Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả
lượt xem 4
download
Đề tài “Giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả” nhằm giúp học sinh đi đôi với làm quen với âm vần, tập đọc và đọc trôi trải văn bản thì các em phải tập viết đúng đi đến luyện viết đẹp. Với đề tài này tôi hi vọng rằng sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng viết của mình. Từ đó các em đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả
- GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở lớp Một, lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc với chữ viết, với con chữ, nếu trong quá trình giảng dạy không có sự nhiệt tình của giáo viên, sự uốn nắn kịp thời khi học sinh gặp sai sót thì học sinh sẽ không học tốt được môn Tiếng Việt và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu các môn học khác ở các lớp trên. Riêng phân môn Chính tả là phân môn hoàn toàn mới lạ đối với các em, khi học bài chính tả nghe viết học sinh không những vận dụng các kĩ năng nghe, viết mà còn phải nắm được quy tắc chính tả mới viết chính xác được bài viết… Với riêng bộ môn Tiếng Việt, sai chính tả làm giảm đi nhiều hiệu quả thẩm mỹ, làm sai lệch thông tin cần truyền đạt, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau với cùng một văn bản, hạn chế mức độ cảm thụ của người đọc, người nghe. Là một giáo viên dạy lớp một, tôi luôn mong muốn học sinh của mình phải nắm bắt được từng con chữ và biết thể hiện chúng mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết. Với lí do trên tôi đã chọn đề tài “Giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả” để nghiên cứu. B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG 1/ Thuận lợi Được sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, bước sang tuần học thứ 10 khối đã tổ chức thao giảng nhằm thống nhất phương pháp dạy phân môn chính tả để dạy buổi 2. Là lớp điểm sáng của khối 1 trong trường nên đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập, có khả năng tiếp thu bài khá nhanh. Đa số các em rất ham thích học môn Tiếng việt nói chung và nói riêng là phân môn chính tả. Bản thân là giáo viên dạy lớp 1 nhiều năm, luôn tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy. 1
- Có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà trường – Gia đình nên rất thuận tiện trong quá trình phối hợp giáo dục học sinh. 2/ Khó khăn Học sinh lớp 1, các em còn rất nhỏ, nên thích chơi hơn thích học, các em thường không tập trung vào bài giảng. Các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với các con chữ nên việc tiếp thu khi viết chính tả còn chậm hơn so với các bạn khác. Cách cầm bút, cách ngồi viết chưa đúng dẫn đến viết xấu, viết chưa tốt…. Học sinh chưa nắm được quy rình viết chữ, đôi khi còn viết ngược…. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Đối với giáo viên Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Giọng đọc phải rõ ràng, chuẩn theo tiếng phổ thông. Phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh (vật thật), phục vụ cho tiết dạy và phần bài tập…) sao cho một tiết dạy chính tả không còn nhàm chán, nặng nề đối với các em. Uốn nắn cách phát âm của học sinh, các em thường có thói quen nói sao viết vậy, đặc biệt là các em ở miền Nam. Ví dụ: khỏe khoắn viết là phẻ phắn, cây tre viết là cây che, gồ ghề viết là gồ gề…. Đây là một phân môn mới mẻ đối với học sinh đầu cấp nên đòi hỏi giáo viên phải biết đưa ra những biện pháp khéo léo và phù hợp với học sinh và làm sao cho tiết dạy không mất thời gian, giúp các em có hứng thú học tập ở phân môn này. Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Mỗi tổ xếp xen kẽ các em tiếp thu nhạy bén, đọc viết nhanh xen kẽ các em đọc còn chậm, chữ viết chưa đẹp, chưa theo kịp các bạn, nhằm thực hiện phương châm “Học thầy không tày học bạn” . 2
- Với cách sắp xếp các em có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ giữa các học sinh giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh nghiệm về cách học của chính mình. 2/ Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả. Bước sang tuần học thứ 10 tôi đã nắm bắt được khả năng nghe, nói, đọc, viết của từng học sinh. Đặc biệt tôi đã kiểm tra khả năng viết các chữ cái thông qua bảng con. Kết quả thu được như sau: + Viết đúng, đẹp: 11 em + Viết được thành chữ: 15 em + Còn lại là các em viết sai hoặc nhầm lẫn chữ này sang chữ kia là 9 em. Qua quan sát một thời gian học tôi nhận thấy rằng những học sinh đọc tốt thường viết tốt. Còn lại những học sinh đọc ê a, có khi quên mất mặt chữ thì viết chính tả không đúng, viết xấu, đôi khi còn không biết viết gì khi giáo viên đọc yêu cầu. a) Hướng dẫn học sinh khắc sâu quy tắt chính tả Trước hết giúp học sinh nắm được đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét cơ bản, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số. Muốn hướng dẫn học sinh viết đúng và đẹp trước tiên phải tập cho các em đếm 6 đường kẻ trong vở tập viết, trên bảng con một cách vững chắc. Thông thường theo quy định của mẫu chữ viêt thường như sau: + Chữ cái h, b, g, y, l được viết với chiều cao 2,5 đơn vị (tức 5 ô li tập). + Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị (tức 3 ô li tập) + Chữ cái r,s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị (tức 4 ô li tập) + Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị (tức 4 ô li tập) 3
- + Các chữ cái còn lại: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x ñöôïc vieát vôùi chieàu cao 2 ñôn vò (tức 2 ô li tập) + Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. + Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị. + Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị. Sau đó gợi nhớ quy tắt chính tả cho học sinh: Trong tiếng việt có 14 nguyên âm làm âm chính, trong đó có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô,ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: ia (ya, iê, yê); ua (uô); ưa (ươ). Trong quá trình học viết chính tả thì một số mẹo nhỏ hay một số quy tắc cơ bản trong cách sử dụng Tiếng Việt cũng góp phần hỗ trợ giúp học sinh viết đúng chính tả. Ví dụ: * Phân biệt c/k Viết k: khi đứng trước e, ê, i, iê. (kẽ hở, kì cọ, kiểm tra, kể chuyện) Viết c: khi đứng trước o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â. (cô, cam, cực khổ, cá kho, ….) * Phân biệt ng/ngh, g/ gh Viết g, ng: khi đứng trước o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â. (gà ri, gà gô, nhà ga, ngựa gỗ, ngõ nhỏ…) Viết gh, ngh: khi gh, ngh đứng trước e, ê, i, iê. (nghĩ, nghiêng, ghi, ghề…) Trong tiết dạy khi gặp trường hợp các từ ngữ có viết với g/ gh, ng/ ngh, tôi cần nêu câu hỏi để tìm ra quy tắc bài học giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức. Ví dụ: Khi viết từ nghệ sĩ, tôi hỏi: Tiếng nghệ em sẽ viết với ng hay ngh? Vì sao em biết? ( ngh. Vì ngh chỉ được viêt khi đứng trước e, ê, i, iê ) Khi viết tiếng vỉa cần luôn luôn nhấn mạnh tiếng vỉa bất kì lúc nào cũng viết cùng với dấu hỏi. 4
- Khi viết tiếng xẻ hay sẽ thì chú ý: khi viết từ chim sẻ (hoặc tiếng sẻ có liên quan đến tên loài chim) thì luôn viết sẻ với dấu hỏi, trường hợp còn lại đều viết sẽ với dấu ngã hay từ thợ xẻ nhắc các em tiếng xẻ lúc nào cũng phải viết với dấu hỏi Ngoài ra có thể dạy học sinh mẹo viết đơn giản: huyền ngã nặng, sắc hỏi không. Tức là đa phần trong các từ láy, thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu). Ví dụ: mạnh mẽ, lạnh lẽo, giữ gìn, củng cố, mát mẻ, chữ số, rổ rá, khe đá, …. Ngoài ra các em còn sai về âm đầu s/x; ch/tr; v/ d/ gi; r/ g, …. Sai ở một số âm cuối: c/ t; ( một chút viết là một chúc) Sai ở một số âm chính: ai/ay/ây, ao/au, ưu/ươu, ip/iêp, ăm/âm, …. b) Hướng dẫn viết chính tả. Khi đọc văn bản của bài viết thì giáo viên phải hết sức tập trung quan sát và phát hiện kịp thời hiện tượng học sinh vội vã ghi lại lời giáo viên đọc. Ở học lớp 1 với sự vội vã như vậy sẽ không đạt được kết quả tốt. Chính vì thế tôi không chỉ dạy mà còn phải bao quát lớp học và phải thống nhất tiến trình một bài dạy môn chính tả sao cho phù hợp với học sinh lớp mình. Khi học sinh viết bài xong, giáo viên nên đọc lại một lần để học sinh rà soát lại bài viết của mình, khi đọc cho học sinh soát bài tôi thường đọc từng từ, cụm từ để các em nhớ kĩ. Hướng dẫn học sinh theo dõi bài viết để sửa lỗi. Giáo viên đọc chậm khi đọc từ khó có thể phân tích cách viết cho học sinh sửa lỗi ngay lúc đó. Sau mỗi bài viết là phần bài tập. Tôi thường hết sức chú ý cách hướng dẫn học sinh làm bài tập. Giúp các em nắm vững yên cầu của bài tập; chuẩn bị vật thật, tranh ảnh phù hợp với nội dung bài tập, hệ thống câu hỏi, lời giải thích hoặc hướng dẫn học sinh cách làm mẫu nhẹ nhàng, khéo léo lôi cuốn các em vào các tình huống, nhằm kích thích sự ham muốn giải bài tập của các em; tránh mang lại 5
- cảm giác nặng nề, tâm lý ngại khó trước các yêu cầu rất đa dạng của hệ thống bài tập. Ví dụ: Điền vần ai hay ay ( gà mái; máy ảnh, bàn tay, ….. ) Điền chữ g hay gh ( nha ga, cái ghế, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ, …) Quy trình 1 tiết Chính tả như sau: * Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài và đọc mẫu. Giới thiệu bài – ghi bảng. Đọc mẫu: Đọc một lần (thong thả, rõ ràng và diễn cảm) toàn bài chính tả học sinh sắp viết để gây ấn tượng chung cho học sinh viết đúng chính tả. Học sinh đọc bài viết (1 – 2 em). * Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả. Giáo viên đặt một câu hỏi nhỏ, hướng dẫn học sinh nắm nội dung chính của bài viết. Hướng dẫn học sinh viết đúng các tiếng khó, từ khó trong bài (viết bảng con). * Bước 3: Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn gọn, phát âm chuẩn xác) * Bước 4: Hướng dẫn học sinh chữa bài, đánh giá việc viết chính tả của học sinh. Giáo viên đọc lại bài chính tả (đọc thong thả, rõ ràng) để học sinh sửa lỗi. Đến chỗ nào có tiếng khó, từ khó, giáo viên có thể dừng lại đánh vần cho học sinh sửa ngay. Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới các chữ viết sai, ghi ra phần sửa lỗi. Nhận xét, đánh giá việc viết chính tả của học sinh * Bước 5: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập chính tả trong sách giáo khoa. Sau đó tổng kết và dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau. 6
- c) Phương pháp dạy môn Chính tả Trong giờ chính tả, giáo viên cần sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, hợp lý giúp học sinh có ý thức tự giác học tập giúp các em tiếp thu bài đạt kết quả, đồng thời biểu hiện ở sự tập trung chú ý trong giờ học giúp học sinh tạo ra hứng thú học tập cộng với việc giảng dạy của giáo viên. Bài chép: Giáo viên chép nguyên văn bản mẫu lấy từ những bài tập đọc đã học trước. Giáo viên cho học sinh luyện viết đúng chữ âm tiết ở các vị trí có phụ âm đầu hoặc vần, thanh dễ nhầm lẫn… nếu một số từ ngữ trong bài được coi là “có vấn đề” về mặt chính tả và cũng chính là “ trọng điểm chính tả” mà học sinh cần lưu ý khi viết để phân biệt lỗi chính tả theo từng địa phương nơi mình đang dạy. Ví dụ: Đối với lớp tôi, tập trung luyện đọc – viết phân biệt cặp phụ âm đầu v/d, ch/ch và phụ âm cuối c/t; n/ng, như: luôn luôn viết luông luông; tuốt lúa viết tuốc lúa, xa một chút viết là xa một chúc, cặp da viết là cặp va, giữa trưa viết là giữa chưa, … Để học sinh không còn mắc phải lỗi chính tả, giáo viên cần nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh lớp mình. Đồng thời giáo viên cần tăng cường linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Chính tả nghe – viết: Là kiểu bài rèn luyện kỹ năng viết trên cơ sở thực hiện việc chuyển đổi âm thành văn bản. Về cấu trúc cũng như kiểu bài tập chép nhưng yêu cầu loại bài giáo viên đã đọc. Muốn viết đúng chính tả, phần nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ và câu để viết lại thành một văn bản, văn bản đã chọn trong sách giáo khoa của những bài tập đọc đã học trước đó. Về cách dạy chuẩn xác, đọc phải đúng với chính âm, đọc thong thả, rõ ràng, ngắt 7
- hơi hợp lý. Sau mỗi cụm từ; mỗi câu nên nhắc lại để học sinh dễ theo dõi. Tốc độ học phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh. Trước khi tiến hành một tiết dạy chính tả, giáo viên nên đọc mẫu một lần. Sau đó, giáo viên cho học sinh luyện đọc từ khó, phân tích từ khó và viết bảng con, khi học sinh viết xong bài, giáo viên đọc bài lần 2 để học sinh rà soát bài của mình đến những từ khó giáo viên kết hợp phân tích ghi lên bảng để học sinh sửa vào phần sửa lỗi. Phần bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo nhiều hình thức như: Làm trên bảng lớp, làm vào vở hay phiếu bài tập, trò chơi… III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với quá trình rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả, các mẹo chính tả đã giúp các em viết thành thạo, chính xác một bài văn, bài thơ một cách tự tin hơn. Giờ đây tôi không còn băn khoăn, lo lắng khi bắt đầu một tiết chính tả nữa. Với những biện pháp đã nêu trên tôi đã thực hiện một cách kiên trì và nhẫn nại tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian thực hiện. Kết quả thử nghiệm giữa học kì I và cuối học kỳ II của lớp được ghi dưởi bảng cụ thể như sau: Giữa kỳ I Cuối học kỳ II Kỹ năng Viết sai Viết đúng Viết sai Viết đúng Nhóm phụ âm đầu 10 25 1 34 Nhóm âm ệm 11 24 3 32 Nhóm âm chính 10 25 1 34 Nhóm âm cuối 11 24 4 31 Nhóm dấu thanh 13 23 2 33 Qua bảng thống kê trên cho thấy thực tế biện pháp mà tôi thực hiện đã đạt đạt kết quả đáng kể, các em học tập tiến bộ rõ rệt. Với quyết tâm và phương pháp vừa sửa sai vừa động viên khen thưởng. Giờ đây, tôi rất phấn khởi khi giảng dạy. Tôi thiết nghĩ đạt được kết quả này cũng chính là nhờ sự cố gắng rèn luyện không ngừng của học sinh, và các em đã nhận 8
- thấy tầm quan trọng của phân môn Chính tả. Vì thế mà các em càng chăm học hơn, đó cũng là niềm mong ước của tôi. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra kinh nghiệm như sau: Bản thân giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình, tận tụy, gần gủi học sinh tạo môi trường thân mật trong quá trình giúp đỡ các em rèn luyện ở bất kì môi trường nào và làm động cơ thúc đẩy quá trình học tập thân thiện giữa thầy và trò tránh rào cản khoảng cách vì sợ sệt, tâm lý. Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thâm nhập quy trình tạo các nét, con chữ để hướng dẫn học sinh tỉ mỉ về quy tắc, quy trình, kĩ thuật viết. Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, chuẩn nét, đúng độ cao, kích thước làm mẫu cho học sinh noi gương. Giáo viên dùng hình thức nêu gương em viết chữ đúng. Từ đó học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn của mình. Mặt khác, tạo điều kiện để các em được học bạn. Ngoài ra, thường xuyên nhận xét, tuyên dương sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh thấy sự tiến bộ của mình dù chỉ là một tiến bộ nhỏ, để có động lực tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa. Tìm hiểu nguyên nhân từng đối tượng học sinh về kĩ năng cầm bút, tốc độ viết chữ, cách đưa nét bút, …phân nhóm đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn, sửa đổi hoặc gặp trực tiếp với phụ huynh để trao đổi giúp đỡ các em rèn luyện ở nhà. Xây dựng phong trào rèn chữ viết xuyên suốt trong năm học và rèn chữ viết trong tất cả các phân môn, Trong từng buổi học, hàng tuần, hàng tháng phải có kiểm tra vở, kiểm tra cách viết, cách trình bày chữ viết trong các loại vở để phân nhóm, khoanh vùng khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh để lần sau không tái phạm và tiến bộ hơn lần trước. 9
- C. KẾT LUẬN Chính tả là một phấn môn trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản đó là nghe – nói – đọc – viết. Đề tài “Giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả” nhằm giúp học sinh đi đôi với làm quen với âm vần, tập đọc và đọc trôi trải văn bản thì các em phải tập viết đúng đi đến luyện viết đẹp. Với đề tài này tôi hi vọng rằng sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng viết của mình. Từ đó các em đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt. Trong phạm vi đề tài bằng kinh nghiệm cá nhân nhiều năm dạy lớp 1 tôi đưa ra một số vấn đề nhằm giúp các em viết đúng chính tả góp phần học tốt môn Tiếng Việt. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài thêm hoàn chỉnh và chất lượng hơn. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Phong Thạnh Đông, ngày 19 tháng 5 năm 2020 XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, NGƯỜI VIẾT GIẢI PHÁP TRƯỜNG Nguyễn Ngọc Nhâm XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 433 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 132 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn