intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là chất lượng đọc của một số học sinh lớp tôi còn chưa tốt, các em đọc còn chậm, đọc chưa lưu loát, đọc nhỏ, ngắt nghỉ câu chưa đúng, đọc sai ngữ điệu. Phần lớn học sinh chưa biết đọc diễn cảm. Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong quá trình giao tiếp các em chưa thể hiện được sự giao tiếp lịch sự. Mỗi học sinh khi đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Bình Thuận

  1. PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng.  Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, là thời gian hình   thành nhân cách và năng lực trí tuệ cho trẻ. Giáo dục tiểu học được thực hiện   trong năm năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Mục tiêu là giúp tất cả học sinh biết   đọc, biết viết và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản, cũng như  thiết lập những hiểu biết căn bản về  khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các  môn khoa học xã hội khác. Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói   chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng, là nền tảng để  học sinh có điều kiện học tiếp lên các bậc cao hơn. Dạy tập đọc có vị trí then   chốt để  học sinh có kĩ năng sử  dụng tốt tiếng việt, trau dồi ngôn ngữ, bồi   dưỡng vốn kiến thức về đời sống, giúp các em có cơ  sở  để  học tốt các môn  học khác. Đây là một phân môn có vị  trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm   nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng chuyển chữ  viết  thành ngôn ngữ, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh  ở  bậc Tiểu   học. Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những  tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần   lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể  tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể  sống một cuộc sống bình   thường…và ngược lại. Đối với học sinh kĩ năng đọc là yêu cầu cơ  bản đầu   tiên. Nếu không biết đọc các em sẽ  không tham gia vào các hoạt động học  của các môn khác được.  Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong  chương trình Tiểu học. Trong phân môn Tập đọc khi học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài   thơ  sẽ  tạo cho các em sự  say mê, hứng thú trong học tập. Thông qua các bài   tập đọc, học sinh biết yêu quê hương, đất nước, lòng tự  hào dân tộc, tiếp  bước truyền thống cha ông, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Hơn thế  nữa việc dạy học sinh biết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch  sự hơn khi nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu… Trong quá trình dạy Tập đọc  ở  lớp 4C, tôi nhận thấy chất lượng đọc  của một số học sinh lớp tôi còn chưa tốt, các em đọc còn chậm, đọc chưa lưu   loát, đọc nhỏ, ngắt nghỉ câu chưa đúng, đọc sai ngữ  điệu. Phần lớn học sinh  chưa biết đọc diễn cảm. Vì chưa thể  hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong  quá trình giao tiếp các em chưa thể hiện được sự  giao tiếp lịch sự. Mỗi học  sinh khi đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ  văn  học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn. Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho   học sinh thì:  “Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân môn Tập  
  2. 2 đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Bình Thuận” mà tôi đã áp dụng  là một giải pháp rất hiệu quả. PHẦN II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1. Thực trạng a. Đặc điểm tình hình của lớp 4C năm học 2020 ­ 2021 Năm học 2020 ­ 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4C.  Tổng số học sinh là 38 em, trong đó 20 em nam, 18 em nữ, dân tộc 10 em.           b. Khảo sát thực tế Ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát các em qua bài tập đọc “Dế Mèn bênh  vực kẻ yếu”, “Mẹ ốm” và thu được kết quả như sau: Thời  Đọc  Đọc  Ngắt  Đọc sai ngữ điệu gian Đọc  không  sai  nghỉ  TS tốt đúng  cường hơi sai tốc độ độ SL TL SL TL  SL TL  SL TL  SL TL  (%) (%) (%) (%) (%) Tháng  38 4/38 10,5 8/38 21,1 7/38 18,4 9/38 23,7 10/38 26,3 9/2020 Qua kết quả thực tế khảo sát tôi nhận thấy rằng kĩ năng đọc của học sinh   lớp tôi chủ  nhiệm mới dừng  ở mức độ  nhất định. Có em đọc chậm, sai từ; có  những em thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy nhưng kĩ năng đọc  diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế; có em đã đọc lưu loát nhưng chất giọng và   biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn đựơc người nghe,  chưa thể hiện đựơc cái hay của nội dung văn bản. Trong khi đọc các em thường  đọc giọng đều đều chung chung như nhau. Các em chưa có kĩ năng đọc biểu thị  linh hoạt theo ngữ  điệu từng loại câu, những từ  ngữ  quan trọng trong câu, các  tiếng gieo vần trong thơ  các em chưa phân biệt rõ ràng. Đặc biệt dấu hiệu   chuyển đổi giọng biểu thị  niềm vui, nỗi buồn, sự  nghiêm trang còn hạn chế  hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các em đọc chưa chuẩn. Khi đọc các em  chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bài văn hội thoại và thường mắc vào  lỗi cụ thể như sau: * Lỗi về  đọc không đúng tốc độ:  Ở  những văn bản đòi hỏi phải thể  hiện tốc độ đọc nhanh (Ví dụ bài: Vẽ về cuộc sống an toàn), khi yêu cầu đặt   ra như thế học sinh thường hiểu là với văn bản này phải đọc liến thoắng đọc   nhanh đến nỗi người nghe không thể  nào theo dõi được hoặc đối với những   văn bản yêu cầu đặt ra là đọc chậm rãi (Ví dụ bài: Thư thăm bạn) thì học sinh 
  3. 3 lại đọc quá chậm: đọc từng tiếng một rời rạc như có cảm giác học sinh vừa  đọc vừa dừng lại để đánh vần. * Lỗi về  đọc không đúng cường độ:  Khi nói đến sử  dụng cường độ  trong đọc diễn cảm cần phải nói đến chuyện dạy đọc to cho học sinh. Đọc   phải đủ  lớn để  các bạn  ngồi  ở vị trí xa nhất cũng có thể  nghe được. Nhưng  thực tế trong một lớp học vẫn còn tồn tại một số học sinh đọc quá  nhỏ thậm  chí giọng đọc phát ra không đủ  để  cho bạn ngồi cùng bàn có thể  theo dõi  được. * Đọc không đúng chỗ ngắt nghỉ hơi: Học sinh thường ngắt giọng sai ở  những câu văn dài, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp.  + Ví dụ: Bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Học sinh thường ngắt sai vị trí: Tôi tưởng tượng nếu mang nó/ vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn,   tôi sẽ  chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước/ cái nhìn thèm  muốn của các bạn tôi. + Trong bài thơ, ví dụ: Bài: Truyện cổ nước mình. Với thơ lục bát các em thường ngắt nhịp 2/2/2 (6 tiếng); 4/4 (8 tiếng). Ví dụ:          Vàng cơn/ nắng, trắng/ cơn mưa                      Con sông chảy có/ rặng dừa nghiêng soi. * Lỗi về đọc không đúng ngữ điệu: Học sinh chỉ biết đọc đều đều cho  tất cả các loại câu: câu kể, câu khiến, câu cảm, câu hỏi; không biết cách thể  hiện khi nào thì thể hiện ngữ điệu yếu, ngữ điệu mạnh, ngữ điệu xuống, ngữ  điệu lên. + Ngữ điệu lên xuất hiện ở các câu hỏi: Ví dụ: Lẽ  nào thóc  ấy còn mọc được? (Bài: Những hạt thóc giống)  nhưng có em lại đọc với ngữ điệu xuống. + Ngữ điệu yếu, nghỉ hơi dài sau chỗ có dấu chấm lửng. Ví dụ: Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… (Bài: Người ăn xin)  nhưng có em lại đọc với ngữ điệu mạnh. + Ngữ điệu mạnh xuất hiện ở câu cảm và câu khiến như là: Ví dụ: Câu cảm: Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau  khổ  kia thành xấu xí biết nhường nào! (Người ăn xin); câu khiến:  Thật đáng  xấu hổ! Có phá hết vòng vây đi không? (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)  nhưng có  em lại đọc với ngữ điệu yếu. 2. Những giải pháp đã áp dụng 2.1. Phân loại học sinh 
  4. 4 Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định công tác tổ chức lớp, tìm hiểu và điều   tra để phân loại kĩ năng đọc của học sinh theo 4 nhóm: Nhóm 1: Đọc không đúng tốc độ Nhóm 2: Đọc sai cường độ Nhóm 3: Ngắt, nghỉ hơi sai Nhóm 4: Đọc sai ngữ điệu Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh;  những học sinh đọc  khá, tốt tôi xếp ngồi cùng bàn với những học sinh đọc chưa tốt để cùng nhau  tiến bộ trong đọc nhóm. Đồng thời giúp học sinh hiểu tầm quan trọng, những  yêu cầu cơ  bản về  việc rèn luyện kỹ  năng đọc diễn cảm giúp các em cảm  thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. 2.2. Phân loai văn ban  ̣ ̉ * Đối với văn bản nghệ thuật Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúp   các em thể  hiện tình cảm, thái độ  qua giọng đọc phù hợp với sự  việc, hình   ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài.  Tuy nhiên học sinh đọc diễn cảm như  thế  nào còn phụ  thuộc vào sự  cảm nhận riêng của từng em. Tôi không áp đặt cho các em một cách đọc theo   một khuôn mẫu. * Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù  hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe   tiếp nhận được những vấn đề  quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Khắc   phục được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện. Ví dụ: Bài tập đọc “Vẽ về cuộc sống an toàn”  Học sinh biết đọc đúng bản tin, đọc rõ ràng, rành mạch, vui tốc độ khá  nhanh, lưu ý ngắt nghỉ  hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ  hơi tự  nhiên, tách các  cụm từ trong những câu khá dài. 2.3. Tổ chức dạy đọc đung đ ́ ể tiến tới đọc diễn cảm Khi học sinh đọc sai từ có thể sai về âm, về vần hoặc sai về dấu thanh   giáo viên sửa trực tiếp cho học sinh trong khi đọc sau đó ghi từ HS đọc sai lên  bảng và sửa lại một lần nữa cho cả lớp. Đối với những văn bản nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ  thể  cách đọc những từ được phiên âm thành Tiếng việt như: Lu­i Paxtơ, Vê­rô ki­ ô…
  5. 5 Giáo viên phải có sự  chuẩn bị  bài tốt trước khi lên lớp để  ngăn ngừa  các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà   học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để  cho những học sinh đó luyện đọc. 2.4. Tô ch ̉ ưc đoc diên cam ́ ̣ ̃ ̉ ̣ ́ ưu loat giao viên m Sau khi đoc đung l ́ ́ ới tiên hanh cho hoc luyên đoc diên ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̃  ̉ cam. Đ ể  đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ  được tốc độ  đọc, chỗ  ngắt giọng, biết nhấn giọng  ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng  ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm… * Biện pháp luyện đọc diễn cảm Từ sự đọc đúng, hiểu nội dung bài học sinh cảm nhận được cái hay, cái  đẹp của bài văn, bài thơ. Từ đó học sinh thể hiện bài đọc như bộc lộ cảm xúc  của mình, nhập vai nhân vật và tái hiện bằng giọng đọc, lột tả được cái thần   của bài văn, bài thơ cho người nghe cảm nhận được nội dung. Trong giờ Tập   đọc, tôi hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu  theo các mức độ từ thấp đến cao như sau: ­ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí, nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu  (từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính ...) + Ví dụ: Trong bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Có học sinh đọc ngắt, nghỉ  hơi và nhấn giọng chưa đúng như: Tôi tưởng tượng nếu mang nó/ vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn,   tôi sẽ  chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước/ cái nhìn thèm  muốn của các bạn tôi. Lúc này tôi yêu cầu HS suy nghĩ, đọc nhẩm lại để  tìm lại chỗ  ngắt,   nghỉ  hơi cho hợp lí rồi gọi 1 đến 2 học sinh đọc. Giáo viên tổ  chức cho học  sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý: Em nào có ý kiến khác? Bạn  đọc ngắt, nghỉ hơi như thế đã hợp lí chưa?... sau đó giáo viên thống nhất cách  đọc. Trường hợp nếu như không có HS nào đọc đúng thì tôi đọc cho HS lắng   nghe và phát hiện rồi thống nhất cách đọc đúng và gọi học sinh đọc lại. Tôi tưởng tượng/ nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn,/  tôi sẽ  chạy trên những con đường đất mịn trong làng/ trước cái nhìn  thèm  muốn của các bạn tôi. + Trong bài thơ, ví dụ: Bài: Truyện cổ nước mình; với thơ  lục bát các  em thường quen ngắt nhịp 2/2/2 (6 tiếng); 4/4 (8 tiếng).                          Vàng cơn/ nắng,/ trắng/ cơn mưa Con sông chảy có/ rặng dừa nghiêng soi.
  6. 6 Lúc này tôi yêu cầu học sinh xét xem nghĩa của từng từ, cụm từ mà các  em vừa đọc có đúng không? Theo em nếu ngắt  ở đó có hợp lí không rồi yêu  cầu học sinh đọc lại và thống nhất lại cách đọc như sau: Vàng cơn nắng,/ trắng cơn mưa                      Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi. ­ Biết thể  hiện ngữ  điệu phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi,  câu cảm, câu khiến), phù hợp với tình huống miêu tả  trong văn bản hay thái  độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang trọng, giận dữ...) + Với câu văn có ngữ điệu yếu: Hầu hết tất cả các bài văn xuôi hay thơ  khi được đặt dấu câu ba chấm (…) đọc đến đây chúng ta phải hạ giọng thấp   hơn so với giọng đọc ban đầu. Dấu ba chấm  ở đây chỉ  sự  ngập ngừng chưa   nói hết thì phải đọc với ngữ  điệu yếu. Ví dụ: Bố  khó thở  lắm... (Trong bài:  Nỗi dằn vặt của An đrây ­ ca). + Với câu văn có ngữ điệu mạnh: Giáo viên lưu ý học sinh hầu hết các  kiểu câu khiến, câu cảm  thì phải đọc với ngữ  điệu mạnh.  Ví dụ  câu cảm:  Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết   nhường nào! (Bài: Người ăn xin); câu khiến: Thật đáng xấu hổ! Có phá hết  vòng vây đi không? (Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu). +  Với câu văn có  ngữ  điệu xuống (hạ  xuống): Thường dùng để  kết  thúc câu kể  (câu thường thuật). Nếu ta không hạ  giọng  ở  cuối mỗi câu sẽ  không tạo ra sự  luân chuyển nhịp nhàng cao độ  của các câu. Vì vậy khi đọc  chóng bị  mệt và người nghe khó theo dõi. Ngoài ra, ngữ  điệu xuống thường  dùng để  đọc lời tác giả  trong những văn bản xen lẫn lời tác giả  và lời nhân  vật, nhất là khi lời tác giả lọt vào những lời nhân vật. Ví dụ: Người ăn xin vẫn đợi tôi. (Bài: Người ăn xin). +  Với câu văn có ngữ  điệu  lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên  giọng.  Ví dụ:  Ủa, chị  cũng  ở  đó sao? (Chị  em tôi) phải cao giọng  ở  cuối câu.  Tuy nhiên những câu hỏi kết thúc về ngữ khí thì không lên giọng. Ví dụ: Có  câu hỏi nhưng khi  đọc không cần lên giọng  ở  cuối câu.  Chẳng hạn khi đọc: Mà sao nên lũy nên thành tre  ơi? (Tre Việt Nam), đây là  kiểu câu hỏi nhưng khi đọc ta không lên giọng ở cuối câu mà lại hạ giọng ở  cuối câu. Vì đây là câu hỏi thể hiện tình cảm của của tác giả với hình ảnh cây  tre,  một câu hỏi không cần có câu trả  lời. Như  vậy tùy thuộc vào từng văn  bản cụ thể mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng ngữ điệu. + Về tốc độ, cường độ: Giáo viên phải tập cho tất cả  học sinh trong  lớp mình có thói quen đọc đúng tốc độ  nghĩa là đọc không quá nhanh, không  quá chậm, tốc độ  đọc phải phù hợp với từng loại bài; đọc đúng  cường độ 
  7. 7 nghĩa là phải đọc đủ  lớn để  cho cả  lớp và cô giáo có thể  nghe được. Giáo  viên giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, thì cô và   các bạn sẽ không theo dõi được, mà không theo dõi được thì không thể sửa sai  cách đọc cho chúng ta được. ­ Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. Ví dụ: Trong bài tập đọc Dế  Mèn bênh vực kẻ  yếu thì lời kể  của tác   giải đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi còn lời của Dế Mèn thì phải thể hiện   sự mạnh mẽ, oai phong lẫm liệt.  Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. ­ Biết đọc phân biệt lời của nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa   tuổi và tính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu...) Ví dụ: Bài Tập đọc: “Khuất phục tên cướp biển”. Trong bài đọc có 2  nhân vật chính là Bác sĩ Ly ­ một người nhân hậu, điềm đạm nhưng nghiêm   nghị, cương quyết và tên cướp biển ­ chúa tàu hung hãn, dữ tợn thì phải đọc  với giọng hoàn toàn khác nhau.  2.5. Cách thể hiện nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt Tư  thế, net m ́ ặt, cử  chỉ, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của  người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể  hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung của tác phẩm một cách tự  nhiên. Đọc một câu chuyện vui net ḿ ặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện   buồn net m ́ ặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt điệu   bộ cử chỉ cũng làm tăng thêm sự giao cảm giữa người đọc với người nghe. Vì  vậy tôi còn rèn thêm cho học sinh cả  về cách thể  hiện nét mặt, điệu bộ, cử  chỉ, ánh mắt khi đọc. ­ Để  dạy cho học sinh làm quen và từng bước hình thành kĩ năng đọc  diễn cảm, giáo viên thường thông qua biên pháp đ ̣ ọc mẫu có tính định hướng,   giúp học sinh thực hành luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa  của bài đọc qua giọng đọc. Xuất phát từ trình độ của học sinh, tôi hướng dẫn  luyện đọc diễn cảm như sau: + Sau khi tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn,  nhằm đánh giá khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của   học sinh. + Qua kết quả đọc của học sinh, tôi dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy  ưu điểm, khắc phục nhược điểm và tự tìm ra cách đọc sao cho hợp lí (Ví dụ:  Đoạn văn vừa rồi được đọc với giọng vui hay buồn? Để  nêu bật đặc điểm  của nhân vật, bạn đã nhấn giọng ở  những từ  ngữ nào? Lời nói của nhân vật  cần đọc với thái độ như thế nào?).
  8. 8 + Tôi đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý tạo tình huống cho học sinh nhận   xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. + Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm  (theo cặp, nhóm) để  tự  rút kinh nghiệm; tổ  chức cho học sinh thi đọc diễn  cảm trước lớp để học tập lẫn nhau và động viên, uốn nắn. + Giáo viên khen, tuyên dương học sinh vì khi nhận phản hồi tích cực,  các em cảm thấy tự  hào, vững tin vào bản thân, có động lực để  hoàn thành  công việc tốt hơn nữa. Ví dụ  khi học sinh đọc tốt tôi khen: Em đọc rất tốt !   Cô khen em !; Em đọc bài tốt lắm ! Cô khen !; Em đọc tốt lắm ! Cố gắng phát  huy em nhé !.... Để  học sinh lớp 4 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, việc   đọc mẫu của giáo viên rất quan trọng. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh   khi đọc diễn cảm cách tốt nhất là tôi tổ chức cho học sinh luyện tập “Tự bộc  lộ” qua đó giáo viên điều chỉnh cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi  tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo một cách   giống hệt nhau. Khi học sinh luyện đọc giáo viên tạo được trong lớp một  không khí thoải mái.  Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến những học sinh  rụt rè nhút nhát, khuyến khích, không gắt gỏng  để  tranh các em bi lu ́ ̣ ống   cuống. Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết   học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp. Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng  từ, cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu rèn đọc  ở  nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề  ra đối với học sinh, việc này phải   được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng. Tóm lại sau mỗi giờ  tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của   học sinh thông qua đọc thành tiếng cả  4 nhóm xem các em đã đọc diễn cảm  chưa. Không chỉ  rèn đọc trong tiết tập đọc mà còn hướng dẫn các em trong  giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày giữa cô và trò, học sinh với học  sinh, với những người xung quanh. Rèn cho các em  ở  mọi lúc mọi nơi chứ  không chỉ riêng trong giờ tập đọc.            3. Kết quả Sau một thời gian áp dụng những giải pháp trên, tôi đã đạt được một số  kết quả như sau: * Đối với học sinh: Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào việc dạy  học phân môn Tập đọc, tôi nhận thấy khả năng đọc của nhiều em có tiến bộ 
  9. 9 hơn, hạn chế  rất nhiều về  tình trạng vừa đọc vừa đánh vần và khắc phục   được rất nhiều lỗi đọc sai do âm ngữ  địa phương. Nhiều em biết đọc diễn  cảm thể hiện nội dung bài đọc. Học sinh hứng thú trong tiết học tập đọc hơn,  kỹ năng đọc của các em tiến bộ rõ rệt qua các tiết học tập đọc hàng ngày và   thông qua một số  môn học khác như  Đạo đức, Kể  chuyện...Qua đó giúp các  em thêm yêu môn Tiếng Việt, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người. Việc   học tốt phân môn Tập đọc còn giúp các em học tốt các môn học khác, biết   đọc diễn cảm giúp các em bồi bổ thêm các kĩ năng trong giao tiếp, các em đã   mạnh dạn và tự  tin hơn khi tham gia vào các hoạt động tập thể,... khi giao   tiếp với người lớn, thầy cô, với bạn bè và mọi người xung quanh như: nói lời   chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị,... ́ ́ ượng đoc so v Cung qua đo chât l ̃ ̣ ới đâu năm cua cac em tăng lên ro rêt. ̀ ̉ ́ ̃ ̣ Kết quả khảo sát cuối năm: Thời  TS Đọc  Đọc  Ngắt  Đọc sai ngữ điệu gian Đọc  không  sai  nghỉ  tốt đúng  cường hơi sai tốc độ độ SL TL SL TL  SL TL  SL TL  SL TL  (%) (%) (%) (%) (%) Tháng  38 27/38 71,1 3/38 7,9 2/38 5,2 3/38 7,9 3/38 7,9 5/2021 Kết quả cuối năm: Tổng số học sinh: 38 em Hoàn  Hoàn  Chưa hoàn thành Môn TSHS thành tốt thành SL TL % SL TL % SL TL% Tiếng việt 38 20/38 52,6 18/38 47,4 0 0 * Đối với giáo viên: Bản thân tôi khi nghiên cứu đã tìm ra một số biện   pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn.  Đồng thời đánh giá hiệu quả  đạt được sau mỗi tiết dạy. Tạo được sự  gần gũi, thân thiện giữa giáo viên  với học sinh.  III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Nhà trường:  Tổ  chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi  đọc diễn cảm, thuyết trình văn học, thi kể chuyện, thi dẫn chương trình,... để  các em có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau và phát huy năng lực sẵn có.
  10. 10 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Từ: Mở thêm nhiều chuyên đề với  nội dung sinh hoạt về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc diễn   cảm,...để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.  XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ    Bình Thuận, ngày 20 tháng 9 năm 202 NGƯỜI VIẾT  Lê Thị Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0