intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học lớp 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học "Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học lớp 5" với mục tiêu là đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học lớp 5. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học lớp 5

  1. 1 /14 MỤC LỤC 1. Lí do chọn đề tài Xã hội càng phát triển thì GD càng được quan tâm. Văn kiện ĐH Đảng lần  thứ XII khẳng định:  “GD là quốc sách hàng đầu, phát triển GD&ĐT nhằm nâng  cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh QTGD chủ yếu   từ trang bị kiến thức sang phát triển NL và PC người học; học đi đôi với hành, lí   luận gắn với thực tiễn. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT­ XH”. Luật GD, điều 24.2 đã ghi: "PPGD phổ thông phải phát huy tính tích cực,  tự  giác, chủ  động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,   môn học; bồi dưỡng PP tự  học, rèn luyện KN vận dụng kiến thức vào trong  thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại sự niềm vui hứng thú HT cho HS” Việc vận dụng KT DH tích cực trong DH đã được sử  dụng ở nhiều nước   trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận GV vẫn chưa nhận   thấy hết được vai trò của KT DH tích cực trong HĐ giảng dạy, những hiệu quả  do KTDH tích cực mang lại chưa nhiều. Vì vậy mà chất lượng DH chưa đáp  ứng được yêu cầu của GD. Do đó, một trong những vấn đề  cấp thiết đặt ra là  mỗi GV phải hiểu và biết vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí các KT DH vào  trong từng bài học sao cho đem lại lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, môn khoa học lớp 5 có vai trò quan trọng trong việc cung cấp   cho HS những ND đa dạng, phong phú về TN&XH, được bao hàm trong các chủ  để: Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật, Môi  trường và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, Khoa học còn dạy cho HS tập làm  quen với cách tư duy mang tính khoa học, hình thành cho HS những NL cần thiết  để thích ứng với thực tế cuộc sống. Khoa học là một môn học quan trọng trong   nhà trường, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, chủ  động của HS. Để  thực hiện điều đó đòi hỏi GV không ngừng tìm ra các BP  nhằm đổi mới cách vận dụng các PPDH sao cho phù hợp với thực tế, khả năng   nhận thức, kích thích hứng thú HT của HS. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều  HS chưa hứng thú với môn Khoa học. Đa số các em tiếp thu kiến thức môn Khoa  học một cách thụ động, chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tế, chưa liên hệ 
  2. 2 /14 được kiến thức thực tế vào bài học, ghi nhớ ND bài một cách máy móc. Vì thế,  tôi luôn trăn trở  làm sao để  dạy Khoa học  ở  tiểu học có hiệu quả, làm thế  nào  để môn Khoa học không chỉ  cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ  môn thực sự hấp dẫn, kích thích sự khám phá với mỗi HS.  Xuất phát từ  những  lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học   tích cực trong môn Khoa học lớp 5” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề khó  khăn, vướng mắc trong QTDH. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số BP chỉ đạo GV vận dụng một  số KTDH tích cực trong môn Khoa học lớp 5. 3. Đối tượng nghiên cứu: Việc GV vận dụng một số KTDH tích cực  trong môn Khoa học lớp 5 4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến nay. PHẦN 2. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học tích cực KTDH là những  BP, cách thức hành động của  GV  và  HS  trong các tình  huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển QTDH. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, chúng là những thành phần của  PPDH. KTDH là đơn vị  nhỏ  nhất của PPDH. Trong mỗi PPDH có nhiều KTDH  khác nhau, KTDH khác với PPDH. Vì đều là cách thức hành động của GV và HS,  nên KTDH và PPDH có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng.   KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy  tính tích cực của HS. Ví dụ: Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật  mảnh ghép, … KTDH  tích cực là thành phần của các PPDH tích cực, thể  hiện   quan điểm DH phát huy tính tích cực HT của HS. 2. Vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực 2.1. Đối với giáo viên Trong DH tích cực, HS là chủ thể của mọi HĐ, GV chỉ đóng vai trò là người  tổ  chức, hướng dẫn. Việc nắm vững cách sử  dụng và vận dụng linh hoạt các  KTDH sẽ giúp GV tương tác tốt hơn với HS, tạo điều kiện cho HS làm việc, tự  chiếm lĩnh tri thức. Trên cơ  sở  đó, GV điều chỉnh, bổ  sung và đáng giá được  QTHT của HS.
  3. 3 /14 Việc áp dụng KTDH tích cực yêu cầu GV phải luôn chủ  động trong mọi  tình huống, bám sát HS, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của HS. Từ đó,  có những BP tác động kịp thời để khắc phục. Việc vận dụng các KTDH tích cực, GV không còn là người truyền thụ kiến  thức mà là người hiểu biết, là người nghe tích cực và là người phối hợp. Vì vậy,  đòi hỏi GV phải luôn không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức. 2.2. Đối với học sinh Vận dụng KTDH tích cực sẽ  giúp cho HS xác định được nhiệm vụ, động  cơ, ý thức, tự giác HT, biết đánh giá QTHT và tự điều chỉnh cách học của mình. Với cách DH truyền thống, HS thường ghi nhớ  máy móc, dễ  quên kiến   thức. Việc vận dụng các KTDH tích cực sẽ giúp HS ghi nhớ một cách khoa học,  mang tính hệ thống, giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh  hoạt. KTDH tích cực đề cập đến các HĐ DH nhằm tích cực hóa HĐ HT và phát   triển tính sáng tạo của HS. Trong đó, các HĐ HT được tổ chức, định hướng bởi  GV, HS không thụ động, chờ  đợi mà tự  lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm  kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề  trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội ND HT và phát triển NL sáng tạo. KTDH tích cực đem lại cho HS hứng thú, niềm vui trong HT. Việc học đối  với HS khi đã trở  thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự  tin khẳng định mình   và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo.  3. Thực trang ̣  của việc dạy và học môn Khoa học hiện nay ­ HS ngại động não, suy nghĩ, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi GV thông báo   đáp án, ít có hứng thú HT. Do đó, kiến thức hời hợt, khi phải vận dụng vào các   trường hợp cụ  thể  thì lúng túng. HS ngại và sợ  phát biểu sai. Do đó nếu không  được khích lệ, tạo điều kiện thì thường ngồi ì, không động não. ­ GV chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú HT   của HS, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy  tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của HS trong QTHT. ­ GV chưa bám sát mức độ  ND kiến thức cơ bản mà HS cần đạt nên chưa  có BP khắc sâu những kiến thức đó.
  4. 4 /14 ­ GV đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập không hợp lí hoặc đòi hỏi quá cao làm  HS khó theo kịp dẫn đến tâm lí “sợ học” ­ Giờ học quá căng thẳng, chỉ là mệnh lệnh câu hỏi và bài tập khiến các em  căng thẳng, sợ học, chán học. II. MỘT SỐ BP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN VẬN DỤNG KTDH TÍCH CỰC TRONG  MÔN KHOA HỌC LỚP 5 1. Biện pháp 1. Chỉ đạo GV sử dụng linh hoạt một số KTDH tích cực   nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm       * Mục tiêu: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS và GD KNS cho HS.       * Cách thực hiện: Bên cạnh những PPDH lại có các KTDH hỗ  trợ. Mỗi   KTDH đều có mặt tích cực, hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi  điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, GV linh hoạt sử  dụng các KTDH tích cực   nhằm kích thích, thúc đẩy sự  tham gia tích cực của HS, tăng cường sự  hợp tác,  giao tiếp, chia sẻ  kinh nghiệm, tăng cường hiệu quả  HT của HS trong việc TL   nhóm.       Một số KTDH tích cực thường sử dụng để giúp HS TL nhóm hiệu quả: 1.1. Kĩ thuật khăn trải bàn       1.1.1. Mục tiêu. Là hình thức tổ chức HĐ mang tính hợp tác, kết hợp giữa  HĐ cá nhân và HĐ nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự  tham gia tích cực  của HS, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân, sự  tương tác giữa  HS ­ HS. 1.1.2. Cách thực hiện  ­ Hoạt động theo nhóm (4 ­ 6 người/nhóm). ­ Mỗi người ngồi vào vị  trí như  hình vẽ  minh họa: tập trung vào câu hỏi   (hoặc chủ đề,...), viết vào ô mang số  của bạn câu trả  lời hoặc ý kiến của bạn.   Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian mà GV quy định.                                                  ­ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và   thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm  khăn trải bàn. Trong HĐ này, GV nên dùng giấy A0.
  5. 5 /14 ­ Sau khi các nhóm hoàn tất công việc GV có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Nếu GV dùng giấy nhỏ hơn, thì nên   dùng máy chiếu vật thể phóng lớn. ­ Có thể thay số bằng tên của HS để sau đó GV có thể đánh giá được khả  năng nhận thức của từng HS về chủ đề được nêu. 1.1.3. Ví dụ. Bài “Tài nguyên thiên nhiên”        Hoạt động 1: Tìm hiểu Thế nào là tài nguyên?        HS đọc thông tin, quan sát tranh ảnh trong tài liệu cùng tranh ảnh, thông tin   sưu tầm, trao đổi nhóm 4: Mô tả tài nguyên có trong bài và kể tên  tài nguyên mà  em biết bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. HS được làm việc, được ghi lại những ý kiến của bản thân rồi tổng hợp  thành ý kiến chung của nhóm: Tài nguyên thiên nhiên là của cải có sẵn trong tự   nhiên được con người sử  dụng, khai thác như: nước, than, rừng, dầu mỏ, gió,   vàng, sinh vật, HS  rất tích cực, hào hứng học tập với KT dạy học này. Kĩ thuật “khăn trải bàn” là một KTDH đơn giản, dễ  thực hiện, có thể  tổ  chức hầu như trong tất cả các bài học môn Khoa học. Bằng việc sử dụng KTDH  tích cực này, HS được tiếp cận với nhiều giải pháp và các chiến lược khác nhau;  rèn kĩ năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề; sự  phối hợp làm việc cá nhân và làm  việc nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho việc học tập có sự phân hóa. Ngoài ra,   hiệu quả tích cực nhất chính là nâng cao mối quan hệ giữa HS, giúp các em biết   cách lắng nghe và biết tôn trọng ý kiến của nhau.   1.2. Kĩ thuật “Động não” 1.2.1. Mục tiêu: Động não là một KT nhằm huy động những tư tưởng mới   mẻ, độc đáo về  một chủ  đề  của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên  trong lớp được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Từ  đó phát huy tính tích cực của HS, tạo không khí sôi nổi trong dạy học. Đây là KT  mà GV có thể sử  dụng trong rất nhiều tiết học, bởi khi khai thác được nhiều ý  kiến từ  HS, thậm chí là đáp án gây mẫu thuẫn để  có thể  khai thác được kiến   thức của bài. 1.2.2. Cách thực hiện ­ GV dẫn nhập vào chủ đề, đưa ra câu hỏi định hướng rõ một vấn đề nào  đó.
  6. 6 /14 ­ HS đưa ra những ý kiến của mình trong thời gian GV quy định. Trong khi   thu thập ý kiến, GV, HS không đánh giá, không nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau. Khi HS đưa ra đáp án, GV ghi lại các đáp án trên   bảng.  ­ GV đánh giá hoặc nhóm các đáp án có sự tương đồng với nhau để HS dễ  theo dõi. Từ đó rút ra được các kiến thức, kết luận chung cho vấn đề. ­ GV có thể  cho HS đưa ra các ý kiến bằng lời nói hoặc có thể  cả  bằng  các ý kiến viết trên giấy (động não viết). 1.2.3. Ví dụ. Một số bài có thể áp dụng kĩ thuật “Động não” Tên bài học Các kỹ năng sống cơ bản Các PP KTDH tích cực Bài   14:   Phòng  KN   tự   nhận  thức:   nhận  thức  về   sự  Động não bệnh   lây   qua  nguy hiểm của bệnh  lây qua  đường  Làm việc theo căp ̣ đường tiêu hoá tiêu   hoá   (nhận   thức   về   trách   nhiệm  giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)   KN   giao   tiếp   hiệu   quả:   trao   đổi   ý  kiến với các thành viên của nhóm, với  gia   đình   và   cộng   đồng   về   các   biện  pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu  hoá. Bài   10:   Ăn  KN tự  nhận thức về  lợi ích của các  Động não nhiều   rau   và  loại rau, quả chín. Làm việc nhóm quả   chín.   Sử    KN   nhận   diện   và   lựa   chọn   thực  dụng   thực  phẩm sạch và an toàn phẩm   sạch   và  an toàn Bài   18.   Phòng  KN   phân   tích   phán   đoán   các   tình  Động não tránh bị xâm hại huống có nguy cơ bị xâm hại Làm việc nhóm KN ứng phó, xứng xử phù hợp khi rơi  Đóng vai vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại KN sự giúp đỡ nếu bị xâm hại Bài   39   –   40:  KN tìm kiếm và xử lý thông tin về các  Động não (làm việc theo  Không   khí  bị   ô  hành động gây ô nhiễm không khí. KN  nhóm) ̃   Baỏ   về  xác định giá trị  bản thân qua đánh giá  nhiêm, Quan sát theo nhóm nhỏ bâù   không   khí  các hành động liên quan đến ô nhiễm  Kỹ thuật hỏi, trả lời
  7. 7 /14 ̣ trong sach không khí.      KN trình bày, tuyên truyền về  việc  bảo vệ bầu không khí trong lành 1.3. Kỹ thuật KWLH 1.3.1. Mục tiêu. Đây là một KT mà GV viên nên dùng khi dạy học theo chủ  đề và có thể  dùng vào phần giới thiệu chủ đề, để  nhằm giúp cho GV nắm bắt   được kiến thức nền tảng của HĐ, GV chủ  động định hướng PP, NDDH tiếp  theo phù hợp với vấn đề HS cần về chủ đề đó. 1.3.2. Cách thực hiện * Bước 1: GV chuẩn bị phiếu KWLH cho học sinh trong lớp. * Bước 2: GV giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được của tiết học. * Bước 3: GV phát phiếu cho HS và hướng dẫn HS điền thông tin của bản   thân mình vào phiếu sao cho phù hợp. Trong đó:  ­ K (know) là cột để HS viết những điều đã biết về bài học. ­ W (want) là cột để  HS viết những điều muốn biết thêm điều gì về  bài   học. ­ L (learned) là cột để HS viết về những điều HS đã học được sau khi học  xong bài học này. ­ H (how) là cột để  HS tư  duy những kiến thức đã học sẽ  vận dụng vào   trong thực tế như thế nào.  Mẫu phiếu chuẩn bị khi áp dụng kĩ thuật KWLH Tên chủ đề:........................................................................................................................................................ Họ và tên: ........................................................................................................................................................... Câu hỏi định hướng: .................................................................................................................................... Những điều Những điều Những điều Vận dụng đã biết muốn biết học được vào thực tế (K) (W) (L) (H) ........................................... ......................................... ......................................... ........................................... ........................................... ......................................... ......................................... ........................................... * Bước 4: HS điền thông tin vào phiếu KWLH theo 2 giai đoạn:
  8. 8 /14 ­ Giai đoạn 1: Trước khi nghiên cứu chủ đề, HS  hoàn thiện thông tin vào  cột 1 và cột 2: K và W  ­ Giai đoạn 2: Sau khi học xong, HS hoàn thiện cột 3 và cột 4: L và H. 1.3.3. Ví dụ: Một số bài có thể áp dụng kĩ thuật KWLH Tên bài học Các kỹ năng sống cơ bản Các PP KTDH tích cực Bài   52:   Vật  KN lựa chọn các giải pháp cho các tình  Kỹ thuật KWLH dẫn   nhiệt   và  huống cần dẫn nhiệt, cách nhiệt tốt. ̣ Thi nghiêm theo nhom nho ́ ́ ̉ vật   cách  KN giải  quyết vấn  đề  liên quan  đến  nhiệt dẫn nhiệt, cách nhiệt      Khi bắt đầu học, GVphát phiếu KWLH như trên, yêu cầu HS điền vào cột  K và W. Qua đây, GV nắm được HS còn nhớ  được những kiến thức gì. Sau đó,  GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức, giải đáp các thắc mắc. Với KT này, GV đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian học lý thuyết của   HS. GVcó nhiều thời gian hơn cho việc HS luyện tập và tìm hiểu thêm các thông  tin trên mạng về các vấn đề liên quan. Cuối chủ  đề, GV yêu cầu HS hoàn thiện cột L và H. Như  vậy, ngoài  những kiến thức trong SGK, HS còn tìm hiểu thêm nhiều thông tin mở  rộng khác. So  với PP dạy truyền thống thì KT này giúp cho HS có kiến thức sâu, rộng hơn. 1.4. Dạy học theo góc (trạm) 1.4.1. Mục tiêu. DH theo góc vừa được xem là một KTDH, vừa được gọi là một PPDH tích cực. Khi GV áp dụng dạy học theo góc cho một HĐ và phối hợp  cùng thực hiện với các  KT  khác trong một  PPDH  khác thì được gọi là  KTDH. Còn nếu  GV  sử  dụng  DH  theo góc là hình thức chủ  đạo để  DH  trong cả  tiết thì khi này được gọi là PPDH. GV sử  dụng DH theo góc là  một KTDH ­ áp dụng trong một HĐ của PP “dạy học nêu vấn đề” hoặc  PP “bàn tay nặn bột”. DH theo góc là KTDH tích cực nhằm phát huy cao   độ  tính tích cực của HS trong QTHT, giúp HS chủ động thực hành, khám   phá và trải nghiệm tìm hiểu các kiến thức, hình thành các NL ngôn ngữ,  NL giao tiếp cho HS.  1.4.2. Cách thực hiện
  9. 9 /14 * Giai đoạn chuẩn bị: gồm 2 bước: ­ Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả. Nơi  học phải có không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc  hơn diện tích nhỏ  hơn và có nhiều HS. Cần rèn cho HS có khả  năng tự  định  hướng làm việc tốt, chủ động, tích cực. ­ Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau: + Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, KN, làm việc độc lập, chủ  động của HS khi thực hiện học theo góc. + Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ  dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và  kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các HĐ. + Xác định tên mỗi góc với các phương tiện phù hợp. Căn cứ vào ND, GV  cần xác định 3­ 4 góc để HS thực hiện học theo góc. + Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có   và tư liệu thiết bị  cần cho HĐ của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo  ND HĐ khác nhau. + Biên soạn phiếu HT, hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá. * Tổ chức cho học sinh học theo góc ­ Bước 1: Bố trí không gian lớp học ­ Bước 2: Giới thiệu ND học tập và các góc HT. Nêu sơ  lược về  nhiệm  vụ, phương tiện  ở  các góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ  tại một góc.  Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể  điều chỉnh nếu có quá   nhiều HS cùng chọn một góc. GV có thể  giới thiệu sơ  đồ  luân chuyển các góc  để tránh lộn xộn.  ­ Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc. Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). 1.4.3. Ví dụ:  Tên bài học Các kỹ năng sống cơ bản Các PP KTDH tích cực ́ ̉ Bài   65:   Quan  KN khai quat, tông h ́ ợp thông tin vê s ̀ ự  Dạy học theo góc (trạm) hệ   thưć   ăn  trao đôi chât  ̉ ́ ở thực vât. ̣ Trinh bay 1 phut ̀ ̀ ́ trong tự nhiên   KN phân tich, so sanh, phan  ́ ́ ́ đoan vê ́ ̀  ̣ Lam viêc theo căp ̀ ̣ thưc ăn cua cac sinh vât trong t ́ ̉ ́ ̣ ự nhiên ̣ Lam viêc theo nhom ̀ ́ ́ ̀ ợp tac gi  KN giao tiêp va h ́ ưa cac thanh ̃ ́ ̀  
  10. 10 /14 viên trong nhom ́      1.5. Kĩ thuật XYZ       1.5.1. Mục tiêu. KT  XYZ là một KT nhằm phát huy tính tích cực trong TL nhóm. Trong đó, X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra,  Z là số phút dành cho mỗi người. Mục đích của việc sử dụng KT này là giúp HS  tham gia tích cực vào QTHT; các em khai thác, chia sẻ  kiến thức, các em biết   nhận thức, sàng lọc được các ý kiến đưa ra, lựa chọn phù hợp với ND bài học. 1.5.2. Ví dụ: Bài “Phòng tránh bị xâm hại” GV sử dụng KT này ở hoạt động tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn   tới bị xâm hại và những việc cần làm, không nên làm để phòng tránh bị xâm hại.  Bằng việc sử dụng KT này, HS đã đưa ra rất nhiều những ý kiến hay, thiết thực  giúp các em có thể vận dụng tốt vào cuộc sống.           Như vậy, KT XYZ là một KTDH tích cực, tạo không khí học tập sôi nổi,  kích thích sự tư duy, vốn hiểu biết của các em HS.        1.6. Kĩ thuật “Lược đồ xương cá”        1.6.1. Mục tiêu. KT “Lược đồ  xương cá” hay còn gọi là biểu đồ  Ishikawa  hay biểu đồ nguyên nhân ­ kết quả, là một PP nhận diện vấn đề và đưa ra giải   pháp, một trong những yếu tố  cốt lõi để  xây dựng ­ đảm bảo ­ nâng cao chất   lượng. Mục đích của việc sử  dụng KT này là giúp HS tham gia tích cực vào  QTHT; tạo điều kiện để  các em thực hành phép suy luận và đưa ra ý kiến phù  hợp với ND bài học. 1.6.2. Ví dụ: Bài “Phòng bệnh sốt xuất huyết”         GV chia lớp thành các nhóm 4 ­ 6 HS. HS của mỗi nhóm sẽ vẽ lên giấy A0 một hình xương cá. GV đưa từ  khóa  ở  đầu cá là “Muỗi là con vật truyền bệnh   sốt xuất huyết”. HS sẽ  xác định nguyên nhân dẫn tới việc có muỗi khiến muỗi   đốt người bệnh truyền sang cho người lành, từ đó các em sẽ điền vào các nhánh  xương cá các biện pháp diệt muỗi ­ cũng chính là cách để  phòng bệnh sốt xuất  huyết. Như vậy, HS cũng sẽ hiểu rằng BP phòng chống bệnh sốt xuất huyết tốt   nhất chính là suy ra từ  con đường lây truyền bệnh. Học tập như  vậy, HS rất  thích thú vì các em được thỏa sức sáng tạo, liên hệ thực tế.           KT “Lược đồ  xương cá” phát huy tối đa sự  chủ  động, sáng tạo của HS;   giúp các em ghi nhớ tốt hơn, các em hiểu được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề. 2. Biện pháp 2. Kết hợp các KTDH tích cực với ĐDDH 
  11. 11 /14       3.1. Mục tiêu: Gây sự hứng thú với HS trong mỗi giờ học.       3.2. Cách thực hiện: Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi Tiểu học là tư duy  trực quan hành động, khả  năng tư  duy trừu tượng còn hạn chế. Đa số  các em  phải tư  duy trên hình  ảnh, đồ  dùng trực quan cụ thể từ đó mới phát triển được   NL tư  duy và trí tưởng tượng. Do đó, việc sử  dụng ĐDDH là rất cần thiết.   Ngoài các ĐD được cấp phát, GV cần tích cực sưu tâm t ̀ ư liệu va lam ĐDDH đê ̀ ̀ ̉  ̣ ̣ ́ ̣ phuc vu cho tiêt day. Các ĐD, t ư  liệu giúp HS hứng thú, từ  đó giúp các em có  động cơ học tập tốt hơn. 3.3. Ví dụ: Bài Sự sinh sản và nuôi con của chim SGK chỉ có ND bài ngắn gọn và phần minh họa là một bức tranh.Vì vậy,  GV có thể làm các video: Đời sống của chim; Đặc điểm sinh sản của chim; Sự  phát triển của trứng nở thành chim con; Sự nuôi dưỡng chăm sóc của chim; Phần  tham khảo về sự muôn màu muôn vẻ của thế giới các loài chim. Qua từng đoạn video, nhất là đoạn trứng phát triển nở thành chim con, HS  được tận mắt thấy một quá trình sinh sản đầy đủ, sâu sắc, sống động chỉ  trong  thời gian ngắn 1 phút. Qua đó, HS giải đáp vấn đề  mà các em thắc mắc: Con  chim non trong trứng làm sao ra được khỏi vỏ  trứng? HS có cơ  hội tranh luận   cùng bạn, được giải đáp và tìm hiểu mở rộng thêm về: Mục đích làm tổ, nguyên  vật liệu mà chim sử dụng để làm tổ. Đặc điểm chim non mới nở. Như  vậy, có thể  thấy có chuẩn bị  đầy đủ  ĐD thì giờ  học mới hiệu quả,   mới phát huy tác dụng và hỗ trợ các PPDH và KTDH tích cực đã nêu ở trên. Qua  ̣ ương dân HS s viêc h ́ ̃ ưu tâm, chu ̀ ẩn bị cac ĐD HT, HS co y th ́ ́ ́ ưc, trach nhiêm v ́ ́ ̣ ới   ̣ ̉ viêc HT cua minh. T̀ ừ đo, tiêt hoc diên ra môt cach sinh đông va gi ́ ́ ̣ ̃ ̣ ́ ̣ ̀ ờ hoc đa mang ̣ ̃   ̣ ́ ̉ ́ ́ lai kêt qua rât tôt. Ngoài ĐD mà GV chu ẩn bị, HS cũng cần phải tích cực sưu tầm   ĐD HT. Sau bài học, tất cả các tài liệu mà HS sưu tầm này được treo lên bảng  hay trang trí vào Góc khoa học ở cuối lớp. HS nào cũng thích thú vì tư liệu mình  sưu tầm được treo ở lớp, chia sẻ với các bạn trong lớp những thông tin hay, mới  lạ, bổ ích. Chính những góc HT như này tạo điều kiện để các em chủ động tìm  tòi tư liệu, thông tin, các em được trình bày, biểu diễn những kết quả HT. Như  vậy, việc HT không đơn giản là việc đọc chép mà có học, có nghiên cứu, có trình  bày. Từ đó sẽ rất có ích trong việc HT của các em sau này. 3. Biện pháp 3. Kết hợp các KTDH tích cực với đổi mới đánh giá kết  quả học tập của HS
  12. 12 /14       3.1. Mục tiêu: Đánh giá học sinh toàn diện, khách quan       3.2. Cách thực hiện:       Đổi mới PPDH,  ứng dụng KTDH tích cực được chú trọng để  đáp  ứng  những yêu cầu mới của GD nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh   theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng  linh hoạt các KT KN đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ  những   cảm xúc, thái độ  của HS trước những vấn đề  nóng của đời sống cá nhân, gia  đình và cộng đồng.   Để  đổi mới đánh giá KQHT của HS, GV thực hiện đánh giá HS bằng   nhiều hình thức như  tổ  chức cho HS làm các bài test ngắn, kiểm tra đánh giá   trong tiết ôn tập, kiểm tra  đánh giá định kì,  đánh giá cá nhân, đánh giá theo  nhóm, ...       Trong tiết học, GV cần động viên, khen thưởng HS khi các em HTT nhiệm   vụ, tích cực động viên bằng lời. GV cần thường xuyên tổ chức cho các em nhận   xét, đánh giá phần trình bày của bạn. Các em sẽ được giao lưu, tự mình đặt các   câu hỏi cho nhóm bạn để  bạn giải đáp. Bằng việc làm này, HS sẽ  có KN lắng   nghe, phân tích, đánh giá, đặt câu hỏi, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của   các em.       Ngoài các tiết học trên lớp, GV có thể  thực hiện đánh giá HS bằng cách   cho các em viết các bài thu hoạch, làm phiếu thu hoạch với các câu hỏi trắc   nghiệm để biết các em nắm kiến thức đến đâu. Việc tổ chức cho HS viết bài thu  hoạch, làm phiếu thu hoạch thường được áp dụng cuối mỗi chương học.       Bên cạnh đó, GV cần tổ chức cho HS tự đánh giá bằng việc cho các em tự  kiểm điểm, báo cáo những việc đã làm được để  nâng cao hiệu quả  HT. Từ  ý  kiến của cá nhân, các em sẽ  trình bày vào giấy có thể  bằng hình thức sơ  đồ  tư  duy, sơ đồ cây, sơ đồ xương cá. Bằng cách đánh giá như vậy, các em sẽ tự nhìn   nhận ra những việc các em đã làm và chưa làm được để  rút kinh nghiệm và có   PPHT tốt hơn.    III. KẾT QUẢ       Sau khi chỉ  đạo GV áp dụng các BP trên, tôi nhận thấy HS đã có những  thay đổi tích cực. HS không chỉ  sôi nổi, hào hứng HT, say mê môn học mà còn 
  13. 13 /14 chờ  đợi để  được học môn Khoa học. Từ  đó, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu  con người mong muốn khám phá, chủ động tìm đến với Khoa học như một niềm say mê.      Những kết quả trên được chứng minh cụ thể qua mỗi năm học như sau: Bảng kết quả đánh giá môn khoa học Thời điểm  Mức xếp loại Năm học Sĩ số đánh giá HTT HT CHT Cuối HK1 189 135HS=71.4% 54HS =28,6% 0 2019­2020 Cuối HK 2 189 153HS=81% 36HS =19% 0 Cuối HK1 171 125HS=73.1% 46HS=26.9% 0 2020­2021 Giữa HK2 171 149HS =87.1% 22HS=12.9% 0      Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, so với thời điểm trước khi vận dụng, sự  hứng thú cũng như chất lượng học của các em môn Khoa học đã có sự tiến bộ rõ  rệt.  PHẦN 3:  KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN       Trên đây là một số biện pháp tôi đã chỉ  đạo GV vận dụng một số KTDH  tích cực trong môn Khoa học lớp 5 nhằm giúp HS hứng thú hơn với giờ học, đạt  được mục tiêu của bài học và từ đó nâng cao chất lượng HT của HS. Tuy nhiên,  khi áp dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:       1 . Đối với giáo viên:       Luôn linh hoạt, phối hợp các PP và KTDH để đạt hiệu quả cao.           Thường xuyên tổ chức phối hợp các HT đánh giá HS trong mọi tiết học.       2. Đối với học sinh:       Trong QTHT, các em cần rèn luyện KN làm việc nhóm, rèn tính kỉ luật để  tránh ồn ào, mạnh dạn tham gia các HĐ để tiết học thực sự  mang lại hiệu quả.  Ngoài ra, các em cần có ý thức tự giác trong việc trau dồi và rèn luyện KT, KN  trong môn Khoa học, đọc thêm các tài liệu tham khảo.        II. KHUYẾN NGHỊ:  Để việc việc giảng dạy môn Khoa học lớp 5 được triển khai hiệu quả, tôi  xin có một khuyến nghị như sau:       1. Với Bộ  GD&ĐT: Tạo điều kiện trang bị  thêm cho nhà trường các bộ  tranh ảnh Khoa học, các loại băng hình tư liệu về Khoa học.
  14. 14 /14       2. Với PGD – ĐT: Tổ chức nhiều chuyên đề  Khoa học hơn nữa, đặc biệt  là các chuyên đề có sử dụng các KTDH tích cực.  Trên đây là một số  biện pháp mà tôi đã áp dụng khi chỉ  đạo chuyên môn  giáo viên lớp 5.  Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các cấp Lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2