Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là quán triệt việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. Dạy bài mới của cô ở trên lớp. Xây dựng các dạng bài tập chính tả cơ bản cho Học sinh thực hành. Hình thành dạy học trên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ Ở LỚP 2 Tác giả sáng kiến: Lê Thị Thanh Hoàn Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngô Quyền
- Ngô Quyền, năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên. (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên) Tên tôi là: Lê Thị Thanh Hoàn Chức vụ: Giáo viên, tổ phó Tổ 2 + 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Ngô Quyền Điện thoại: 0987387337. Email: hoanthongvp@gmail.com Tôi làm đơn này xin trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên xem xét và công nhận Sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau: 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được đưa ra, nghiên cứu và áp dụng trong quá trình chủ nhiệm và giảng dạy trên lớp tại trường Tiểu học tôi công tác và được thực hiện qua nhiều năm học. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 10 năm 2018 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: 4.1. Quán triệt việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. 4.2. Dạy bài mới của cô ở trên lớp. 4.2.2. Dạy chắc phần ngữ âm. 4.2.3. Dạy các quy tắc và mẹo chính tả. 2
- 4.3. Xây dựng các dạng bài tập chính tả cơ bản cho Học sinh thực hành. 4.4. Hình thức dạy học trên lớp. 5. Điều kiện áp dụng: Lớp học đảm bảo đủ ánh sáng, trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp để tạo điều kiện, không khí học tập thoải mái cho thầy và trò. Giáo viên đủ kiến thức, đủ nhiệt tình và có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Cần có sự phối kết hợp tốt với Phụ huynh để hoàn thành tốt việc dạy và học. 6. Khả năng áp dụng: Sáng kiến này có thể áp dụng đối với Học sinh Tiểu học. 7. Hiệu quả đạt được: Sáng kiến này đã được áp dụng trong nhiều năm qua, đặc biệt năm học 20182019 tại lớp 2A1. Sáng kiến đã có hiệu quả và đã tạo điều kiện cho Học sinh có cải thiện được nhiều về lỗi chính tả của địa phương. 8. Các thông tin cần được bảo mật ( nếu có): không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xác nhận của Thủ trưởng đơn Ngô Quyền, ngày 06 tháng 5 năm 2019 vị Người nộp đơn (Ký tên, đóng dấu) Lê Thị Thanh Hoàn 3
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt nhằm giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trên cơ sở đó trong chương trình tiểu học mới đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp, dạy thông qua giao tiếp làm định hướng cơ bản. Bởi giao tiếp là hoạt động quan trọng để phát triển xã hội. Có nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, công tác giữa các thành viên trong xã hội. Trong ngôn ngữ mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng 2 hình thức là cơ bản nhất và quan trọng nhất vì nó là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm khẩu ngữ (nghe, nói ) và bút ngữ ( đọc, viết ). Chính vì lẽ đó mà trong môn Tiếng Việt ở tiểu học giáo viên là người giúp học sinh có kĩ năng đọc đúng và viết đúng chính tả. Song so với kĩ năng nghe và đọc thì kĩ năng nghe, viết của học sinh là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm. Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh những tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng hình thức viết vào hoạt động giao tiếp. 4
- Chữ viết là ký hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói. Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người. Trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu (bậc Tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ, sau đó bắt đầu dạy các em học chữ. Muốn đọc thông viết thạo trẻ phải được học chính tả. Từ đó tôi rút ra những kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy để có biện pháp dạy tốt hơn về phân môn này. Vào đầu năm học qua khảo sát thực tế phần đông các em sai rất nhiều lỗi chính tả, mà nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương, do không hiểu đầy đủ về các qui tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ. Song hiện tượng phương ngữ vẫn sẽ tồn tại vì nó là một thực tế và thực tế ấy đã, đang và sẽ diễn ra hằng ngày trong gia đình, ngoài xã hội (trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin …). Do đó giáo sư Hoàng Tuệ có nhận xét rằng “Trong đời sống xã hội tiếng địa phương, giọng địa phương là thân thương và luôn quan trọng về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật”. Vậy cái cần giải quyết là khắc phục những lỗi do phương ngữ tạo ra trên cơ sở nắm vững đặc điểm của nó. Còn đối với những thiếu hụt trong kiến thức về chính tả và ngữ nghĩa Tiếng Việt thì phải học, trước hết là học các “Quy tắc” “Mẹo” chính tả. Để giúp các em có kiến thức cơ bản, chắc chắn, để có những kĩ năng viết thành thạo không sai lỗi chính tả đó là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2”. 2. Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lê Thị Thanh Hoàn Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Ngô Quyền Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Số Điện thoại: 0987387337. Email: hoanthongvp@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Lê Thị Thanh Hoàn 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến áp dụng được trong ngành Giáo dục thành phố Vĩnh Yên, đặc biệt là cấp Tiểu học. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/10/2018 5
- 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận Thực hiện nhiệm vụ năm học 20182019 của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, của Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên và nhiệm vụ năm học của Trường Tiểu học Ngô Quyền với nội dung nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh Tiểu học. Trong quá trình dạy và học, phân môn chính tả rất quan trọng. Bởi chính tả rèn kĩ năng viết, nghe, đọc qua chữ viết đúng, đẹp của giáo viên còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt. Do đó viết đúng chính tả là việc cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả là vấn đề bức xúc và khó khăn. Vì vậy tôi nhận thấy rằng dạy chính tả phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng vùng, miền để giáo viên có hướng lực chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp đối với học sinh lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó phần lớn cũng phải phụ thuộc vào sự nhận thức, có ý chí phấn đấu, kiên trì nhẫn nại của mỗi học sinh. Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học tiếng Việt. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tích chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của tiếng Việt, cùng với phân môn tập viết, chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. mục đích của dạy học chính tả là rèn luyện khả năng”đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngô ngữ. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 2, mặc dù các em đã đọc thông viết thạo nhưng các em chưa nắm được những quy tắc thì việc viết chính tả cảu ác em còn gặp khó khăn rất nhiều. Tôi nhận thấy các em thường viết sai rất nhiều các phụ âm đầu như: Ng, ngh, gh, g, gi, d, x, s,…, âm cuối: Ng, t, c,… vần khó và dễ lẫn: Uênh, uêch, uya, ac, at, ut, uc…, lỗi do phát âm của địa phương như lẫn lộn dấu thanh, tiếng: dễ /dể; uống sữa/uống sửa; man/mang; ngát/ngác; mặn/mặng…Ngoài ra các em còn không hiểu nghĩa một số từ. Do vậy viết đúng đó là việc làm cần thiết và là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành cách viết đúng chính tả cho học sinh. 6
- 7.1.2. Cơ sở thực tiễn Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học. Do vậy nó được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng cho bậc Tiểu học. Trong giờ chính tả, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả cụ thể: viết đúng chữ ghi âm đầu, âm chính âm cuối, thanh điệu, viết đúng tên riêng, cách sử dụng đúng các dấu câu, kết hợp luyện tập chính tả với rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ và bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết như tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ,…; bồi dưỡng cho các em lòng yêu tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt. Chính tả ở Tiểu học có hai kiểu bài đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập không nhiều so với chính tả đoạn bài, song việc rèn kĩ năng qua bài tập có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Vì qua đó các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả. Đồng thời hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua bài viết và bài tập thực hành. Việc viết sai lỗi chính tả cho thấy kĩ năng viết của học sinh còn hạn chế. Các em chưa nắm vững âm vần còn phát âm sai, chưa viết được những âm vần khó (ch,/ tr; s/x ; v/d ; r / gi ; …/ay ai ; ut uc ; at ac ; an ang ; iu iêu yêu/uênh, oan, oang, oăn, oen, eo, oeo, uyên, uyêt, …). Học sinh chưa hiểu nghĩa của từ ( để dành tranh giành …), không nắm được qui tắc chính tả (ngh, k, gh chỉ đứng trước i, e, ê) lỗi do vô ý chưa cẩn thận ( thiếu dấu phụ, dấu thanh). Qua thống kê tôi thấy học sinh mắc phải các lỗi cụ thể sau : * Thanh điệu: Học sinh không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã. Ví dụ: Suy nghỉ, nghỉ ngợi, sửa chửa, … * Về âm đầu: Viết lẫn lộn với chữ cái ghi âm đầu Ví dụ : g/gh: Cái gế ng/ngh: Con ngé c/k: Cái céo ch/tr: Một chăm 7
- s /x: Chim xẻ, chia xẻ v/d: Dui dẻ, đi dề r/g: Cá gô ph: Pía Bên cạnh đó cho thấy quy ước của chữ quốc ngữ rất phức tạp, một âm có thể ghi bằng hai ba dạng như ngờ ghi bằng ng/ngh…Từ những lỗi sai đó cộng với sự phức tạp của chữ quốc ngữ nếu chúng ta không có biện pháp uốn nắn kịp thời thì dẫn đến sẽ hình thành thói quen không tốt ở học sinh. Vì vậy để giúp học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹp nên tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp các em học tốt phân môn chính tả . 7.1.3. Nội dung nghiên cứu Để giúp học sinh học tốt phân môn chính tả chúng ta phải lựa chọn và phối hợp các hình thức tổ chức học tập khác nhau trong lớp học để tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động cho quá trình dạy học, đồng thời giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp và phương pháp dạy khác nhau nhất là phần bài tập. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân từ đó tạo nên môi trường học tập thuận lợi cho học sinh. Ngoài việc giáo viên cung cấp từ khó, giải nghĩa từ, phân tích từ, học sinh còn phải tự tìm hiểu từ cùng nghĩa, trái nghĩa để có thể viết đúng. Từ đó phát huy được khả năng hiểu biết của từng học sinh. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để tiết học thêm phong phú và khắc sâu kiến thức. Dưới đây là những nguyên tắc dạy chính tả: 1. Nguyên tắc dạy chính tả gắn với việc phát triển tư duy: Phát triển tư duy cho học sinh gắn với sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn. Khi phân tích luyện tập, sửa chữa hoặc cung cấp kiến thức mới cần tiến hành theo một số thao tác tư duy để kích thích hứng thú tìm hiểu, giúp học sinh nắm chắc các hiện tượng và tìm ra cách giải quyết đúng đắn các hiện tượng đó.Tránh áp đặt máy móc những qui tắc mà học sinh chưa được gợi mở suy nghĩ để thực hiện một cách tự giác.Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các qui tắc chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác hệ thống tư duy hợp lí: a)Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc thành các bước cụ thể. b)Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logic. 8
- c)Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giải quyết nhiệm vụ chung. Ví dụ: Dạy cho học sinh phân biệt l/n là nói như viết, nói sao viết vậy. Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy đòi hỏi học sinh: Vận dụng các phương pháp thích hợp để rèn luyện các thao tác tư duy giúp học sinh chủ động tích cực lĩnh hội tri thức luyện kĩ năng chính tả tự động hóa. Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “Hiểu” tác dụng của chữ viết trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ viết trong quá trình giao tiếp. Luyện tập, thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng viết và kĩ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh. 2. Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói: Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và dạng thức viết. Nói và viết là những hoạt động có hai mặt: Một mặt, là hành động phát ra âm thanh hoặc viết thành chữ; một mặt là hoạt động giao tiếp có nội dung và mục đích cụ thể, biểu hiện bằng chất liệu âm thanh hay kí tự được nói hoặc viết ra thành lời (ngôn ngữ hoặc văn bản ). Chữ viết và chính tả là hệ thống hoạt động chức năng của ngôn ngữ. Chữ viết và chính tả có liên hệ hình thức ngữ âm với nội dung ngữ nghĩa của văn bản. Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói yêu cầu sự phát triển phong phú và đa dạng các kiểu loại bài tập thực hành giao tiếp. Học chữ và học viết chính tả là để viết thạo tiếng nói, để có công cụ học tập và giao tiếp và để phát triển ngôn ngữ. Hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập đúng đắn của học sinh đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn chính tả. 3. Nguyên tắc chính tả chú ý đến trình độ và phát triển ngôn ngữ của học sinh: Trước tuổi đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói. Hệ thống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ được hình thành ở trẻ một cách tự nhiên, tự phát và vô thức, thông qua dạng thức nói. Bước vào lớp 1(bậc tiểu học) trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với dạng viết của ngôn ngữ. Để nắm chắc dạng thức viết (biết viết, biết đọc chữ viết) trẻ em phải học chữ, viết chữ và học chính tả. Hệ thống chữ viết và hệ thống qui tắc chính tả được hình thành ở trẻ qua con đường học vấn một cách tự giác và có ý thức. Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ sẽ có một bước phát triển nhảy vọt, từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính, trẻ tiến đến tư duy khái quát trừu tượng và lí tính hoạt động ngôn ngữ của trẻ em phát triển. 9
- Khả năng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng. Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp Tiểu học là tri thức mới mẻ. Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính tả đề ra phải sát hợp với từng đối tượng.Ví dụ: Khi dạy chính tả ( từ lớp 1) phải coi trọng trước hết là mối liên hệ âm và chữ, phát âm và ghi âm, viết và đọc. Dần dần lên các lớp trên cung cấp những qui tắc biểu hiện mối quan hệ chữ – âm – nghĩa hoặc chữ nghĩa trong dạng thức viết của văn bản. 4. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không ý thức: Khi dạy chính tả cần kết hợp cả hai phương pháp dạy chính tả chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức. Viết chính tả không có ý thức được áp dụng trong trường hợp võ đoán, loại chính tả không gắn với một quy tắc chính tả nào như chính tả phân biệt phụ âm đầu d/gi, phân biệt phụ âm cuối c/t, n/ng...Trong trường học, cần sử dụng khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần nắm được các loại lỗi chính tả, nguyên nhân mắc lỗi, các quy tắc chính tả, xây dựng các mẹo chính tả để giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. Ví dụ: Khi đứng trước nguyên âm i, e, ê, iê Âm cờ viết là k Âm gờ viết là gh Âm ngờ viết là ngh Ngoài ra, người ta còn dựa vào kiến thức từ vựng – ngữ nghĩa để tìm ra các mẹo chính tả. Chẳng hạn sẽ viết sữa trong trường hợp sữa chỉ sự vật: Vú sữa, sữa tươi, uống sữa, sữa mẹ,...; sẽ viết sửa trong trường hợp chỉ hoạt động: Sửa soạn, sửa xe, sửa nhà, sửa sang,...Phương pháp dạy chính tả có ý thức vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Nó tiết kiệm được thời gian và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn. Tuy nhiên, với những trường hợp chính tả không có quy tắc, cần sử dụng phương pháp dạy chính tả không ý thức. Vì vậy khi dạy chính tả cần sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy chính tả. 7.1.3.1. Yêu cầu đối với học sinh * Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh Bước đầu giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách yêu cầu các em đọc lại bài nhiều lần, viết những từ khó ra bảng con. Hầu như bài chính tả nằm ở bài tập đọc nên tiết tập đọc giáo viên cần chú trọng luyện đọc cách phát âm, mở rộng từ cần hiểu nghĩa, từ đó đến tiết chính tả học sinh sẽ viết đúng hơn. 10
- Truy bài đầu giờ: Những buổi có tiết chính tả nhóm trưởng của các nhóm đọc các từ khó cho các bạn viết bảng con, khi vào tiết học sẽ khắc sâu kiến thức hơn. Ở phần kiểm tra: Giáo viên đọc lại những từ mà ở bài trước học sinh mắc lỗi nhiều và các từ ở phần bài tập cho học sinh viết bảng con. Sau đó giáo viên kiểm tra xem học sinh đã sửa được những lỗi đã mắc phải chưa. 7.1.3.2. Yêu cầu của giáo viên trên lớp Giáo viên đọc mẫu, nêu câu hỏi để học sinh nhớ lại nội dung của bài viết. Cho học sinh tự nêu từ khó để cả lớp cùng phân tích và so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh ở những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Từ gay gắt gay = g + ay gắt = g + ăt + thanh sắc Không được lẫn lộn với từ gai gắc Do phương ngữ của từng miền khác nhau nên cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm vững nghĩa của từ khó. Ví dụ: Học sinh đọc “Suy nghĩ” nhưng viết “Suy nghỉ” nên giáo viên giúp học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ” là tính toán điều gì đó. Vì vậy phải viết là “Suy nghĩ”. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là HS đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh…với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. * Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây: 11
- + ao/au/âu: Lao bàn + oe/eo: Mạnh khẻo + iu/êu/iêu: Chìu chuộng + ip/iêp: Liên típ + ui/uôi: Đầu đui + um/uôm/ươm: Cánh bườm * Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + at/ac: Đồ đạt + an/ang: Cây đàn + ăt/ăc: Mặt quần áo + ăn/ăng: Khăng quàng + ân/âng: Cái câng + êt/êch: Chênh lệt + ên/ênh: Lên đên + iêt/iêc: Thân thiếc + ut/uc: Núc áo + uôn/uông: Mong muống + uôt/uôc: Trắng muốc + ươn/ương: Con lương Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nh; t/c/ch. Mặt khác còn lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr; s/x; d/gi; v/d, phát âm không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã. Trong khi đó một số người miền Bắc chưa phân biệt l/n; d/gi. 7.1.3.3. Dạy các quy tắc và giúp học sinh ghi nhớ mẹo, quy tắc chính tả * Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau: * Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũa…sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử… 12
- * Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: Chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng…chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi… * Luật hỏingã Nếu các từ giống nhau về phụ âm đầu, yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại ). Ví dụ: Huyền + ngã: Sẵn sàng, vững vàng… Nặng + ngã: Mạnh mẽ, vội vã… Ngã + ngã: Nhõng nhẽo, dễ dãi… Ngang + hỏi: Vui vẻ, trong trẻo… Sắc + hỏi: Mát mẻ, vất vả… Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thủ thỉ… Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết cần rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải. Cho học sinh tự bắt lỗi chéo Giáo viên chấm bài của học sinh để phân ra các nhóm như: viết chậm, viết không cẩn thận, viết đẹp để nhận xét lưu ý đến học sinh, để rút sai giáo viên yêu kinh nghiệm cho các bài sau. Những em viết cầu sửa lại cho đúng ở cuối bài. Điều này giáo viên phải nhắc nhở thực hiện liên tục, thường xuyên để khắc phục lỗi chính tả. Ngoài viết đúng học sinh còn phải viết đẹp, đúng mẫu. Giáo viên có thể kết hợp với môn tập viết. Như vậy mỗi học sinh phải có 1 cuốn vở để luyện viết. 7.1.3.4. Xây dựng các dạng bài tập chính tả Có rất nhiều dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ. Ví dụ a) Bài tập lựa chọn: 13
- * Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau: + Em thích nghe kể ……………. hơn đọc ……………… (truyện, chuyện) + Quê hương là con …………… biếc (dìu, diều) + Bác Ba đang ………… xe đạp (sửa, sữa) b) Bài tập điền khuyết: Điền vào chỗ trống cho phù hợp: + d, r hoặc gi: …. án cá, …. ễ … ãi, trang …. ấy, … ậy sớm. + s hoặc x: …. ào …. ạc, … a ….ôi, đơn … ơ. + ươn hoặc ương: s ……. mù, cá ……… , vẫn v……… + ất hoặc ấc: gió b …, thứ nh….., quả g……, ph…… cờ. + iu hoặc iêu: th….. đốt, thả d……., gió h…. h…., buồn th…. c) Bài tập tìm từ: * Tìm các từ chứa có vần “ươt ” hoặc “ ươc ”có nghĩa như sau: + Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ;………………………… + Thi không đỗ: …………………… * Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau: + Cây trồng để làm đẹp:………………….. + Khung gỗ để dệt vải: ……………………… + Trái nghĩa với từ thật thà: ……………………………………………….. + Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố:……………………………….…. * Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có thanh hỏi: ………………………………… * Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có thanh ngã: ………………………………… * Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh bi ết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả. 7.1.3.5. Hình thức dạy học trên lớp Ở phần này, giáo viên cần lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Ví dụ: Tổ chức nhóm lớn, nhóm đôi, thi tiếp sức, làm cá nhân. 14
- Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát đôn đốc, phát hiện những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ. Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. 7.1.3.6. Kết quả nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em đã có hứng thú trong học tập, số lỗi sai trong bài viết không đáng kể (từ 56 lỗi là nhiều nhất), chữ viết ngày càng đẹp hơn nhờ các em đã nắm vững quy tắc, mẹo trong chính tả, biết cách phân tích và hiểu nghĩa của từ khó. Vì vậy kết quả cụ thể đạt được như sau : Phân môn chính tả giữa học kỳ II: TSHS SL Đạt % SL Đạt % SL Điểm Đạt % Điểm Điểm Trung bình Giỏi Khá 38 22 57,9% 10 26,3% 6 17,8% 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến áp dụng cho học sinh khối 2 và các lớp trong Trường Tiểu học. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện để cần thiết áp dụng sáng kiến: 9.1. Đối với phòng giáo dục: Phòng Giáo dục và Đào tạo thườ ng xuyên mở lớp bồi dưỡ ng chuyên môn cho giáo viên. 9.2. Đối với nhà trường Trường và tổ chuyên môn thường xuyên mở chuyên đề môn chính tả. Tổ chức giao lưu với trường bạn về chuyên đề môn Tiếng việt nói chung và môn chính tả nói riêng. Cung cấp tài liệu để giáo viên tham khảo. 9.3. Đối với phụ huynh Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để học sinh học tốt môn chính tả. Tự rèn cho học sinh viết một số từ khó trong bài tập đọc trước khi đến lớp. 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Những bài học thu được: 15
- Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu “Làm quen” với Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ...tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót. Để dạy tốt mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học… có liên quan đến chính tả. Nắm vững phương pháp giảng dạy sao cho linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng tuyên dương để khuyến khích học sinh kịp thời, tránh mắng phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm với bạn bè. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải có tính kiên trì, bền bỉ không nôn nóng. Vì để giúp các em học tốt chính tả là cả một quá trình lâu dài. Bởi có những em có tiến bộ ngay trong vài tuần, nhưng cũng có học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm. Do vậy nếu giáo viên không có cách hướng dẫn hợp lí, sự kiên trì thì kết quả sẽ không đạt kết quả cao. Giáo viên phải thường xuyên chấm, chữa bài để nắm được lỗi mà học sinh mắc phải để sửa chữa lỗi, uốn nắn kịp thời. Giáo viên phải thường xuyên phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh để nhắc nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà. 10.2. Lợi ích thu được của việc áp dụng sáng kiến của các cá nhân trong tổ. Sau mỗi tháng áp dụng sáng kiến vào thực tế các lớp. Tôi trực tiếp khảo sát chữ viết của học sinh thì kết quả đạt được đã có nhiều tiến bộ. Chúng tôi đã nhận thấy sự khả quan của sáng kiến. Chúng tôi càng phải động viên các em nhiều hơn để chữ viết của mỗi lớp đạt kết quả cao hơn. Sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể như sau: + Trước khi triển khai sáng kiến: Thời Tổng Điểm kiểm tra chữ viết gian Lớp số HS 9 10 7 8 5 6 Dưới 5 2A1 38 16 = 42,1% 12 = 31,5% 8 = 21,1% 2 = 5,3% 2A2 40 13 = 32,4% 14 = 34,1% 10 = 25% 3 = 7,5% Tháng 2A3 36 14 = 38,9% 12 = 33,4% 7 = 19,4% 3 = 8,3% 9 2A4 37 13 = 35,2% 15 = 40,5% 6 = 16,2% 3 = 8,1% 2A5 38 15 = 39,4% 13 =34,2% 8 = 21,1% 2 = 5,3% 16
- + Sau khi triển khai sáng kiến: Thời Tổng Điểm kiểm tra chữ viết gian Lớp số HS 9 10 7 8 5 6 Dưới 5 2A1 38 22 = 57,9% 14 = 36,8% 2 = 5,3% 0 2A2 40 25 = 62,5% 12 = 30,0% 3 = 7,5% 0 Tháng 2A3 36 21 = 58,3% 13 = 36,1% 2 = 5,6% 0 10 2A4 37 23 = 62,3% 11 = 29,6% 3 = 8,1% 0 2A5 38 22 = 57,9% 14 =36,8% 2 = 5,3% 0 10.3. Hướng nghiên cứu tiếp Qua gần một năm xây dựng và thực hiện sang kiến. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi có những bước tiến bộ rõ rệt. Để sang kiến được hoàn thiện hơn nữa tôi cần phải đề ra những biện pháp thiết thực hơn để không còn học sinh viết sai và nâng cao về việc rèn chữ viết và hướng cho học sinh không những viết đúng, làm tốt các bài tập mà còn rèn cho các em giữ vở sạch, chữ đẹp để có thể tham gia các cuộc thi “Viết chữ đẹp” ở các cấp đạt kết quả. 10.4. Danh sách tổ chức/ cá nhân tham gia áp dụng thử: STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Thanh Hoàn Trường Tiểu học Ngô Học sinh lớp 2A1 Quyền 2 Lương Thị Tường Vi Trường Tiểu học Ngô Học sinh lớp 2A2 Quyền 3 Nguyễn Hồng Nhung Trường Tiểu học Ngô Học sinh lớp 2A3 Quyền 4 Nguyễn Thị Luyến Trường Tiểu học Ngô Học sinh lớp 2A4 Quyền 5 Đỗ Minh Thu Trường Tiểu học Ngô Học sinh lớp 2A5 Quyền Ngô Quyền, ngày 03 tháng 5 năm 2019 Ngô Quyền,ngày 03 tháng 5 năm Thủ trưởng đơn vị 2019 (Ký tên, đóng dấu) Tác giả sáng kiến 17
- Lê Thanh Hoàn TÀI LIỆU THAM KHẢO Để sáng kiến đảm bảo lý luận và thực tiễn, tôi đã nghiên cứu tham khảo một số tài liệu sau: Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 2; Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học; Tạp chí giáo dục tiểu học; Từ điển Tiếng Việt; Điều tra qua : Trao đổi kinh nghiệm, đối chiếu, kiểm tra, đàm thoại. 18
- 19
- MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 3 2. Tên sáng kiến 4 3. Tác giả sáng kiến 4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4 7 Mô tả bản chất của sáng kiến 4 7.1 Về nội dung của sáng kiến 4 7.1.1 Cơ sở lí luận 4 7.1.2 Cơ sở thực tiễn 5 7.1.3 Nội dung nghiên cứu 6 7.1.3.1 Yêu cầu đối với học sinh 9 7.1.3.2 Yêu cầu với giáo viên trên lớp 9 . 7.1.3.3 Việc dạy quy tắc và giúp học sinh ghi nhớ mẹo, 10 quy tắc chính tả 7.1.3.4 Xây dựng các dạng bài tập chính tả 11 7.1.3.5 Hình thức dạy học trên lớp 12 7.1.3.6 Kết quả nghiên cứu 12 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến 13 8. Những thông tin cần được bảo mật 13 9 Các điều kiện để cần thiết áp dụng sáng kiến 13 9.1 Đối với phòng giáo dục 13 9.2 Đối với trường 13 9.2 Đối với phụ huynh 13 10 Đánh giá lợi ích thu được 13 10.1 Những bài học thu được 13 10.2 Lợi ích thu được của việc áp dụng sáng kiến của 14 các cá nhân trong tổ 10.3 Hướng nghiên cứu tiếp 15 10.4 Danh sách cá nhân dùng thử sáng kiến 15 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn