intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong trường Tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương. Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng được đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội có đủ phẩm chất của người đội viên, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ngày một vững mạnh, phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong trường Tiểu học

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TĨNH B BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong  trường Tiểu học Tác giả sáng kiến: Phạm Văn Cự                         1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch   Hồ  Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng   sản Hồ  Chí Minh phụ  trách. Đội là tổ  chức nòng cốt trong các phong trào   thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị  của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản,   có sự  hướng dẫn của phụ trách Đội, Đội lấy 5 điều Bác Hồ  dạy thiếu niên,   nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi   khả  năng trong học tập, phấn đấu trở  thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt,  cháu ngoan của Bác Hồ... Có thể  nói hoạt động công tác Đội và phong trào   thiếu nhi là một trong những con đường giáo dục không thể  thiếu trong quá  trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc  bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đảng ta và Bác Hồ  coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự  nghiệp đào   tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một khoa học,   một nghệ thuật, không nên tuỳ  tiện chủ  quan. Bác Hồ  nói: " Ngày nay chúng   là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ  là công dân, cán bộ...". Đảng ta đặc biệt  quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các   em trong sáng hồn nhiên có được những  ảnh hưởng tốt đẹp để  tạo nên một   lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh " Tiền đồ rạng   rỡ  của tổ  quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu   niên và nhi đồng". Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác   nói: "... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam   có được vẻ  vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không.   Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu..." Trong trường Tiểu học Đồng Tĩnh B, các em được học tập – rèn luyện  những kiến thức văn hóa  và giáo dục thể chất, đặc biệt là tham gia các hoạt   động công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Từ  đó các em hoàn thiện dần về  nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường,  công   2
  3. tác Đội là tổ  chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục  của nhà trường, là lực lượng dự  bị  của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ  Chí   Minh và do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ  trách. Bác Hồ  viết:  "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ   đó tốt hay chưa tốt". Đội thiếu niên tiền phong Hồ  Chí Minh là tổ  chức của các em, do các   em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ  chức, đó là Ban   chỉ huy Liên đội. Ban chỉ huy Liên đội đại diện cho số đông đội viên, chỉ huy và trực tiếp   điều hành các hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi, thực hiện tốt mục  tiêu giáo dục đội viên, nhi đồng trở  thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt,  cháu ngoan của Bác Hồ. Chi đội, lớp nhi đồng là nơi biến nghị quyết của Liên đội thành chương  trình kế  hoạch hoạt động cụ  thể  của mình trong từng tuần, từng tháng, học   kỳ... Chi đội, lớp nhi đồng là nơi trực tiếp giao việc và động viên từng đội   viên, nhi đồng hoàn thành tốt nhiệm vụ  của mình để  bình xét thi đua, đồng   thời giới thiệu những nhi đồng ưu tú kết nạp vào Đội, phân công đội viên phụ  trách sao nhi đồng. Vì vậy một Liên đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu  kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của Ban chỉ huy Liên đội. Vì  lẽ đó việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là yếu tố quan trọng, then chốt để  đưa công tác Đội và phong trào thiếu nhi nhà trường vững mạnh xuất sắc. Đó  chính là lý do tôi lựa chọn đề  tài:  "Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ   đội trong trường Tiểu học". 2. Tên sáng kiến          “Công tác bồi dưỡng thường xuyên  cán bộ đội trong  trường Tiểu học” 3. tác giả sáng kiến Họ và tên:  Phạm Văn Cự           Địa chỉ: Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Dương – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0986 848 061 Email: phamvancu.c1dongtinhb@vinhphuc.edu.vn 3
  4. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Văn Cự. 5. Lĩnh vức áp dụng sáng kiến. Đề  tài này tập trung nghiên cứu về  nội dung bồi dưỡng thường xuyên  Ban chỉ huy Liên đội (từ lớp 1 đến lớp 5) và đưa ra một số phương pháp, hình   thức phù hợp trong việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội.  Đề tài "Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong trường  Tiểu học " giúp: ­ Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ  huy Liên đội đạt   hiệu quả  cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở  địa phương. ­ Vận dụng những bài học lý luận để  xây dựng được đội ngũ Ban chỉ  huy Liên đội có đủ  phẩm chất của người đội viên, có hiểu biết về  Đội, có   khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách  nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động công tác Đội và phong  trào thiếu nhi ngày một vững mạnh,  phát triển. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào năm học 2017­ 2018 tại Liên đội  trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. Sau khi áp dụng và đạt hiệu quả  cao trong   công tác Đội và phong trào thiếu nhi, tôi vẫn tiếp tục duy trì áp dụng sáng   kiến trong những năm học tiếp theo cho đến nay.   7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 7.1.1.1 Cơ sở lí luận:  Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch   Hồ  Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng   sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ  chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng  giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự  bị  của Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh. 4
  5.  Đội là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự  bị  của Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh. Lực lượng nòng cốt trong các phong trào   thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ  dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn  đấu, rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ  thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui  chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục  trẻ   em           Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào  thiếu nhi  ở  khu vực và thế  giới, vì quyền lợi của trẻ  em, vì hòa bình, hạnh   phúc của các dân tộc. Mục đích của hoạt động công tác Đội và phong trào  thiếu nhi luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con  người phát triển toàn diện về “Đức­ Trí­ Thể­ Mĩ”. Mục đích hoạt động công  tác Đội cùng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học.  Chính vì thế, tổ  chức Đội TNTP Hồ  Chí Minh phải cùng với nhà trường và  các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ  để  giáo dục các em   trong nhà trường và trên địa bàn dân cư. Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu  cầu của lứa tuổi và đảm bảo các nguyên tắc giáo dục trẻ  em. Trong Điều 6   Chương II, Điều lệ  Đội TNTP Hồ  Chí Minh ghi rõ " Đội tổ  chức và hoạt   động theo nguyên tắc tự  nguyện, tự  quản có sự  hướng dẫn của Phụ  trách   đội...". Cũng vì lẽ  đó mà Đội TNTP Hồ  Chí Minh có một lực lượng cán bộ  Đội rất quan trọng, đó là Ban chỉ huy Chi đội – Ban chỉ huy Liên đội, đặc biệt  là Ban chỉ huy Liên đội. Ban chỉ huy Liên đội là đại diện cho số đông đội viên trực tiếp chỉ huy   điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục đội viên trở  thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ  và mục tiêu trước  mắt là trở thành đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ban chỉ huy Liên đội luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là  đơn   vị   trực   tiếp   biến   nghị   quyết   của   Liên   đội   trong   mọi   hoạt   động   của   trường. Như vậy Ban chỉ huy Liên đội có giỏi, có năng lực thì công việc của  Tổng phụ  trách sẽ  đỡ  vất vả  hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo,   tính năng động, tự chủ của mình. Vì vậy công tác bồi dưỡng Ban chỉ  huy Liên đội là việc vô cùng quan  trọng và được diễn ra thường xuyên. Nói cách khác, bồi dưỡng Ban chỉ  huy  5
  6. Liên đội  là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của Ban chỉ  huy Liên đội, phát huy được sở trường, tư chất của  Ban chỉ huy Liên đội. Bồi  dưỡng Ban chỉ huy Liên đội tốt thì hoạt động Đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi  hơn, lôi cuốn nhiều em đội viên tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải  diễn ra thường xuyên và liên tục bởi các em còn rất nhỏ  (từ  6 đến 11 tuổi)   nên việc lĩnh hội có thể  rất nhanh nhưng cũng sẽ  rất chóng quên nếu như  không được thường xuyên nhắc đến. Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là một việc làm khoa học và  sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng  Ban chỉ  huy Liên đội đòi hỏi phụ  trách vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh  nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội. Vậy một Liên đội có phong trào Đội và phong trào thiếu nhi phát triển  mạnh là do Ban chỉ  huy Liên đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và  hoạt động có hiệu quả dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội.  7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn:           Thực tế cho thấy, công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở một số Liên đội  trường Tiểu học hiện nay phần lớn  hoạt động theo tính chất hình thức, hiệu  quả hoạt động công tác Đội bị lu mờ, không hiệu quả. Không phát huy được  vị trí, vai trò của hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi.          Nguyên nhân: Năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của nhiều Tổng phụ trách  Đội còn hạn chế, chủ yếu là Tổng phụ trách làm kiêm nhiệm và không có  lòng nhiệt tình, say mê với công tác Đội và phong trào thiếu nhi.          Không thường xuyên bồi dưỡng cán bộ đội, đồng thời không biết phối  kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.  Công tác Đội và phong trào thiếu nhi vẫn còn một số  nhà trường chưa quan   tâm, chú trọng, còn xem nhẹ, nên ít đầu tư  về  cơ  sở  vất chất hoạt  động  Đội,cũng như  quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ  về  vai trò, vị  trí của tổ  chức Đội cũng như  của Tổng phụ  trách Đội trong nhà trường. Điều đó  ảnh  hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thiếu niên, nhi  đồng trong nhà trường , dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được  nâng cao.           Với Liên đội  trường TH Đồng Tĩnh B, nằm trên địa bàn xã Đồng Tĩnh,  huyện Tam Dương, là một xã miền núi nghèo, phần lớn làm nông nghiệp và  6
  7. ruộng thì ít còn lại là đồi núi nhiều, về phát triển kinh tế còn hạn chế nên bố  mẹ các em phải đi làm ăn xa hoặc đi làm công ty…vì vậy phụ huynh ít có thời  gian quan tâm chăm sóc đến con em mình. Một số học sinh chưa được ngoan   do không được cha mẹ  và gia đình quản lý sát sao. Do đó việc quản lý, giáo  dục các em  thông qua công  tác  Đội và  phong trào thiếu nhi  đã được nhà   trường chú trọng, quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật   chất để  công tác Đội và phong trào thiếu nhi hoạt động tốt, do vậy đã giúp  các em có hứng thú tới trường, tới lớp, tránh xa các hoạt động có ảnh hưởng   xấu tới hình thành nhân cách các em.           Bản thân là một giáo viên Mĩ thuật được giao làm giáo viên TPTĐ kiêm   nhiệm  ở  trường hạng 2, nên tôi đã không ngừng học hỏi những người đi  trước, những đợt tập huấn và đọc nhiều tài liệu về  Đội cùng những kinh  nghiệm đúc rút trong nhiều năm công tác, muốn Liên đội hoạt động tốt thì   người Giáo viên­ TPTĐ phải luôn quan tâm lựa chọn và bồi dương Ban chỉ  huy Liên đội, đây là cán bộ  Đội nòng cốt để  triển khai công tác đội đến các  lớp, các chi đội. Do đó trong những năm học qua Liên đội đã đạt được kết  quả đáng ghi nhận         7.1.2. Các biện pháp bồi dưỡng cán bộ đội nhằm nâng cao chất lượng  hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh:           Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đội, góp phần quyết định vào việc  nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường vững mạnh. Vì vậy  ngay từ đầu năm học giáo viên TPTĐ, phối kết hợp với giáo viên chủ  nhiêm   lớp lựa chọn và tìm ra được một đội ngũ cán bộ Liên đội, Chi đội, các đội cờ  đỏ, đội phụ  trách Sao nhi đồng, đội ca khúc măng non, đội nghi lễ, v v ......   Thực sự có năng lực, nhiệt tình, có tính kế thừa (lớp 4, 5). Sau đó tổ chức bồi  dưỡng, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em. Từ đó Giáo   viên­ TPTĐ  triển khai các kế hoach hoạt động Đội  đến toàn Liên đội.            Bên cạnh đó muốn duy trì hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu  nhi được tốt, giáo viên TPTĐ phải thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng kỹ năng,   nghiệp vụ công tác Đội cho các em để các em tự tổ chức các hoạt động ở chi   đội mình, và các hoạt động Liên đội, sau đó TPTĐ hàng tuần, hàng tháng đánh  giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn, đồng  thời giáo viên TPTĐ phải gần gũi các em, tìm hiểu những tâm tư, nguyện  7
  8. vọng, những vướng mắc của các em để  kịp thời giải quyết, tạo uy tín và  niềm tin cho các em. Đề  xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có một   số chế độ ưu đãi, hợp lý nhằm động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt  động tốt hơn. Do đó giáo viên TPTĐ phải luôn chú trọng đến công tác bồi  dưỡng đội ngũ cán bộ  Đội.  Ắt hẳn hoạt động công tác Đội và phong trào   thiếu nhi ở Liên đội mình sẽ đạt hiệu quả tốt. * Nội dung bồi dưỡng:  Bồi dưỡng phương pháp công tác của cán bộ đội:           ­ Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ  sách của Đội, dự  thảo nghị  quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản  nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, dựa  vào  kế hoạch của Giáo viên­ Tổng phụ trách Đội..           ­ Phương pháp tổ chức họp Ban chỉ huy Liên đội.           ­ Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế  hoạch thi đua).            ­ Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao các  hoạt động tập thể (sinh hoạt các cấp cán bộ Đội, đại hội Đội...).            ­ Phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của cán bộ đội.            ­ Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: ( lễ chào cờ, lễ   kết nạp Đội, các buổi  sinh hoạt Đội...).            ­ Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục đội  viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt   thường   kỳ,   sinh   hoạt   truyền   thống,   sinh   hoạt   chuyên   đề,   sinh   hoạt   bất  thường, sinh hoạt vui chơi... có thể bồi dưỡng các kỹ năng như:            + Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội.             + Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn Sao cho đơn vị thực hiện tốt  nội dung chương trình đề ra.            + Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể.            + Cách nhận xét, đánh giá. 8
  9.            ­ Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự  quản để lựa chọn Ban chỉ huy Chi đội­ Ban chỉ huy Liên đội và xây dựng nghị  quyết của Đội.            ­  Đại hội Đội mỗi năm một lần đối với Liên đội cũng như  Chi đội.   Cần bồi dưỡng về các nội dung:            + Điều khiển nghi lễ  thủ  tục: Chào cờ, tuyên bố  lý do, giới thiệu đại  biểu,thông qua chương trình Đại hội, giới thiệu chủ  tịch Đoàn điều khiển   Đại hội.             + Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công   tác Đội, hướng dẫn Đội viên thảo luận, bầu Ban chỉ huy Đội, thông qua nghị   quyết Đại hội).             + Tổ chức các hoạt động chào mừng (văn nghệ, trò chơi, thi báo tường...).             ­ Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc   của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ  đề, hoạt động  thi đua...             ­ Mục đích: Tập hợp đội viên, tạo phong trào thi đua cho đội viên rèn  luyện theo chủ đề: Có thể bồi dưỡng những nội dung sau:            + Công tác chuẩn bị  cho hoạt động: Họp Ban chỉ  huy Liên đội định  hướng nội dung và cơ  sở  vật chất phục vụ  hoạt động, phổ  biến nội dung   hoạt động, phân công nhiệm vụ tới từng người trong Ban chỉ huy Liên đội.             + Tổ  chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình   thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các đội viên nòng   cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá.             + Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc  tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động... Bồi dưỡng tác phong cán bộ đội:            ­ Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em  thạo việc, hiểu người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có   bản lĩnh trong giao tiếp và phối hợp với người khác.            ­ Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học.            ­ Bồi dưỡng Ban chỉ  huy Liên đội trở  thành những cán bộ  Đội mẫu   mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể. 9
  10. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội:            ­ 7 kỹ năng nghi thức Đội và phương pháp hướng dẫn nghi thức Đội.             ­ Các phương pháp tổ  chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ  chức trại,   hoạt động xã hội, tham quan...            ­ Các bài hát, điệu múa, trò chơi (nút dây, dẫn đường, mật thư...).             ­ Khi bồi dưỡng kỹ  năng nghiệp vụ  Đội cần chú ý các loại hình cho  phù hợp như:            +  Tập luyện cho đội nòng cốt.            +  Thực hiện tập luyện chung.            +  Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi...             Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội nhằm giúp các em  thạo việc, biết tổ  chức hoạt  động theo nhiệm vụ  chuyên môn được phân  công, có khả  năng tổ  chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa   học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng  lực, uy tín. ** Hình thức bồi dưỡng cán bộ đội.:  Bồi dưỡng định kỳ:           ­ Tổng phụ trách Đội cần có kế hoạch định kỳ để  bồi dưỡng Ban chỉ  huy Liên đội vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.             ­ Đầu năm học: Cần tổ  chức bồi dưỡng phương pháp cach tổ  chức  điều khiển  Đại hội  Đội  các cấp, phương pháp xây dựng, kế  hoạch hoạt  động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách, các tổ đội, nhóm ...           ­ Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên đội kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội  như  nghi thức, múa hát, trò chơi... và phương pháp hướng dẫn tổ  chức điều   khiển sinh hoạt tập thể... ­ Giữa năm: Bồi dương bổ sung và củng cố các kỹ năng nghiệm vụ… ­ Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm   tra công nhận các lớp, Chi đội mạnh.  Bồi dưỡng thường xuyên: Tổng phụ  trách cần có chương trình bồi dưỡng Ban chỉ  huy Liên đội  trong kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm  10
  11. vụ  liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ  viên và của từng cấp  Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.         ­ Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội 2 đợt một học kỳ: Nội dung hoạt  động, biện pháp tiến hành...  Bồi dưỡng theo chuyên đề: Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp  Ban chỉ huy Liên  đội hoặc Ban chỉ huy Chi đội  ở  các khối lớp (lớp 4; lớp 5) nhằm trao đổi rút  kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa các khối lớp, tổ chức cho  Ban chỉ huy Chi  đội tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các chi đội bạn. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn: Bằng các hoạt động chung của Liên đội, cần thu hút và phân công Ban  chỉ huy Liên đội, các Chi đội tham gia như: "Hội thi Chi đội trưởng giỏi", "Hội  thi nét đẹp đội viên", "Hội trại, hội thi nghi thức..." Qua các hoạt động, với   công việc được phân công, được tham gia quan sát, Ban chỉ  huy Liên đội tự rút  ra nhiều bài học thực tiễn quý giá. *** Phương pháp bồi dưỡng cán bộ đội: Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội chính là quá trình tổ chức học đi  đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để  đạt được mục tiêu, chất lượng Ban chỉ huy Liên đội tại mỗi đơn vị. Có 2 phương  pháp chủ yếu sau: Phương pháp mở lớp: Lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày (trong năm học hoặc   trong dịp hè) cần chú ý:           ­ Chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng.           ­ Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, Tổng phụ trách Đội phải có   phương pháp giảng dạy về  công tác  Đội, tức là vừa dạy kiến thức, vừa  hướng dẫn cách tổ  chức thực hành để  rèn kỹ  năng công tác Đội cho chỉ  huy   như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ.             ­ Các loại hình phù hợp với khả  năng tổ  chức của đơn vị: Lớp tập  huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ... 11
  12.            ­ Tổ  chức lớp: Lên kế  hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị  giáo viên  biên chế  các lớp, tổ  chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh  nghiệm...  Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế:             Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp  thực hiện. Bồi dưỡng qua các cuộc họp Ban chỉ huy Liên đội:           ­ Họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm  bảo việc kiểm tra thực hiện nghị  quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc   nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng uỷ viên. Mỗi lần họp  cần phải có ý kiến của phụ  trách, hoặc Tổng phụ  trách Đội, các thành viên  đều phải có ý kiến tham gia.           ­ Họp giao ban cấp Liên đội: Nội dung để nắm bắt tình hình chỉ đạo thi   đua chung của Liên đội, Chi đội có ý kiến chỉ  đạo và giải quyết của Ban chỉ  huy Liên đội đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của Tổng phụ trách   Đội và Ban giám hiệu.             Tổ chức các cuộc họp Ban chỉ huy Liên đội, hội nghị nhằm giúp chỉ huy  Đội rèn luyện năng lực tự  quản và người phụ  trách có thể  hiểu rõ trình độ  nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn  Bồi dưỡng qua công tác thực tế:           ­ Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, có  hướng dẫn cụ  thể  để  các em hoàn thành tốt nhiệm vụ  được giao song vẫn   phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng.           ­ Tổng phụ  trách Đội có thể  làm mẫu để  các em rút kinh nghiệm từ  việc sắp xếp lên kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện ở Liên đội mình hoặc   Liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể  mời   Ban chỉ huy Liên đội  cùng  tham gia.           ­ Kiểm tra kỹ năng, thao tác của Ban chỉ huy Liên đội về cách điều hành,  hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho Ban chỉ  huy Liên đội.            Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách Đội phải giúp   các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của Liên   đội. Do vậy có sự  phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách Đội với phụ trách   12
  13. Ban chỉ huy Liên đội các Chi đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của  phụ trách với tự bồi dưỡng của Ban chỉ huy Liên đội.            Bồi dưỡng cán bộ Đội có nhiều hình thức khác nhau như đã nói ở trên.  Nhưng tôi xin đi sâu vào việc nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ  Ban chỉ huy Liên đội           Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp nắm được quy trình công tác của cả  năm học, đồng thời nâng cao chất lượng chỉ huy.            Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch hoạt động Đội năm  học 2018 ­ 2019 của Hội đồng Đội huyên Tam Dương, tôi bắt đầu xây dựng  kế hoạch hoạt động Đội của Liên Đội, đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng  theo 5 đợt thi đua. */ Đợt 1: Từ 3/9 ­ 15/10:            ­ Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách Đội (Ngày hội khai trường,  báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình Đại hội, sinh hoạt Đội...)            ­ Bồi dưỡng cách xây dựng kế  hoạch công tác Đội dựa vào kế  hoạch   của Tổng phụ trách Đội.             ­ Bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội Chi đội, Liên đội.              ­  Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình tự  rèn luyện Đội   viên. */ Đợt 2: Từ 16/10 ­ 20/11:             ­ Bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội theo tháng.              ­   Bồi   dưỡng   phát   động   thi   đua   theo   chủ   điểm:   "Uống   nước   nhớ  nguồn­Ngàn hoa dâng tặng thầy cô ".             ­ Bồi dưỡng cách tham gia công tác từ  thiện: mua tăm  ủng hộ  người  mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt,  ủng hộ  trẻ em khuyết tật,  ủng hộ chương trình   chăn ấm cho em ... */ Đợt 3: Từ 21/11 ­ 22/12:             ­ Bồi dưỡng sinh hoạt theo tháng.             ­ Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Tiếp bước cha anh – Hành  quân theo bước chân những  người anh hùng” */ Đợt 4: Từ 12/01 ­ 26/3: 13
  14.              ­  Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Mừng Đảng, mừng Xuân –   Cùng tiến bước lên Đoàn ".             ­ Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội.              ­ Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: Quyên góp sách, truyện, quyên  góp "quỹ tình thương"... */ Đợt 5: Từ 27/3 ­ 19/5:              ­ Bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ  điểm: " Mừng đất nước thống   nhất – Đội ta lớn lên cùng đất nước".             ­ Tổ chức sinh hoạt theo tháng.   ­ Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 26/3, 15/5, 19/5.   ­ Tổ chức viết bài tìm hiểu  “ Ngày truyền thống Đội”.             ­ Bồi dưỡng sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong năm học. 7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến           Với giải pháp dễ hiểu, đầy đủ, sát thực tế, phù hợp với đối tượng học   sinh Tiểu học, sáng kiến này đã được áp dụng trong việc bồi dưỡng cán bộ  Đội trong hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi  ở  Liên đội trường   TH Đồng Tĩnh B từ  năm học 2017­ 2018 đến nay và đã đem lại lợi ích đáng  kể trong việc triển khai hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi. 8. Những thông tin cần bảo mật: ( Không) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến            Để việc áp dụng đề tài đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo các điều kiện:               ­ Muốn có một Ban chỉ  huy Liên đội có năng lực trước tiên phải lựa  chọn thật tốt đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội. Có như vậy mới tìm ra được các   em giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho Giáo viên­ Tổng phụ trách Đội,   điều hành tốt các hoạt động của Đội.           ­ Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ  năng công tác cho cán bộ  Đội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần  làm được và chưa làm được để  không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho công   tác  Đội và phong trào thiếu nhi ngày càng phát triển hơn.            ­ Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho công tác  Đội và phong trào thiếu nhi được nâng cao về mọi mặt. 14
  15.           ­ Giáo viên­ Tổng phụ  trách Đội ngay từ  đầu năm học phải có một  chương trình thật cụ  thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động Đội.  Với mỗi hoạt động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các   Ban chỉ huy Liên đội. Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy   được các tố chất, tài năng của các em. ­ Đối với Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành  giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn cho Giáo viên­ Tổng phụ trách Đội có  tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ  cho Tổng phụ  trách Đội, đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa  các Tổng phụ trách Đội, các Liên đội trong huyện, để Tổng phụ trách Đội có  điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. ­ Hoạt động Đội là hoạt động chính trị  xã hội đặc biệt dành cho thiếu   niên, nhi đồng. Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội, và Ban chỉ huy các   Chi đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi Tổng phụ  trách Đội  phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ  nghiệp vụ  vững vàng, có điều kiện   lao động hợp lý, thuận lợi, đồng thời trong quá trình làm việc nên vừa trau dồi   vừa tích luỹ kinh nghiệm để  đóng góp khoa học trong công tác Đội và phong  trào thiếu nhi. Hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi là hoạt động   của chính các em, Vì vậy các em phải là những người tổ chức, điều  hành các  hoạt động Đội, dưới sự  hướng dẫn và chỉ  đạo của Giáo viên­ Tổng phụ  trách  Đội. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ ban chỉ huy Liên đội thật vững vàng, để  đưa công tác Đội và phong trào thiếu nhi Liên đội nhà trường đi lên. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến cảu tác  giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến  lần đầu.:             Sau khi đề ra kế hoạch tập trung bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội. Tôi  xin phép trình bày một số trọng tâm của từng đợt và kết quả hoạt động đạt  được qua việc bồi dưỡng như sau: */ Đợt 1:             Chú trọng vào việc bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội chi Đội, Liên đội.             Sau khi bước vào năm học mới, ngày 28/9/2018 tôi tiến hành cho 1 Chi  đội làm Đại hội mẫu ­ Chi đội Kim Đồng  ­ Lớp 5A. 15
  16.            ­ Thành phần tham dự gồm: Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội trong toàn  Liên đội, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể đội viên lớp  5A.            ­ Công tác chuẩn bị:             + Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A.             + Trang trí: Quốc kỳ, cờ  Đội,  ảnh Bác, khẩu hiệu, khăn trải bàn, lọ  hoa bàn Chủ tịch, bàn thư ký ...             + Đội viên ăn mặc đúng nghi thức Đội.             + Chuẩn bị  báo cáo kết quả  nhiệm kỳ  2017 – 2018;  phương hướng  hoạt động của năm 2018 ­ 2019.             ­ Diễn biến Đại hội:             + Ban chỉ huy Chi đội tập hợp đội viên, kiểm tra sĩ số, tư thế, trang phục   của đội viên.            + Đại hội tiến hành: Lễ chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.            + Bầu Chủ tịch đoàn gồm 3 em và 1 thư ký Đại hội (đã dự kiến và đưa   ra Đại hội biểu quyết).            + Mời Chủ tịch Đoàn, thư ký lên bàn làm việc.            + Chủ tịch Đoàn công bố chương trình và thời gian Đại hội. Đồng thời   khai mạc, thông qua báo cáo tổng kết công tác trong nhiệm kỳ  2017 – 2018,   bản kiểm điểm của Ban chỉ  huy Chi đội và dự  thảo chương trình công tác  Đội nhiệm kỳ 2018 – 2019.            + Các thành viên trong Chi đội tham gia góp ý kiến vào bản báo cáo và  phương hướng cho nhiệm kỳ tới.            + Đại hội biểu quyết cho báo cáo và phương hướng nhiệm kỳ tới.             + Đại hội biểu quyết số lượng các bạn vào Ban chỉ huy Chi đội mới.             + Bầu Ban chỉ huy Chi đội mới: Đề cử 5 em, bầu 5 em.             + Tiêu  chuẩn ứng cử vào Ban chỉ huy Chi đội.             + Có 2 cách để Đại hội lựa chọn:                                   ­ Cách 1: Đại hội cho Ban tổ chức chuẩn bị nhân sự.                                  ­ Cách 2: Đại hội giới thiệu nhân sự                16
  17.             + Bỏ phiếu bằng hình thức giơ tay.             + Đại hội nhất trí cao             + Tổng phụ trách Đội phát biểu ý kiến và trao cấp hiệu.             + Ban chỉ huy Chi đội mới ra mắt và nhận nhiệm vụ.             + Bầu đại biểu đi dự Đại hội Liên đội.             + Đoàn chủ tịch  đánh giá kết quả Đại hội và tuyên bố  bế mạc, chào  cờ bế mạc.             * Kết quả đạt được:             ­ Đại hội Chội đội mẫu đã tạo được không khí trang nghiêm, giúp các  đội viên ý thức được sự  long trọng của một buổi Đại hội Chi đội, các em có  thái độ nghiêm túc và tự hào khi đứng trong hàng ngũ Đội.             ­ Đại hội Chi đội mẫu đã giúp cho các Ban chỉ huy các chi đội khác có  kinh nghiệm tổ  chức Đại hội Chi đội của mình, các em đã tự  thiết kế  thành  công Đại hội Chi đội mình và 100% Chi đội đã hoàn thành tốt Đại hội Chi  đội, sau khi tiến hành Đại hội Chi đội đại trà, các em đã bầu ra cho Chi đội   mình một Ban chỉ huy có năng lực, phẩm chất tạo điều kiện cho Đại hội Liên   đội thành công tốt đẹp.             ­ Đối với chương trình tự  rèn luyện đội viên: Sau khi toạ đàm và tìm  hiểu thế  nào là chương trình rèn luyện đội viên và cách triển khai chương   trình rèn luyện đội viên giữa Tổng phụ  trách Đội, Ban chỉ  huy Liên đội, Chi   đội: Tổng phụ trách Đội sẽ triển khai chương trình tự rèn luyện đội viên tới   các em thuộc, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội và đội viên bằng văn bản, Ban chỉ  huy Liên đội, Chi đội triển khai, nêu cách thực hiện.           ­ Đối với việc lập kế  hoạch công tác Đội, cách ghi chép sổ  sách, ghi   báo cáo... Tổng phụ trách Đội đưa ra kế hoạch công tác của Liên đội, sau đó  hướng dẫn các em lập kế  hoạch của Chi đội từng đợt, sau mỗi đợt đều có  tổng kết, trao cờ thi đua cho các lớp, Chi đội  xuất sắc nhất. */ Đợt 2:             Tập trung bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy Liên  đội về cách phát động thi đua theo chủ điểm "Uống nước nhớ nguồn­ ngàn  hoa dâng tặng thầy cô". 17
  18.             Kết thúc đợt 1 vào đầu tháng, tôi hướng dẫn Ban chỉ huy Liên đội lên  kế hoạch cụ thể phát động thi đua, Ban chỉ huy Liên đội  sẽ phối hợp với Đội   sao đỏ kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động. Lễ phát động của Liên đội diễn   ra vào buổi chào cờ đầu tuần của đầu tháng 11.             Đối với từng Chi đội: Lễ phát động cũng sẽ diễn ra trong lớp ngay sau   lễ phát động của Tổng phụ trách Đội. Ban chỉ  huy Liên đội sẽ  lên kế  hoạch  thi đua giữa các Chi đội (đội cờ đỏ  sẽ chấm chéo các chi đội). Cuối mỗi tuần  tổng kết một lần. Cuối đợt thi đua sẽ tổng kết và khen thưởng.             Với hình thức phát động thi đua theo chủ đề điểm như thế này đã tạo   ra sự  thi đua sôi nổi giữa các chi Đội. Các em biết được ý nghĩa của việc   mình làm và cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập tốt hơn, rèn luyện ý   thức tốt hơn.             Mặt khác Ban chỉ huy Liên đội cũng học tập được cách phát động thi  đua theo những chủ  điểm khác nhau, biết cách đánh giá, cho điểm sao cho  công bằng, tạo không khí thi đua sôi nổi chứ không ganh đua, ganh tị lẫn nhau.             Đối với các Chi đội, hàng tháng việc sinh hoạt Chi đội là điều không  thể thiếu bởi đâu là buổi các em tổng kết công tác từng tháng, đưa ra phương  hướng tháng tới, các em được chơi các trò chơi, biểu diễn văn nghệ... Tôi đã   tổ  chức một buổi sinh hoạt Chi đội mẫu tại Chi đội Võ Thị  Sáu 4A. Thành  phần tham dự  là toàn bộ  Ban chỉ  huy Liên đội ­ Chi đội và các anh chị  phụ  trách lớp.             Qua buổi sinh hoạt này các em sẽ hình dung được thế nào là một buổi   sinh hoạt Chi đội. Các em sẽ  về  Chi đội mình lập kế  hoạch, viết chương  trình và tổ chức buổi sinh hoạt Chi đội mình được tốt hơn.             Đối với công tác từ thiện: Sau khi Giáo viên­ Tổng phụ trách Đội phát   động trên toàn Liên đội, Ban chỉ huy Liên đội đôn đốc các Chi đội mình phát  động, triển khai kế  hoạch thực hiện. Trong năm học 2017 ­ 2018 toàn Liên  đội trường TH Đồng Tĩnh B đã thực hiện tốt công tác từ thiện với những kết  quả đạt được như sau:           ­ Quyên góp ủng hộ tặng quà cho học sinh trong Liên đội có hoàn cảnh   khó khăn: 2.275.000đ ­ Mua tăm ủng hộ người mù:   18
  19. ­ Tặng quà cho 15 đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, khuyết  tật, mồ côi:  ­ Ủng hộ trương trình chăn ấm cho em */ Đợt 3:             Tập trung bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm "Tiếp bước cha anh  – Hành quân theo bước chân những  người anh hùng”  Mục đích: Thu hút đội viên trong Chi đội tham gia, giáo dục đội viên   theo điều lệ  nghi thức Đội, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí.  Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học. ­ Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa. ­ Diễn biến: + Tập trung, kiểm tra quân số + Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Sơ kết thi đua khen thưởng. + Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý. + Phụ trách dặn dò. + Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân Việt   Nam). + Văn nghệ. + Bế mạc. ­ Kết quả: Việc bồi dưỡng cho Ban chỉ  huy Liên đội­ Chi đội về  tổ  chức sinh hoạt Đội theo chủ  điểm, Ban chỉ  huy Chi đội đã áp dụng tốt vào  Chi đội mình, các em đều hứng thú tham gia những buổi sinh hoạt Chi đội, vì   nó phát huy quyền dân chủ của đội viên, các em vui chơi giải lao sau những   giờ học căng thẳng. */ Đợt 4:   Bồi dưỡng phát động thi đua "Mừng Đảng mừng xuân ­ Cùng tiến   bước lên Đoàn". Vào đầu đợt thi đua thứ 4, tôi họp Ban chỉ huy Liên đội, đề ra kế hoạch  19
  20. của đợt 4. Sau khi Giáo viên­ Tổng phụ trách Đội phát động tại Liên đội vào  lễ  chào cờ  đầu tuần tháng 2. Các lớp, Chi đội về  triển khai thi đua giữa các  lớp, Chi đội (đội cờ mđỏ theo dõi chấm thi đua từng lớp, từng Chi đội). Cuối  mỗi tuần sơ kết một lần. Cuối đợt báo cáo tổng kết, khen thưởng. Điều này tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, Chi đội, các lớp,  chi đội qua đây các em phấn đấu rèn luyện tốt hơn về mọi mặt. Đối với các buổi sinh hoạt Chi đội, sinh hoạt Sao nhi đồng Giáo viên­  Tổng phụ  trách Đội họp Ban chỉ  huy Liên đội, phụ  trách Sao nhi đồng, Ban   chỉ huy các Chi đội triển khai kế  hoạch tháng tới. Các em thuộc Ban chỉ huy  Liên đội, phụ  trách Sao nhi đồng, Ban chỉ  huy các Chi đội về  triển khai kế  hoạch, xây dựng chương trình, tổ  chức tốt buổi sinh hoạt Chi đội, sinh hoạt  Sao nhi đồng. Qua đó các em sẽ hào hứng và thích thú với mỗi buổi sinh hoạt   Đội và Sao nhi đồng. Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội cho Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ  huy các Chi đội, hướng dẫn cách tập trung đội viên nhanh gọn, thực hiện tốt  các thao tác chỉ  huy, thành thạo nghi thức Đội, các yêu cầu về  chào cờ, hát  Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu, thắt tháo khăn quàng đỏ... để  điều chỉnh  các đội viên trong Chi đội. Qua đợt bồi dưỡng này Ban chỉ  huy Liên đội, Ban chỉ  huy các Chi đội  đã củng cố  được kỹ  năng chỉ  huy nghi thức của Đội, phục vụ  các buổi lễ  diễu hành, kỷ niệm, sinh hoạt truyền thống... thật trang nghiêm đúng nghi lễ  và mang tính đặc thù riêng của Đội. */ Đợt 5:           Bồi dưỡng phát động chủ  điểm tháng " Mừng đất nước thống nhất –   Đội ta lớn lên cùng đất nước". Mục đích: Thu hút đội viên trong Chi đội tham gia, giáo dục đội viên về  truyền thống đấu tranh anh dũng của cha ông ta thông qua chiến thắng lịch sử  30/4 và chiến thắng Điện Biên Phủ, truyền thống của Đội, tìm hiểu về  cuộc  đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, các em vừa học tập vừa được vui chơi   giải trí. Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học. Ví dụ: ­ Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa. ­ Diễn biến: + Tập trung, kiểm tra quân số 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2