intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc

Chia sẻ: Lê Thị Quỳnh Nga | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:49

392
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc được nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp cho học sinh Tiểu học cảm thụ văn học một cách tốt hơn, đặc biệt là các em lớp 5 độ tuổi giáo viên cần phải giúp các em cảm thụ văn học một cách sâu sắc nhất, tạo tiền đề vững chắc để các em học tốt bộ môn Văn học ở bậc cao hơn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc

  1. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm  chất quan trọng  nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ  của hệ thống giáo dục. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ  xúc động như  K.A.U Sinxki có nói: “ Trẻ  em đi vào đời sống tinh thần của   mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ  đẻ  và  ngược lại thế  giới bao quanh đứa trẻ  được phản ánh trong đó chỉ  thông qua  công cụ này”. Vì thế việc phát triển Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của   Tiếng Việt có thể  nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả  chúng ta, là   những người đã và đang hoạt động trong ngành nhà giáo. Vậy nên Tiếng Việt  có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết   cho học sinh mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát  triển tư  duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả  năng  xúc cảm trước cái đẹp, trước buồn – vui – yêu – ghét của con người. Cảm   thụ văn học, chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc,   tế nhị và đẹp đẽ  của văn học thể hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn,  bài thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ...Để  học   sinh có được các kĩ năng trên thông qua các giờ  Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn  thì chưa đủ mà học sinh cần được bồi dưỡng về cảm thụ văn trong các giờ tập  đọc và trong các buổi ngoại khoá. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu  được ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ...và mới thấy được nét đẹp  của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú. 1.2. Tập  đọc là một phân môn thực hành mang tính chất tổng hợp.  Nhiệm vụ  quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.   Năng lực đọc được tạo nên từ  bốn kĩ năng bộ  phận cũng là bốn yấu cầu về  chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý   1 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc thức ( thông hiểu được những nội dung mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và  đọc hay ( mà ở  mức độ  cao hơn là đọc diễn cảm). Ngoài nhiệm vụ  dạy học   phân môn này còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh   (về  phát âm, từ  ngữ, câu văn), kiến thức bước đầu về  văn hóa, đời sống và  giáo dục thẩm mỹ. Phân môn Tập đọc  ở  Tiểu học nói chung và  ở  lớp 5 nói   riêng đóng vai trò rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các   môn học khác. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn   cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn   văn hóa đáng kể  cho trẻ. Cũng thông qua các bài văn học sinh hiểu thêm về  các vùng miền của đất nước, hiểu  được công sức của các tầng lớp nhân dân  đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu  của dân tộc. Từ đó sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo   mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người. Như vậy, Tập   đọc là một phân môn có vai trò quan trọng và chủ  yếu trong việc bồi dưỡng   năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, vì phân môn Tập đọc cung  cấp và giới thiệu cho học sinh số lượng văn bản nhiều nhất, gồm nhiều thể  loại. Đồng thời, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cũng bao gồm những công   việc có liên quan mật thiết đến nhiệm vụ  bồi dưỡng năng lực cảm thụ  văn  học cho học sinh, đó là: đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm   và học thuộc lòng.  1.3. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học là một  nhu cầu cấp thiết trong giảng dạy phân môn Tập đọc  ở  Tiểu học. Có năng   lực cảm thụ  văn học tốt, các em sẽ  cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ  văn, được phong phú thêm về tâm hồn, nói ­ viết Tiếng Việt thêm trong sáng  và sinh động. Bên cạnh đó cảm thụ  văn học không những góp phần vào học   Tiếng Việt nói riêng mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ  cho học sinh. 2
  3. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc 1.4. Chương trình Tiểu học từ  lớp 1 đến lớp 5 luôn coi nhiệm vụ  bồi   dưỡng năng lực cảm thụ văn học là nhiệm vụ  quan trọng và cần thiết, dưới   sự  gợi mở, dẫn dắt của thầy, cô giáo, những bài văn, bài thơ  hay trong sách  giáo khoa sẽ  đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Đặc biệt đối  với học sinh lớp 5, cảm thụ  văn học còn giúp các em hiểu sâu nội dung bài  đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ,...tạo đà tốt cho học sinh học lên cấp  Trung học cơ sở. Với mục đích và ý nghĩa đó tôi chọn đề  tài “Bồi dưỡng năng lực cảm   thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc” để  nghiên cứu, nâng  cao khả năng cảm thụ văn học, nhằm giúp các em học tốt hơn phân môn Tập   đọc. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu            Đọc là một kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày, là  một điều kiện để con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của nhân loại, mở  mang và phát triển trí tuệ. Đối với học sinh Tiểu học điều này có ý nghĩa đặc  biệt. Hơn nữa, thông qua quá trình đọc các em biết yêu cái tốt, ghét cái xấu,  biết nhận xét đúng sai, biết biến năng lực thành hành động. Đây cũng là một   yếu tố không nhỏ trong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho   học sinh Tiểu học. Nhận thấy tầm quan trọng của việc này đã có rất nhiều  công trình, bài viết nghiên cứu về các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ  văn học cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc. Trong tiểu luận này  tôi chỉ điểm qua những tài liệu trong phạm vi bao quát được. 1.Tác giả Lê Phương Nga trong “Dạy Tập đọc ở Tiểu học”. (NXB Giáo  dục – 2002) đã đi sâu vào phân tích cơ  sở  lí luận và thực tiễn của việc dạy   học tích cực, hiệu quả  nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập  đọc. 3 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  4. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc 2.Trong “Luyện tập cảm thụ  văn học” của Hoàng Hòa Bình đã nêu lên  một số vấn đề chung về cảm thụ văn học và đưa ra một số biện pháp nhằm  nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. 3.Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn  “Rèn kỹ  năng cảm thụ  văn thơ  cho   học sinh Tiểu học” (NXB Hà Nội – 2002) đã đề cập đến những kĩ năng cảm  thụ  văn và nêu một số  yêu cầu và sự  chuẩn bị  đối với người cảm thụ  văn   học. Đồng thời tác giả cũng gợi ý cách cảm thụ thơ văn, nêu một số phương   hướng cảm thụ thơ văn trong chương trình và sách giáo khoa Tiểu học. 4.Trần Mạnh Hướng trong “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học”  (NXB giáo dục ­2001) đã đưa ra một số  yêu cầu về  rèn luyện cảm thụ  văn  học ở Tiểu học, giúp học sinh nắm được những yêu cầu, biện pháp rèn luyện   cụ  thể  về  cảm thụ văn học cho bản thân. Cuốn sách cũng đã đưa ra một hệ  thống bài tập về  cảm thụ  văn học  ở  Tiểu hoc và những gợi ý, giải đáp và  tham khảo. 5.Bài viết  “ Bồi dưỡng năng lực cảm thụ  văn học cho học sinh Tiểu   học,  các dạng bài tập và những vấn đề  cần lưu ý” của Lê Phương Nga, in  trên tạp chí giáo dục Tiểu học số  3/1998 đã đưa ra một số  dạng bài tập cơ  bản nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. Qua việc tìm hiểu các tài liệu trên tôi nhận thấy các tác giả đã đề cập tới   việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học  ở nhiều khía   cạnh khác nhau nhưng còn chung chung, chưa cụ thể cho từng lớp học. Vì thế  trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc những bài viết, công trình của các nhà nghiên  cứu tôi mạnh dạn đi sâu tìm ra một số biện pháp giúp cho học sinh Tiểu học   cảm thụ văn học một cách tốt hơn, đặc biệt là các em lớp 5 độ tuổi giáo viên   cần phải giúp các em cảm thụ  văn học một cách sâu sắc nhất, tạo tiền đề  vững chắc để các em học tốt bộ môn văn học ở bậc cao hơn. 4
  5. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn  Tập đọc 3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Tôi tập trung nghiên cứu quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ  văn   học cho học sinh ở các lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc. ­ Nghiên cứu chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 5. ­ Nghiên cứu các tác phẩm văn học trong phân môn Tập đọc  ở  sách  Tiếng Việt lớp 5 ­ tập 1 và tập 2. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tiểu luận này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích ­ tổng hợp  Dùng để phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến năng lực cảm  thụ văn học của học sinh lớp 5 4.2. Phương pháp thống kê Dùng để  thống kê kết quả  khảo sát và kết quả  thực nghiệm về  bồi   dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 4.3.Phương pháp điều tra bằng Anket Sử dụng phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn và phát hiện  ra một số nội dung hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học có hiệu quả 4.4. Phương pháp thực nghiệm dạy học Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra khả năng ứng dụng hệ  thống câu hỏi và bài tập trong giờ Tập đọc. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để  đánh giá hướng nghiên cứu của đề tài. 5 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  6. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc 5. Đóng góp của đề tài Hệ  thống hoá những vấn đề  lí luận về  cảm thụ  văn học, bồi dưỡng  năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong quá trình dạy học phân môn Tập  đọc  ở  trường Tiểu học. Và tìm ra được thực trạng dạy bồi dưỡng năng lực   cảm thụ văn học của giáo viên, chất lượng cảm thụ văn học của học sinh  ở  trường Tiểu học, nguyên nhân cơ  bản của thực trạng. Từ đó, đưa ra một số  biện pháp dạy và học cảm thụ  văn học  ở  trường Tiểu học nói chung và đối  với học sinh lớp 5 nói riêng, giúp các em có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ,  có những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản khi cảm thụ văn học,  có kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học, bổ trợ cho dạy tập làm văn có  hiệu quả.  6. Cấu trúc của đề tài Ngoài các phần Mở  đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ  lục, bài Tiểu  luận  gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ cở khoa học Chương 2: Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp  5 qua phân môn Tập đọc Chương 3: Giáo án thực nghiệm 6
  7. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Cảm thụ văn học, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học 1.1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học          Xây dựng tốt các biện pháp bồi dưỡng học sinh cảm thụ văn học, điều   đầu tiên phải hiểu thế nào là cảm thụ văn học.        Có nhiều định nghĩa về cảm thụ văn học:         Cảm thụ  văn học là quá trình lao động sáng tạo, là quá trình vận động   nhiều năng lực, là quá trình tiếp nối sự sáng tạo của nghệ sĩ.       ( Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học – GS. Phạm Trọng Luân. tr 99)       Theo tác giả Trần Mạnh Hùng: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những   giá trị  nổi bật, những điều sâu sắc, tế  nhị  và đẹp đẽ  của văn học thể  hiện   trong tác phẩm ( cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay một bộ  phận của tác   phẩm ( đoạn  văn, đoạn thơ... thậm chí một từ  ngữ  có giá trị  trong câu văn,   câu thơ...).  Như  vậy cảm thụ  văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu  chuyện, một bài thơ ta không những hiểu mà còn phải cảm xúc, tưởng tượng   và thật sự gần gũi,  “nhập thân” với những gì đã học. Để có sự cảm nhận sâu  sắc và tinh tế  cần có sự  say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ  văn, chịu khó  tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức   cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.         Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình. Các em cảm nhận   các sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, thông  qua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác tìm hiểu nội dung, ý   nghĩa cũng như nghệ thuật của tác phẩm. 7 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  8. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cảm thụ văn học Khi đọc một văn bản văn học điều hết sức cần thiết là phải có sự cảm   thụ  văn học. Bởi vì cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị  nổi bật, sâu  sắc, tế  nhị, đẹp đẽ  của văn học được tác giả  gửi gắm trong từng văn bản  được thể hiện qua những ngôn từ, ở những đặc trưng sau: a. Cảm thụ  văn học trước hết là hoạt động nhận thức hình tượng văn   học Nhận thức hình tượng văn học bắt đầu từ  việc đọc một cách trọn vẹn   tác phẩm văn học. Người đọc ( hoặc người nghe) phải có khả năng thông qua  lớp vỏ ngôn từ mà hiểu được nội dung tác phẩm, hình dung được những con   người,   những   cuộc  sống,   tâm   trạng,  tính   cách,   số   phận…trong  tác   phẩm;  đồng thời nắm bắt được các tình tiết, diễn biến của của tác phẩm tự sự, hay   cảm xúc chủ  đạo của tác phẩm trữ  tình…Từ  đó rút ra được đại ý (đối với  đoạn văn), tư tưởng chủ đề (đối với tác phẩm hoàn chỉnh) và phát hiện được   ý đồ  nghệ  thuật của tác giả. Ngoài ra, người đọc còn phát hiện ra mối liên hệ  giữa tác phẩm với đời sống, rút ra được bài học ứng xử cho bản thân và cho xã  hội. Cảm thụ  văn học cũng là hoạt động nhận thức đối với phương diện  nghệ thuật của tác phẩm.Người đọc nhận thức được vẻ đẹp của hình tượng  ngôn từ, phát hiện phương pháp và nghệ  thuật, tài năng và sự  độc đáo trong  phong cách của nhà văn.Từ  đó, trình độ  thẩm mĩ cùng với tâm hồn và nhân   cách người đọc được mở rộng và nâng cao hơn. Đối với các tác phẩm thơ, nhận thức nội dung và nghệ  thuật chính là  phát hiện được cảm xúc chủ  đạo, sự  độc đáo của cấu tứ; tìm và bình giá  được ý nghĩa sâu sắc của nội dung, phát hiện vẻ  đẹp của ngôn từ, khai thác   và đồng cảm sâu sắc với những tâm sự của tác giả, phát hiện chính xác phong  cách riêng và tài năng độc đáo của nhà thơ. 8
  9. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc       Nhận thức tác phẩm văn học chính là nắm bắt được các nét chính về nội  dung và nghệ thuật tác phẩm, thu thập và xử lí các thông tin liên quan đến tác   phẩm dựa trên những quan niệm nghệ  thuật nhất định, nhằm phát hiện ra   những đặc điểm riêng biệt của tác phẩm về mặt nội dung và hình thức nghệ  thuật. Trong cảm thụ  văn học, nhận thức là phương diện đầu tiên và quan  trọng nhất. b. Cảm thụ văn học còn là sự  rung cảm trước vẻ đẹp tinh tế  của hình   tượng văn học  Cảm thụ  văn học luôn là sự  rung cảm trước cái đẹp, trước những gì  tinh tuý và tế  nhị  nhất của hình tượng văn học. Nó chống lại những gì khô  khan, cằn cỗi, giản đơn, nông cạn, nó đòi hỏi phải có một sự tinh tế, sâu sắc,   quảng bá và uyên thâm. Do đó, cảm thụ văn học là sự rung động của tâm hồn   và nhân cách người đọc trước tính thẩm mĩ và tổng hoà của hình tượng trong  các tác phẩm. c. Cảm thụ văn học thiên về chủ quan và cảm tính Tính chủ quan trong cảm thụ văn học là đặc tính cho phép người đọc có  thể tuỳ  ý yêu thích tác phẩm này hay tác phẩm khác; tán thành hay phản đối   tư  tưởng nghệ  thuật của tác giả  tuỳ  thuộc vào sở  thích riêng, vốn tri thức,   vốn sống, vốn kinh nghiệm riêng của mỗi người. Thậm chí họ  còn có thể  nhận thức, rung cảm theo một cách khác, không hoàn toàn giống với ý đồ nhà  văn. Nói chung, cảm thụ văn học tuỳ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người   đọc. Cảm thụ  văn học cũng là hoạt động thiên về  cảm tính. Người đọc,   bằng vốn tri thức và kinh nghiệm, cùng với năng khiếu của mình, có thể lĩnh  hội được những khía cạnh khó nhận thấy nhất, ẩn giấu sau các chi tiết bình  thường. Chỉ bằng những cảm nhận dựa theo kinh nghiệm và sự nhạy cảm, nó  9 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  10. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc có thể đưa ra từ đầu những phát hiện nhiều khi sâu sắc, mới mẻ  và độc đáo  về hình tượng tác phẩm. d. Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo         Tính chủ động và sáng tạo thể hiện ở chỗ: người đọc không bị lệ thuộc  vào dụng ý của tác giả mà có quyền nhận thức và rung cảm theo cách riêng,   tuỳ  thuộc vào hoàn cảnh sống, vào vốn năng lực của họ. Người đọc có thể  chủ động tìm kiếm trong tác phẩm những gì đồng cảm, giúp ích được cho họ  trong cuộc sống và thậm chí còn có thể  phát hiện ra những  ưu điểm, nhược  điểm của tác giả để khen hoặc chê. Tính chủ  động, sáng tạo của cảm thụ  văn học khiến cho người đọc  trong tưởng tượng của tác giả  không đồng nhất, thậm chí đôi khi còn trái  ngược với người đọc trong thực tế và có những phát hiện của họ đôi khi làm   cho chính tác giả phải ngạc nhiên. 1.1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cảm thụ văn học trong nhà trường Trong nhà trường, cảm thụ  văn học được giới hạn cách hiểu trong ý   nghĩa sư  phạm.Đó lá cách cảm thụ  mang tính phổ  cập, phù hợp nhiều đối   tượng chứ không riêng gì với những cá nhân năng khiếu. Nó có tác dụng giáo   dục toàn diện đối với trẻ, là chất bổ  dưỡng nuôi người từ  khởi điểm làm  người thông qua các đặc trưng cơ bản đó là: a.  Tác phẩm được dạy học trong nhà trường là những tác phẩm đã  được chọn lọc, có giá trị  nhân văn rõ rệt, tương đối  ổn định về  sự  đánh giá  của xã hội, có hình thức nghệ thuật độc đáo nhưng không quá khó đối với học  sinh. b.  Nếp cảm, nếp nghĩ, phương pháp tư  duy của tác giả  cũng cần phải   mang tính truyền thống, dân tộc và đại chúng…, nếp cảm xúc và tư duy đó tất  nhiên phải có đổi mới nhưng không đến mức quá xa lạ  với học sinh bình  thường, không đến mức quá khó trong hoạt động cảm thụ hoặc gây nhiều tranh   cãi. 10
  11. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc c. Tất cả những giá trị nội dung và hình thức của   tác   phẩm   hoặc  đoạn trích đều có xu hướng “định lượng” hoặc “mô phạm hoá”, tức có thể  dùng sự  phân tích lí tính là chủ  yếu trong việc khám phá cái hay, cái đẹp,  nhằm tạo điều kiện thuận lợi tương đối cho học sinh trong quá trnh nh ́ ận   thức và vận dụng. d. Do tính chất sư phạm nên việc cảm thụ trong nhà trường nói chung   là hoạt động tái cảm thụ và tập cảm thụ. Trong quá trình dạy học, không nên   bắt buộc học sinh phải lệ  thuộc vào kết quả  cảm thụ  của những người đi  trước, mà trái lại, rất cần phải khuyến khích học sinh cảm thụ tự do theo suy   nghĩ và tưởng tượng của trẻ. Tuy nhiên, giáo viên vẫn phải đưa ra yêu cầu  khiến học sinh không cảm thụ sai lạc, tản mạn và tiêu cực. Chính vì vậy, tính  chất tái cảm thụ và tập cảm thụ trong nhà trường là không thể tránh khỏi. Đó là  sự tất yếu và cần thiết. 1.1.1.4. Đặc trưng của văn bản nghệ thuật­ ngữ liệu bồi dưỡng năng lực cảm   thụ văn học cho học sinh Tiểu học          Mỗi người trong quá trình tiếp nhận văn học sẽ có những suy nghĩ, cảm  nhận khác nhau theo 4 đặc trưng cơ bản của một văn bản nghệ  thuật, đó là:  Tính nhân văn, tính chủ  quan, tính biểu trưng, hình trượng độc đáo và tính  nghệ thuật ngôn từ. a. Tính nhân văn Tính nhân văn trong nội dung văn bản nghệ  thuật chủ  yếu nói về  tư  tưởng, tình cảm của con người. Dù tác giả miêu tả hiện tượng nào của cuộc   sống đi nữa, một cái cây, một cánh rừng, một ngọn núi,… thì điều mà tác giả  muốn truyền tải, xúc động và muốn nói lên để  người khác cùng quan tâm,  đồng cảm với mình, không phải là bản thân cái hiện tượng đó mà là mối liên   hệ  giữa chúng với con người, ý nghĩa cuộc sống, con người mà những hiện   tượng đó thể hiện, cách nhìn, sự rung động của con người trước những hiện   11 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  12. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc tượng cụ thể và trước cuộc sống. Như vậy, đích cuối cùng của dạy cảm thụ  văn học không chỉ là cho thấy bài văn ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải  cho thấy bài văn là kết quả của một hoạt động tự nhận thức, nơi bộc lộ thái  độ của tác giả trước hiện thực. b. Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật thể hiện  ở chỗ tác phẩm là nơi   tác giả bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình   về thế giới, về cuộc sống. Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà   văn, nhà thơ, là sự sáng tạo, là thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc.  Chính tính chủ  quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩm  nghệ  thuật đòi hỏi khi tiếp nhận văn học, học sinh không chỉ  phải hiểu nội   dung sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên quan đến cuộc sống  cá nhân, các nghĩa hàm  ẩn, giá trị  biểu hiện, chất trữ tình cũng như  thái độ,  tình cảm, sự đánh giá sự  việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ  của   văn bản. c. Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo khác thường của văn bản nghệ   thuật.   Khi tiếp nhận văn học, học sinh phải tiếp nhận khác với logíc thông   thường. Đó là, năng lực biết nghe được, đọc được những gì  ẩn chứa dưới  những dòng chữ  hay chính là năng lực giải mã nghệ  thuật. Để  đạt được  những điều đó học sinh phải chú trọng đến cách diễn đạt hàm  ẩn, cách nói  biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến gây  ấn tượng khác với   ngôn ngữ  đời thường. Nếu chỉ  tư duy theo lối thông thường, bám theo nghĩa  tường minh biểu hiện trên câu chữ thì sẽ  không đọc ­ hiểu được văn bản và  như thế là không cảm thụ được văn bản.  d. Tính nghệ thuật ngôn từ của văn bản nghệ thuật. Văn học là nghệ  thuật của ngôn từ. Nhờ  chất liệu ngôn ngữ   mà chất  nhân văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và độc đáo của văn học có những sắc   12
  13. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc thái riêng mà các nghệ  thuật khác không có. Ngôn ngữ  văn học phải trau   chuốt, cô động, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Vì vậy, ngoài việc  giải mã cái nghĩa, cái lí, cái tình của văn bản văn học còn phải cho học sinh  tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn học, khả năng   phát hiện được tín hiệu nghệ  thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá  được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. Đây là  một việc làm quan trọng của dạy cảm thụ văn học ở trường Tiểu học .   1.1.2. Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh  Tiểu học 1.1.2.1. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh xác định đúng nội  dung chính của tác phẩm Khi cảm thụ văn học, việc xác định đúng và chính xác nội dung của tác  phẩm là một yêu cầu thiết yếu.  Ở  lứa tuổi Tiểu học là tâm hồn các em còn  rất ngây thơ, trong trắng vậy nên việc xác định không đúng hoặc thiếu chính   xác các nội dung tình cảm, tư tưởng…trong tác phẩm có thể  dẫn đến những   điều không tốt trong quá trình phát triển tình cảm của các em. Tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm chính là những nội dung kiến thức   quan trọng trong các bài học. Nếu hiểu sai hoặc hiểu chưa tới mức sâu sắc  nhất định theo yêu cầu của bài học thì việc học chưa thành công. Do vậy, bồi dưỡng năng lực cảm thụ  văn học cho học sinh Tiểu học   không phải là một công việc xa lạ, mà nó diễn ra thường xuyên ngay trong   quá trình học tập phân môn Tập đọc của các em. 1.1.2.2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh nhận biết nhanh  nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm Như ta đã biết, tác phẩm văn học bao giờ cũng có những tín hiệu đặc biệt,  vốn là nơi tập trung những cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn. Nói rộng hơn, tín   hiệu thẩm mĩ là tình cảm, tư  tưởng của nhà văn, được thăng hoa một cách kì  13 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  14. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc diệu, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, luôn tồn tại và khắc sâu tâm hồn bạn đọc. Việc  giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ  thuật đó  của tác phẩm là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc bồi  dưỡng cảm thụ văn học. Bằng những cách thức và phương pháp nào đó, giáo  viên phải giúp học sinh phát hiện được những câu, những từ  ngữ, hình  ảnh,   nhân vật…gây ấn tượng và cảm xúc mạnh nhất. 1.1.2.3. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành một số kĩ  năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Trong chương trình Tiểu học, việc hình thành những kĩ năng sơ giản đó  được lồng ghép trong hệ thống câu hỏi và bài tập. Trong đó, yêu cầu học sinh   tìm các khía cạnh của nội dung và hình thức, nêu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh  giàu tính nghệ  thuật, khái quát các ý nhỏ  thành ý lớn hơn…Đó thực chất là  những bước đi ban đầu của thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá đối với nội   dung, nghệ thuật của tác phẩm. 1.1.2.4. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành và phát   triển tình cảm, tâm hồn và nhân cách Chúng ta đã biết “dạy văn là dạy người”. Do vậy, việc hình thành và  phát triển tình cảm, tâm hồn cho học sinh có ý nghĩa cực kì quan trọng. Bồi  dưỡng  năng lực cảm thụ văn học chính là nhiệm vụ gắn liền với bồi dưỡng   tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Thông qua việc giúp học sinh nhận thức về  nội dung và nghệ  thuật tác phẩm văn học, rung cảm được trước cái hay cái  đẹp của tác phẩm…, phân môn Tập đọc sẽ  dần dần xây dựng được những  tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra. Như vậy, mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh  Tiểu học được xây dựng trên những cơ sở ban đầu, có tính chất nền tảng cho  các bậc học sau, làm tiền đề để học sinh học tốt ở các bậc học tiếp theo, đặc  biệt là để góp phần trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn­ Tiếng Việt. 14
  15. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Thực trạng nhận thức về cảm thụ văn học và khả năng dạy cảm thụ  văn học của giáo viên Bên cạnh những giáo viên đã có nhận thức tốt về việc cảm thụ văn học  và dạy cảm thụ văn học cho học sinh thì một số ít giáo viên giảng dạy chưa  coi trọng việc hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ  thuật qua các  bài tập đọc. Cho nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ,   đoạn văn, đoạn thơ  hay câu văn, câu thơ  cho học sinh. Giáo viên chưa vận   dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra được các  biện pháp dạy học có hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn   học cho học; Nếu có cảm thụ văn học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm tụ  của mình, trò thừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ  lại những điều mà thầy  cảm thụ  được. Mà chúng ta đã biết rằng việc cảm thụ  của người lớn có  những điểm giống nhưng cũng có những điểm khác so với cảm thụ của trẻ. Trong các tiết tập đọc có thể  học sinh phát hiện được các biện pháp  nghệ  thuật xong chưa hiểu được tác dụng của tác giả  sử  dụng biện pháp  nghệ thuật đó có tác dụng gì? Bởi chính giáo viên dạy chưa tạo điều kiện để  học sinh cảm thụ văn học tốt thông qua các giờ dạy tập đọc dẫn đến các tiết  viết bài tập làm văn của học sinh chưa vận dụng được khả năng cảm thụ văn   học làm cho các bài văn miêu tả  chưa hay, chưa sinh động, khả  năng bộc lộ  cảm xúc của học sinh còn hạn chế.  Nguyên nhân chính là do quá trình nhận thức của giáo viên về tầm quan  trọng của việc bồi dưỡng cảm thụ  văn học cho học sinh chưa thật đầy đủ,   kiến thức về lĩnh vực cảm thụ văn học của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc  biệt là những biện pháp, kĩ năng bồi dưỡng cảm thụ  văn học của giáo viên  cho học sinh còn nhiều lúng túng, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, do  đó chưa thu hút được học sinh vào hoạt động cảm thụ  một cách tích cực.   15 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  16. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc Giáo viên không trả  lời được mục đích tác giả  viết bài này, câu chuyện này  để  làm gì? Một số  giáo viên có hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng. Số  giáo  viên phân tích cách đọc thơ mắc lỗi sai cũng không phải là ít, mà đọc sai thì sẽ  hiểu sai, sẽ  cảm thụ  không đúng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng cảm thụ  văn học cho học sinh trong nhà trường Tiểu học hiện nay còn nhiều hạn  chế.Tìm hiểu thực trạng dạy học cảm thụ văn học ở lớp 5, tôi thấy rằng việc   dạy học cảm thụ văn học chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ  môn học.   Không giúp học sinh hiểu được bài Tập đọc, không cảm nhận được cái hay,   cái đẹp trong bài, cũng có nghĩa là không hồi đáp được văn bản, tức là việc  cảm thụ văn học thực sự chưa đạt yêu cầu. 1.2.2. Thực trạng nhận thức về cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học      Học sinh chưa thực sự hiểu từ "cảm thụ văn học", "hình ảnh đẹp", ...   Các em chưa thấy được mỗi bài văn, bài thơ  là một văn bản nghệ  thuật, dù  dài hay ngắn thì nó cũng chứa lượng thông tin nhất định về ngôn từ, hình ảnh,   sự  kiện, tình cảm, ... cho nên những thông tin đó tác động vào tâm hồn ngây  thơ  hiếu động của các em bị  hạn chế.   Học sinh còn chậm trong quá trình  nhận diện ngôn ngữ trong văn bản, kĩ năng đọc thành thạo để  nắm được đề  tài và những từ  ngữ  cần tìm nghĩa để  từ  đó hiểu nội dung của văn bản còn  nhiều hạn chế. Đọc và hiểu còn đang tách rời nhau học sinh đọc nhưng học  sinh không hiểu, đọc nhưng không tư  duy cái được đọc, đọc mà không hiểu  huống gì nói đến cảm thụ. Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời   các câu hỏi sách giáo khoa còn máy móc, phụ  thuộc quá nhiều vào từng câu,   từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ và trả  lời học sinh chưa chủ động và  chưa có tính sang tạo. Phần đông học sinh chỉ dừng lại  ở phần tìm hiểu văn  bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chưa biết rút ra  bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi được đọc, được nghe. Đặc   biệt học sinh chưa biết suy nghĩ để  phê phán hay khẳng định nội dung văn  16
  17. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc bản đưa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt  vào chính đối tượng người đọc, người nghe.  Chính vì vậy tôi thấy trong các nhà trường Tiểu học việc "Bồi dưỡng  năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5" là vấn đề cấp bách. 17 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  18. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM  THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 2.1. Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 5 ­Hệ thống văn bản,  câu hỏi, bài tập trong Tập đọc lớp 5 nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ  văn học cho học sinh  Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 được đưa vào giảng dạy  chính thức từ  năm học 2006­2007. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1   được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc,  Tất cả có 30 bài. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 được dạy trong 18 tuần,   trừ 3 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất cả có 30 bài. Như  vậy, cả  chương trình lớp 5 có 60 bài tập đọc, trong đó có 41 bài  thuộc thể loại văn xuôi, chiếm 68,3% và có 54 bài thuộc văn bản nghệ thuật,  4 bài là văn bản phi nghệ thuật. Tìm hiểu các bài Tập đọc trong chương trình   sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tôi thấy việc biên soạn các bài tập đọc theo  quan điểm, phối hợp theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng. Cũng có sự tích hợp cao  giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt. Vở Bài tập Tiếng Vịêt cũng không có   các bài tập dành riêng cho giờ Tập đọc. Câu hỏi, bài tập sau các bài Tập đọc trong cả chương trình lớp 5 là 244  câu, có thể chia làm 4 loại cơ bản như sau:            Loại thứ nhất: Nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn  bản, loại này chiếm gần 73% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi.  Loại thứ  hai: Làm rõ ý của đoạn, khổ  thơ  hay nội dung của bài, loại  này chiếm gần 12% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập.  Loại thứ  ba: Nhận biết các chi tiết nghệ  thuật (dùng từ, sử  dụng các   biện pháp tu từ…) thể  hiện sự  sáng tạo độc đáo khác thường của tác giả.   Loại này chiếm khoảng 4%  trong toàn bộ hệ thống bài tập. 18
  19. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc Loại thứ tư: Yêu cầu học sinh nêu mục đích tác động của tác giả gửi   vào văn bản và yêu cầu hồi đáp văn bản. Loại này chiếm gần 8% trong toàn  bộ hệ thống bài tập.        Như vậy, qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần Tập   đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tôi nhận thấy như  sau: Để  bồi   dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thì trước hết phải giúp học sinh  đọc – hiểu văn bản, đọc diễn cảm văn bản và làm các bài tập về  rèn kĩ năng   cảm thụ  văn học. Vậy nên tôi thiết nghĩ việc xây dựng một hệ  thống bài tập  giúp học sinh đọc­ hiểu, đọc diễn cảm và cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5   trong giờ  Tập đọc là hết sức cần thiết, nhằm giúp giáo viên và học sinh có  những hoạt động cụ  thể, chi tiết nâng cao chất lượng của giờ  Tập đọc góp  phần bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.   2.2. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh  lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc  Trước những thực trạng và nguyên nhân như vậy, tôi thấy chúng ta cần  phải có những biện pháp thích hợp để  khắc phục, vận dụng vào thực tế  quá   trình giảng dạy nhầm năng cao chất lượng học, cảm thụ văn cho học sinh lớp  5 trong nhà trường. Tôi xin đề  xuất một số biện pháp để  vận dụng vào việc  dạy bồi dưỡng cho học sinh về lĩnh vực “cảm thụ văn học” như sau: 2.2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tác phẩm, tìm  hiểu bố cục và nội dung của bài Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học giáo viên hướng dẫn học   sinh chia văn  bản đó thành nhiều đoạn, nhiều phần tùy theo nội dung mà nó   biểu đạt. Như  vậy sẽ  giúp các em cảm nhận trọn vẹn giá trị  nội dung và   nghệ thuật bài văn, bài thơ và dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, khai thác nội  dung của bài. 19 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương                                     Lớp: ĐHGD Tiểu học ­  K54
  20. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập   đọc Ví dụ  trong bài: “Phong cảnh đền Hùng” (Tiếng Việt 5 ­ tập 2),   giáo  viên gợi ý, học sinh đọc và xác định nội dung thông qua bố cục như sau: + Đoạn 1: Đền Thượng nằm trên đỉnh Nghĩa Lĩnh + Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền + Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền Từ bố cục 3 đoạn của bài giúp học sinh hiểu được nội dung thông qua  hệ thống câu hỏi như : + Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? + Em biết được những gì về các vua Hùng? + Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùngcó những gì đẹp?... Trả lời các câu hỏi nêu trên, các em sẽ nêu được nội dung của bài văn.   Đó chính là một quá trình cảm thụ bài văn. Qua đây, giúp các em diễn đạt tốt  hơn trong quá trình rèn đọc. 2.2.2. Giáo viên bồi dưỡng tri thức Tiếng Việt, văn học cho học sinh Ngay từ những buổi học đầu tiên của chương trình, giáo viên phải giúp  học sinh hiểu rõ được cảm thụ văn học là một phần rất quan trọng của phân  môn Tập đọc, là cái đích và cũng là một yêu cầu của phân môn Tập đọc nói   riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Để  đánh giá kết quả  của một bài dạy   Tập đọc chúng ta thường xem xét ở nhiều khía cạnh, song điều dễ nhận thấy   nhất đó là mức độ  hiểu, nắm bắt của học sinh về giá trị  nội dung cũng như  giá trị nghệ thuật của bài Tập đọc và cách thể hiện sự hiểu biết đó qua việc  học sinh đọc diễn cảm bài Tập đọc, cao hơn nữa là khả  năng trình bày sự  hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nói và viết của học sinh. Để đạt được kết quả đó  thì trước mắt giáo viên phải giúp học sinh nắm vững kiến thức về ngữ âm và  chữ viết để dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ; nắm vững kiến thức về từ  ngữ, ngữ pháp để cảm nhận nét đẹp về nội dung của thơ, văn. Qua các giờ Tập  đọc học sinh còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức có   liên quan đến cảm nhận văn học như: hình ảnh ( là toàn bộ đường nét, màu sắc,   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2