Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu sâu hơn về các biện pháp rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học mới, Đề xuất những biện pháp mà cá nhân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Mục lục NỘI DUNG TRANG Phần thứ nhất 2 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. 2 2.Đối tượng, phạm vi, thời gian, mục đích nghiên cứu: 2 3. Kết quả điều tra và thực trạng vấn đề. 3 3.1. Kết quả điều tra: 3 3.2. Thực trạng vấn đề. 3 3.2.1.Việc dạy của giáo viên: 3 3.2.2.Việc học của học sinh: 3 Phần thứ hai 5 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Xác định đúng mục tiêu của tiết Tập đọc. 5 2. Giáo viên phải soạn bài kĩ và chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo. 5 3. Hướng dẫn học sinh đọc bài, chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp. 6 4. Giáo viên cần phải đọc mẫu tốt: 7 5. Phân loại học sinh theo khả năng đọc: 8 6. Rèn cho học sinh kĩ thuật đọc ở từng mức độ: 8 6.1. Luyện đọc đúng: 8 6.2.Luyện đọc lưu loát: 10 6.3.Luyện đọc hiểu: 11 6.4.Luyện đọc diễn cảm: 12 * Khái quát hóa các giải pháp. 13 Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết luận: 14 2. Khuyến nghị: 15 2.1. Đối với giáo viên: 15 2.2. Đối với học sinh: Tác giả: Trần Hồng Hạnh 1/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Tập đọc là phân môn thực hành Tiếng Việt. Nhiệm vụ rất quan trọng của Tập đọc là củng cố năng lực đọc cho học sinh. Mà năng lực đọc lại được hình thành từ 4 kĩ năng: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Nếu học sinh tập đọc đạt kết quả tốt tức là giáo viên đã giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và học tập. Đọc cũng là công cụ đắc lực để giúp các em học tốt các môn học khác. Việc dạy học theo phương pháp mới “Lấy học sinh làm trung tâm” là phương pháp rất ưu việt. Nó tích cực hóa hoạt động của người học, thầy cô chỉ là người tổ chức, hướng dẫn. Trong hoạt động học tập, mỗi học sinh sẽ được bộc lộ mình và được phát triển. Nhưng để thực hiện được điều đó thì các em phải có khả năng đọc tốt. Đọc để nắm được nội dung bài yêu cầu gì, đọc lướt nhanh để chọn lọc thông tin trả lời cho câu hỏi mà giáo viên nêu ra. Nếu khả năng đọc hạn chế thì các em sẽ rất vất vả trong việc chủ động tiếp thu kiến thức mới, từ đó dẫn đến chất lượng học tập không đạt kết quả như mong muốn. Đối với học sinh lớp 5, khi học môn Tập đọc, các em được làm quen và tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau như: Văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học... Trong văn bản nghệ thuật có cả trích đoạn, kịch, thơ, văn xuôi... với số lượng chữ khá nhiều và yêu cầu cao hơn về tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút. Vậy làm thế nào để học sinh đọc đúng, đọc hay theo yêu cầu của phân môn? Đó là điều trăn trở khiến tôi chọn đề tài: “Giúp học sinh lóp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.” 2.Đối tượng, phạm vi, thời gian, mục đích nghiên cứu: 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và học sinh lớp 5 trong nhà trường. 2.2.Phạm vi nghiên cứu: Môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Tập đọc. 2.3. Thời gian nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã trăn trở suy nghĩ từ năm học 2018 -2019 và áp dụng vào năm học 2019 -2020. 2.4.Mục đích nghiên cứu. - Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các biện pháp rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học mới. Tác giả: Trần Hồng Hạnh 2/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. - Đề xuất những biện pháp mà cá nhân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học mới. 3. Kết quả điều tra và thực trạng vấn đề. 3. 1. Kết quả điều tra: Sau khi kiểm tra cuối học kì I năm học 2018 - 2019, xem kết quả báo cáo tổng hợp từ khối gửi lên, tôi thấy chất lượng môn Tiếng Việt chưa cao. Điều đó khiến tôi băn khoăn rất nhiều. Nhận bài kiểm tra của giáo viên, tôi thấy điểm ở phần đọc của các em rất thấp. Tôi liền xem xét tìm hiểu nguyên nhân để từ đó tìm hướng khắc phục tồn tại. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi thực hiện đề tài: +Đề khảo sát: Yêu cầu học sinh lớp 5 đọc 2 bài Tập đọc - Thầy thuốc như mẹ hiền ( trang 154- Tiếng Việt 5) - Ca dao về lao động sản xuất. ( trang 168 – Tiếng Việt 5) + Kết quả khảo sát: S Lớp Sĩ Đọc diễn Đọc đúng Đọc nhanh Đọc nhỏ, ấp T Số cảm tốt nhưng chưa còn sai từ úng, ngắt nghỉ T diễn cảm chưa đúng SL % SL % SL % SL % 1 5A 30 5 16,6 10 33,3 8 26,8 7 23,3 2 5B 29 4 13,9 11 37,9 7 24,1 7 24,1 3 5C 30 3 10 11 36,7 7 23,3 9 30 Khối 89 12 13,5 32 35,8 22 24,8 23 25,9 3.2. Thực trạng vấn đề. 3.2.1.Việc dạy của giáo viên: Qua kiểm tra và dự một số giờ Tập đọc của giáo viên lớp 5, tôi nhận thấy: Thời gian giáo viên dành cho học sinh luyện đọc còn quá ít, còn áp đặt cách đọc cho các em, học sinh phải đọc một cách thụ động. Giáo viên ít tổ chức, ít gợi ý để học sinh khám phá tìm hiểu cách đọc dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ Tập đọc chưa cao. 3.2.2.Việc học của học sinh: Trình độ học sinh không đồng đều. Chỉ có rất ít học sinh đọc đúng, nhanh và diễn cảm. Phần lớn các em đọc còn ngắc ngứ, nhát gừng, ngắt nghỉ, nhấn giọng chưa đúng chỗ, chưa biết diễn cảm. Trong khi đọc, một số em hấp tấp nên Tác giả: Trần Hồng Hạnh 3/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. dẫn đến việc đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ làm ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Một thực tế nữa là một số em học sinh ở thôn Hòa Hợp đọc và nói tiếng địa phương, đôi khi còn sai cả âm và vần. Một số em học sinh tự cho rằng mình đã đọc thông thạo nên không chú tâm rèn kỹ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm. Tóm lại chất lượng đọc đúng và diễn cảm còn thấp, số học sinh đọc rõ ràng, lưu loát cũng như đọc diễn cảm chưa nhiều . Tác giả: Trần Hồng Hạnh 4/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Phần thứ hai GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhỏ giúp giáo viên khối 5 nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc. 1. Xác định đúng mục tiêu của tiết Tập đọc. Mục tiêu của giờ học Tập đọc chính là cái đích mà thầy trò cần đạt được sau giờ học, nó sẽ được cụ thể hoá thành các nội dung dạy học. Giờ học thực chất là quá trình tổ chức để chuyển nội dung dạy học từ thầy sang trò. Nếu giáo viên xác định sai, xác định thiếu hoặc không xác định được mục tiêu của môn học thì tiết học đó không bao giờ đạt hiệu quả cao được. Vì thế, để tiến hành một giờ dạy Tập đọc thành công (trong đó có rèn đọc diễn cảm) thì mỗi giáo viên cần phải có kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng: kỹ năng xác định mục tiêu của môn học, tiết học, một vấn đề mà nhiều giáo viên còn xem nhẹ trong quá trình dạy học. Ví dụ: Khi dạy bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” giáo viên cần xác định mục tiêu của bài: *Kiến thức: - Đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông. - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Từ đó có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình, xung quanh em. * Kĩ năng: Quan sát, đọc và trả lời câu hỏi…… * Thái độ: Biết yêu thiên nhiên và giữ gìn môi trường sống xung quanh em luôn sạch sẽ. 2. Giáo viên phải soạn bài kĩ và chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo. Muốn cho tiết dạy Tập đọc đạt chất lượng cao, học sinh đọc tốt thì trước hết người giáo viên phải lập kế hoạch cho tiết dạy của mình thật chu đáo. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu của tiết dạy đó, học sinh cần phải nắm được những gì về: Kiến thức, kĩ năng đọc, và thông qua đó giáo dục các em những phẩm chất gì. Từ đó, giáo viên tiến hành soạn bài với các bước lên lớp, khai thác nội dung bài phù hợp với mục tiêu tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài: “Tranh làng Hồ” ( Tuần 27 ) người giáo viên cần chuẩn bị từ 3 đến 4 bức tranh làng Hồ để phục vụ cho phần giới thiệu bài; chuẩn bị tranh lợn ráy vẽ khoáy âm dương để phục vụ cho phần giảng từ, giảng ý... Có Tác giả: Trần Hồng Hạnh 5/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. như vậy thì sau khi học xong bài, hình ảnh về tranh làng Hồ mới tạo ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của các em, làm cho các em nhớ bài lâu hơn. Đối với phần yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, người giáo viên cần chuẩn bị sẵn đoạn cần luyện đọc hay và tự tìm phương án để rèn cho học sinh đọc đúng, đọc hay. Xem bài Tập đọc cần nhấn giọng ở từ ngữ nào, gạch chân từ ngữ đó để học sinh nhớ; hoặc cần ngắt giọng ở đâu để thể hiện rõ ý của câu, của từ. Giáo viên cũng cần phải chú ý gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng, đánh dấu ở những chỗ cần ngắt giọng để học sinh sẽ nhìn rõ và đọc tốt hơn. Ví dụ: Câu : “ Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng sững chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn ” ( Bài Phong cảnh đền Hùng) 3. Hướng dẫn học sinh đọc bài, chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp. Nếu chỉ có giáo viên chuẩn bị bài cho việc đọc tốt, đọc diễn cảm thì chưa đủ mà đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo. Do đó từ cuối tiết học trước, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ thể về cách đọc; trả lời câu hỏi ở phần tìm hiểu bài để học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Cần nhắc học sinh đọc bài nhiều lần để phát hiện từ khó, những âm vần dễ lẫn, câu dài..... Cuối mỗi bài Tập đọc, giáo viên nên dành thời gian cho việc hướng dẫn học sinh bài Tập đọc ở nhà bằng cách đọc mẫu một lần, hướng dẫn các em cách đọc...... Ví dụ: Bài “Lòng dân” (Tiếng Việt 5 – tập 1) Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm lời của nhân vật, sự khác nhau về giọng đọc của từng nhân vật. Giọng cai và lính: đọc với giọng hống hách, xấc xược. Giọng dì Năm và chú cán bộ: đọc với giọng tự nhiên. Giọng An: đọc giọng của một đứa trẻ đang khóc. Để rèn luyện khả năng đọc diễn cảm cho học sinh, đầu giờ học (15 phút truy bài đầu giờ) giáo viên có thể yêu cầu các em tự kiểm tra theo cặp hoặc theo nhóm. Cứ một em đọc thì em kia (hoặc cả nhóm) theo dõi và sửa các lỗi sai cho bạn, như lỗi phát âm, cách đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cách ngắt nghỉ, lên xuống giọng, cách đọc lời của từng nhân vật... Giáo viên cũng phải luôn luôn nhắc nhở học sinh khi đọc cần ngồi đúng tư thế, phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp. Khi đứng đọc, tư thế phải thật thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm đúng cách. Khi đọc thành tiếng là đọc cho cô và tất cả các bạn trong lớp cùng nghe chứ không phải chỉ để cho mình cô giáo nghe nên cần đọc đủ cho tất cả nghe rõ mà cũng không cần đọc quá to. Đối với Tác giả: Trần Hồng Hạnh 6/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. những học sinh đọc quá nhỏ, cần kiên nhẫn luyện đọc cho các em và động viên, khuyến khích các em đọc to dần lên. 4. Giáo viên cần phải đọc mẫu tốt: Đặc điểm của học sinh Tiểu học là hay bắt chước giọng đọc của cô, các em nhất mực đọc theo cô. Nếu giáo viên đọc mẫu tốt thì học sinh sẽ háo hức, thích thú bước vào phấn tìm hiểu nội dung và sẽ nắm bài chắc hơn. Vì vậy, trước mỗi giờ dạy, giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài dạy, tìm cách đọc hay nhất và tập đọc nhiều lần. Trên lớp, cần chú ý đọc mẫu thật tốt để học sinh cảm thụ được bài học hiệu quả nhất. Trong một tiết Tập đọc, giáo viên có thể: + Đọc mẫu ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết học. + Đọc mẫu từ, cụm từ, câu, đoạn hay đọc mẫu toàn bài. Tùy theo từng bài, từng nội dung mà giáo viên lựa chọn cách đọc mẫu phù hợp. Với các bài Tập đọc không khó lắm, giáo viên nên đọc mẫu toàn bài trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, sau khi cho học sinh luyện đọc đúng. Ví dụ các bài: Trồng rừng ngập mặn, Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng; Tiếng rao đêm…… Với các bài là văn bản nghệ thuật khó đọc, chúng ta nên đọc mẫu sau khi giới thiệu bài rồi mới hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng. Ví dụ: các bài: Thái sư Trần Thủ Độ; Người công dân số Một (kịch)…. Ví dụ : Bài thơ “Đất nước” toàn bài đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. Giọng đọc phù hợp thể hiện cảm xúc ở từng khổ thơ. Khổ thơ 1 và 2: Giọng tha thiết, bâng khuâng. Khổ thơ 3 và 4: Nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào. Khổ thơ 5: Đọc giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính. Ở từng khổ thơ, chúng ta cũng phải lưu ý cách ngắt nhịp, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm….. “ Mùa thu nay / khác rồi Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi Gió thổi rừng tre / phấp phới….” Với tất cả các bài Tập đọc trong chương trình, giáo viên chọn ra đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm, rồi đọc mẫu sau khi cho học sinh trao đổi tìm ra giọng đọc thích hợp nhất. Sau khi đọc mẫu giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để giúp các em tìm ra cách đọc phù hợp và hay nhất. Tác giả: Trần Hồng Hạnh 7/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. 5. Phân loại học sinh theo khả năng đọc: Sau khi nhận lớp, chúng ta cần tìm hiểu, điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh, rồi tiến hành lựa chọn, phân loại học sinh theo kĩ năng đọc. +Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm. +Đối tượng 2: Học sinh đọc to rõ, lưu loát nhưng chưa diễn cảm. +Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng… Dựa vào đó chúng ta sắp xếp chỗ tạo thành những đôi bạn cùng tiến, những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá. Ở những tiết học đầu tiên, chúng ta cần nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, đồng thời cũng cho các em biết cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kì và cả năm học. 6. Rèn cho học sinh kĩ thuật đọc ở từng mức độ: 6.1. Luyện đọc đúng: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc thiếu từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng còn bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. -Theo phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, thời gian luyện đọc của học sinh rất được chú trọng. Phần hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng chiếm tới hơn 10 phút. Trong khoảng 10 phút ấy, học sinh được đọc 3 lần: lần 1 đọc nối tiếp sửa phát âm, lần 2 đọc nối tiếp giải nghĩa từ, lần 3 đọc đánh giá (Luyện đọc lại); sau đó học sinh luyện đọc theo cặp. Vậy người giáo viên phải sử dụng 10 phút này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên soạn bài không đưa ra những phương án rõ ràng, cần phải hường dẫn học sinh đọc từ khó nào, phát âm để luyện đọc ngọng ra sao, những từ ngữ nào cần giải nghĩa bằng từ điển, những từ nào cần giải nghĩa bằng cách quan sát vật thật hay giải nghĩa từ bằng cách tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với nó, và nếu học sinh đọc sai mà giáo viên không đưa ra được cách sửa sai hợp lí....thì sẽ dẫn tới lãng phí thời gian luyện đọc mà không đạt kết quả như mong muốn. Trước khi dạy mỗi bài Tập đọc, tôi dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải, những từ, câu khó học sinh chưa đọc tốt để luyện. Ngoài ra, việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh còn phải được thực hiện trong cả các giờ học các phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Trong các giờ học, chúng ta nên thường xuyên chú ý đến cả kĩ năng đọc cho học sinh. Muốn viết bài, làm bài tốt thì trước tiên học sinh phải đọc tốt, hiểu được nội dung của bài, yêu cầu của bài. Tác giả: Trần Hồng Hạnh 8/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, đọc đúng chính âm, đặc biệt không đọc theo cách phát âm địa phương. Cần phân biệt các âm, vần, thanh khó đọc, dễ lẫn: l/n; ươu/ iêu; au/ âu; thanh hỏi/ thanh ngã. Ví dụ: + Bài “Tiếng rao đêm” : . Luyện đọc đúng các âm đầu: bốc lửa, lom khom, nạn nhân, nằm lăn lóc, cây rầm sập xuống…Các vần khó: đêm khuya, cấp cứu, … . Các tiếng có thanh ngã: tĩnh mịch, não ruột, khập khiễng, mềm nhũn… Với một số bài có các từ, tên riêng phiên âm từ tiếng nước ngoài giáo viên cần đọc mẫu cho học sinh đọc lại: Ví dụ : Bài “ Những con sếu bằng giấy” cần chú ý: Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki, Xa- da- cô Xa- xa- ki. Phần này tôi kết hợp trong lúc cho học sinh luyện đọc cá nhân. Việc đọc đúng không chỉ dừng lại ở việc đọc chính xác, không thêm từ, bớt từ mà còn phải ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, dấu hai chấm. Đối với những bài văn xuôi, ngoài việc lưu ý đọc đúng những câu có dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm, câu khiến,…) ta còn lưu ý đọc đúng những câu dài. Học sinh phải biết ngắt giọng ở sau những cụm từ thích hợp, biết dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng cách ngắt nhịp ở các câu. Ví dụ: Khi học bài “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” cần yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, dứt khoát, cả bài đọc với giọng thông báo, khẳng định để người nghe thấy rõ được quyền lợi và bổn phận của trẻ em. Đã là luật thì phải đọc chính xác đến từng câu chữ, ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy. Nếu các em chỉ cần thêm từ hoặc bớt 1 từ thôi thì nội dung của điều luật đó sẽ bị hiểu sai, rất nguy hiểm. Đối với những bài tập đọc là thơ thì giáo viên còn phải hướng dẫn cụ thể chỗ ngắt nhịp theo từng khổ thơ, ý thơ. Ví dụ : Trong bài “Bầm ơi” (Sách Tiếng Việt lớp 5- tập II) nhà thơ Tố Hữu viết theo thể thơ lục bát. Ở thể thơ này, người ta thường ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Nhưng có những câu thơ ta phải hướng dẫn học sinh đọc như sau: Bầm ơi/ có rét không bầm? (2-4) Heo heo gió núi/ lâm thâm mưa phùn (4-4) Những học sinh đọc quá nhanh dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ, giáo viên cần tập cho các em tính cẩn thận, bình tĩnh khi đọc bài, cần nhìn kĩ từ ngữ để đọc cho chính xác hơn. Tác giả: Trần Hồng Hạnh 9/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Trong các tiết học Tập đọc, giáo viên cần cố gắng tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia đọc thành tiếng với nhiều hình thức như: đọc tiếp nối đoạn, đọc trong nhóm, đọc phân vai,… 6.2.Luyện đọc lưu loát: Như chúng ta đã biết, chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết nhưng khi đọc ta lại không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc theo từng từ, cụm từ. Khi học sinh tập đọc không để các em đọc rời rạc từng âm tiết như kiểu đọc nhát gừng. Nếu để học sinh đọc theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý của câu văn nên tôi phải hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ. Ví dụ: “Mấy tên lính mã tà/ hớt hải/ xách súng chạy rầm rầm.”. *Biện pháp : Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau: - Viết câu văn khó đọc ( đã chuẩn bị từ trước) ra bảng phụ. - Với những học sinh đọc yếu, giáo viên đọc mẫu ngắt nghỉ sao cho thật chuẩn. Sau đó, cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô, nếu đúng chúng ta sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt. Nếu học sinh chưa phát hiện ra tôi có thể đọc mẫu lần thứ 2 những câu đó để học sinh có thể nhận ra. Đồng thời tôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp dấu chấm( phải nghỉ hơi), gặp dấu phẩy phải ngắt hơi. Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ, chúng ta gọi một số học sinh khá đọc, sau đó mới gọi những em hay đọc ê a, ngắc ngứ lên đọc. Việc rèn luyện đọc không phải một vài lần các em có thể đọc lưu loát nên giáo viên phải kiên trì tiến hành trong một thời gian. Cần lưu ý khi còn những em đọc ê a, ngắc ngứ thì phải sửa một cách triệt để, có thể phải hướng dẫn từng cụm từ; giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu cụm từ thứ nhất sau đó cho học sinh đọc yếu đọc lại cụm từ đó rồi mới chuyển sang cụm từ khác và cũng theo trình tự đúng như vậy. Cuối cùng cho học sinh đọc lại cả đoạn văn đó. - Giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ thời gian ngắt nghỉ. Thông thường, hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng thời gian ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó phải ít hơn thời gian nghỉ khi đọc gặp dấu chấm. Giáo viên cũng cần lưu ý với học sinh: nếu ngắt nghỉ quá lâu sẽ làm cho người nghe cảm thấy rời rạc. Đọc lưu loát là đọc không ê a, ngắc ngứ. Đọc lưu loát chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng. Vậy khi đọc, phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được. Để học sinh đọc lưu loát đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài tốt, học sinh phải đọc trước nhiều lần. Đối với những em đọc chậm, giáo viên nên tổ chức cho các em luyện đọc vào giờ truy bài giờ ra chơi...Trên lớp, cần hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, chúng ta cần kết hợp các biện pháp như: Đọc tiếp nối đoạn Tác giả: Trần Hồng Hạnh 10/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. trên lớp, đọc thành tiếng trong nhóm, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Ví dụ: Khi một học sinh đọc cá nhân, tôi cho cả lớp đọc thầm theo. Ngoài ra, tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện,…kết thúc trò chơi cho học sinh nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất, nhanh nhất và rút kinh nghiệm cho những lần chơi sau. 6.3.Luyện đọc hiểu: Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản thì trong dạy Tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đây là vấn đề cần thiết quan trọng đối với học sinh lớp 5. Có hiểu được nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm được.Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm, đọc lướt. Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng vì nhanh hơn 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản vừa đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức - đọc hiểu. Kết quả đọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. *Biện pháp:Trong dạy Tập đọc, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với luyện đọc. Một giờ tập đọc có thể cho học sinh đọc thầm nhiều lần, đồng thời tôi giao cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. - Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài, 1 học sinh khá đọc bài, cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm nội dung bài . - Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt ), cả lớp cũng đọc thầm theo ( 2 lượt ) để luyện phát âm và hiểu thêm về các từ ngữ trong bài. - Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 1 ( hoặc nội dung đoạn 1) cho học sinh đọc thầm đoạn 1. - Đọc thầm lần 4: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 2 ( hoặc nội dung đoạn 2 ) cho học sinh đọc thầm đoạn 2. - Đọc thầm lần 5: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 3( hoặc nội dung đoạn 3 ) cho học sinh đọc thầm đoạn 3. - Đọc thầm lần 6: Trước khi luyện đọc diễn cảm bài, cho học sinh đọc thầm để tìm ra giọng đọc của bài. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, chúng ta chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài, chú ý các câu hỏi giúp học sinh tìm Tác giả: Trần Hồng Hạnh 11/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa của từ, tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa,… Ví dụ: Bài “Người công dân số Một” ( SGK Tiếng Việt 5 tập Hai ) có câu hỏi 3: Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai ? + Giáo viên đưa hình ảnh minh họa cho học sinh quan sát. + Giải nghĩa từ “ công dân ” + Em hiểu “công dân” nghĩa là gì? + Đặt câu với từ “ công dân ”. Sau đó, giáo viên cho học sinh tìm hiểu cách đọc đoạn này sau khi đã tìm hiểu nội dung bài, giúp các em thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương. Việc giáo viên yêu cầu học sinh tìm dàn ý bài, nắm ý chính của đoạn, bài, hiểu được nội dung, nghệ thuật bài đều nhằm giúp cho học sinh có cách đọc đúng, đọc diễn cảm. 6.4.Luyện đọc diễn cảm: Trong tiết Tập đọc, sau phần hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng và tìm hiểu nội dung bài sẽ đến phần luyện đọc diễn cảm. Thời gian cho phần này cũng tương đương phần luyện đọc đúng, vào khoảng hơn 10 phút. Đây là phần luyện đọc có yêu cầu cao hơn và dựa trên kết quả của phần luyện đọc trước. Bởi vì, nếu có đọc đúng, đọc chuẩn thì học sinh mới đọc hay và diễn cảm. Người giáo viên muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm cần phải chú ý hướng dẫn từng bước, cụ thể như sau: - Khi gọi học sinh đọc nối tiếp các đoạn của bài, giáo viên cũng cần chú ý gọi những em đã đọc đúng và đọc chuẩn. Khi các em đọc, giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp đọc lướt theo bằng mắt và chú ý để tìm hiểu xem ở những đoạn đó các bạn đã đọc như thế nào? Đã hay chưa? Theo em cần phải bổ sung gì để đọc được hay? Giáo viên yêu cầu học sinh tự do phát biểu những nhận xét và bổ sung ý kiến theo ý mình để từ đó rút ra cách đọc chung cho cả bài. - Sau đó, giáo viên cùng với học sinh đi sâu để tìm cách đọc hay cho một đoạn cụ thể. Ở phần này, giáo viên nên lấy ý kiến của các em: “Thích đọc đoạn nào nhất?”. Nếu đa số học sinh trong lớp thích đoạn đó thì tôi sẽ cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn mà các em thích. Thường thì các em lựa chọn đoạn, đa số là trùng với phần lựa chọn của giáo viên khi soạn bài, như vậy tiết học sẽ diễn ra theo ý đồ của giáo viên. Nhưng cũng có những bài, học sinh lại không thích những đoạn nằm trong dự định của giáo viên. Nếu xét thấy đoạn đó phù hợp với yêu cầu cần luyện thì giáo viên vẫn ủng hộ các em, để tạo hứng thú và sự chủ động cho học sinh. Tác giả: Trần Hồng Hạnh 12/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Khi giáo viên viết đoạn cần luyện đọc lên bảng, cần yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm ra cách đọc hay, ngắt giọng ở sau dấu câu, sau cụm từ nào, hay nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm nào để làm nổi bật nội dung của đoạn. Sau đó sử dụng phấn màu để điền dấu ngắt và gạch chân những từ cần nhấn giọng để học sinh luyện đọc. Ví dụ: Khi giáo viên hướng dẫn đọc đoạn 1 của bài “Tranh Làng Hồ”, cần sử dụng kí hiệu như sau: “Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt/, chăn nuôi lắm/ mới khắc được những tranh lợn ráy/ với những khoáy âm dương rất có duyên/ mới vẽ được những đàn gà con đang tưng bừng như ca múa/ bên gà mái mẹ//.” Sau đó cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi hoặc nhóm 4- tùy theo mức độ đoạn đọc dài hay ngắn. Thời gian luyện đọc ở bước này từ 3-4 phút là đủ để mỗi em đều được luyện đọc. Khi rèn đọc diễn cảm, giáo viên cần thường xuyên chú ý đến: + Đối với những học sinh hiếu động, ta nên chỉ định cho các em đọc nối tiếp hay bổ sung ý kiến bạn vừa nêu. Có như vậy các em sẽ tập trung vào bài giảng hơn. + Với những học sinh rụt rè, nhút nhát, giáo viên cần thường xuyên động viên, khuyến khích để các em đỡ luống cuống và tự tin hơn. + Đối với học sinh đọc diễn cảm chưa tốt, cần tổ chức cho các em đọc diễn cảm theo nhóm để các em kém cặp, giúp đỡ lẫn nhau. Sau mỗi giờ Tập đọc, chúng ta nên kiểm tra xem các em đã đọc diễn cảm chưa thông qua việc đọc thành tiếng ở cả ba đối tượng. Người giáo viên phải thật tinh ý khi gọi các em đọc. Khi đưa ra những ý kiến nhận xét bình chọn cá nhân hoặc nhóm đọc hay, giáo viên cũng phải thật tế nhị để các em nhận ra những thiếu sót của mình. Những lời động viên, khích lệ cũng không thiếu với các em đã có nhiều cố gắng. Khái quát hóa các giải pháp: Để dạy học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, người giáo viên phải rèn cho mình đọc mẫu thật chuẩn và diễn cảm. Dạy đúng đặc trưng của môn học, cần có biện pháp dạy đọc phù hợp với từng đối tượng. Giáo viên chuẩn bị kĩ bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ trước khi tới lớp. Chú ý hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, có yêu cầu cụ thể học sinh luyện đọc trước bài nhiều lần ở nhà. Phân công những em đọc tốt kèm cặp, giúp đỡ những em đọc chưa tốt, phải rèn cho học sinh kĩ thuật đọc ở từng mức độ, cần tổ chức các hình thức thi đọc phong phú, khen chê kịp thời và công bằng để động viên, khuyến khích học sinh. Và điều quan trọng nhất là giáo viên phải có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc…… Tác giả: Trần Hồng Hạnh 13/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Sau khi áp dụng đề tài của mình vào các lớp, tôi nhận thấy chất lượng đọc của các em có chuyển biến rõ rệt. Hầu hết các em đều say mê học tập, yêu thích môn học. Đó là điều mà tôi rất hài lòng. Tôi đã tiến hành khảo sát các lớp và thấy số lượng các em đọc đúng, đọc diễn cảm đã tăng lên đáng kể. + Đề bài khảo sát: Yêu cầu học sinh đọc 2 bài Tập đọc - Thầy thuốc như mẹ hiền ( trang 154- Tiếng Việt 5) - Ca dao về lao động sản xuất. ( trang 168 – Tiếng Việt 5) + Kết quả khảo sát khi đã thực hiện đề tài: S Lớp Sĩ Đọc diễn Đọc đúng Đọc nhanh Đọc nhỏ, ấp T Số cảm tốt nhưng chưa còn sai từ úng, ngắt nghỉ T diễn cảm chưa đúng SL % SL % SL % SL % 1 5A 34 14 41,1 11 32,4 5 14,7 4 11,8 2 5B 29 10 34,5 9 31 6 20,7 4 13,8 3 5C 30 11 36,7 10 33,3 3 10 6 20 Khối 93 35 37,5 30 32,2 14 15,1 14 15,2 + Bảng so sánh đối chứng. Thời gian Đọc diễn Đọc đúng Đọc nhanh Đọc nhỏ, ấp cảm tốt nhưng chưa còn sai từ úng, ngắt nghỉ diễn cảm chưa đúng Trước khi thực hiện 13,5 % 35,8 % 24,8 % 25,9 % Sau khi thực hiện 37,5 % 32,2 % 15,1 % 15,2 % So sánh Môn Tập đọc không phải là môn học mới mẻ với các em học sinh lớp 5 vì các em đã được tiếp cận từ các lớp dưới. Để giúp các em tiếp thu tốt mà không nhàm chán, mỗi giáo viên phải thật sự say mê nghiên cứu tài liệu, không ngừng sáng tạo trong cách dạy, thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tạo niềm say mê cho học sinh. Hiện nay, ở mỗi nhà trường đều được trang bị những thiết bị dạy học hiện đại. Nếu giáo viên thường xuyên học hỏi và cho học sinh được học những tiết giáo án điện tử thì mỗi tiết dạy sẽ trở Tác giả: Trần Hồng Hạnh 14/15
- Giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng đọc đúng, đoc diễn cảm. thành một sân chơi trí tuệ cho các em. Qua đề tài này, tôi chỉ mong muốn góp phần tăng thêm một số biện pháp giảng dạy môn Tập đọc cho giáo viên lớp 5. 2. Khuyến nghị: 2.1. Đối với giáo viên: - Nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, tổ chức cho học sinh được phát huy tính tích cực, sáng tạo. - Bản thân giáo viên luôn phải có ý thức phấn đấu rèn luyện, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình thông qua các chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp. - Tổ chức hiệu quả việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. - Sau mỗi tiết dạy, giáo viên tự rút kinh nghiệm cho mình, ghi chép vào sổ nhật kí giảng dạy để áp dụng vào những năm học sau đó. - Ngoài ra, giáo viên phải có lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề. 2.2. Đối với học sinh: Luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập, không được dấu những điều mình chưa biết, chưa hiểu, mạnh dạn đưa ra những thắc mắc, những ý tưởng tạo bạo trong suy nghĩ của mình. Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2020 Tác giả Trần Hồng Hạnh Tác giả: Trần Hồng Hạnh 15/15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn