Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy từ vựng tiếng Anh tiểu học
lượt xem 11
download
Việc ghi nhớ từ vựng không chỉ đơn thuần là nhớ nghĩa Tiếng Việt của từ mà còn là việc giúp các em nghe, phát âm và giao tiếp một cách tự nhiên, chính xác. Việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ vựng, hiểu từ vựng và nhớ kỹ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Vì vậy mục đích của sáng kiến này chính là đưa ra các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng một cách dài lâu và hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy từ vựng tiếng Anh tiểu học
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LƯƠNG TÀI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THỨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP HUYỆN TÊN SÁNG KIẾN: “DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH TIỂU HỌC” Tác giả sáng kiến: Bùi Bá Thiện Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Thứa Bộ môn : Tiếng Anh
- Lương Tài , THÁNG 9 NĂM 2017
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến: Trong dạy Tiếng Anh, việc giúp học sinh ghi nhớ từ vựng là một hoạt động không thể thiếu. Việc ghi nhớ từ vựng không chỉ đơn thuần là nhớ nghĩa Tiếng Việt của từ mà còn là việc giúp các em nghe, phát âm và giao tiếp một cách tự nhiên, chính xác. Việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ vựng, hiểu từ vựng và nhớ kỹ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Vì vậy mục đích của sáng kiến này chính là đưa ra các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng một cách dài lâu và hiệu quả. 2. Những mặt tích cực của các phương pháp dạy từ vựng . Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến việc dạy từ vựng Tiếng Anh ở cấp Tiểu học để hiểu hơn về tâm lý, nhu cầu học cũng như các kỹ năng giảng dạy từ vựng Tiếng Anh cho các em. Thông qua phương pháp này tôi đã thu thập được khá nhiều kiến thức bổ ích cho bài nghiên cứu của mình. Phương pháp quan sát: đối tượng mà tôi quan sát là các học sinh khối 345. Phương pháp này giúp tôi phát hiện ra sự thay đổi từng ngày của các em khi học môn Tiếng Anh. Ví dụ: Ở lớp 5H, Chí là một em học sinh khá là nhút nhát trong mọi hoạt động. Mặc dù được xếp ngồi ở bàn đầu nhưng em luôn lơ đãng không chú ý trong giờ học. Khi tôi dạy từ vựng sử dụng dụng cụ trực quan, phương pháp này giúp em chú ý hơn một chút. Tôi thay đổi phương pháp dạy từ vựng bằng sử dụng vật thật hay là lồng ghép dạy từ vựng vào các trò chơi thì em chú ý hơn hẳn. Em tham gia sôi nổi, phát biểu nhiều hơn và theo một cách tự nhiên em tự ghi nhớ được một số lượng từ vựng nhanh và nhớ lâu hơn. 1
- Phương pháp phỏng vấn: nhờ vào phương pháp này mà tôi đã hiểu rõ được các em thích hay không thích những hoạt động gì khi học từ vựng Tiếng Anh, từ đó có kế hoạch thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với các em. Phương pháp trưng cầu ý kiến: Tôi thường cho học sinh tự đưa ra những ý kiến cá nhân của các em nhằm xem các em có nhu cầu và nguyện vọng gì trong việc học từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của các em ra một tờ giấy nhỏ không cần ghi tên học sinh để các em mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. Phương pháp đàm thoại: tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này khi học sinh của mình gặp khó khăn trong việc phát âm hay không hiểu về một vấn đề gì đó, phương pháp này giúp nắm bắt tình hình học sinh để kịp thời sửa sai hoặc uốn nắn cho các em. Phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh: phương pháp này giúp tôi có thể đối chiếu và so sánh chất lượng học tập của học sinh ở các lớp khác nhau từ đó tôi có thể nhận ra tính hiệu quả của các phương pháp mà tôi đã vận dụng cụ thể ở từng lớp. Mỗi phương pháp trên đều mang lại các thông tin hữu ích cho đề tài của tôi. Trong đó phương pháp chủ đạo là phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học và phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả. Còn những phương pháp khác được dùng như phương pháp bổ trợ. PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận. Để dạy tốt môn Tiếng Anh, mỗi một giáo viên đứng lớp luôn phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát 2
- triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong hoạt động học tập nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.” Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể. Mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là giao tiếp. Để giao tiếp tốt trước hết đòi hỏi ở học sinh có vốn từ vựng nhất định, vốn từ vựng càng nhiều giúp học sinh càng hiểu ngôn ngữ giao tiếp nhanh chóng và có hiệu quả. Từ vựng Tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc dùng và học Tiếng Anh . Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại ngữ đều phải dùng đến từ vựng.Vì vậy từ vựng Tiếng Anh là nguồn vốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người dùng. Trong một bài học môn học Tiếng Anh, hầu hết tiết học nào cũng có phần “giới thiệu từ vựng”. Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rõ cách phát âm cũng như cách dùng của các từ. Muốn thế giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy từ vựng phù hợp với từng loại từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng. Tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp cùng với những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra được một vài 3
- kinh nghiệm trong việc gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh qua các giờ dạy từ vựng ở cấp Tiểu học. Đây là kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất và tôi đã mạnh dạn chọn nó để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình. 2. Cơ sở thực tiễn: Vào đầu năm học ngành và nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi được tham gia các lớp chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở cấp Tiểu học, đi tập huấn, dự các tiết thao giảng chuyên đề, nghiên cứu, thảo luận việc đổi mới PPDH ở huyện. Từ đó tôi đã học tập được những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Những phương tiện giúp các em học và rèn luyện cho bộ môn Tiếng Anh không còn là vấn đề nan giải. Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Anh khá đầy đủ như: phòng tiếng anh trang bị đầy đủ phương tiện nghe nhìn, máy chiếu, đài catset, sách giáo khoa, sách bài tập… Bản thân luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiêp. Tình hình chung học sinh cấp Tiểu học Trường TH Thứa mà tôi trực tiếp giảng dạy đa số các em chăm học và ngoan. Bên cạnh đó một số cá biệt học sinh vẫn còn thiếu kiên nhẫn trong học tập, còn chây lười, ỷ lại và mang tính thụ động. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học. Về sự phân bố tiết trong tuần, một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anh liên tiếp, phải tải một số lượng từ rất nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau. Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu 4
- cầu các em sẽ không thành công. Về phía gia đình học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì vậy là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh. Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh. Giáo viên cần phải nắm rõ được các em muốn gì, các em cần gì và quan trọng hơn là phải nắm rõ được những phương pháp dạy từ vựng tôi đã áp dụng từ đầu năm đến thời điểm này đối với các em như thế nào. Phương pháp đó có phù hợp, có khiến các em học từ vựng một cách nhanh và ghi nhớ lâu hay không. Tôi đã tiến hành một đợt điều tra nhỏ để thống kê sở thích của học sinh đối với các phương pháp dạy từ vựng ở cả ba khối 3 – 4 – 5 thì có kết quả như sau: BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ 1. Sử dụng tranh ảnh 70% 2. Sử dụng vật thật 85% 3. Sử dụng điệu bộ 60% 4. Thông qua tình huống hoặc giải thích 20% 5. Dùng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa 35% 6. Dịch nghĩa 25% 7. Trò chơi 85% Bảng thống kê phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh giúp học sinh hứng thú Từ kết quả của đợt thống kê, tôi đã cố gắng áp dụng những phương pháp dạy từ vựng mà các em thích thú nhiều hơn trong các tiết dạy từ. Sự thay đổi này 5
- khiến các em rất hứng khởi vừa khiến các em dễ hiểu, nắm được cách đọc và nghĩa của từ nhanh hơn, biết cách áp dụng từ vừa mới học một cách khoa học, ghi nhớ lâu dài từ đó. Cố gắng giúp các em đến gần hơn với môn học, yêu thích và chú tâm hơn khi học môn học này. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế những phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Anh, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều thay đổi tích cực, tiến bộ. Tôi đã tiến hành các biện pháp sau: 1. Các bước để giới thiệu từ mới: Bước 1: Thâm nhập nắm chắc chương trình môn Tiếng Anh lớp 34, nghiên cưú kỹ nội dung từng bài để có kế hoạch làm đồ dùng cho giờ dạy sôi động, hấp dẫn và lôi cuốn. Bước 2: Phối hợp với học sinh và duy trì ngôn ngữ giao tiếp với học sinh bằng cách đặt câu hỏi học sinh trả lời. Bước 3: Lựa chọn và phân loại từ Bước 4: Sử dụng các thủ thuật linh hoạt để giới thiệu nghĩa của từ. Bước 5: Kiểm tra việc hiểu và nắm nghĩa của từ. Bước 6: Luyện tập từ của học sinh. Bước 7: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm được từ của một số học sinh yếu nếu cần thiết. 2. Các phương pháp để giới thiệu nghĩa của từ vựng: 2.1. Lựa chọn từ để dạy: Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú. Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng là ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khích với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới 6
- thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề: Từ chủ động (active vocabulary) Từ bị động (passive vocabulary) Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn. Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động. Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: + Form. + Meaning. + Use. Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ. Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau: + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ? + Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ? Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh. Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay. 7
- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán. Với sự đa dạng của từ, tôi đã đầu tư trong việc lựa chọn từ thích hợp, có vai trò chủ động để hiểu được nội dung chính của bài học. Vì thế trong mỗi tiết dạy tôi chỉ cho các em 58 từ chủ động, vì thực tế có bài có đến 101520 từ mới, nếu đưa ra quá nhiều học sinh sẽ không nhớ nỗi. 2.2. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới: Có nhiều phương pháp giới thiệu từ vựng nhưng giới thiệu bằng cách nào cho phù hợp với từ, với đối tượng để học sinh dễ nhận biết và phát huy được tính tích cực ,tìm tòi, đoán nghĩa của học sinh. Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu. Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất: Bước 1: “nghe”, giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu. Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần giáo viên mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại ,giáo viên cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân. Bước 3: “đọc”, giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà giáo viên cho là đạt yêu cầu. Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáo viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở. 8
- Bước 5: giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt. Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu. Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học. 3. Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới: Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới như: a. Visual (nhìn): Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh cho học sinh nhìn và học từ vựng từ những bức tranh đó, phương pháp này giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng. Khi dạy những từ cần hình ảnh , tôi đã dùng tranh để giới thiệu. Ví dụ: Ở bài Unit 2 – Tiếng Anh 4, khi dạy về quốc tịch các nước tôi đã dùng tranh để minh họa lá cờ và con người của từng nước để các em có thể dễ dàng hình dung và ghi nhớ đất nước đó hơn b. Realia (vật thật): Giáo viên sử dụng những dụng cụ trực quan thực tế có được để giới thiệu từ vựng cho học sinh. Ví dụ: Ở bài Unit 8 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các dụng cụ học tập của học sinh như bút (pen), thước (ruler), hộp bút (pencil case), cặp sách (school bag)… tôi đã sử dụng chính những dụng cụ học tập của các em để dạy về từ vựng. Vì phần lớn tất cả các em đều có những dụng cụ này nên khi tôi giới thiệu và gọi tên bằng Tiếng Anh 9
- từng đồ vật thì các em rất thích thú. Nhiều em cầm từng đồ vật cụ thể của mình và gọi tên chúng rất tự nhiên. c. Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ, cử chỉ Ví dụ: Ở bài Unit 10 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các trò chơi như bóng đá (football), nhảy dây (skip), trốn tìm (hide andseek), bịt mắt bắt dê (blind man’s bluff), bóng bàn (table tennis)…tôi đã thực hiện các hành động về những trò chơi đó rồi cho học sinh đoán xem đó là trò gì và gọi tên những trò chơi đó bằng Tiếng Anh. Tôi yêu cầu học sinh lặp lại hành đồng đó và gọi tên trò chơi bằng Tiếng Anh. Với phương pháp này, học sinh nhớ khá nhanh và rất thích thú khi được bắt chước theo hành động của các trò chơi. Sử dụng hình thức này tôi đã thể hiện rõ ràng, tự nhiên giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhận biết và rất hứng thú học. d. Drawing (Vẽ phác họa) Ví dụ: ở bài Unit 12 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các từ vựng về nhà cửa tôi đã vẽ minh họa lên bảng một ngôi nhà có các phòng, vườn cây, ao nước cụ thể để các em dễ hình dung và dễ nhớ hơn. e. Synonyon \ antonyon (đồng nghĩa \ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Một phần giúp học sinh liên tưởng đến những từ đã học, vừa nắm được nghĩa của từ mới. Ví dụ: thấp – cao (short – tall) mâp ốm (fat slim) nóng – lạnh (hotcold) 10
- to – nhỏ ( big – small) g. Situation / explanation: Giáo viên sử dụng tình huống(situation) hay giải thích(explanation) để giới thiệu từ vựng cho học sinh. Ví dụ: Ở bài Unit 12 – Tiếng Anh 4, tôi đã dùng những từ vựng các em đã học hoặc dùng một giáo viên cụ thể trong trường để giới thiệu từ vựng mới cho các em a teacher (giáo viên) : Ms. Hien is a…..(teacher). a student (học sinh) : You are a ….(student). hospital (bệnh viện) : Doctor works in a….(hospital). h. Example (nêu ví dụ) Ngoài ra tôi còn sử dụng tình huống giảng giải, dạy từ trong ngữ cảnh, giải thích từ bằng những Tiếng Anh đơn giản, nhiều em rất tích cực trong việc đoán từ. i. Translation (dịch): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. Đối với những từ trừu tượng tôi dùng phương pháp dịch thuật như: Ví dụ: friendly (thân thiện), scary (làm sợ hãi), usually ( thông thường), wonderful ( kỳ diệu)… k. Compound word ( từ ghép): Tôi đã giúp học sinh học thêm về những từ mới khác bắt nguồn từ những từ vựng đơn giản mà các em đã học ở những bài trước. Để minh họa, tôi đã vẽ những bức hình đơn giản để các em dễ dàng hình dung và cảm thấy thích thú hơn. Ví dụ: rain (mưa) + bow (nơ) rainbow (cầu vòng) sun ( mặt trời) + flower (hoa) sunflower (hoa hướng dương)… 11
- 4. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới: Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Sau đây là một vài thủ thuật kiểm tra từ mới: + Rub out and remember: Hình thức này đã thực sự giúp học sinh nhớ từ ngay tại lớp. + Slap the board: Hình thức này đã giúp học sinh nhận ra từ vựng qua nghe hiểu và kiểm tra việc hiểu nghĩa từ của học sinh. Học sinh làm việc theo nhóm. Nhóm nào cũng muốn chiến thắng vì vậy các em hoạt động rất nhanh nhẹn và sôi nỗi. + What and Where: Tôi đã gợi ý để học sinh đưa ra được từ vựng rồi viết chúng vào các vòng tròn lên bảng, lần lượt (đọcxoáđọc) và tôi yêu cầu học sinh phải nhớ được từ và vị trí của nó để lên viết lại. Thoạt đầu một số em yếu còn nhút nhát nhưng dần về sau nhiều em đã rất mạnh dạn và muốn lên bảng để viết. Hình thức này đã giúp học sinh ghi nhớ và ôn luyện từ bằng cách viết từ + Matching words: Tôi yêu cầu học sinh nối nghĩa tiếng Việt với tiếng Anh hoặc với tranh. Phương pháp này tiết kiệm được thời gian và học sinh rất hào hứng làm việc, 90% học sinh xung phong lên bảng để nối, kể cả những em rất yếu. + Guessing pictures (đoán tranh): Phương pháp này đã giúp nhiều học sinh cùng nói và luyện từ mới một cách có ý nghĩa. 12
- + Bingo: Bằng cách này tôi đã giúp học sinh luyện tập được kỹ năng nghe và nối âm thanh nghe được với từ đúng. Học sinh thực hành rất sôi nỗi. Thậm chí học sinh còn đề nghị giáo viên cho làm lại để quyết giành chiến thắng. + Noughts and croses: Tôi đã dùng hình thức này để kiểm tra việc vận dụng từ mới trong câu và thực sự gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt hiệu quả cao về học tập từ. + Jumbled words: Bằng cách kiểm tra này tôi đã giúp học sinh luyện tập viết đúng chính tả của từ. Học sinh phải sắp xếp được các chữ cái lộn xộn thành một từ có nghĩa. + Taboo (trò chơi có thể hiểu như trò "Đuổi hình bắt chữ"): Trò chơi "Taboo" được tổ chức rất đơn giản. Học sinh được ngồi theo nhóm với một chồng thẻ từ mới úp xuống. Một học sinh lật thẻ lên và cố giải thích, ví dụ… để khiến những bạn khác nhớ ra từ mới. Học sinh đoán được từ mới ấy sẽ nhận được thẻ đó và bắt đầu một lượt chơi khác. Cuối buổi học, người chiến thắng là người nhận được nhiều thẻ từ mới nhất. + Hot seat (Ghế nóng): Trò chơi được tôi sử dụng nhiều để giúp học sinh ôn từ và khuấy động không khí (warm up). Lớp học được chia làm hai đội. Mỗi đội cử một bạn lên bảng, ngồi lên một chiếc ghế quay lưng với cả lớp. Các bạn còn lại trong đội cố gắng diễn tả từ vựng bằng cách diễn giải, ví dụ… để thi xem ai đoán ra nhanh hơn. Với những hình thức kiểm tra trên kết hợp với một số trò chơi tôi đã tổ chức cho các em, tôi nhận thấy các em hứng thú hơn với việc học từ vựng, ghi nhớ từ nhanh và lâu hơn, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng viết và sử dụng từ cho các em. Trong quá trình hướng dẫn học sinh học từ, nhớ từ và vận dụng từ tôi luôn theo dõi thái độ và kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh bổ sung cho việc nâng cao giờ dạy từ vựng. Tôi thường đưa bài tập luyện từ từ dễ đến khó để nâng cao 13
- dần trình độ và kỹ năng sử dụng từ cho các em(đặc biệt là đối tượng khá, giỏi). Các dạng bài tập tôi thường cho các em làm như sau: Gap fill: học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn văn. Choose the best answer: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án gợi ý. Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh. Listen and choose the best answer: Học sinh lắng nghe một đoạn bang và chọn đáp án đúng nhât. Với những bài tập này, một số học sinh khá, giỏi đã thể hiện năng lực, trí tuệ của mình và các em làm việc rất tích cực, chủ động. Còn những em khác có thể học hỏi ở bạn khi làm nhóm hoặc thực hiện bài tập nhiều lần để quen với những dạng bài tập này. Đây phần lớn là những dạng bài được dùng trong đề thi học kỳ nên khi được làm một cách thường xuyên, các em đều quen dần và không có sự bỡ ngỡ khi làm bài thi học kỳ. CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP. Mục đích của việc áp dụng những phương pháp dạy từ vựng này là để giúp học sinh học từ vựng một cách nhanh chóng và ghi nhớ dài lâu, nâng cao chất lượng việc học từ vựng cho học sinh. Việc giới thiệu từ vựng tuy chi ếm lượng thời gian không nhiều song chúng có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền để cho học sinh nắm vững và sử dụng ngôn ngữ sau này. Người giáo viên với vai trò của người hướng dẫn phải sử dụng những kỹ năng sao cho phù hợp trong quá trình giới thiệu từ vựng để đạt được mục đích mà bài học đề ra. Trong quá trình soạn bài, nhiệm vụ của người giáo viên phải lựa chọn kỹ năng, kỹ thuật thích hợp, chuẩn bị kỹ càng cho các lời dẫn gợi mở, các vật dụng cần thiết liên quan đến việc giới thiệu từ và chọn cách kiểm tra từ sao cho phù hợp gây hứng thú cho học sinh. 14
- Qua việc áp dụng các phương pháp dạy từ mới trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh của trường TH Thứa, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập cũng như chất lượng của học sinh trong các tiết học Tiếng Anh. Sự thay đổi đó được thể hiện cụ thể như sau: Học Tiếng Anh và ghi nhớ một số lượng từ vựng Tiếng Anh đối với các em ở bậc Tiểu học là một điều khó. Vậy làm sao để các em dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú trong quá trình học? Qua bài SKKN này, tôi muốn giới thiệu và đưa ra những phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng một cách dài lâu và hiệu quả. Sau khi sử dụng các phương pháp tôi nhận thấy: Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học. Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt. Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. Học sinh có tự tin hơn khi trình bày quan điểm trước lớp. Thích nói Tiếng Anh khi chào hỏi, yêu cầu, nhờ bạn một việc gì đó và xin phép Phản ứng nhanh hơn trước, nhớ từ nhiều. Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Thông qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài “Dạy Từ vựng Tiếng Anh tiểu học” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình. Ngoài ra giáo viên còn có thể khai thác các trang Web hỗ trợ việc học và dạy môn Tiếng Anh trên trang mạng xã hội. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang 15
- ngày một phong phú và rộng khắp, dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Giáo viên muốn dạy tốt môn Tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. Từ thông tin từ vựng, từ hình ảnh sống động đến các phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên Internet, giáo viên có thể vào trang Web “www.tieuhoc.info” là trang Web có nhiều phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh mới và các phương pháp, tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học rất phong phú đa dạng. Giáo viên trong giờ dạy có thể sự dụng nguồn tư liệu này một cách dễ dàng làm cho bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn. “www.thuvienviolet.com” là diễn đàn dành riêng cho giáo viên ở tất cả các lĩnh vực không riêng gì môn Tiếng Anh. Và rất nhiều trang Web khác mà giáo viên có thể chia sẽ cùng nhau. Bên cạnh đó có rất nhiều đĩa dạy học Tiếng Anh bằng hình ảnh do người bản địa kết hợp với người Việt dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Bộ đĩa học Tiếng Anh bằng hình ảnh: Fun with English, Go’s go, ABC English for children. Các bộ phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng Tiếng Anh…Các loại băng đĩa này khi áp dụng vào việc giảng dạy trẻ học Tiếng Anh rất bổ ích. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này không những giúp trẻ học tốt môn Tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận sớm với công nghệ thông tin. Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học trò cũng say sưa với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, hình thức học này rất lôi cuốn trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết cách hướng dẫn và kèm cặp trẻ trong quá trình tiếp cận. Cần chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ m ỉ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. Sử dụng các phương pháp dạy từ vựng lôi cuốn, tổ chức nhiều trò chơi hay dạy cho các em những bài hát vui nhộn để tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng. 16
- Khuyến khích học sinh đổi sang Tiếng Anh những điều các em nói bằng Tiếng Việt đồng thời sử dụng Tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạn học tập ở nhà. Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học. Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. Giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài. Cập nhập thông tin liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong trường Tiểu học. Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tự rèn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy. Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị trong phòng Tiếng Anh. Thực tế cho thấy, phương pháp giáo dục Tiếng Anh theo khuynh hướng giao tiếp rất khó áp dụng cho một lớp học có sĩ số đông. Ngoài việc phải vận dụng có nghệ thuật phương pháp giáo dục như đã nêu trên, một tiết học muốn thành công còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố bên ngoài, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị và trình độ học sinh là những yếu tố cơ bản. Muốn vậy, trước hết giáo viên phải nắm được mục tiêu của tiết học, nội dung tiết học, phương pháp kiểm tra đánh giá của tiết học. Ngoài ra, giáo viên phải hiểu được đặc điểm của học sinh xem họ còn thiếu những gì để đạt được mục tiêu của tiết học. Và để việc giảng dạy Tiếng Anh có hiệu quả hơn, ngoài việc đổi mới chương trình, phương pháp thì việc cần phải làm ngay là phân loại trình độ Tiếng Anh đầu vào của học sinh, chia nhỏ lớp theo trình độ, giới hạn sĩ số lớp và phân bổ thời gian dạy hợp lý. 17
- Sau khi tôi áp dụng những phương pháp dạy từ vựng một cách linh hoạt trong các tiết học, thật bất ngờ, các em tỏ ra rất háo hức khi được học từ vựng, các em cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa và cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn Tiếng Anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Một điều thật thú vị là sau giờ học, đôi lúc tôi bắt gặp các em chỉ tay vào một vài vật dụng hoặc sự vật gì trên đường và gọi tên chúng bằng những từ vựng Tiếng Anh mà các em đã được học một cách rất vui vẻ và tự nhiên. Qua đó, tôi nhận thấy vốn từ vựng đã đi sâu vào các em một cách khác nhẹ nhàng và tạo niềm vui hứng khởi cho các em. Theo tôi, những phương pháp mà tôi đã áp dụng đã đem lại một hiệu quả nhất định, giúp học sinh tăng vốn từ cũng những khả năng nhớ lâu lượng từ đó một cách dễ dàng. PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Là một giáo viên Tiếng Anh Tiểu học tôi luôn trăn trở làm thể nào để dạy cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức mà các em không cảm thấy áp lực. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, gây hứng thú nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Trong các phương pháp dạy học hay của các bạn đồng nghiệp mà tôi đã học hỏi và qua thực tiễn dạy học tôi muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình trong phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở học sinh Tiểu học . Tuy nhiên một phương pháp giáo dục cố định không thể là chìa khoá chung cho mọi giáo viên mà phải tuỳ thuộc từng hoàn cảnh lớp học, đối tượng học, nội dung học để mỗi giáo viên cần điều chỉnh các hoạt động giảng dạy hợp lý như nhà bác học Newton đã từng nói “Những điều ta biết chỉ là giọt nước, những điều chưa 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn