Mưa rào trắng xoá đất trời Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh. Mẹ may cho áo trắng tinh Nhìn da trắng bệch bệnh tình bên trong . Tấm lòng nhân hậu trắng trong Hặt gạo trắng bóng bao công chuyên cần Nước da bạn gái trắng ngần Bãi cát trắng mịn dưới chân sóng trào Đầu trọc trắng hếu người chê Tường vôi trắng toát thôn quê đẹp giàu . (TNTP số 119 tháng 10/2001) Cách tổ chức như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng hợp, sự quan sát nhanh cùng với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn. Kết quả có nhiều học sinh tìm đúng từ và có vốn từ do mình tìm được, học sinh có hứng thú tích cực hơn và nhớ lâu hơn. Có vốn hiểu biết cơ bản khi vận dụng học tập cho phân môn cũng như các môn học khác tốt hơn. Biện pháp 5: Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp. Đây là một hoạt động vừa học vừa chơi, kích thích được sự năng động và ham tìm tòi ở từng học sinh trong một tập thể để xây dựng một kết quả học tập. Trong giải pháp này tôi thường tạo ra các tình huống giao tiếp, tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh giao tiếp, tổ chức cho học sinh cùng tìm ra nội dung kiến thức theo chủ điểm, theo chủ đề nội dung kiến thức nào đó. *Ví dụ: Bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115. Tìm dấu câu thích hợp với mỗi chỗ trống: Tùng bảo Vinh : - Chơi cờ ca-rô đi... - Để tớ thua à... Cậu cao thủ lắm... - A... Tớ cho cậu xem cái này ... Hay lắm... Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem... Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 8
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” - Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế... - Cậu nhầm to rồi... Tớ đâu mà tớ... ông tớ đấy... - Ông cậu... - Ừ...Ông tớ ngày còn bé mà.... Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà... Theo HẢI HỒ Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, tôi cho học sinh đọc theo vai hoặc đóng vai. Các lời thoại hoặc lời dẫn chuyện phải làm sao thể hiện đúng mục đích nói của câu. Sau khi được nghe giọng nói, ngữ điệu lời nói, các em sẽ xác định được loại dấu câu cần đặt vào mỗi chỗ trống. Khi vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào dạy học dấu câu, chúng ta đã tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh vào dạy học để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập mới. Kết quả cho thấy học sinh rất tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài và có được kĩ năng trình bày, phát huy được vốn từ ngữ và biết vận dụng nó vào trong thực hành giao tiếp một cách hiệu quả. Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh hệ thống kiến thức. Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của SGK hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học . Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Một nội dung của bài học có thể tổ chức các trò chơi khác nhau. *Ví dụ: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh (SGK Tiếng Việt 5 tập 2) – BT3: Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, tòa án xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán. a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. Ta có thể tổ chức các trò chơi sau: - Trò chơi đối đáp : Giáo viên phân thành 2 nhóm. Từng thành viên hiểu từ nào thì hỏi thành viên khác của nhóm bạn xem từ đó thuộc nhóm nào. Trả lời đúng thì được 1 điểm. Sau đó đổi ngược lại thành viên nhóm bạn hỏi lại nhóm mình. Cuối cùng tổng hợp điểm của 2 nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 9
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” - Trò chơi Tìm nhà: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ từ. Từ đó có thể chỉ người, cơ quan, tổ chức, thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. Học sinh cầm thẻ thuộc nhóm từ nào thì đi về nhóm từ đó. Căn cứ vào kết quả sẽ biết được em nào hiểu bài. - Trò chơi chung sức: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm bàn bạc với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống nhất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai tiêu chí: chính xác và nhanh. Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và niềm tin trong học tập. Các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những yêu thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này. Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học. Phần 4: Kết quả Qua việc thực hiện các những biện pháp trên tôi nhận thấy: - Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn tạo cho học sinh sự hứng thú học tập và ham thích học phân môn này. - Các em tích cực, chủ động, tự tin trong học tập, tham gia tốt các hoạt động học tập của lớp, mạnh dạn trình bày ý kiến hoặc nêu thắc mắc của mình, cùng các bạn chia xẻ để nắm vững kiến thức của bài học. - Học sinh được mở rộng vốn từ, có những hiểu biết sơ giản về từ và câu. Qua đó, giáo viên đã rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu, hình thành cho trẻ thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu. - Qua khảo sát mỗi giai đoạn học tập tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh ở phân môn Luyện từ và câu được nâng lên một cách rõ rệt: Em Nguyễn Phúc Sang , Đoàn Phạm Thúy Diễm …có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm, các em đã có kĩ năng dùng từ đặt câu, vận dụng vốn từ nói và viết thành câu hợp lí và thái độ học tập phân này tốt hơn. Đến giai đoạn giữa HKII năm học 2018 - 2019, qua bài kiểm tra kết quả đạt được như sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 10
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số học sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) 33 21 63,6% 12 36,4% 0 0 Chất lượng học tập của học sinh trong các giờ học luyện từ và câu còn thể hiện qua việc thể hiện ngôn ngữ giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. Các em biết nói tròn câu, biết vận dụng ngôn từ vào văn hóa giao tiếp. Trong phân môn Tập làm văn, các em biết cách đặt câu, biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, diễn đạt lưu loát, đầy đủ ý làm cho câu văn, đoạn văn và bài văn thêm sinh động. Phần 5: Kết luận 1. Tóm lược giải pháp: Trong năm học 2018 - 2019, với đề tài trên, tôi đã áp dụng các biện pháp giảng dạy: - Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh. - Hướng dẫn các em phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ. - Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh. - Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu qua ngữ cảnh. - Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh hệ thống kiến thức và tự chữa lỗi. - Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức. Việc vận dụng hiệu quả những giải pháp nêu trên đã giúp tôi tổ chức thành công các giờ học Luyện từ và câu, đạt được mục tiêu bài học, môn học. Bên cạnh đó, tôi rút ra cho bài học quý báu cho bản thân: - Giáo viên cần phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy, nắm vững nội dung cần dạy cho học sinh. - Giáo viên cần lựa chọn những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung của bài dạy, chủ điểm của bài học để gây hứng thú, lôi cuốn cho học sinh tham gia vào hoạt động học tập. - Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật thật càng tốt, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 11
- Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.” - Giáo viên chịu khó sưu tầm hoặc sáng tác các bài thơ, câu đố vui liên quan đến bài học để làm phong phú và sinh động thêm bài học. - Giáo viên cần có những hình thức khen và động viên kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ, khuyến khích tất cả học sinh cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập. Chú trọng bồi dưỡng học sinh năng khiếu và giúp đỡ kịp thời học sinh còn chậm. - Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đề tài: Qua việc nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” và áp dụng vào công tác giảng dạy lớp 5/1 Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh đã đạt hiệu quả cao. Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở các lớp (4&5) cấp Tiểu học./. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn